Trung tâm phát triển nông thôN


Về tình hình thu chi ngân sách xã (Bảng 1)



tải về 2.87 Mb.
trang18/23
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích2.87 Mb.
#21779
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   23


Về tình hình thu chi ngân sách xã (Bảng 1): trong 3 năm qua tổng thu và chi ngân sách của xã Trường Sơn cao gấp bình quân cao gấp 5 lần so với xã Đức Châu. Trường Sơn là xã có thu chi ngân sách cao trong huyện Đức Thọ, trong khi đó Đức Châu là một trong 3 xã có thu chi ngân sách thấp nhất huyện. Năm 2006 xã Trường Sơn chỉ phải thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 37% ngân sách xã, trong khi đó xã Đức Châu phải cần đến gần 80% thu bổ sung từ ngân sách cấp trên. Tuy nhiên, mặc dù thu ngân sách cao nhưng trong tổng thu ngân sách của xã Trường Sơn thì thu từ các khoản đóng góp từ dân theo quy định chiếm trên dưới 50%, ngược lại tổng tiền thu từ dân theo quy định của xã Đức Châu chỉ chiếm 9,37% ngân sách xã.


VII.2 Xã Trường Sơn và tình hình thu chi ngân sách xã

1. Khái quát chung về xã Trường Sơn3

Trường Sơn là một xã ngoài đê của huyện Đức Thọ, có tổng diện tích đất tự nhiên là 813,02 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 496,76 ha, chiếm 61% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích trồng cây hàng năm là 330,93 ha, chiếm 66,6% diện tích đất nông nghiệp.

Tổng dân số xã Trường Sơn là 9.253 người. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 30%, trong đó hiện đang sản xuất nông nghiệp là 1.511 người (chiếm 56,44% số lao động), số lao động tiểu thủ công nghiệp là 1.078 người (chiếm 40% số lao động), còn lại là lao động kiêm giữa nông nghiệp với tiểu thủ công nghiệp hoặc lao động làm các ngành nghề dịch vụ thương mại. Như vậy có thể thấy Trường Sơn là xã có lực lượng lao động trong ngành tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ lệ rất cao.

Toàn xã có 15 thôn, xóm, trong đó có 2 thôn có đồng bào theo Thiên chúa giáo. Toàn bộ các thôn đều có cổng làng được xây dựng bề thế, có 13/15 thôn đã xây dựng được nhà hội quán.

Năm 2006, tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã Trường Sơn đạt 13,5%, thu nhập bình quân đầu người đạt 7,5 triệu đồng, sản lượng lương thực bình quân đầu người đạt gần 60 kg thóc/người/năm, năng suất lúa bình quân 64 tạ/ha, tổng đàn lợn 2.600 con, tổng đàn trâu bò 1.430 con, tổng đàn gia cầm trên 12.000 con, tổng doanh thu từ tiểu thủ công nghiệp đạt 17 tỷ đồng, tổng thu ngân sách đạt 2.879.123.000 đồng. Mức đầu tư sản xuất nông nghiệp của xã có xu hướng tăng lên, đặc biệt cho cây màu. Diện tích cây màu năm 2004 là 50 ha, năm 2005: 70 ha, năm 2006: 80 ha. Trồng chủ yếu là các loại cây ngô, lạc, đậu và rau các loại. Đầu tư thâm canh cho lúa tăng lên đẩy năng suất lúa từ 2,6 tạ năm 2005 lên 3,2 tạ vụ đông xuân năm 2006. Các giống lúa chủ yếu là lúa cao sản, lúa lai, lúa hương thơm số 1 có giá trị kinh tế cao.

Nhìn chung Trường Sơn là xã đa ngành, đa nghề, bên cạnh sản xuất nông nghiệp và dịch vụ thì ngành tiểu thủ công nghiệp phát triển hết sức đa dạng với nhiều ngành nghề khác nhau. Là xã ven đê, có dòng sông La chảy qua, tiếp giáp với khu vực đồi núi, Trường Sơn là xã giàu tiềm năng về đất đai và tài nguyên, vừa có đồi núi vừa có đồng bằng.

Hệ thống giao thông, thủy lợi của xã Trường Sơn do đó cũng trở nên thuận lợi, đường bộ có quốc lộ 15A chạy qua, đường sông có dòng sông La chảy qua, hơn nữa lại tiếp giáp với thị trấn Đức Thọ nên có nhiều thuận lợi trong việc thu mua, buôn bán các sản phẩm nông sản và tiểu thủ công nghiệp.

Trường Sơn cũng là xã nổi bật trong tỉnh Hà Tĩnh về công tác Đảng và chính quyền. Sau 20 năm đổi mới, Trường Sơn đã một lần được nhận danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang (1998) và một lần được nhận danh hiệu anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới (2000). Đảng bộ xã hơn 10 năm qua luôn là đơn vị tiêu biểu về trong sạch, vững mạnh. Chính quyền xã là đơn vị được cả UBND huyện và tỉnh trao tặng cờ đơn vị dẫn đầu trong thi đua.

Tuy nhiên, Trường Sơn cũng là xã gặp nhiều khó khăn như: nằm ngoài đê của huyện nên hàng năm luôn phải lo lắng và đối mặt với thiên tai, lũ lụt. Trận lụt lớn năm 2002 là một minh chứng điển hình đã tàn phá nặng nề tài sản, cơ sở sản xuất, cơ sở hạ tầng của xã. Những khó khăn này đã khiến cho một bộ phận lớn lao động rời khỏi địa phương đi làm ăn ổn định ở nơi khác. Những người ở lại thường có tâm lý không dám đầu tư phát triển sản xuất kinh tế hàng hóa do sợ lụt bão hủy hoại. Đầu tư sản xuất tiểu thủ công nghiệp cũng giảm dần đối với các ngành đem lại giá trị kinh tế cao.

Một khó khăn nữa trong sản xuất nông nghiệp của Trường Sơn là vấn đề giá cả các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất như phân bón, vật tư, thức ăn chăn nuôi… rất cao trong khi đó giá cả tiêu thụ các sản phẩm nông sản lại rất thấp. Điều này làm giảm thu nhập của hộ nông dân, cản trở sự phát triển kinh tế xã hội nói chung của xã qua nhiều năm.


2. Đặc điểm hộ nông thôn xã Trường Sơn

Xã Trường Sơn có tổng cộng 2.040 hộ nông thôn, trong đó có tới 42,64% số hộ làm nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp, gần 50% số hộ sản xuất nông nghiệp. Còn lại là các hộ kiêm sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp hoặc các hộ làm dịch vụ.

Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới của xã Trường Sơn năm 2006 còn 13% (năm 2005 là 14,3%, năm 2004 là 15%). Toàn bộ các hộ nghèo là các hộ sản xuất nông nghiệp như trồng lúa, rau màu, chăn nuôi lợn, bò, gia cầm. Các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp nhìn chung có mức thu nhập cao hơn, không có hộ nghèo trong số các hộ này. Ngành nghề chính của các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp là nghề mộc, đóng thuyền, cào hến ven sông, đốt vôi, nung gạch, …
3. Tình hình thu - chi ngân sách xã Trường Sơn

Năm 2004, ngân sách xã Trường Sơn đạt tổng thu là 2.378.121.100 đồng, tổng chi là 1.761.445.100 đồng. Như vậy còn dư ngân sách là 616.676.000, trừ đi 186.000.000 chưa tính vào tổng chi ngân sách năm 2004 thì kết dư sang năm 2005 còn dư 430.676.000.

Năm 2005 và 2006 tổng thu và tổng chi ngân sách xã được cân đối lần lượt bằng 2.124.153.000 và 2.879.123.400.

Thu ngân sách xã Trường Sơn chia làm 3 khoản:



  • Khoản thu ngân sách mà xã được hưởng 100%.

  • Khoản thu ngân sách do điều tiết (của nhà nước, tỉnh, huyện) về cho xã theo tỷ lệ.

  • Khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên.

Trong 3 khoản thu ngân sách ở trên thì thu lớn nhất là từ khoản thu ngân sách mà xã được hưởng 100%. Khoản thu này chiếm 46,73% ngân sách xã năm 2004, 68,68% năm 2005, 56,24% năm 2006. Đáng lưu ý là nguồn thu này chủ yếu từ đóng góp của dân, còn các nguồn khác mà xã được hưởng 100% như phí, lệ phí, hoa lợi đất công sản, đóng góp tự nguyện, thu từ hoạt động kinh tế và sự nghiệp là không đáng kể. Các khoản đóng góp của dân ở đây là các khoản phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng như xây đường, trường học (không phải các khoản góp quỹ hội, đoàn thể, các quỹ theo quy định nhà nước hay các khoản thuế, phí).

Tính trên tổng giá trị các khoản thu mà ngân sách xã được hưởng 100% thì thu từ đóng góp của dân chiếm 89% năm 2004, 65% năm 2005 và 90,5% năm 2006.

Tính trên tổng thu ngân sách xã thì các khoản đóng góp của dân chiếm 41,56% năm 2004, 44,52% năm 2005, 50,9% năm 2006.

Cũng trong khoản thu xã được hưởng 100% thì giá trị thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản giảm dần qua các năm. Năm 2004 khoản này đem lại cho xã hơn 44 triệu đồng, năm 2005 chỉ còn trên 21 triệu đồng và năm 2006 chỉ còn hơn 6 triệu đồng. Trước kia đây là nguồn thu có giá trị cao cho ngân sách xã, thậm chí xã còn thiếu đất để cấp theo nhu cầu của dân. Nhưng những năm gần đây người dân dần dần bỏ ruộng đi làm ăn xa hoặc chuyển sang làm các nghề khác dẫn đến đất đai dư thừa làm cho nguồn thu từ đất công ích và hoa lợi công sản giảm hẳn.

Đối với khoản thu ngân sách xã từ điều tiết theo quy định của nhà nước thì 2 năm gần đây đây là nguồn thu không đáng kể đối với ngân sách xã. Năm 2004 nguồn thu này chiếm tới 29,2% tổng thu ngân sách xã chủ yếu do thu được từ tiền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (26,03% tổng thu ngân sách xã). Đến năm 2005 và 2006 nguồn thu điều tiết giảm xuống còn 3,8% và 6%.

Nguồn thu thứ 3 cho ngân sách xã là thu bổ sung từ ngân sách cấp trên. Nguồn thu này tăng dần trong 3 năm qua và chiếm tỷ trọng đáng kể trong ngân sách xã (lần lượt trong 3 năm là 24,07%; 27,53%; 37,75%).

Trong các khoản chi từ ngân sách của xã thì khoản chi lớn nhất là từ chi đầu tư xây dựng cơ bản. Khoản chi này chiếm gần 50% ngân sách xã trong 3 năm gần đây. Cụ thể năm 2004 chiếm 45,25% tổng chi ngân sách xã, năm 2005 và 2006 lần lượt là 46,96% và 44,04%.

Trong các khoản chi thường xuyên thì chi quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể chiếm tỷ trọng cao hơn cả (qua 3 năm lần lượt chiếm tỷ trọng trong tổng chi ngân sách xã là: 22,82%; 25,54%; 21,2%). Trong khoản chi này thì chi lương chiếm khoảng 60%, còn lại là các khoản chi về hội họp, sơ kết, tổng kết, văn phòng phẩm, tiếp khách…



Nhìn chung trong 3 năm qua các khoản thu ngân sách của Trường Sơn chưa đáp ứng được nhu cầu chi vì nguồn thu chưa ổn định, đặc biệt là thu từ sản phẩm nông nghiệp hết sức khó khăn do người dân không muốn nhận đất sản xuất nông nghiệp. Đối với bộ phận sản xuất tiểu thủ công nghiệp là những đối tượng đem lại nguồn thu ngoài quốc doanh cho ngân sách xã, do lao động ngày càng xa rời địa phương nên mức độ sản xuất tiểu thủ công nghiệp còn hạn chế dẫn đến tỷ lệ thu cho ngân sách không cao. Có thể nói ngân sách xã Trường Sơn mới chỉ đủ trang trải, chưa có tích lũy.

SỐ TT

NỘI DUNG

Thu ngân sách xã

2004

2005

2006

Số tiền

% tổng thu

Số tiền

% tổng thu

Số tiền

% tổng thu

 

TỔNG THU NGÂN SÁCH XÃ

2.378.121.100

100,00

2.124.153.000

100,00

2.879.123.400

100,00

A

Thu ngân sách xã đã qua kho bạc

2.378.121.100

100,00

2.124.153.000

100,00

2.879.123.400

100,00

I

Các khoản thu ngân sách xã hưởng 100%

1.111.295.000

46,73

1.458.554.000

68,67

1.619.347.500

56,24

1

Phí, lệ phí

40.543.400

1,70

41.821.000

1,97

27.459.600

0,95

2

Đóng góp của nhân dân theo quy định

988.436.000

41,56

945.740.000

44,52

1.465.787.900

50,91

3

Thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản

44.148.000

1,86

21.482.000

1,01

6.265.000

0,22

4

Thu từ hoạt động kinh tế và sự nghiệp

0

0,00

0

0,00

0

0,00

5

Đóng góp tự nguyện

0

0,00

0

0,00

0

0,00

6

Thu kết dư ngân sách năm trước

0

0,00

430.676.000

20,28

0

0,00

7

Thu khác

38.167.600

1,60

18.835.000

0,89

119.837.000

4,16

II

Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ cho xã

694.352.100

29,20

80.735.000

3,80

172.805.900

6,00

1

Thuế sử dụng đất nông nghiệp

4.598.000

0,19

4.178.000

0,20

4.048.000

0,14

2

Thuế chuyển quyền sử dụng đất

1.446.400

0,06

3.352.000

0,16

2.284.000

0,08

3

Thuế nhà đất

14.655.000

0,62

24.005.000

1,13

23.488.000

0,82

4

Thuế môn bài

12.800.000

0,54

15.025.000

0,71

15.800.000

0,55

5

Tiền cấp quyền sử dụng đất

619.090.000

26,03

0

0,00

86.999.000

3,02

6

Thuế tài nguyên

0

0,00

10.000.000

0,47

3.000.000

0,10

7

Lệ phí trước bạ, nhà đất

13.531.700

0,57

1.377.000

0,06

2.794.400

0,10

8

Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa sx trong nước

0

0,00

0

0,00

0

0,00

9

Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % theo quy định của tỉnh

28.231.000

1,19

22.798.000

1,07

34.392.500

1,19

 

Trong đó: + Thuế VAT

9.670.500

0,41

13.720.000

0,65

0

0,00

 

+ Thuế TNDN

18.560.500

0,78

9.078.000

0,43

0

0,00

III

Các khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên

572.474.000

24,07

584.864.000

27,53

1.086.970.000

37,75

1

Thu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên

438.788.000

18,45

414.338.000

19,51

482.481.000

16,76

2

Thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên

133.686.000

5,62

170.526.000

8,03

604.489.000

21,00

IV

Viện trợ không hoàn lại trực tiếp cho xã (nếu có)

0

0,00

0

0,00

0

0,00

B

Tạm thu ngân sách xã (thu ngân sách chưa qua kho bạc)

0

0,00

0

0,00

0

0,00

Каталог: images -> 2007
2007 -> Hồ sơ ngành hàng rau quả
2007 -> Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> QuyếT ĐỊnh số 46/2007/QĐ-bnn, ngày 28 tháng 5 năm 2007 Ban hành Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p x¸c ®Þnh hµm l­îng vitamin c (axit ascobic) tcvn 4715 89
2007 -> Tiªu chuÈn ViÖt nam §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p thö tcvn 4712-89
2007 -> Iso 9000: 2000 Thuật ngữ và định nghĩa hệ thống quản lý chất lượng Thuật ngữ liên quan đến chất lượng
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp

tải về 2.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương