Trung tâm kh&sx lâm nghiệp Đ. N. Bộ



tải về 157.19 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích157.19 Kb.
#31463
TIẾN BỘ KỸ THUẬT VỀ GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP

Ở ĐÔNG NAM BỘ

Nguyễn Tiến Đại, Phạm Văn Chiến

Trung tâm KH&SX Lâm nghiệp Đ.N.Bộ


Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Ngành công nghiệp sản xuất hàng hoá có sử đụng nguyên liệu từ gỗ luôn phát triển theo hướng tăng về dân số và kinh tế ở hầu hết các quốc gia trên thế giớì. Ngày nay, khi mà lượng gỗ được khai thác từ rừng tự nhiên trên thế giới đã bị sút giảm mạnh đo trữ lượng gỗ ngày một cạn kiệt, diện tích rừng ngày một thu hẹp thì các loài cây trồng rừng phát triển nhanh có vị trí quan trọng trong công nghiệp sản xuất bột giấy, ván nhân tạo, đồ gỗ gia dụng và gỗ xây dựng ... Bởi vậy nhiều quốc gia đang nỗ lực tìm kiếm những loài cây mọc nhanh, thích hợp trong vùng như bạch đàn (Eucalyptus), keo (Acacia), keo lai (Acacia hybrid), bồ đề (Styrax tonkinensis), muồng giấy (Parranevianthesfansacaria)... để phát triển rừng trồng công nghiệp hầu mong thay thế gỗ rừng tự nhiên.

Ở nước ta, việc trồng rừng thương mại, trồng rừng công nghiệp cũng đã được đẩy mạnh, đặc biệt tại các vùng có điều kiện thuận lợi như vùng Trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Công tác nghiên cứu, cải thiện giống đang được đặt lên hàng đầu. Trên đà chung đó tại Đông Nam Bộ, thời gian qua đươc sự hỗ trợ tích cực từ Viện Khoa học Lâm nghiệpt Việt Nam, cùng với sự phối hợp của Trung tâm Giống cây rừng và các địa phương, công tác nghiên cứu cải thiện giống cây rừng đã thu được những kết quả khả quan và đã đưa nhanh được giống tiến bộ kỹ thuật phục vụ sản xuất, góp phần thực hiện chương tnnh trồng mới 5 triệu ha rừng. Dưới đây là một số kết quả chính:

1. Tuyển chọn những xuất xứ bạch đàn và keo có sinh trưởng nhanh, phù hợp với các điều kiện lập địa trồng rừng vùng Đông Nam Bộ

Khảo nghiệm tuyển chọn loài và xuất xứ là bước đi đầu tiên của công tác cải thiện giống. Trong giống cây lâm nghiệp, bước tuyển chọn này đòi hỏi phải thường xuyên liên tục trên diện rộng với nhiều dạng lập địa khác nhau và diễn ra trong thời gian dài, có thể là 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn.

Ở Đông Nam Bộ, công tác khảo nghiệm tuyển chọn giống được bắt đầu từ năm 1987 cho đến năm 1996, tức là sau gần 10 năm trên diện tích hơn 30ha tại các vùng đất ferelit ở Sông Mây-Đồng Nai, vùng đất xám phù sa cổ Bàu Bàng-Bình Dương và đất nâu đỏ ở Mã Đà-Bình Phước.Các khảo nghiệm được tiến hành gồm 10 loài và 56 xuất xứ bạch đàn, 4 loài và 53 xuất keo.

Qua phân tích đánh giá trên nhiều yếu tố như sự phù hợp về sinh trưởng trên nhiều dạng lập địa, tốc độ sinh trưởng nhanh, khả năng chống chịu sâu bệnh hại, khả năng tái sinh,...đã xác định được những xuất xứ ưu việt như sau:



Bảng 1. Những xuất xứ ưu việt của các loài bạch đàn và keo đã được tuyển chọn


Loài, xuất xứ

Tuổi

(năm)

Bàu Bàng-Bình Dương

Sông Mây-Đồng Nai

D

(cm)

H (m)

m3/ha/năm

D (cm)

H (m)

m3/ha/năm

Bạch đàn

E.camaldulensis:

- Kennedy Ck, Laura River (513)

- Morehead River (13444)

- lO-40km W.of Mt carbine.QLD (0572, 0247)

- Emu ck near Petfrod QLD (0522) E.tereticornis:

- Big Mitchell QLD (0336)

- 70km N."THE LYND" Mt Garnet (0339)

E.brassiana:

- 5 km S.Sukl (16118C)

- 3.3km from Weipa (13411C)

- West. OfMorehead (13395C)



E.pellita:

- Bupu/ (17854).

- N.Tokwa to Kiriwa, PNG (161 21 )

Keo:

A.mangium:

- Pongaki E.morehead PNG (16589)

-Pascoe R, QLD (0535)

-Bloomfield ayton QLD (16679)

-Derideri WP PNG (1659/)

A.auriculiformis:

-Wen/oc R. QLD (18247)

-Mibini PNG (18102)

-Morehead R. QLD (16484)

-Noogoo swamp (16147)

A..crassicarpa:

-Dimisisi Jullage WP, PNG (16602 C)

-Limal jalam PNG (17561 C)

-Moredead R. PNG (17869)

-Orimo R. PNG (13862 C)

-Wemenever PNG (13680 C)



6

6

6



6

6

6



5

5

5



5

5

6



6

6

6



4

4

4



4

4

4



4

4

4



10.9

12.0


12.9

-

11.4



11.0

13.9


14.5

13.1


11.4

11.8


17.6

17.5


17.3

19.0


-

-

16.5



16.9

17.2


16.2

16.2


16.2

15.9


16.0

15.0


14.3

-

17.1



16.1

14.9


13.2

14.2


11.1

11.1


16.4

16.5


17.2

16.5


-

-

15.8



15.2

17.1


16.5

16.7


16.7

17.1


17.4

18.4


20.2

-

18.9



17.2

27.1


16.2

23.0


15.9

17.0


31.3

31.2


31.8

36.7


-

-

26.5



26.8

36.4


31.2

31.5


31.5

31.5


11.4

-

11.2



9.7

11.6


11.0

-

-



-

-

-



15.4

16.1


15.2

15.4


12.8

13.4


-

-

-



-

-

-



-

16.4

-

17



16

17.1


16.7

-

-



-

-

-



18.2

19.2


17.3

19.2


15.9

14.6


-

-

-



-

-

-



-

18.1

-

17.5



12.6

19.5


17.3

-

-



-

-

-



26.6

30.7


24.7

28.1


28.1

28.3


-

-

-



-

-

-



-

2. Khảo nghiệm các dòng vô tính

2.1 Tuyển chọn cây trội

Tuyển chọn cây trội là tuyển lựa những cây cá thể có kiểu hình (phenotip) tốt nhất để sử dụng cho công tác cải thiện giống. Do vậy cách chọn lọc cây trội như thế nào và tiêu chuẩn cây trội được xác định ra sao có ý nghĩa quyết định đến kết quả cải thiện giống sau này



* Xác định cây dự tuyển

Các cây dự tuyển được xác định theo các tiêu chí: thân thẳng, tròn đều, tỉa cành tự nhiên tốt, dáng đẹp, khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hại. Các cây dự tuyển sau khi được xác định đều được đánh dấu trên thực địa, được tiến hành đo đếm và đánh giá rồi đặt mã số và ghi vào phiếu điều tra



*Xác định cây trội

Cây trội được xác định dựa trên các cây dự tuyển và có các tiêu chí để đánh giá như sau: Thể tích cây trội phải vượt thể tích bình quân thân cây của quần thể chọn giống tối thiểu là 2 SD (SD là sai tiêu chuẩn về thể tích thân cây của quần thể chọn giống); thể tích cây trội được tuyển chọn phải vượt thể tích bình quân 4 cây gần cây trội tối thiểu là 1,5 SD.

Ở Đông Nam Bộ việc tuyển chọn cây trội được tiến hành từ năm 1994 và đã thu được các kết quả như sau:

Bạch đàn E. camaldulensis : 145 cây, E. brassiana : 5 cây, E. pellita: 2 cây, E. tereticornis: 4 cây

Keo tai tượng: 100 cây

Keo lá tràm: 120 cây

Keo lai: 30 cây

2.2. Khảo nghiệm hậu thế

* Dẫn dòng và lưu trữ giống

Việc dẫn dòng và lưu trữ giống được áp dụng bằng biện pháp nhân giống vô tính, Ở Đông Nam Bộ chủ yếu sử dụng phương pháp giâm hom. Để có được một khảo nghiệm các dòng vô tính hoàn chỉnh, trước hết phải dẫn dòng và xây dựng vườn lưu trữ giống. Toàn bộ các cây trội trên đây sau khi được bình xét tuyển chọn đã tiến hành dẫn dòng về vườn lưu trữ giống gốc và tiếp tục nhân giống cho công tác khảo nghiệm hậu thế dòng vô tính. Đây là công việc phức tạp đòi hỏi nhiều ở người thực hiện phải kiên trì và có kỹ năng cao.



* Kết quả khảo nghiệm các dòng vô tính

Từ năm 1995 tại Đông Nam Bộ đã lần lượt tiến hành các khảo nghiệm hậu thế dòng vô tính. Trong số hơn 400 dòng của các loài bạch đàn và keo được đưa ra khảo nghiệm hậu thế cho tới nay bườc đầu đã có những kết quả mong muốn:

- Với bạch đàn có 2 dòng đạt năng suất từ 27-28m3/ha/năm, kháng bệnh tốt, đang làm thủ tục công nhân giống tiến bộ kỹ thuật dòng SM16, SM23 và dòng SM7 đang chuẩn bị đề xuất giống tiến bộ kỹ thuật.

- với keo tai tượng có 4 dòng đạt năng suất trên 20m3/ha/năm, đang chuẩn bị đề nghị công nhận giống tiến bộ kỹ thuật.

- Với keo lá tràm có 6 dòng đạt năng suất đạt trên 18m3/ha/năm, đang chuẩn bị đề xuất giống tiến bộ kỹ thuật.

- Với keo lai có 4 dòng đã được công nhận giống tiến bộ kỹ thuật gồm: TB3, TB5, TB6, TB12.

Có 2 dòng đang đề nghị công nhận giống quốc gia là TB6, TB12 và 2 dòng đang tiếp tục đề nghị giống tiến bộ: TB1, TB11

3. Nhân giống và gây trồng mô hình các dòng tuyển chọn

Nhân giống là giải pháp nhân nhanh giống tiến bộ kỹ thuật phục vụ sản xuất. Có nhiều phương pháp nhân như: chiết, ghép, giâm hom, nuôi cấy mô. Ở Đông Nam Bộ đang sử dụng 2 phương pháp giâm hom và nuôi cấy mô.

- Giâm hom: Nhìn chung các công đoạn giâm hom cho một số loài cây mọc nhanh không khác nhau. Tuy nhiên đi vào chi tiết thì có nhiều điểm khác nhau khi giâm hom cho các loài khác nhau thậm chí khác nhau cả từng dòng trên cùng loài.

- Hiện nay ở Đông Nam Bộ đã hoàn thiện công nghệ giâm hom hàng loạt cho bạch đàn, keo lai, keo tai tượng, keo lá tràm. Hàng năm có thể sản xuất từ 4-5 triệu cây với tỷ lệ ra rễ trên 90%. Cây giống đạt chất lượng, sinh trưởng tốt, có độ đồng đều cao ở ngoài thực địa. Trung tâm Khoa học Sản xuất Lâm nghiệp Đông Nam Bộ đã sử dụng cây giống nhân trồng các mô hình rừng sản xuất trên các lập địa khác nhau, sinh trưởng của rừng trồng thể hiện ở bảng 2


Bảng 2. Sinh trưởng các mô hình trồng rừng sản xuất keo lai


TT

Địa điểm

Nguồn giống

Tuổi cây

D1.3

Hvn

V/cây cm3/cây

Tỷ lệ sống (%)

Năng suất m3/ha.năm

D (cm)

Cv (%)

H (m)

Cv (%)










1

Sông Mây,

Đồng Nai


Keo lai hom (h.hợp dòng)

5

13,3

15,0

17,0

14,4

0.117

86,5

33,6

Keo lai hạt

(đối chứng)



5

12,3

26,4

15,2

25,2

0.091

73,18

22,0

2

Bàu Bàng, Bình Dương

Keo lai hom

























Dòng TB3

5

12.5

25.2

18.8

11.2

0.116

75.00

28.7

Dòng TB5

5

12.6

25.5

18.5

12.8

0.120

75.00

29.8

Dòng TB6

5

14.3

27.5

18.4

19.8

0.170

62.00

35.0

Dòng TB12

5

13.1

11.7

18.8

6.5

0.141

67.00

31.2

Dòng TB1

5

13.8

20.9

19.8

10.3

0.176

61.00

35.6

Dòng TB7

5

13.5

15.7

18.5

6.9

0.142

70.00

33.0

Dòng TB11

5

12.8

15.3

19.6

8.5

0.130

82.00

35.1

3

Bù Đăng, Bình Phước

Keo lai hom (h.hợp dòng)

5

15.0

18.0

17.5

15.0

0.155

80.000

39.6

Số liệu về sinh trưởng của keo lai ở bảng 2 chứng minh rằng trồng rừng các dòng keo lai qua các bườc myển chọn giống sẽ nâng năng suất rừng trồng lên đáng kể và chắc chắn sẽ đem lại những hiệu quả kinh tế cho người đầu tư trồng rừng hiện nay.

5. Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật

Trong các năm qua, Trung tâm Đông Nam BỘ đã:

- Chuyển giao công nghệ giâm hom cho các địa phương: Tuy Hoà, Ninh Thuận, Bình Phước, Gia Lai, Đồng Nai, Tây Ninh.

Chuyển giống tiến bộ kỹ thuật cho: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Gia Lai, Ninh Thuận, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh.

Những thành công bước đầu trong công tác tuyển chọn và nhân giống tại Đông Nam ựô đã dóng góp phần trong đầu tư trồng rừng kinh tế và rừng công nghiệp chất lượng cao cho các doanh nghiệp, đơn vị nói riêng, đẩy nhanh công tác trồng rừng cũng như xây dựng lại vốn rừng trong chương trình trồng mới 5 triệu hecta của Nhà nước nói chung. Hiện nay, các đơn vị tiếp nhận đã chủ động sản xuất cây giống để phục vụ trồng rừng cho chính mình và cung cấp dịch vụ cây giống cho nhiều nơi khác đạt hiệu quả kinh tế cao.

6. Kết luận

Tập hợp các tiến bộ về chọn giống và tiến bộ về kỹ thuật nhân giống trên đây đã được thực nghiệm trên diện rộng ở các vùng sinh thái khác nhau trong nhiều năm qua là cơ sở vững chắc cho các nhà sản xuất lựa chọn loài cây trồng, xuất xứ và các dòng tốt phù hợp với từng vùng lập địa khác nhau để trồng rừng kinh tế, trồng rừng công nghiệp có hiệu quả hơn, góp phần đáng kể vào chương trình phát triển trồng rừng chung của miền Đông Nam Bộ hiện nay.


Tài liệu tham khảo


  1. Phạm Văn Tuấn - Khảo nghiệm lòai và xuất xứ bạch đàn ở các tỉnh Nam bộ và Lâm Đồng - BCKHLN tại hội nghị các tỉnh Đông nam bộ.

  2. Nguyễn Hòang Nghĩa - Kết quả bước đầu tuyển chọn một số dòng bạch đàn cho trồng rừng chính - tài liệu Hội thảo Bệnh bạch đàn tại TP HCM - 2003.

  3. Phạm Quang Thu - Nguyễn văn Chiến - Kết quả bước đầu tuyển chọn một số dòng bạch đàn kháng bệnh tại Dông nam bộ - tài liệu Hội thảo Bệnh bạch đàn tại TP HCM - 2003.

4. Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng. Quy trình kỹ thuật nhân giống cây keo lai bằng hom.

5. Nguyễn Văn Chiến. Kỹ thuật xây dựng vườn giống lấy hom keo lai. Báo cáo khoa học lâm nghiệp tại hội nghị các tỉnh Đông Nam bộ, tháng 8/1998.




Summary


Cultivar is one of primary elements. It affects cultivated forest. During last two decades in the Southeast, there have been many researches on selecting and improving plus tree, mainly are Eucalyptus and Acacia. Advance in term of plus tree selection, cutting propagation techniques and transferring to production with high economic efficiency for foresters contribute its part into program on afforestation development in the Southeast in general.




Каталог: wp-content -> uploads -> sites
sites -> KÕt qu¶ ®Ò tµi "nghiªn cøu trång rõng Tr¸m tr¾ng
sites -> LỊch công tác tuầN 05-tháng 9 (Từ ngày 28/9 đến ngày 2/10/2015)
sites -> KẾt quả nghiên cứu tính chất cơ, VẬt lý VÀ giải phẫu của một số loài gỗ thông dụng ở việt nam làm cơ SỞ cho chế biếN, BẢo quản và SỬ DỤNG
sites -> Dear Parents
sites -> “Thực hiện Hiến pháp và pháp luật góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”
sites -> Ngày 16 tháng 11 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 73/2010/QĐ-ttg ban hành Quy chế đầu tư xây dựng công trình lâm sinh
sites -> Bài Trò chơi cùng nhau qua cầu
sites -> TS. Hoàng Sỹ Kim Ban biên tập ts. Nguyễn Ngọc Hiếu ts. Nguyễn Việt Hùng Ths. Nguyễn Thúy Anh Ths. Trần Thị Thoa
sites -> BỘ TÀi chính số: 54/2014/tt-btc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 157.19 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương