Trung tâm phát triển nông thôN


Quản lý đất đai - giao thông thủy lợi



tải về 2.87 Mb.
trang2/23
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích2.87 Mb.
#21779
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23

Quản lý đất đai - giao thông thủy lợi

Toàn xã đã nạo vét được 11.000 m3 kênh mương, xây dựng một cống tiêu nước phục vụ cho sản xuất và đắp 7.000 m3 giao thông nội đồng.

Giao thông nông thôn cơ bản đã được bê tông hoá. Đường liên xã, liên thôn đã được rải nhựa tạo thuận lợi cho việc đi lại thông thương với các địa phương khác.

Giải quyết triệt để và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ trong xã.



Giáo dục và Y tế

Trên địa bàn xã có đầy đủ 3 trường: Mầm non, Tiểu học và trường Trung học cơ sở tuy nhiên trang thiết bị dạy, học còn thiếu thốn, thiếu phòng học, phòng chức năng

Xã có 1 trạm y tế nhưng cơ sở vật chất còn kém, chưa có bác sỹ. Là một trong 3 xã của huyện chưa chuẩn về y tế (xã An Sơn, xã Nam Đồng và xã Hồng Phong).

I.4 Tình hình thu ngân sách tại 2 xã lựa chọn nghiên cứu

1. Xã Hợp Tiến

Năm 2004, tổng thu ngân sách của xã Hợp Tiến là 2.091.504.503 đồng đạt 85% so với dự toán năm. Trong đó các khoản thu 100% là 519.659.673 đồng chiếm 24.85% tổng ngân sách. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm là 713.827.830 đồng chiếm 34.13% tổng ngân sách và thu bổ sung ngân sách từ cấp trên là 858.017.000 đồng chiếm 41.02% trong đó bổ sung thiếu hụt ngân sách là 251.000.000 đồng và bổ sung ngân sách có mục tiêu là 607.017.000 đồng.

Năm 2005, tổng thu ngân sách của xã là 1.497.656.353 đồng, đạt 61% so với dự toán ngân sách năm (2.467.920.000 đồng). Các khoản thu 100% là 373.830.703 đồng đạt 78% so với dự toán và chiếm 24.96% tổng ngân sách. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm là 54.314.650 đồng, đạt 10% so với dự toán năm và chiếm 3.63% tổng ngân sách. Trong năm 2005, lượng ngân sách bổ sung từ cấp trên cho xã là 1.069.511.000 đồng chiếm 71.41% ngân sách xã trong đó bổ sung ngân sách thiếu hụt là 360.400.000 đồng và bổ sung ngân sách có mục tiêu là 709.111.000 đồng.

Năm 2006 tổng thu ngân sách xã là 2.082.923.228 đồng đạt 84% so với dự toán năm (2.488.166.000 đồng). Các khoản thu 100% là 411.274.653 đồng chiếm 19.75% tổng ngân sách xã và đạt 91% so với dự toán năm. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm là 639.365.575 đồng, chiếm 30.7% tổng ngân sách và đạt 74% so với dự toán năm. Bổ sung ngân sách từ cấp trên là 1.032.283.000 đồng chiếm 49.56% tổng ngân sách xã. Trong đó bổ sung ngân sách thiếu hụt là 519.880.000 đồng và bổ sung ngân sách có mục tiêu là 512.403.000 đồng.

Qua báo cáo tổng hợp thu ngân sách xã qua các năm thì hiện nay tổng ngân sách thu từ đóng góp của người dân là 942.362.094 đồng chiếm 45.06% ngân sách năm 2004 (đạt 74.07% so với dự toán); 198.546.755 đồng chiếm 13.26% ngân sách năm 2005 (đạt 21.75% so với dự toán) và 989.500.781 đồng chiếm 47.51% ngân sách năm 2006 (đạt 82.44% so với dự toán) bao gồm các khoản như: thu từ quỹ đất công ích và đất công; thu từ đóng góp của dân theo quy định; thu thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế nhà đất; thuế môn bài; thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế trước bạ nhà, đất; thu tiền cấp quyền sử dụng đất; các khoản thu phân chia khác được tỉnh phân cấp …

Nếu theo dự toán năm, tổng số tiền các hộ dân phải đóng góp trong 3 năm trở lại đây chiếm từ 41.11% đến 58.91%.



Các khoản đóng góp của dân theo quy định tại xã gởi về địa phương bao gồm:

Khoản đóng góp

ĐVT

Xã Hợp Tiến

Nghĩa vụ (nam từ 18 - 45 tuổi; nữ từ 18 -35 tuổi)

đồng/người/năm

50000

Quỹ xã hội

đồng/lao động/năm

9000

Quỹ kinh tế mới

đồng/lao động/năm

3000

Quỹ phòng chống lụt bão

đồng/lao động/năm

3000

Quỹ an ninh Quốc phòng

đồng/lao động/năm

3000

Quỹ thú y

hộ chăn nuôi/năm

2.000

Quỹ y tế dân lập

đồng/lao động/năm

3.000

Vệ sinh môi trường

đồng/khẩu

1.500

Thuỷ lợi phí

Vụ mùa


Vụ Chiêm

Vụ Đông


đồng /sào

8100


7950

3420


Đây là các khoản đóng góp theo quy định của nhà nước, ngoài ra tuỳ từng địa phương, thời điểm mà địa phương có thể thu thêm để phục vụ cho sản xuất trên cơ sở bàn bạc và thống nhất với dân.

Hiện trên địa bà xã cũng xẩy ra các trường hợp nông dân không đóng đúng thời hạn do quy định, đối với các hộ có điều kiện xã sẽ dùng biện pháp thủ tục hành chính như không đóng dấu… còn đối với các hộ nghèo thực sự khó khăn xã sẽ có biện pháp miễn giãm trên cơ sở xét đơn đề nghị và họp lấy ý kiến của dân.



2. Xã An Sơn

Năm 2004, tổng thu ngân sách của xã An Sơn là 703.330.036 đồng đạt 89% so với dự toán năm. Trong đó các khoản thu 100% là 261.785.956 đồng chiếm 37.22% tổng ngân sách. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm là 20.266.080 đồng chiếm 2.88% tổng ngân sách và thu bổ sung ngân sách từ cấp trên là 421.278.000 đồng chiếm 59.89% trong đó bổ sung thiếu hụt ngân sách là 330.000.000 đồng và bổ sung ngân sách có mục tiêu là 91.278.000 đồng.

Năm 2005, tổng thu ngân sách của xã là 1.543.075.566 đồng, đạt 81% so với dự toán ngân sách năm (1.915.205.000 đồng). Các khoản thu 100% là 429.837.636 đồng đạt 160% so với dự toán và chiếm 27.86 % tổng ngân sách. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm là 163.573.930 đồng, đạt 22 % so với dự toán năm và chiếm 10.6 % tổng ngân sách. Trong năm 2005, lượng ngân sách bổ sung từ cấp trên cho xã là 949.664.000 đồng chiếm 61.54% ngân sách xã trong đó bổ sung ngân sách thiếu hụt là 392.650.000 đồng và bổ sung ngân sách có mục tiêu là 557.014.000 đồng.

Năm 2006 tổng thu ngân sách xã là 1.229.945.172 đồng đạt 79% so với dự toán năm (1.558.754.000 đồng). Các khoản thu 100% là 253.587.454 đồng chiếm 20.62 % tổng ngân sách xã và đạt 99% so với dự toán năm. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm là 164.563.718 đồng, chiếm 13.38% tổng ngân sách và đạt 34% so với dự toán năm. Bổ sung ngân sách từ cấp trên là 811.794.000 đồng chiếm 66 % tổng ngân sách xã. Trong đó bổ sung ngân sách thiếu hụt là 617.280.000 đồng và bổ sung ngân sách có mục tiêu là 194.514.000 đồng.

Qua báo cáo tổng hợp thu ngân sách xã qua các năm thì hiện nay tổng ngân sách thu từ đóng góp của người dân là 100.236.084 đồng chiếm 14.25% ngân sách năm 2004 (đạt 98.35% so với dự toán); 240.900.508 đồng chiếm 15.59% ngân sách năm 2005 (đạt 46.94% so với dự toán) và 437.205.649 đồng chiếm 35.55% ngân sách năm 2006 (đạt 87.99% so với dự toán) bao gồm các khoản như: thuế môn bài hộ nhỏ (từ bậc 4-6); thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản; thu từ đóng góp của dân theo quy định; thu thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế nhà đất; thuế môn bài; thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế trước bạ nhà, đất; thu tiền cấp quyền sử dụng đất; các khoản thu phân chia khác được tỉnh phân cấp, thuế thu nhập doanh nghiệp …

Nếu tính theo dự toán năm, tổng số tiền các hộ dân phải đóng góp trong 3 năm trở lại đây chiếm từ 12.83% đến 31.88% tổng ngân sách xã



Các khoản đóng góp của dân theo quy định xã gửi về thôn bao gồm:

  • Thuế nhà đất: 16.400đ/hộ với diện tích đất ở từ 200 m2 trở lên

  • Quỹ lao động công ích: 50.000 đồng/người/năm (nam từ 18 – 45 tuổi; nữ từ 18 – 35 tuổi) (năm 2007 hết hiệu lực)

  • Quỹ bảo hiểm: 1.2 kg thóc/sào/năm

  • Quỹ tiêm phòng gia súc: 4 kg thóc/hộ chăn nuôi/năm

  • Quỹ xã hội: 6 kg thóc/lao động/năm

  • Quỹ kiến thiết: 6 kg thóc/lao động/năm

  • Quỹ an ninh Quốc phòng và phòng chống lụt bảo: 3 kg thóc/lao động/năm

  • Quỹ y tế : 1.500 đồng/lao động/năm.

Đối với thuỷ lợi phí, nếu tính cả dịch vụ thì một năm mỗi một sào phải nộp vào 43.200 đồng. Những diện tích huyện điều hành thì xã thu và nộp về cho huyện 100% sau đó trả công điều hành cho xã. Còn diện tích do xã trực tiếp điều hành thì xã chỉ trả phần thuỷ lợi phí, còn tiền dịch vụ do xã tự chi phí.

Các thôn chịu trách nhiệm thu cho xã, riêng thuỷ lợi phí do HTX nông nghiệp thu. Nếu thôn muốn thu thêm khoản gì phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt của thôn thì phải trên cơ sở bàn bạc và thống nhất với dân.

Các đoàn thể, hội không thu. Kinh phí hoạt động của các đoàn thể do ngân sách xã phân bổ.

Trong trường hợp các hộ không chịu nộp các khoản theo quy định, đối với các hộ khá, giầu xã sẽ không giải quyết bất kỳ thủ tục hành chính nào. Còn đối với các hộ nghèo xã vẫn tạo điều kiện để các hộ phát triển kinh tế.

Hiện nay, ngoài các khoản thôn thu nộp lên xã thì các hộ nông dân trong thôn còn nộp thêm một số các khoản sau cho thôn:

Phí diệt chuột: Thôn sẽ chịu trách nhiệm mua thuốc về tiến hành diệt chuột cho tất cả các hộ trong thôn, sau mỗi một vụ (mội vụ tiến hành diệt 1 lần) thôn hạch toán và chia đều cho các hộ dựa trên đầu sào.

Phí nội đồng: Là các chi phí phát sinh trên đồng ruộng hay các công việc cần thiết trong thôn liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp như đắp bờ, sữa chữa hệ thống cung cấp nước, chi phí thăm đồng….khoản này sau mỗi vụ cũng được lãnh đạo thôn họp thống nhất và chia đều cho các hộ trong thôn dựa trên đầu sào.

Chi phí vệ sinh: Tổng kết vệ sinh mỗi năm 1 lần. Định mức 4.000đồng/hộ.



I.5 Tình hình thu chi và các khoản đóng góp các hộ điều trên địa bàn thôn La Đôi - Hợp Tiến và Thôn Cõi - An Sơn huyện Nam Sách Hải Dương

1 Đặc điểm chung của các thôn

Thôn La Đôi có tổng số 635 hộ với tổng số 2450 nhân khẩu. Trong đó số hộ nghèo là 63 hộ, chiếm 9.92%. Số hộ giầu là 130 hộ, chiếm 20.47% tổng số hộ trong thôn.

Các hộ giầu chủ yếu là trong gia đình có người đi lao động nước ngoài, gần như không còn sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra còn tập trung chủ yếu ở một số thành phần như chăn nuôi lợn, buôn bán thức ăn chăn nuôi, làm dịch vụ nông nghiệp, kinh doanh và buôn bán nông sản.

Các hộ nghèo chủ yếu là các hộ sản xuất nông nghiệp thuần tuý 2 vụ lúa/năm, không có đất sản xuất, không có nghề phụ trong khi phải chi phí trang trải nhiều khoản….

Thôn Cõi có tổng cộng 476 hộ trong đó số hộ giầu là 47 hộ, chiếm 9.87% tổng số hộ trong thôn. Đây là những hộ chủ yếu phát triển mạnh về chuyển đổi sang phát triển trang trại chăn nuôi, thả cá. Ngoài ra phần còn lại tập trung chủ yếu vào buôn bán, dịch vụ…

Số hộ nghèo là 84 hộ, chiếm 17,65% các hộ chủ yếu tập trung vào các đối tượng già cả, neo người không có sức lao động. Sản xuất nông nghiệp thuần tuý, không có đất mở rộng sản xuất và chuyển đổi cây trồng…



2. Tình hình thu chi của các hộ điều tra

2.1 Tình hình thu nhập của các hộ điều tra

Nhóm hộ khá: Là những hộ chăn nuôi lớn, buôn bán gia súc và thức ăn gia súc gia cầm....

Nhóm hộ nghèo: Là những hộ ít lao động, thu nhập chính là từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi nhỏ lẻ chủ yếu là tận dụng

Bảng 1. Tình hình thu nhập của các nhóm hộ điều tra (ĐVT: trđ/hộ/năm)



Các khoản thu nhập

Nhóm hộ khá

Nhóm hộ nghèo

Trồng trọt

4.997

7.194

Chăn nuôi

51.968

1.471

Phi Nông nghiệp

88.518

3.057

Tổng

145.483

11.722

Nguồn: Tổng hợp điều tra RUDEC- 2007
Bảng 2. Cơ cấu thu nhập của nhóm hộ điều điều tra


2.2 Chi phí sinh hoạt, đời sống, xã hội của các hộ điều tra
Biểu: Các khoản chi phí sinh hoạt, đời sống xã hội trong năm của nhóm hộ điều tra

Chi phí sinh hoạt, đời sống xã hội trong năm

Nhóm hộ khá

Nhóm hộ nghèo

Lương thực, thực phẩm

5.52

4.31

Y tế

0.24

0.28

Giáo dục

3.72

0.5

Hiếu hỷ, quan hệ xã hội

3.82

2.01

Chi phí hàng ngày khác

4.15

0.55

Tổng chi phí

17.45

7.65

Nguồn: Tổng hợp điều tra RUDEC- 2007

Biểu : Cơ cấu các khoản chi phí sinh hoạt, đời sống xã hội trong năm của nhóm hộ điều tra



Nguồn: Tổng hợp điều tra RUDEC- 2007



2.3 Chi nộp các khoản theo quy định

Biểu: Các khoản nộp định kỳ trong năm của các nhóm hộ điều tra



 Các khoản đóng góp

 


Nhóm hộ khá

Nhóm hộ nghèo

Số lượng

(tr.đồng)

Cơ cấu (%)

Số lượng

(tr.đồng)

Cơ cấu (%)

Thuế đất

0.0102

2.31

0.0087

1.81

Nghĩa vụ lao động

0.07

15.84

0.0714

14.84

Quốc phòng

0.0096

2.17

0.012

2.49

Quỹ kiến thiết

0.01

2.26

0.0178

3.70

Kiên cố hoá kênh mương

0.0684

15.48

0.0545

11.33

Xã hội

0.0244

5.52

0.0281

5.84

Kinh tế mói

0.0072

1.63

0.0077

1.60

Thiên tai, bão lụt

0.0048

1.09

0.0034

0.71

Bảo hiểm

0.0068

1.54

0.0067

1.39

Y tế

0.0076

1.72

0.0021

0.44

Thú y

0.0028

0.63

0.067

13.93

Vệ sinh môi trường

0.0056

1.27

0.0021

0.44

Thuỷ lợi phí

0.1996

45.16

0.006

1.25

Chi nội đồng

0.0076

1.72

0.1759

36.56

Diệt chuột

0.0074

1.67

0.0177

3.68

Tổng các khoản phải nộp

0.442

100

0.4811

100

Nguồn: Tổng hợp điều tra RUDEC- 2007

2.4 Hạch toán thu chi các hộ sau khi trừ chi phí và đóng nộp các khoản theo quy định

Biểu: Tổng thu và chi của các nhóm hộ điều tra (ĐVT: tr.đồng/năm)



 Diễn giải

Nhóm hộ khá

Nhóm hộ nghèo

Tổng thu

145.48

11.72

Tổng chi phí sinh hoạt

17.45

7.66

Tổng các khoản đóng góp

0.44

0.426

Tích luỹ + chi khác

127.6

3.64

Nguồn: Tổng hợp điều tra RUDEC- 2007

Biểu: Cơ cấu các khoản thu chi của các nhóm hộ điều tra



Nguồn: Tổng hợp điều tra RUDEC- 2007


I.6. Ý kiến đề xuất về các khoản đóng góp của dân

1 Ý kiến đề xuất chính sách của xã về các khoản đóng góp của dân:

Xã Hợp Tiến

Thứ nhất, đối với khoản thuỷ lợi phí hiện nay như dân phải đóng góp như vậy là quá cao, chưa kể về địa phương còn thu thêm để phục vụ cho bơm điện, công nông giang, nạo vét kênh mương… do đó nhà nước nên tìm nguồn để hỗ trợ giãm bớt cho dân. Có thể là từ công nghiệp, dịch vụ …

Thứ hai, Quỹ kinh tế mới cũng nên bỏ vì bây giờ không còn ai đi nữa, mà có đi cũng hoàn toàn do tự nguyện…

Thứ ba, nhà nước nên co chính sách trợ giá vật tư nông nghiệp cho dân. Hiện tại một sào lúa tính ra chẳng được bao nhiêu trong khi giá vật tư nông nghiệp càng ngày càng cao.

Đối với các hộ vay vốn ngân hàng để phát triển trồng trọt, chăn nuôi, trong trường hợp bị dịch bệnh, thiên tai thì nên xoá nợ cho dân.

Đối với địa phương, hiện nay nguồn thu của xã chủ yếu từ quỹ đất công 5% và tiền bán bán đất. Đối với quỹ đất công 5%, đợt tới xã có kế hoạch sẽ hạ xuống còn 16.000 đồng/sào/vụ (năm 2006 là 30.000đồng/sào/vụ). Còn đối với tiền bán đất, năm 2006 xã bán được 500.000.000đồng, dự kiến năm 2007 sẽ bán được 500.000.000 đồng nữa tuy nhiên phải nộp cho tỉnh mất 30%, nộp cho huyện 20%, xã chỉ còn giữ lại có 50% để đầu tư trở lại cơ sở hạ tầng nhưng cũng chẳng còn được bao nhiêu vì phải chi vào tiền đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp…Do đó nên chăng tỉnh và huyện nên trích lại ít thôi.



Xã An Sơn

Hiện nay nguồn thu của xã chỉ dựa vào tiền bán đất, quỹ đất công 5% và tiền trợ cấp của nhà nước.

Đối với tiền bán đất, vì An Sơn là xã nghèo, lại không thuận lợi trong việc phát triển dịch vụ thương mại nên giá đất trên địa bàn tương đối rẻ (40 triệu đồng/xuất). Trong khi tiền bán đất xã chỉ được giữ lại 50% còn lại phải nộp cho tỉnh, huyện nên cũng chẳng được là bao, chưa tính đến tiền đền bù, san lấp…Do đó xin kiến nghị là đối với các xã nghèo thì không thu 50% tiền bán đất nữa.

Thuê đất công điền 5% đang có xu hướng giảm vì đây là phần đất canh tác có năng xuất kém. Kế hoạch trong giai đoạn tới xã sẽ giảm xuống 40.000đồng/sào. (2006 vẫn thu 60.000đồng/sào).

Đối với thuỷ lợi phí, nhà nước nên giảm bớt phần lệ phí theo quy định. Còn phần dịch vụ thì đương nhiên bà con vẫn phải thanh toán, tuỳ từng nơi, điều kiện mà có nơi thấp nơi cao, cái chính là tính làm sao cho hợp lý để dân không phải đóng góp nhiều. Hoặc có thể mình vẫn thu nhưng nên quay lại hỗ trợ xây dựng kênh mương cho bà con. Hiện tại thuỷ lợi phí dân vẫn đóng trong khi kiên cố hoá kênh mương dân lại vẫn phải bỏ tiền ra để xây.

Đề xuất chính sách phát triển nông thôn

Về y tế giáo dục: Nên có chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn. Đào tạo, trợ cấp và tạo điều kiện để cán bộ về thôn làm việc đặc biệt là cán bộ y tế. Nên xây dựng chế độ cụ thể hỗ trợ để cán bộ có trình độ cao về nông thôn làm việc

Các công trình giao thông nông thôn như đường xá, nhà văn hoá… hiện lại người dân vẫn phải bỏ tiền ra rất nhiều (đường nông thôn từ 2.5m trở lên được hỗ trợ 20%, nhà văn hoá tỉnh hỗ trợ 50 triệu, xã 15 triệu). Nên có chính sách hỗ trợ để giãm gánh nặng cho dân.

2. Ý kiến đánh giá của các hộ đối với các khoản thu theo quy định hiện nay


  • Chính quyền nên giảm mức thu thuỷ lợi phí xuống. với mức như hiện tại bây giờ người dân đang phải chịu là quá cao trong khi người dân vẫn phải đóng lệ phí xây dựng kênh mương hàng năm.

  • Nên bỏ quỹ kinh tế mới vì bây giờ là không cần thiết nữa

  • Đối với vấn đề xây nhà văn hoá thôn, không biết sẽ mang lại lợi ích gì hay không chứ hiện tại xâylên bắt bà con đóng tiền như thế này là nhiều qua.

  • Một số khoản người dân còn băn khoăn đó là : Quỹ thú y, có hộ không nuôi gia súc nhưng vẫn phải đóng.

  • Người dân không biết nội dung các quỹ và các quỹ này dùng vào việc gì trong xã cũng như thôn..

  • Nhiều hộ nghèo và người cao tuổi , tàn tật chưa được sự hỗ trợ của các cấp lãnh đạo địa phương., mong muốn địa phương có chính sách giảm hay miễn với các hộ như thế này.

  • Các khoản đóng góp chưa gắn với quyền lợi và trách nhiệm của người dân.

  • Nhiều hộ còn phàn nàn về kênh mương máng ít nạo vét, đôi khi còn chưa cung cấp đủ nước cho bà con, dẫn đến các hộ muốn giảm thuỷ lợi phí.

  • Các hộ cho rằng với những lao động đi làm ăn xa mà chưa tách khẩu thì nhà nước nên giảm quỹ lao động công ích với những hộ nghèo hoặc neo đơn.

  • Với những hộ còn nợ đọng thì chính quyền xã không giải quyết hành chính cụ thể là không cho xin dấu khi hộ có việc cần xin dấu, việc này làm cho các hộ gặp khó khăn khi làm thủ tục hành chính.

  • Các khoản về ruộng cấy lúa còn nhiều hộ bức xúc, cụ thể : Các hộ đều phải đóng các quỹ như nhau, trong khi đó chân ruộng (đẹp, xấu) thì khác nhau. Có hộ có chân ruộng xấu vẫn đóng các khoản như hộ khác có chân ruộng đẹp .


Каталог: images -> 2007
2007 -> Hồ sơ ngành hàng rau quả
2007 -> Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> QuyếT ĐỊnh số 46/2007/QĐ-bnn, ngày 28 tháng 5 năm 2007 Ban hành Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p x¸c ®Þnh hµm l­îng vitamin c (axit ascobic) tcvn 4715 89
2007 -> Tiªu chuÈn ViÖt nam §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p thö tcvn 4712-89
2007 -> Iso 9000: 2000 Thuật ngữ và định nghĩa hệ thống quản lý chất lượng Thuật ngữ liên quan đến chất lượng
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp

tải về 2.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương