Trong số NÀY



tải về 269.74 Kb.
trang1/7
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích269.74 Kb.
#19783
  1   2   3   4   5   6   7



Số 17; Tháng 08 Năm 2009

TRONG SỐ NÀY




TRONG SỐ NÀY 1

LINH MỤC VÀ GIA ĐÌNH GIÁO XỨ 1

MỘT NGƯỜI GIÁO DÂN CẦU NGUYỆN CHO CÁC CHA SỞ 12

CHA THÁNH GIO-AN MA-RI-A VI-AN-NÊY VÀ VIỆC CẦU CƠ 15

Người thợ 18

LÀM VƯỜN NHO 18

CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO SỰ HỢP TÁC MỤC VỤ 18

NHÌN LẠI MỘT CHẶNG ĐƯỜNG 22

(tt & hết) 22

CON ĐƯỜNG ĐAU KHỔ 28

HÀNG GIÁO PHẨM VIỆT NAM 30

Kỷ niệm 50 năm ngày Đức Thánh Cha Gio-an XXIII Ban Sắc Chỉ Venerabilium Nostrorum 24.11 1960. Thiết lập hàng Giáo phẩm Việt Nam) với 03 giáo tỉnh : Hà Nội - Huế - Sài Gòn. 30

XIN CÙNG CHÍCH NGỪA CÚM 33

Triệu chứng. 34

THÁNH KINH VÀ HUẤN LUYỆN LÃNH ĐẠO 43

TIN GIÁO PHẬN TP. HCM 46



Xin mời quý độc giả tham khảo thêm qua trang Web :

http://tgp-tphcm.org/tap-san



www.gdpttt.com

LINH MỤC VÀ GIA ĐÌNH GIÁO XỨ


Lm. Dom. Đinh Viết Tiên O.P.

(LTS) Kính Tặng các Tân Linh Mục và các Linh Mục Tân Chánh Xứ Giáo phận Tp. Hồ Chí Minh, nhân dịp các ngài lãnh nhận bài sai đi làm mục vụ Giáo xứ.

Giáo Xứ, hai tiếng thân thương. Đức Gio-an Phao-lô II, trong tông huấn “Giáo hội tại Á châu”, về Giáo hội tại Á Châu, đã đưa ra một định nghĩa như sau : “Giáo xứ là nơi thông thường cho tín hữu quy tụ lại để được lớn lên trong đức tin, để sống mầu nhiệm hiệp thông Giáo hội và tham gia vào sứ mạng của Giáo hội.” (Tông huấn Giáo hội tại Á châu, số 25)

Nhà văn Bernanos trong tiểu thuyết “Cha Xứ Nhà Quê” đã viết : giáo xứ của tôi hai tiếng thân thương, giáo xứ là cái nôi mà từ đó tôi lớn lên, từ khi tôi được lãnh nhận bí tích thanh tẩy, lãnh nhận các nhiệm tích khác: xưng tội rước lễ lần đầu, thêm sức, hôn phối… Giáo xứ là nơi tôi được hít thở bầu khí thân thương và thánh thiện.

Tuy nhiên, Công đồng mong muốn chúng ta biến giáo xứ trở thành một cộng đoàn, một gia đình được xây dựng trên nền tảng của tình bác ái huynh đệ : “Trong quyền hạn mình, Linh Mục thi hành nhiệm vụ Đức Ki-tô mục tử và thủ lãnh, tụ họp gia đình Thiên Chúa là cộng đoàn huynh đệ có cùng một tâm hồn, và nhờ Đức Ki-tô, trong Chúa Thánh Thần, dẫn đưa cộng đoàn ấy về với Thiên Chúa Cha.” (Hc.Giáo hội, số 28)

Với trách nhiệm coi sóc, Linh mục hướng dẫn đoàn chiên : “Thi hành chức vụ của Đức Ki-tô là đầu và là chủ chăn theo phận vụ mình, các Linh Mục nhân danh Giám Mục, tụ họp gia đình Thiên Chúa như một cộng đoàn huynh đệ duy nhất, và nhờ Đức Ki-tô trong Chúa Thánh Thần, các ngài dẫn đưa họ đến cùng Chúa Cha.” (SL. Chức vụ và đời sống Linh Mục, số 6)

I. Trách Nhiệm Của Các Vị Chủ Chăn

1. Lãnh đạo là phục vụ :

Như chúng ta đã biết : giáo xứ là một cộng đoàn, là một xã hội vì thế phải có những người đứng đầu, những vị lãnh đạo. Người đứng đầu và lãnh đạo trong giáo xứ chính là các Linh Mục.

Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng, tự bản chất, Tin mừng Đức Giê-su là một cuộc đảo lộn qui luật thế gian. Cũng chính vì Đức Giê-su không đáp ứng những yêu sách có tính thế gian của người Do-thái mà Ngài bị giết chết. Chính vì Đức Giê-su không thiết lập Vương Quyền bằng quyền bính, bằng sức mạnh nên tất cả người Do-thái thời đó, cả các tông đồ cũng đều bị “bé cái lầm”. Các ông tưởng rằng Đức Giê-su lên Giê-ru-sa-lem để thiết lập vương quyền và cần mau chóng tìm một chỗ tốt nhất trong Nước của Ngài. (x. Lc 24,21; Mt 20,20-23; Mc 10,35-45) Đức Giê-su đã nói rõ chiều hướng đảo ngược của cộng đoàn Ki-tô hữu, cộng đoàn Giáo hội : Trong cộng đoàn của Giáo hội, Chúa Giê-su cho thấy rõ có một sự khác biệt căn bản : giữa anh em thì không như vậy; người làm lớn thì phải phục vụ anh em... (x. Mt 20,24-28)

Quả thật là khó khi một người cầm quyền lại không sở dụng quyền bính, khi một người có trách nhiệm quản trị nhưng lại thực sự là một người phục vụ, người hầu hạ người khác... Khi người Linh Mục khi áp dụng phương thức quản trị trong giáo xứ cũng thường dễ bị kéo theo một “tinh thần thế gian” : cám dỗ thi hành công tác như một công chức; cám dỗ quản trị giáo xứ chứ không phải là mục tử; cám dỗ an thân, dễ dãi. Thay vì đồng hành và liên luỵ với những khó khăn của con chiên thì người Linh Mục lại muốn ra những qui tắc chung, không giải quyết những hoàn cảnh trục trặc, khó khăn riêng biệt; cám dỗ vun đắp bản thân hơn là cống hiến; thăng tiến trong “nghề nghiệp” chứ không phải là làm thăng tiến đời sống đức tin của người tín hữu. Sứ vụ của người mục tử lại trở thành một phương cách thi thố tài năng; khẳng định tầm mức của mình đối với các giáo xứ khác.

Có thật Linh Mục đau nỗi đau của con chiên lạc ? Linh Mục vui mừng vì tìm thấy con chiên lạc. Có căn bệnh thành tích trong đời sống Giáo hội giống như trong xã hội hiện nay không ?

2. Linh Mục là người cha trong giáo xứ : Nếu giáo xứ là một gia đình, thì Linh Mục chính là một người cha và người cha ấy có bổn phận phải phục vụ dân Chúa.

Linh Mục phải săn sóc các tín hữu như những người cha trong Đức Ki-tô, vì đã sinh họ cách thiêng liêng nhờ phép Thánh tẩy và giáo huấn.” (Hc. Giáo hội, số 28)

Là lãnh đạo, là chủ chăn của đoàn chiên, các Linh mục noi gương Chúa Ki-tô, vị Chủ chăn tối cao: “Các chủ chăn trong Giáo hội noi gương Chúa phải phục vụ lẫn nhau và phục vụ các tín hữu khác.” (Hc.Giáo hội, số 32)



  1. Giáo huấn:

Người Linh Mục là người, dù muốn hay không, vẫn “phải nói” với cộng đoàn, và điều thúc bách trước mắt là phải nói cho hay. Linh Mục là người có “cái miệng to hơn cái tai”; là người thường xuyên phải nói, xuất hiện chỗ nào thì phải nói chỗ ấy. Hằng ngày phải nói, hằng tuần phải nói; trách nhiệm ấy nhiều lúc làm cho người Linh Mục chỉ còn “đủ thì giờ” để tìm ý tưởng, tìm ngôn từ để nói cho hay, còn chuyện sống điều mình nói đành để lại đó, chuyện tính sau.

Cảm giác ấy lâu dần thành quen, cốt sao nói cho hay, tìm tòi dữ liệu để nói, thú vị với điều mình nói. Ban đầu, người Linh Mục còn một chút áy náy vì mình nói mà chưa làm, nhưng rồi cũng quen dần, điều phải nói ta cứ nói, thậm chí kết án người khác trong lời nói mà không ngờ rằng điều đó thật ra cũng là kết án chính mình (mình cũng chẳng hơn gì). Thế giới của lời nói, lời giảng trở thành một quĩ đạo độc lập và chẳng liên hệ gì đến đời sống thường ngày của chính mình. Trách nhiệm phải nói thúc bách liên tục khiến ta không còn đủ thời giờ dừng chân để nối một chút điều mình nói với cuộc sống thật của bản thân.

Vất vả truyền giáo và dạy dỗ, linh mục tin những gì mình ngài đã đọc thấy và suy niệm trong lề luật Chúa, dạy dỗ những điều mình tin và thực hành những điều mình dạy.” (Hc Giáo hội, số 28)

b. Thánh hóa qua việc trao ban các bí tích :

Giáo dân cũng có quyền được các chủ chăn có chức thánh ban phát dồi dào các ơn trợ lực chứa đựng trong các kho tàng thiêng liêng của Giáo hội, đặc biệt là Lời Thiên Chúa và các bí tích.” (Hc Giáo hội, số 37)

Linh Mục chu toàn cách tuyệt hảo chức vụ giao hòa và an ủi đối với các tín hữu thống hối và bệnh tật.” (Hc Giáo hội, số 28)

Chịu khó ngồi tòa giải tội. Kinh nghiệm cho thấy chính thái độ kiên trì và chịu khó ngồi tòa là một điểm son để canh tân giáo xứ. Cha thánh Gio-an Ma-ri-a Vi-an-nêy đã trở thành một vị chủ chăn gương mẫu về việc ngồi tòa giải tội.

c. Cai quản :

Trong quyền hạn mình, Linh Mục thi hành nhiệm vụ Đức Ki-tô mục tử và thủ lãnh, tụ họp gia đình Thiên Chúa là cộng đoàn huynh đệ có cùng một tâm hồn, và nhờ Đức Ki-tô trong Chúa Thánh Thần, dẫn đưa cộng đoàn ấy về với Thiên Chúa Cha.” (Hc Giáo hội, số 28)

Đức ái mục tử đòi hỏi chúng ta phải tận tụy và phục vụ đoàn chiên. Thời giờ, sức khỏe, khả năng, vật chất,… đều được dành cho đoàn chiên của mình được sống và sống dồi dào. (x. Ga 10,10) Thế nhưng, đã có không ít những điều tiếng không hay về cung cách phục vụ của người mục tử. Nhiều giáo dân than phiền về thái độ cửa quyền và nặng tính hành chánh. Ở đây, chúng ta có thể kể ra một vài thái độ tệ hại của người mục tử không như một người phục vụ :

- Mục tử kể chuyện xấu của con chiên trong sự khoái trá, hỉ hả.

- Một mục tử “ăn miếng trả miếng” với người Ki-tô hữu.

- Mục tử không dám đảm nhận trách nhiệm như một người lãnh đạo, đổ lỗi cho đoàn chiên mà không biết tự trách bản thân mình.

- Mục tử chỉ lấy tiêu chuẩn trật tự, tiêu chuẩn nề nếp của tập thể làm vui mà không có khả năng hy sinh cho những con chiên lạc.

II. Để chu toàn trách nhiệm các chủ chăn cần lưu ý

1.Tìm hiểu đoàn chiên :

Trong khi chu toàn nhiệm vụ chủ chăn, trước tiên các ngài hãy quan tâm tìm hiểu đoàn chiên riêng của mình. Vì là kẻ phục vụ hết mọi con chiên, các ngài hãy giúp cho đời sống Ki-tô giáo được thăng tiến nơi từng giáo hữu, trong gia đình, trong các hiệp hội đặc biệt liên hệ tới việc tông đồ vàcả trong toàn thể cộng đoàn giáo xứ.” (Sl. về Giám Mục, số 30)

2. Gần gũi với đoàn chiên :



-“Các Linh Mục Tân ước, do ơn gọi và chức thánh, một cách nào đó được tuyển chọn ngay giữa Dân Chúa, nhưng không phải để tách biệt khỏi họ hoặc bất cứ một người nào, mà để tận hiến làm công việc Chúa đã chọn họ làm… Chính thừa tác vụ của các ngài, vì mang một danh nghĩa đặc biệt, nên đòi buộc các ngài không được theo thói thế gian, nhưng đồng thời lại đòi hỏi các ngài sống trong thế gian giữa loài người.” (SL. Chức vụ và đời sống Linh Mục, số 3)

- Tìm hiểu những khát vọng của họ để đưa ra những chương trình mục vụ thích hợp : “Với tinh thần cha con, các ngài hãy cẩn thận xem xét, trong Chúa Ki-tô, những kế hoạch, thỉnh cầu và khát vọng của họ.” (Hc.Giáo hội, số 37)

- Phải tín nhiệm và trao cho họ những công việc cụ thể cần phải làm : “Các ngài nên tin cẩn giao cho họ những công tác để họ phục vụ Giáo hội, cho họ tự do và quyền hạn để hành động. Hơn nữa, các ngài cũng nên khuyến khích họ tự đảm lấy trách nhiệm.” (Hc.Giáo hội, số 37) “Các ngài phải tin tưởng trao phó nhiệm vụ cho các giáo dân trong việc phục vụ Giáo hội, để cho họ được tự do và có lãnh vực hoạt động, hơn nữa lúc thuận tiện, phải khuyến khích họ tự ý đảm trách công việc.” (SL. chức vụ và đời sống Linh Mục, số 9)

- Dung hòa mọi khuynh hướng trong giáo xứ : “Các Linh Mục được đặt giữa giáo dân để dẫn đưa mọi người về hiệp nhất trong đức ái “hãy yêu thương nhau với tình bác ái huynh đệ, thi đua tôn trọng lẫn nhau”. (Rm 12,10) “Vậy các ngài phải tìm cách hòa hợp các khuynh hướng khác nhau, để không ai cảm thấy mình xa lạ trong cộng đoàn tín hữu.” (SL. chức vụ và đời sống linh mục, số 9)

3. Đối xử khoan dung với mọi người :

- “Trong việc kiến thiết này, Linh Mục phải theo gương Chúa mà đối xử rất nhân đạo đối với hết mọi người. Tuy nhiên, khi dạy dỗ và khuyên bảo họ như những người con rất yêu quí, các ngài phải đối xử với họ không phải theo sở thích loài người, nhưng theo giáo thuyết và đời sống Ki-tô giáo đòi hỏi, như lời thánh Tông đồ : hãy nhấn mạnh khi thuận tiện cũng như khi bất tiện, hãy khiển trách, đe dọa, khuyến khích, với tất cả lòng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ.” (SL. về Giám mục, số 6)

III. Các đối tượng cần được quan tâm

1. Những người nghèo :“Thế nên, các nghị phụ Thượng Hội Đồng thúc giục các vị chủ chăn hãy nghĩ ra những phương cách mới mẻ và hữu hiệu để chăn dắt các tín hữu, làm sao cho mỗi người, nhất là người nghèo cảm nhận được mình là một thành phần thực thụ của giáo xứ và của toàn thể Dân Chúa.” (Tông huấn Giáo hội tại Á châu, số 25).

Tuy mắc nợ hết mọi người, nhưng các Linh Mục phải đặc biệt săn sóc những người nghèo khổ và yếu đuối được trao phó cho mình : vì chính Chúa đã tỏ ra là bạn hữu với họ và coi việc rao giảng Phúc âm cho họ là dấu hiệu cho công cuộc cứu thế”. (SL. Chức vụ và đời sống Linh Mục, số 6)

2. Giới trẻ :

Thượng Hội Đồng lưu ý đặc biệt hơn nữa giới trẻ là thành phần mà giáo xứ cần phải tạo nhiều điều kiện hơn để họ hiệp thông và cộng tác.” (Tông huấn Giáo hội tại Á châu, số 25) “Các Linh Mục cũng phải đặc biệt tận tâm theo dõi các thanh thiếu niên, ngay cả những người đã có đôi bạn và những bậc phụ huynh, để ước gì họ họp thành những nhóm bạn hữu biết giúp đỡ nhau sống đời Kitô giáo một cách dễ dàng và đầy đủ hơn trong cuộc sống đầy khó khăn.” (Sl. chức vụ và đời sống Linh Mục, số 6)

3. Những người bỏ đạo :

Như mục tử tốt lành, Linh Mục còn phải đi tìm (x. Lc 15,4-7) những người đã lãnh nhận phép thanh tẩy trong Giáo hội công giáo, nhưng đã xao lãng không lãnh nhận các bí tích hay đã mất đức tin. (Hc Giáo hội, số 28)

4. Những cộng đoàn “nhỏ và đẹp” :

Các nghị phụ Thượng Hội Đồng nhấn mạnh tới giá trị của các cộng đoàn Giáo hội cơ bản như một phương thế hữu hiệu để đẩy mạnh sự hiệp thông và cộng tác trong các giáo xứ và giáo phận như một lực lượng thực sự cho công cuộc phúc âm hóa. Những tập thể này còn giúp các đoàn viên Tin mừng trong tinh thần yêu thương huynh đệ và phục vụ, từ đó trở thành điểm khởi hành vững chắc cho một xã hội mới, biểu hiện một nền văn minh tình thương.” (Tông huấn Giáo hội tại Á châu, số 95) IV. Cung cách và thái độ của vị chủ chăn

a. Làm gương sáng cho giáo dân :

- Linh Mục là người cha tinh thần và là người của Chúa, do đó Linh Mục phải nêu gương sáng trong đời sống cầu nguyện. Linh Mục đạo đức, giáo dân sốt sắng. Linh Mục sốt sắng, giáo dân ngoan đạo. Nếu Linh Mục lơ đãng vấn đề cầu nguyện, giáo dân “xoàng”.

- “Nêu gương cho đoàn chiên (1P 5,3), Linh Mục phải làm sao hướng dẫn và phục vụ cộng đoàn địa phương của mình để họ xứng đáng mang danh hiệu Giáo hội Thiên Chúa (x. 1Cor 1,2; 2Cor 1,1), là danh hiệu riêng biệt của toàn thể dân Thiên Chúa là dân duy nhất.” (Hc Giáo hội, số 28)

b. Tạo điều kiện cho giáo dân cộng tác:

Chấp nhận vai trò của giáo dân trong cộng đoàn Dân Chúa :

Phần các vị chủ chăn có chức thánh, các ngài phải nhìn nhận và nâng cao phẩm giá và trách nhiệm của giáo dân trong Giáo hội.” (Hc Giáo hội, số 37) “Các linh mục cần phải nhìn nhận và khích lệ phẩm giá và vai trò riêng của giáo dân trong sứ mệnh Giáo hội.” (SL. chức vụ và đời sống Linh Mục, số 9)

c. Tôn trọng và lắng nghe

Tôn trọng và lắng nghe, bởi vì giáo dân hôm nay tương đối đã trưởng thành, không còn thái độ “gọi dạ bảo vâng” như ngày xưa, vì thế : “Các chủ chăn phải nhìn nhận và tôn trọng sự tự do chính đáng của mọi người trong lãnh vực trần thế.” (Hc Giáo hội, số 38). “Các ngài cũng phải thành thật kính trọng sự tự do chân chính mà mọi người có quyền được hưởng trong xã hội trần gian. Các ngài phải sẵn lòng lắng nghe giáo dân, cứu xét các nguyện vọng của họ trong tinh thần huynh đệ, nhìn nhận kinh nghiệm và khả năng chuyên môn của họ trong các lãnh vực khác nhau của hoạt động nhân sinh, để cùng với họ có thể nhận biết những dấu chỉ thời đại.” (SL. chức vụ và đời sống Linh mục, số 9)

d. Chấp nhận những ý kiến đóng góp :

Các ngài nên sẵn sàng chấp nhận những ý kiến khôn ngoan của họ.” (Hc. Giáo hội, số 37)

3. Nhận ra những giới hạn của mình

a. Khiêm tốn là thái độ cần thiết

- Điều đó cho thấy nguồn gốc sâu xa của tình trạng chủ quan, tình trạng nói và làm khi không đi đôi với nhau, tình trạng phản chứng, đó là thái độ trốn tránh chính bản thân mình, tự lừa dối chính mình. Triết gia Platon đã từng nói : tình thân hữu với chính mình là điều khó nhất.

- Khi người Linh Mục thực sự đối diện với Chúa sẽ nhận ra con người thật của mình. Đối diện với một Đấng yêu thương vô điều kiện, người Linh Mục có khả năng nhận định lại vấn đề một cách chính xác hơn. Khi gặp gỡ trong tình yêu đích thực, người ta sẽ gạt bỏ được nỗi sợ bị chê, nỗi sợ không được chấp nhận để có thể chìm sâu đến tận căn của vấn đề, gạt bỏ được những ảo tưởng về bản thân mình, dám chân nhận những thiếu sót của bản thân.

Cũng vậy, khi đối diện cách thông thoáng với anh em, khi có được những người bạn chân thật có khả năng “mày tao”, có khả năng “chửi” mình một cách chân thành và xây dựng, người Linh Mục cũng có thể có nhiều cơ may để thoát khỏi chiếc mặt nạ danh giá và chân nhận bản thân mình nhiều hơn.

Linh Mục cũng là người và cũng đầy dẫy những yếu đuối thuộc về thân phận con người. Tuy nhiên, phản chứng là thái độ hết sức nguy hiểm. Không nhận chân được tình trạng của mình, không thể tiến bộ nhưng càng ngày càng tệ hại hơn trong chiều hướng phản chứng. Ngược lại, nhận ra bản thân mình, người Linh Mục có nhiều cơ may, nếu không phải là những “đầu máy” mạnh mẽ lôi kéo người giáo dân sống đức Tin, thì ít nhất cũng là người đồng hành, cùng hiểu và giúp nhau thăng tiến chứ không phải là người mà đời sống của mình phá hoại chính lời giảng của mình.

b. Nên để ý đến bệnh chủ quan

- Mặt khác, bệnh chủ quan cũng là một thứ căn bệnh đặc trưng của người linh mục; bệnh của những người ngày càng ít khả năng lắng nghe, càng ngày càng mất khả năng học được những bài học mới từ trong sách vở, trong báo chí, trong chính những biến cố xẩy ra chung quanh và trong cả những “con chiên” của mình. Bệnh chủ quan có lẽ không là gì khác hơn con đẻ của tình trạng nói nhiều hơn nghe, dạy nhiều hơn học.

- Nói mà không làm, đó là phản chứng (x. Mt 21,28-32), đó là gương mù (x. Mt 23,1-7),... Phản chứng hoặc gương mù có một tác dụng hết sức tai hại, chẳng những nó làm cho lời nói không có hiệu quả, nhưng còn làm tiêu tan giá trị đích thực của nội dung lời nói. Phản chứng là một sự đánh lừa bị lột mặt nạ, là sự “phá sản” của nội dung sứ điệp.

c. Cảm thông:

- Cha Thimothy Radcliffe : nỗi đau của người Linh Mục là vừa phải trung tín với Giáo Hội và rao giảng giáo huấn của Giáo Hội, vừa nhận thấy người Ki-tô hữu không sống được giáo huấn ấy... (Xc. Bài giảng cho các Linh Mục Anh quốc...) Cần sống nỗi đau đó thường xuyên để không rơi vào thái độ dễ dãi kết án hay dễ dãi đòi buộc người giáo dân. Chính trong nỗi đau đó mà người mục tử mới có thể đồng hành với dân Chúa trên hành trình tiến đến Nước Trời.

- Những điều ấy cần phải được thể hiện, được bộc lộ một cách cụ thể trong lời giảng và trong cách sống của Linh Mục cũng như đối với người Ki-tô hữu nói chung. Không thể chấp nhận được một đời sống đức tin nhưng lại dúm dó, với một nhân cách tụt hậu, lo lắng, tính toán hơn thiệt, giữ đạo hình thức...

- Người mục tử trong nền kinh tế thị trường, nghĩa là trong bầu khí có rất nhiều lời mời mọc hấp dẫn của cuộc sống xã hội hôm nay, cần phải khám phá những nét đẹp nhân bản đích thực của Kitô giáo để có thể “sòng phẳng” chinh phục được con người trong bầu không khí thị trường, chứ không phải lợi dùng uy thế, đe dọa để ép buộc người ta phải tiêu dùng “sản phẩm” của mình.

Chỉ khi ấy, người Linh Mục mới có thể trình bày một hình ảnh Ki-tô giáo hấp dẫn và thuyết phục đối với con người ngày nay. Hãy can đảm đi vào cuộc “cạnh tranh” một cách sòng phẳng thì mới có thể khám phá ra được nét đẹp ấy. Ngược lại, nếu chọn con đường dễ dãi, la mắng và áp đặt, đe doạ và đòi hỏi... thì cũng chỉ giữ được “phần xác” của người giáo dân mà thôi.

Tạm kết : Hãy là Mô-sê gắn kết đời mình với Chúa. Xin được kết thúc bài chia sẻ bằng một đoạn kinh thánh trong sách Huấn Ca nói về Mô-sê thuở trước. Nhưng cũng là một gợi ý cho những Mô-sê hôm nay.

Rồi từ ông Gia-cóp, xuất phát một con người phúc hậu, đẹp lòng mọi người, được Thiên Chúa và người đời thương mến,


đó là ông Mô-sê. Nhớ đến ông là phải dâng lời chúc tụng.


Ngài thánh hoá ông vì ông tín thành và nhân hậu. Ngài chọn lựa ông trong số mọi phàm nhân.

Ngài cho ông nghe thấy tiếng Người, dẫn ông vào trong đám mây dày đặc, và, diện đối diện, ban cho ông các điều răn, đó là luật ban sự sống và thông hiểu, để dạy cho Gia-cóp biết giao ước, cho Ít-ra-en biết các quyết định của Ngài”. (Hc 45, 1-5)

Каталог: sites -> default -> files
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”

tải về 269.74 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương