Trong vài thập kỷ trở lại đây, nguồn tư liệu địa bạ được nhiều nhà khoa học quan tâm khai thác



tải về 0.72 Mb.
trang1/7
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.72 Mb.
#30782
  1   2   3   4   5   6   7
Lời mở đầu

Trong vài thập kỷ trở lại đây, nguồn tư liệu địa bạ được nhiều nhà khoa học quan tâm khai thác. Không kể các địa bạ còn nằm rải rác tại các thôn xã hay đã thu thập và đang bảo quản tại Thư viện các tỉnh, thành phố hay các cơ quan khoa học, hiện nay có hai sưu tập địa bạ khá lớn được lưu giữ tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm và tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước. Hai sưu tập này tạo thành một kho địa bạ đồ sộ gồm 10.570 tập với 18.519 địa bạ của các đơn vị hành chính cơ sở như xã, thôn, phường, ấp, trại....Trong kho địa bạ này, chúng tôi thống kê được 293 địa bạ của hai huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận tức vùng kinh thành Thăng Long xưa, nay là trung tâm của thủ đô Hà Nội: Viện Nghiên cứu Hán Nôm có 127 địa bạ, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I có 166 địa bạ. Loại trừ những địa bạ trùng hợp, còn lại 160 địa bạ của các thôn, phường, trại của hai huyện, chúng tôi gọi là địa bạ cổ Hà Nội.

Các công trình nghiên cứu địa bạ trước đây hướng về mục tiêu khai thác thông tin địa bạ để nghiên cứu về nông thôn, nhất là về chế độ ruộng đất, các loại hình sở hữu, sự phân bố ruộng đất tư hữu, qui mô diện tích của các đơn vị hành chính...Từ kết quả nghiên cứu địa bạ, các tác giả đã đưa ra được nhiều phát hiện mới về đặc điểm của các làng xã vùng nông thôn như tỷ lệ các loại hình ruộng đất công giảm sút nhiều và phân bố không đồng đều giữa các vùng trong nước, chủ sở hữu lớn không nhiều, phổ biến là loại chủ sở hữu nhỏ và vừa, chủ sở hữu nữ chiếm một tỷ trọng đáng kể, số lượng phụ canh khá phổ biến trong các làng xã, sở hữu của các loại chức dịch trong làng xã không lớn, nhiều vùng là sở hữu nhỏ, thậm chí một số không có ruộng đất tư.... Tuy nhiên, nghiên cứu địa bạ của các vùng đô thị thì chưa được quan tâm nhiều, chỉ mới thể nghiệm qua vài trường hợp như Hội An, Huế, Gia Định...Lần này chúng tôi dịch và công bố toàn bộ địa bạ hai huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận của Thăng Long - Hà Nội để cung cấp tư liệu địa bạ cho các nhà khoa học muốn khai thác nguồn thông tin này trong nghiên cứu về Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XIX. Đồng thời, chúng tôi hệ thống hóa các tư liệu đó theo các đơn vị tổng, huyện và hai huyện, tổng hợp các số liệu về sở hữu tư điền, tư thổ theo qui mô sở hữu tư nhân và theo dòng họ. Chúng tôi tuyển chọn 160 địa bạ không trùng tên để dịch sang tiếng Việt, cung cấp tư liệu về một bức tranh toàn cảnh của địa bạ cổ Hà Nội. Ngoài ra có 6 địa bạ trùng tên nhưng khác niên đại, chúng tôi đưa vào Phụ lục để cung cập thông tin về sự biến đổi liên quan đến địa bạ qua thời gian của một số đơn vị hành chính cơ sở của huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận.

Năm 2005, nhân dịp kỷ niệm 995 năm Thăng Long - Hà Nội, công trình Địa bạ cổ Hà Nội đã được Nhà xuất bản Hà Nội in thành hai tập: tập I là bản dịch tiếng Việt và sách dẫn, tập II là hệ thống tư liệu và nghiên cứu chuyên đề1.

Năm nay, nhân dịp kỷ niệm nghìn năm Thăng Long - Hà Nội, Địa bạ cổ Hà Nội được đưa vào "Tủ sách Thăng Long nghìn năm văn hiến". Tronh lần xuất bản thứ hai này, chúng tôi đã kiểm tra lại bản dịch, nhất là các số liệu, các chữ Hán, chữ Nôm, phần hệ thống tư liệu cũng được trình bày gọn hơn, tránh sự trùng lặp. Các bài nghiên cứu chuyên đề cũng được tác giả chỉnh sửa.

ĐỊA BẠ CỔ HÀ NỘI tái bản lần này cũng chia làm 2 tập:

Tập I gồm:

Lời mở đầu

Địa bạ cổ Hà Nội, sưu tập và giá trị tư liệu.

Phần I: Bản dịch tiếng Việt

Sách dẫn theo địa danh, nhân danh.

Tập II gồm:

Phần II: Hệ thống tư liệu

Phần III: Nghiên cứu chuyên đề gồm 5 chuyên đề

- Chế độ sở hữu ruộng đất và cơ cấu đô thị Hà Nội nửa đầu thế kỷ XIX qua tư liệu địa bạ.

- Hệ thống đơn vị hành chính và tổ chức quản lý Hà Nội qua tư liệu địa bạ.

- Cảnh quan mặt nước của Hà Nội qua tư liệu địa bạ.

- Cảnh quan và di tích lịch sử - văn hóa Hà Nội qua tư liệu địa bạ.

- Dấu tích thành lũy Thăng Long - Hà Nội qua tư liệu địa bạ.



Thư mục tham khảo

Chúng tôi hi vọng công trình sẽ cung cấp một nguồn thông tin mới cho các nhà khoa học và một số kết quả nghiên cứu dựa chủ yếu trên nguồn tư liệu này có thể làm sáng tỏ thêm một số phương diện của lịch sử và văn hoá Hà Nội thế kỷ XIX.



Chúng tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến Đại học quốc gia Hà Nội đã tài trợ cho công việc phiên dịch, đến Trung tâm Lưu trữ quốc gia I thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Viện Nghiên cứu Hán - Nôm thuộc Viện khoa học xã hội Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ chúng tôi được tiếp cận và nghiên cứu văn bản, tiến hành dịch thuật những địa bạ cổ của Hà Nội. Trong dịch thuật, chúng tôi xin cảm ơn sự cộng tác và tham gia của hai nhà khoa học trẻ Nguyễn Duy Điệp và Ngô Vũ Hải Hằng. Cuốn sách được hoàn chỉnh và ra đời còn nhờ sự cộng tác của Nhà xuất bản Hà Nội và sự tài trợ của Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, chúng tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn.

Xuân Canh Dần - 2010. Chủ biên

GS Phan Huy Lê

CHỮ VIẾT TẮT


TỪ VỰNG HÁN - VIỆT TRONG ĐỊA BẠ

I. VIẾT TẮT

Viết tắt

Đọc là

MM

Minh Mệnh

GL

Gia Long

TTr

Thiệu Trị

Nxb

Nhà xuất bản

H.

Hà Nội

tr.

Trang

T.

Tập

Q.

Quyển

HN

Viện nghiên cứu Hán - Nôm

LT

Trung tâm lưu trữ Quốc gia I

PS

Phụng sao

PD

Phụng duyệt

Sđd

Sách đã dẫn

Đơn vị diện tích trong địa bạ viết theo tự mẫu, sào, thước, tấc, phân, ly và được biểu thị cách nhau bằng dấu "."

Ví dụ:

13.6.09.5.7.4 đọc là 13 mẫu 6 sào 9 thước 5 tấc 7 phân 7 ly


II. TỪ VỰNG HÁN - VIỆT TRONG ĐỊA BẠ

  1. Bạch sa thổ 白沙土: đất cát trắng

  2. Điền bạn 田畔: bờ ruộng

  3. Bạch sa vị thành thổ 白沙未成土: bãi cát trắng chưa thành đất

  4. Châu thổ thành tang 洲土成桑: châu thổ trồng dâu

  5. Công điền 公田: ruộng công, do xã thôn quản lý

  6. Công pha 公陂: đất dốc, bờ đất dốc của xã, thôn

  7. Công pha điền 公陂田: ruộng dốc công

  8. Công thổ 公土: đất công, do xã thôn quản lý

  9. Hạ điền 夏田: ruộng cấy vụ hè

  10. Nha lũy 芽壘: dãy cây nhỏ làm hàng rào

  11. Nhất sở 一所: một thửa

  12. Pha : dốc, nghiêng

  13. Pha thổ 陂土: đất, bờ đất dốc

  14. Pha trì 陂池: bờ ao

  15. Phân canh 分耕: chia cày ruộng đất thuộc sở hữu công hay cộng đồng trong thôn, xã

  16. Quan đê 官堤: đê của nhà nước quản lý

  17. Quan điền 官田: ruộng của nhà nước quản lý

  18. Quan hồ 官湖: hồ của nhà nước quản lý

  19. Quan lộ 官路: đường của nhà nước quản lý

  20. Quan pha 官陂: dốc, bờ dốc của nhà nước quản lý

  21. Quan tang thổ 官桑土: đất trồng dâu của nhà nước quản lý

  22. Tam bảo điền 三寶田: ruộng chùa

  23. Tang căn thổ 桑根土: đất trồng dâu

  24. Thần từ 神祠: đền, miếu

  25. Thần từ Phật tự điền 神祠佛寺田: ruộng của đền, chùa

  26. Thần từ Phật tự thổ 神祠佛寺土: đất của đền, chùa

  27. Thổ phụ 土阜: gò đống

  28. Thổ trạch dân cư 土宅民居: đất, nhà ở của dân cư

  29. Thổ trạch viên trì 土宅園池: đất nhà, vườn, ao

  30. Thu điền 秋田: ruộng cấy vụ thu

  31. Thực canh 實耕: diện tích ruộng canh tác thực tế

  32. Tịch điền 籍田: ruộng cày trong nghi lễ trọng nông của vua

  33. Tiểu lộ 小路: đường nhỏ

  34. Tư điền 私田: ruộng tư

  35. Tư thổ 私土: đất tư

  36. Từ chỉ 祠止: đền, miếu

  37. Trì : ao

  38. Vu đậu 芋荳: (đất trồng) khoai, đậu

  39. Y xứ 伊處: xứ ấy

ĐỊA BẠ CỔ HÀ NỘI

SƯU TẬP VÀ GIÁ TRỊ TƯ LIỆU

Каталог: Upload -> Files -> Documents
Documents -> Thanh thực lục và giá trị SỬ liệu về quan hệ giữa nhà thanh và nhà TÂy sơn pgs. Ts sử học Tạ Ngọc Liễn
Documents -> Sơn Tây dư đồ, Sơn Tây địa chí, Sơn Tây tỉnh chí, Sơn Tây quận huyện khảo, Cầu Đơ tỉnh nhân đinh phong tục tổng sách, Hà Đông toàn tỉnh tổng xã thôn danh sách, Hà Đông tỉnh các phủ huyện tổng xã thôn danh hiệu
Documents -> Tranh dân gian Việt Nam đi triển lãm lưu động
Documents -> Minh Thực lục và sách Minh Thực lục: Quan hệ Trung Hoa –Việt Nam thế kỷ XIV-XVII phạm Hoàng Quân Lời mở
Documents -> An Nam phong tục
Documents -> PHẦn thứ nhấT: VĂn học thăng long hà NỘI
Documents -> Điều kiện tự nhiên (Đktn), tài nguyên thiên nhiên (tntn), môi trường sinh thái của Hà Nội khá phong phú và đa dạng

tải về 0.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương