Trung tâm khuyến nông cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 113.93 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích113.93 Kb.
#25037

SỞ NÔNG NGHIỆP &PTNT NGHỆ AN

TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: /HD-KN Nghệ An, ngày tháng năm 2014,

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG THỰC HIỆN

CÔNG TÁC DẠY NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LĐNT
PHẦN I. CÔNG TÁC TUYỂN SINH, ĐÀO TẠO NGHỀ

I.PHẠM VI ÁP DỤNG.

Hướng dẫn này được áp dụng cho các đơn vị triển khai tổ chức dạy nghề lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An thuộc Trung tâm Khuyến nông.



II.Căn cứ thực hiện:

Căn cứ Luật dạy nghề số 76/2006/QH-11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội khóa XI.

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về viêc Phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020;

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 112/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/07/2010 của Liên Bộ tài chính – Bộ Lao động Thương binh Xã hội về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng nguồn kinh phí thực hiện Đề án đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020;

Căn cứ Thông tư 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29/9/2010 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc quy chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề.

Căn cứ Thông tư 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 về việc Hướng dẫn xây dựng chương trình biên soạn giáo trình dạy nghề.

Căn cứ Quyết định 62/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 04/11/2008 của Bộ LĐTBXH về việc ban hành hệ thống biểu mẫu, sổ sách quản lý dạy và học trong đào tạo nghề.

Quyết định số 3846/QĐ-UBND ngày 30/08/2010 của UBND tỉnh Nghệ An về việc Phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.

Căn cứ Quyết định 76/2010/QĐ.UBND ngày 08/10/2010 về việc ban hành danh mục, mức chi đào tạo nghề trình độ sơ cấp nghề dưới 03 tháng cho lao động nông thôn, người nghèo trên địa bàn tỉnh.

Căn cứ Hướng dẫn 280/HD-LĐTBXH ngày 01/03/2013 về việc triển khai công tác dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn theo QĐ 1956/QĐ-TTg.

Căn cứ Hướng dẫn 1281/HD.SNN-KHTC ngày 04/6/2013 về việc Áp dụng Chương trình dạy nghề Nông nghiệp cho Lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg.

III. Tổ chức thực hiện


  1. Công tác tuyển sinh:

Hằng năm căn cứ vào nhu cầu của địa phương, các Trạm Khuyến nông huyện, Thành phố, Thị xã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh thực hiện công tác tuyển sinh.
1.1 Đối tượng tuyển sinh:Căn cứ theo mục II điều 1 Quyết định 1956/QĐ.TTg ngày 27/11/2009 về Phê duyệt đề án” Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

- Đối tượng học nghề là lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có tuổi đời từ 16-60 tuổi đối với nam và từ 16-55 tuổi đối với nữ.

- Có nguyện vọng học nghề để tự tạo việc làm hoặc chuyển đổi việc làm.

- Có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học.

- Chưa được ngân sách Nhà nước hỗ trợ đào tạo nghề từ chương trình đào tạo nghề ngắn hạn cho LĐNT và các chương trình đào tạo khác.

- Lao động nông thôn phải có diện tích đất đai, ruộng vườn sản xuất, nếu là công nhân lâm, nông trường thì đã được giao đất nhận khoán. Những lao động này đang sản xuất nghề hoặc chưa biết nghề, sau khi học có thể áp dụng được nghề.

- Ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi, người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người bị thu hồi đất canh tác.

- Ưu tiên dạy nghề cho lao động nông nghiệp các xã triển khai thí điểm mô hình nông thôn mới theo quyết định số 3875/QĐ.UBND-NN ngày 31/8/2010 của UBND tỉnh phê duyệt thuộc kế hoạch chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 - 2020.

- Mỗi lao động nông thôn chỉ được hỗ trợ học nghề một lần theo chính sách này.Riêng những người được hỗ trợ nghề nhưng không làm nghề đó do nguyên nhân khách quan thì Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết đinh tiếp tục hỗ trợ học nghề để chuyển đổi việc làm theo chính sách này nhưng tối đa không quá 03 lần.

1.2.Phương pháp tuyển sinh.

- Dưới sự lãnh đạo của Trung tâm Khuyến nông Nghệ An, các Trạm KN phối hợp với phòng Nông nghiệp và PTNT , phòng LĐTBXH xây dựng chỉ tiêu kế hoạch dạy nghề nông nghiệp cho Lao động nông thôn phù hợp với quy hoạch phát triển nghề của từng vùng, từng địa phương.

+ Phối hợp với chính quyền địa phương cấp xã tiến hành niêm yết thông báo tuyển sinh và thông qua hệ thống truyền thanh, truyền hinh, báo chí…để phổ biến, tuyên truyền hỗ trợ cho công tác tuyển sinh

+ Hướng dẫn, tư vấn cho lao động nông thôn lựa chọn nghề và phổ biến rõ quyền lợi, trách nhiệm của người tham gia học nghề theo đúng quy định Nhà nước…

+ Tiến hành tuyển sinh.

+ Tổng hợp kết quả tuyển sinh, đăng ký chỉ tiêu kế hoạch dạy nghề nông nghiệp với Trung tâm Khuyến nông Nghệ An

1.3.Thủ tục tuyển sinh:

- Người lao động tham gia học nghề phải nộp đơn xin học nghề (Theo mẫu) có ký xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi học viên đăng ký hộ khẩu thường trú và chữ ký của người học nghè.

-Học viên đăng ký học nghề phải ghi rõ nghề cần học theo danh mục nghề đó được Sở Lao động Thương binh và XH cấp phép (do Trung tâm KN đăng ký)

- Số lượng học viên : Mỗi lớp tuyển sinh từ 25-35 học viên.

- Trên cơ sở đơn xin học nghề của học viên, cơ sở dạy nghề tổng hơp, tiến hành phân lớp và lập danh sách trích ngang học viên theo từng nghề, từng đối tượng. Danh sách phải có ký xác nhận của cơ quan quản lý lao động trên địa bàn (Phòng LĐTBXH huyện, Thành phố, thị xã) và Giám đốc cơ sở dạy nghề.



2.Tiêu chuẩn giáo viên dạy nghề:

Các nội dung cụ thể thực hiện theo Thông tư số 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29/09/2010 về việc quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề. Yêu cầu giáo viên dạy nghề phải đảm bảo các tiêu chí (04 tiêu chí) về:



  • Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống;

  • Năng lực chuyên môn: Bao gồm kiến thức chuyên môn và Kỹ năng nghề;

  • Năng lực sư phạm dạy nghề bao gồm: Trình độ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề, thời giam tham gia giảng dạy; Chuẩn bị và thực hiện hoạt động giảng dạy; Kiểm tra và đánh giá kết quả của người học; Quản lý hồ sơ dạy học; Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy; Xây dựng kế hoạch, thực hiện các hoạt động dạy nghề; Quản lý người học, xây dựng môi trường giáo dục, học tập; Hoạt động xã hội

  • Năng lực phát triển nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học.

Lưu ý: Giáo viên dạy nghề cho lao động nông thôn nếu không có bằng tốt nghiệp các Khoa/Trường sư phạm kỹ thuật (Đúng nghành sư phạm kỹ thuật) thì phải có chứng chỉ sư phạm dạy nghề. Đối với giáo viên dạy nghề không có Chứng chỉ sư phạm dạy nghề hoắc có Chứng chỉ sư phạm bậc 1, Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm khác phải được đào tạo chuẩn hóa trình độ sư phạm theo Chương trình khung CHứng chỉ sư phạm dạy nghề.

3.Chương trình, giáo trình và thời gian:

3.1.Chương trình và nội dung:

Chương trình và nội dung đào tạo từng nghề căn cứ vào chương trình chuẩn của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành (Quyết định số 1549/QĐ-BNN-TCCB ngày 18/10/2011 và Quyết định số 539/QĐ-BNN-TCCB ngày 11/04/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT) để biên soạn xây dựng nội dung chương trình đào tạo phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Đối với những nghề đào tạo nhưng chưa có tài liệu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành thì dựa vào chương trình, nội dung do cơ sở đào tạo là Trung tâm Khuyến nông biên soạn và ban hành (theo Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH).

3.2. Thời gian khóa học:

- Thời gian đào tạo căn cứ vào chương trình được Sở LĐTBXH phê duyệt cho từng nghề. Tuy nhiên cấu trúc thời gian khóa học và cách tính đơn vị thời gian chương trình căn cứ theo Điều 4- Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH.



- Thời gian đào tạo các nghề Nông nghiệp tùy đối tượng cây, con nhưng không được vượt quá 90 ngày/ khóa đào tạo/ nghề.

- Chương trình đào tạo cho các nghề phải đảm bảo thời gian dạy lý thuyết đạt 10 - 30%, thời gian dạy thực hành 70 - 90% của tổng số tiết dạy;

- Thời gian khóa học được tính theo tháng và tuần;

- Một giờ học thực hành hoặc học theo mô đun là 60 phút, được tính bằng một giờ chuẩn;

- Một giờ học lý thuyết là 45 phút, được tính bằng một giờ chuẩn;

- Một ngày học lú thuyết không quá 6 giờ chuẩn;

- Một ngày học theo mooddun hoặc thực hành không quá 8 giờ chuẩn;

- Một tuần học lý thuyết không quá 30 giờ chuẩn;

- Một tuần học theo mô đun hoặc thực hành không quá 40 giờ chuẩn.

- Một tuần thực học tối thiểu là 25 giờ chuẩn.



3.3 Yêu cầu giáo trình:

- Đảm bảo cụ thể hóa chương trình, cung cấp những kiến thức cần thiết đẻ thực hiện được công việc;

- Đảm bảo được tính hệ thống, tính sư phạm và tự kiểm tra, đánh giá trong học tập; đảm bảo sự cân đối và phù hợp giữa kenh chữ và kênh hình;

- Trình bày ngắn gọn, đơn giản, sử dụng từ ngữ phổ biến, nhất quán, dễ hiểu.



4.Triển khai đào tạo nghề:

- Các đơn vị tham gia tổ chức,thực hiện dạy nghề căn cứ vào chương trình từng nghề đã ban hành và điều kiện thực tế của đơn vị để xây dựng kế hoạch đào tạo (phân bổ về thời gian, giáo viên) cho phù hợp.

- Các đơn vị phải gửi kế hoạch đào tạo nghề, kế hoạch giáo viên (từng lớp, từng nghề) về phòng Thông tin đào tạo và huấn luyện thẩm định trước, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông ra quyết định mở lớp mới thực hiện dạy nghề.

4.1.Tổ chức và quản lý lớp học:

- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi công tác tổ chức, quản lý lớp học trong suốt quá trình khóa đào tạo diễn ra. Thực hiện tốt việc quản lý sổ sách ghi chép, quản lý lớp học theo hệ thống biểu mẫu (Quyết định 62/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 04/11/2008).

- Số lượng học viên mỗi lớp phải đảm bảo yêu cầu tối thiểu 25 học viên , tối đa không quá 35 học viên mới đủ điều kiện mở lớp.

- Hồ sơ quản lý lớp phải có ảnh dẫn chứng cho quá trình dạy và học. Bao gồm ảnh: khai giảng, bế giảng, học lý thuyết, học thực hành và các ảnh khác (nếu có).

- Xây dựng quy chế, nội quy học tập cho mỗi lớp học.

- Tổ chức khai giảng, bế giảng theo quy định;

- Đánh giá xếp loại và cấp chứng chỉ cho học viên.

- Sau học nghề phải đảm bảo >70% học viên trở lên có việc làm bằng nghề đó, được thể hiện trên cơ sở xác nhận của chính quyền địa phương sở tại hoặc đơn vị tiếp nhận lao động ( Nhà nước, doanh nghiệp hoặc chủ trang trại…) hoặc có hợp đồng cạm kết bao tiêu sản phẩm của các doanh nghiệp, công ty…

4.2. Bố trí địa điểm:

Để thuận lợi cho người học nên tổ chức lớp tại các xã, trường hợp ở tị xã đó không đủ học viên thì cần tuyển thêm học viên của các xã lân cận, trong trường hợp này cần bố trí địa điểm thuận lợi nhất cho người dân.



  • Địa điểm dạy lý thuyết phải có phòng học đạt các tiêu chuẩn: Rộng rãi, thoáng mát sạch sẽ, đầy đủ ánh sáng, thuận lợi giao thông…phải có đủ trang thiết bị dạy học như : Bảng viết, bàn ghế, loa đài, thiết bị điện và các đồ dùng dạy học khác…

  • Địa điểm hướng dẫn thực hành phải đảm bảo rộng rãi, thoáng mát, phù hợp với nội dung thực hành.Phải có đủ các loại mẫu vật, nguyên vật liệu, trang thiết bị phù hợp với nội dung thực hành.

4.3.Giáo viên:

4.3.1.Xác định số lượng giáo viên:

- Trên cơ sở quy mô đào tạo; tiêu chuẩn số giờ giảng day của GV/năm học; căn cứ vào tỷ lệ học viên/GV để tính ra số GV cần phải có cho toàn bộ và từng nghề;

- Căn cứ vào số lượng và năng lực giáo viên để phân bố đảm bảo phù hợp về thời gian, nội dung, số giờ giảng dạy lý thuyết và thực hành.



Lưu ý: Các đơn vị triển khai dạy nghề cần căn cứ vào hướng dẫn thực hiện Quyết định số 72/2008/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2008 của Sở LĐTB và XH, trong đó quy định về bố trí phòng học, điều kiện giáo viên (số lượng, tỉ lệ giáo viên cơ hữu, thỉnh giảng, số giờ dạy...)..vv.

4.3.2.Trách nhiệm giáo viên:

- Chuẩn bị đầy đủ giáo án lên lớp;

- Chuẩn bị nội dung và kỹ năng hướng dẫn thực hành;

- Đảm bảo thời lượng và thời gian theo quy định;

- Kiểm tra số lượng học viên;

- Kiểm tra, theo dõi và đánh giá kiễn thức học viên.

4.4.Học viên:

- Học viên phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn và thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định mới được tuyển sinh;

- Học viên tham gia học nghề trên tinh thần tự nguyện và cam kết thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định của lớp học nghề đề ra.

4.5.Tài liệu cho học viên:

- Phải đảm bảo cho 100% học viên được câp phát tài liệu học tập miễn phí theo đúng nội dung.

- Tài liệu phát cho học viên phải rõ ràng, từ ngữ ngắn gọn, dễ hiểu, có hình thức đẹp, nội dung đầy đủ, phù hợp.

- Xây dựng tủ sách để tạo điều kiện cho học viên tham khảo và nghiên cứu.


PHẦN 2: HỒ SƠ CÁC LỚP HỌC
- Căn cứ Quyết định số 62/2008/QĐ-LĐTBXH ngày 04/11/2008 của Bộ Lao động thương binh và Xã hội về việc ban hành hệ thống biểu mẫu, sổ sách quản lý dạy và học trong đào tạo nghề;

- Căn cứ Hướng dẫn 280/HD-LĐTBXH ngày 01/03/2013 về việc triển khai công tác dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg



I.Hồ sơ cho 1 lớp học:

1. Giáo viên:

a. Sổ tay giáo viên

b. Sổ giáo án lý thuyết

c. Số giáo án thực hành



2.Quản lý lớp:

2.1 Sổ lên lớp

2.2.Lập hồ sơ học viên

2.3.Kê hoạch đào tạo

2.4.Lập danh sách giáo viên

2.5.Tiến độ đào tạo

2.6.Thời khóa biểu

2.7. Kế hoạch giáo viên



II.Cách ghi chép và lập hồ sơ.

  1. Đối với giáo viên

  1. Sổ tay giáo viên:

Giáo viên dạy lớp nào thì phải có sổ tay của lớp đó.

Trang bìa ghi: Đơn vị quản lý: Sở Nông nghiệp &PTNT nghệ An

Cơ sở dạy nghề: Trung tâm khuyến nông

Mô đun/ Môn học: Ghi môn học, mô đun được phân công dạy lớp : Ghi theo ký hiệu của lớp.



Ví dụ: Chăn nuôi lợn tại Yên Thành – Lớp 1.

Ghi: YT-CNL-01

Khóa: Năm 2011 ghi khóa 1, năm 2012 ghi khóa 2, năm 2013 ghi khóa 3, năm 2014 ghi khóa 4. Năm học: ghi năm dạy 2014.

Trang tiếp theo: Ghi đầy đủ các tháng

Nghề đào tạo: Ghi theo Quyết định

Trình độ đào tạo: Dạy nghề thường xuyên

Trình độ đầu vào: để trống

Quyết định thành lập lớp học: Ghi số Quyết định của Trung tâm v/v mở lớp

Giáo viên chủ nhiệm: Tên chủ nhiệm lớp ghi theo Quyết định mở lớp

Trang kết quả học tập.

Trang ghi số giờ nghỉ: Số giờ nghỉ trong tháng, từ thời điểm khai giảng đến kết thúc khóa học.

Ghi từng tháng 1



  • Một ngày học lý thuyết : 6 giờ

  • Một ngày học thực hành : 8 giờ

  • Tổng số giờ nghỉ: Cho môn học

  • Giáo viên dạy có trách nhiệm cộng tổng số giờ nghỉ trong cả môn học

*Quản lý học sinh cá biệt.

- Ghi rõ họ tên học sinh cá biệt như hướng dẫn tại trang này.

*Đánh giá quá trình giảng dạy:

- Quá trình tổ chức đào tạo

- Quản lý lớp học

- Kết quả học tập học viên

- Kinh ngiệm giảng dạy môn học...

b. Sổ giáo án lý thuyết:

Trang bìa ghi như số tay giáo viên

Trang tiếp: Giáo án số:......đánh số theo thứ tự bài dạy phù hợp với chương trình được duyệt.

Bài soạn phải có trước 02 ngày khi lên lớp có xác nhận của trạm trưởng rồi mới lên lớp dạy

VD: Trong chương trình” Bài phòng bệnh cho gà” ngày lên lớp 30/11.Bài soạn số 33 ngày soạn bài là 28/11.

Từng bài soạn phải ghi đầy đủ các mục trang bị...



C. Sổ giáo án thực hành:

Ghi giống giáo án lý thuyết.



  1. Quản lý lớp.

  2. 2.1.Sổ lên lớp:

  3. Mỗi lớp học có một quyển sổ lên lớp. Sổ này được giao cho giáo viên phụ trách lớp (giáo viên CN) hàng ngày phải mang đến lớp học, xong ngày học đem về Văn phòng trạm để quản lý, ngày học tiếp theo thì mang đến lớp. Sổ lên lớp phải được ghi chép cẩn thận, không được tẩy xóa, sửa chữa trong sổ.

VD.Lớp chăn nuôi gà tại Yên Thành.

Chỉ cần ghi mã lớp: YT-CNG- 01

Trình độ: Dạy nghề thường xuyên

Nghề: Chăn nuôi gà

Khóa: 4

Năm học: 2014, sang năm ghi 2015



(Ghi năm khia giảng lớp học)

2.2.Lập hồ sơ học viên:

Cán bộ phụ trách lớp (Giáo viên chủ nhiệm) phải có sổ quản lý học viên từng lớp, Ghi lý lịch từng học viên theo mẫu.1 tờ gửi về phòng Tổ chức – Hành chính để lập hồ sơ, cấp chứng chỉ cho từng học viên, 1 tờ lưu tại trạm.



2.3.Lập kế hoạch đào tạo:

- Theo mẫu đã gửi, các trạm lập kế hoạch gửi về phòng Thông tin đào tạo – Huận luyện để kiểm tra, sau khi kế hoạch được duyệt, Trung tâm ra quyết định rồi mới mở lớp.

- Lạp danh sách giáo viên: Lập dang sách toàn bộ giáo viên tham gia giảng dạy ghi giống trang bìa.

Trang danh sách giáo viên: Ghi đầy đủ danh sách giáo viên dạy và số giờ dạy theo kế hoạch đã được duyệt.

Giáo viên chủ nhiệm:

Ghi đầy đủ họ tên, đơn vị và thời gian chủ nhiệm

Nếu thay đổi chủ nhiệm phải ghi đầy đủ giáo viên chủ nhiệm trong suốt quá trình học


TT

Giáo viên chủ nhiệm

(Ghi rõ họ tên)



Đơn vị công tác

Thời gian

1

Nguyễn Tài ngôn

Trạm KN Đô Lương

21/10 – 30/11

2

Nguyễn Than Bình

Trạm KN Đô Lương

01/12 – 31/12

Trang thời khóa biểu: ghi theo từng thời kỳ, nếu 01 lớp học thay đổi thời khóa biểu nhiều lần phải ghi đầy đủ tất cả các thời khóa biểu.

Thời khóa biểu gốc là tờ rời có xác nhận của Trạm KN, mẫu như sau:

TRUNG TÂM KN THỜI KHÓA BIỂU Số:

Lớp: Từ ngày.../tháng...../năm đến ngày...../tháng.....năm .




Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

Thứ 7




DN

TG

ND

TG

ND

TG

ND

TG

ND

TG

ND

TG























































































































Ngày tháng năm 201..

Trưởng trạm

(Ký tên, đóng dấu)

Nếu dạy thêm thứ 7 thì phải ghi thêm từ rời và dán vào sổ lên lớp.

Trang: Theo dõi học tập

Trang này dùng để điểm danh hàng ngày, vắng không phép ghi V, có phép ghi P (Kèm theo giấy xin phép) tổng cộng giờ nghỉ ngày lý thuyết 6 giờ/ngày, thực hành 8 giờ /ngày, học 3 tháng phải điểm danh 3 tháng.

Trang bảng tóm tắt: Bảng ghi tóm tắt nội dung ghi cho từng môn học.


  • Mỗi ngày lên lớp phải ghi 1 lần và có chữ ký của giáo viên dạy.

Trang ghi điểm: Bảng ghi điểm (Phần ghi điểm thực hiện Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24/05/2007 của Bộ Lao động thương binh và xã hội , được gửi trên mạng và áp dụng phần đào tạo nghề trình độ sơ cấp)

Cụ thể:


  1. Kiểm tra định kỳ:

Kiểm tra viết trong thời gian 45 phút – 90 phút; Kiểm tra thực hành trong thời gian 1-2 giờ. Điểm kiểm tra định kỳ được nhân hệ số 2.

2.Điểm tổng kết mô đun:

- Kiểm tra kết thúc Mô đun được thực hiện 1 trong 2 hình thức:

+ Hình thức 1: Kiểm tra lý thuyết riêng sau đó kiểm tra thực hành;

+ Hình thức thứ 2: Kiểm tra thực hành 1 bài tập kỹ năng;



  • Điểm kiểm tra mô đun được nhân hệ số 3.

  • Điểm tổng kết mô đun được tính như sau:

2. Đi ĐK + 3.ĐKT



Đ­TKM =

2n + 3
* Trong đó: ĐTKM là điểm tổng kết mô đun, DiDDK điểm kiểm tra định kỳ, ĐKT là điểm kiểm tra hết môn.

Ví dụ: Nghề chăn nuôi gà: Mô đun 7 có 4 lần kiểm tra định kỳ và có các điểm: 5;6;7

7. Kiểm tra hết mô đun 7 điểm

2. ( 5+6+7+7) + 3.7

§TKM =_________________ = 6,455; lÊy trßn 1 ch÷ sè thËp ph©n lµ 6,5

2. 4 + 3

3. Điểm tổng kết khóa học:

- Điểm kiểm tra kết thúc khóa học được nhân hệ số 2.

- Điểm kết thúc khóa học được tính như sau:
§iTKM + 2. §KTKT

§KTKH =

n + 2
VÝ dô: NghÒ ch¨n nu«i gµ cã 7 m« ®un. §iÓm tæng kÕt c¸c m« ®un lÇn l­ît lµ : 5;6; 6; 6; 7; 6, 5; 8; ®iÓm kiÓm tra kÕt thóc kho¸ häc lµ 8;
(5+ 6+ 6+ 6+ 7+ 6, 5+ 8) + 2. 8

§KTKH = = 7,833; lÊy trßn lµ 7,8 ®iÓm

7 + 2

- Ghi cho từng môn học và mô đun



- Ghi đầy đủ danh sách học viên

- Vào điểm cho từng học viên của các đợt kiểm tra


* Lưu ý: Tất cả các bài kiểm tra định kỳ , kiểm tra hết mô đun, cán bộ quản lý lớp lập hồ sơ. Lưu giữ tại văn phòng của Trạm để phục vụ cho công tác kiểm tra, thanh tra, khiếu nại...

2.6.Tiến độ đào tạo:

Được ghi thành 2 bản, 1 bản gửi về phòng Thông tin – Huấn luyện, 1 bản lưu tại trạm. Thống nhất các ký hiệu như sau:

Khai giáng, bế giảng: KG

Thi tốt nghiệp: TN

Môn học chung: để trống

Môn học Mô đun: LT

Thực tập tại doanh nghiệp: TH


4.Phần thi tốt nghiệp và đánh giá xếp loại học viên:

4.1.Phần thi tốt nghiệp:

Trước khi thi tốt nghiệp cán bộ quản lý lớp học cần phải chuẩn bị trước hồ sơ, sổ sách của lớp học, danh sách học viên đủ điều kiện thi tốt nghiệp, danh sách học viên được dự thi tốt nghiệp.

Sau khi thi và có kết quả tốt nghiệp cán bộ quản lý gửi bảng tổng hợp đánh giá cuối khóa, kết quả thi/ học tập của học viên và danh sách học viên được cấp chứng chỉ xuống Trung tâm để Trung tâm ra quyết định công nhận kết quả thi/ học tập cuối khóa và cấp chứng chỉ.

4.2 Đánh giá và xếp loại học viên:

Sau khi có điểm kết thúc khóa học các cán bộ quản lý lớp học tiến hành xếp loại cho các học viên theo hướng dẫn sau:

- Từ 5đ – 5,9đ: Xếp loại trung bình

- Từ 6đ – 6.9đ: Xếp loại Trung bình khá

- Từ 7đ – 7,9đ: Xếp loại Khá

- Từ 8đ – 8,9đ: Xếp loại Giỏi

- Từ 9đ – 10đ: Xếp loại xuất sắc

Trong quá trình thực hiện công tác dạy nghề có gì chưa rõ các trạm trực tiếp hỏi Văn phòng Trung tâm Khuyến nông, phần hồ sơ sổ sách phải được lưu giữ cẩn thận. Nếu để mất mát, thất lạc phải quy trách nhiệm và tùy theo mức độ có hướng xử lý kịp thời. Hồ sơ các lớp dạy nghề phải được ban dạy nghề kiểm tra đầy đủ mới được thanh quyết toán kinh phí.



PHẦN III. NỘI DUNG TÀI CHÍNH
Căn cứ dự toán dạy nghề đã được phê duyệt và các chế độ kế toán hiện hành, để thống nhất trong công tác kế toán, đảm bảo tính hợp lý, hợp pháp về chứng từ kế toán cho các lớp dạy nghề, nội dung thanh toán các lớp dạy nghề như sau:

  1. Dự toán giao kinh phí gồm các nội dung:

  • Chi phí tuyển sinh;

  • Chi phí cho khai giảng, bế giảng.

  • Chi phí tiền công giảng viên dạy lý thuyết và thực hành.

  • Chi phí tiền ăn cho các đối tượng chính sách được hưởng theo quy định, đi lại cho học viên ở nơi xa nơi cư trú > 15km.

  • Chi phí mua VVP phục vụ lớp học.

  • Chi phí mua, thuê vật tư, dụng cụ thực hành.

  • Chi phí thuê địa điểm tổ chức lớp học (điện, nước, loa, đài…)

  • Chi phí quản lý, phục vụ lớp học

  • Chi phí photo tài liệu cho học viên.

  • Sauk hi có dự toán và thủ tục ứng tiền của đơn vị Trung tâm chuyển ứng qua tài khoản tiền gửi cho đơn vị theo kế hoạch đã được phê duyệt.

  1. Thanh toán kinh phí.

*. Hồ sơ thanh toán gồm:

  • Quyết định giao nhiệm vụ (Kèm theo dự toán chi tiết )

  • Đơn đăng ký học nghề của học viên

  • Kế hoạch mở lớp dạy nghề

  • Quyết định mở lớp (có danh sách kèm theo)

  • Quyết định thành lập và biên bản làm việc của hội đồng kiểm tra kết thúc khóa học; danh sách hoc viên tham gia tốt nghiệp (có chữ ký của học viên và giáo viên chủ nhiệm)

  • Quyết định, danh sách học viên được công nhận tốt nghiệp (phải có chữ ký của học viên);

  • Tổng hợp đánh giá cuối khóa; Báo cáo kết thúc lớp học;

  • Phiếu giám sát, đánh giá việc thực hiện dạy nghề của phòng lao động TBXH Huyện, Thành phố, thị xã.

  • Bản cam kết dạy nghề cho LĐNT năm 201.. giữa Trung tâm khuyến nông, trạm khuyến nông và UBND xã nơi tổ chức lớp (theo mẫu 12 tại Hướng dẫn 280/HD-LĐTBXH về triển khai công tác dạy nghề ngắn hạn cho Lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ)

  • Tổng hợp thanh toán theo các hạng mục dự toán cho các lớp học (người lập, kế toán, thủ trưởng đơn vị ký và đóng dấu)

  • Các chứng từ gốc kèm theo;

  • Đơn vị trực tiếp thanh toán các chi phí trong dự toán phải đảm bảo đúng định mức, đúng dự toán.

Thanh toán tiền ăn phải theo đúng đối tượng, đúng thời gian các học viên tham gia lên lớp(Kèm theo bảng chấm công theo dõi học viên lên lớp, sổ hộ nghèo, giấy chứng nhận ưu tiên, QĐthu hồi đất…)

*. Về giảng viên: Hợp đồng thuê giảng viên ngoài ngành Khuyến nông Trung tâm ký trực tiếp(có mẫu trên trang Website Khuyến nông).

Sauk hi thực hiện xong các nội dung đã ký trong hợp đồng tiến hành làm thủ tục nghiệm thu và thanh lý hợp đồng.

Các đơn vị lập danh sách chi trả tiển giảng viên ( Có bảng chấm công GV lên lớp) và chi hộ Trung tâm (Sau khi nghiệm thu, thanh lý đã được chấp nhận). Cán bộ phụ trách lớp trực tiếp thanh toán tại Trung tâm kèm theo chứng từ đã ký nhận tiền của giảng viên.



Lưu ý: Giảng viên thuê ngoài khi nhận tiền nếu nhận trên 1 triệu đồng phải nộp thuế thu nhập, nếu cá nhân có mã số thuế thì phải nộp 10%, nếu không có mã số thuế thì phải nộp 20% thuế TNCN. Trong trường hợp tổng thu nhập cả năm của cá nhân đó chưa đến mức phải nộp thuế TNCN thì phải có bản cam kết theo mẫu số 23//CK-TNCN ban hành theo thông tư số 113/2011/TT-BTC ngày 04/8/2011 ban hành sửa đổi bổ sung thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009. Nếu GV của cơ quan thì kế toán phải hoạch toán tiền GV qua TK 334 để cuối năm tổng hợp nếu quá mức quy định thì phải nộp thuê TNCN.

Các đơn vị triển khai tốt các nội dung đã được giao. Đồng thời thu nhập chứng từ thanh toán sau khi kết thúc lớp học. Trường hợp đơn vị thực hiện không hết kinh phí phải báo cáo và chuyển trả kinh phí về Trung tâm trước ngày 31/12.


PHẦN 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN


  1. Trách nhiệm của Trung tâm Khuyến nông Nghệ an

  • Là đơn vị chủ trì, trực tiếp triển khai thực hiện các lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh.

  • Hướng dẫn các trạm khuyến nông phối hợp thực hiện chương trình dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo đúng quy định.

  • Tổ chức kiểm tra, giám sát và đánh giá công tác phối hợp thực hiện chương trình dạy nghề Nông nghiệp cho lao động nông thôn của các đơn vị.

  • Quản lý hồ sơ, quyết định công nhận kết quả học tâp của học viên và cấp chứng nhận dạy nghề.

  • Các phòng ban Trung tâm: Thực hiện theo quy chế hoạt động và triển khai dạy nghề do Trung tâm KN ban hành.

  1. Trách nhiệm các Trạm KN Huyện, thành phố, thị xã

- Các Trạm khuyến nông được giao nhiệm vụ thực hiện chương trình dạy nghề trên địa bàn. Do vậy phải triển khai thực hiện đầy đủ quy trình đào tạo nghề, đảm bảo theo đúng tiến độ, chất lượng quy định.

- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Trung tâm KN và phối hợp với các cơ quan quản lý cấp trên để thực hiện thanh tra, kiểm tra theo quy định.

- Thực hiện báo cáo tiến độ, định kỳ báo cáo sơ kết, tổng kết hoặc đột xuất theo yêu cầu của Trung tâm KN Nghệ an.

- Hoàn thành các thủ tục thanh quyết toán theo đúng quy định về thời gian và chế độ tài chính.



Yêu cầu các đơn vị căn cứ vào hướng dẫn để thực hiện. Đơn vị nào vi phạm sẽ căn cứ vào quy định của luật dạỵ nghề để xử lý. Trong quá trình thực hiện có vấn đề gì chưa rõ, vướng mắc liên hệ về Văn phòng Trung tâm KN tỉnh để hướng dẫn và phối hợp giải quyết./.
Nơi nhận: GIÁM ĐỐC

  • Các trạm;

  • Các phòng;

  • Lưu VT

Nguyễn Văn Thắng






tải về 113.93 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương