TRƯỜng thpt hà huy tập cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam TỔ: SỬ ĐỊA – gdcd



tải về 196 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích196 Kb.
#38303
TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

TỔ: SỬ - ĐỊA – GDCD Độc lập – tự do – hạnh phúc

Nhóm: Địa lí ====================

                                                                    Vinh, Ngày 22 tháng  8 năm 2017



KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI BÀI DẠY MINH HỌA

NĂM HỌC 2017 – 2018

(Trích biên bản họp tổ chuyên môn ngày  22  tháng 8  năm 2017)

  • Căn cứ công văn số: 1904/SGDĐT – GDTrH về việc triển khai thực hiện đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

  • Căn cứ vào chương trình môn Địa lí THPT

  • Căn cứ công tác chỉ đạo thực hiện đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học của trường THPT Hà Huy Tập.

  • Căn cứ chương trình giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh.

Nhóm Địa lí thảo luận và thống nhất kế hoạch triển khai thực hiện đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học như sau:

  1. Số lượng bài dạy: 4 bài/ năm học

  2. Thời gian thực hiện:

  • Học kì 1: Dạy 2 tiết vào tháng 10

  • Học kì 2: Dạy 2 tiết vào tháng 2 và tháng 3

  1. Dự kiến giáo viên thực hiện bài dạy minh họa:

  • Học kì 1: Cô Ngà, Cô Thúy , Cô Phương

  • Học kì 2: Cô Ngà, Cô Thúy, Cô Phương

                                                     Vinh, ngày 22 tháng  8  năm 2017

                                    Nhóm trưởng chuyên môn



Nguyễn Phương Thúy

TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

TỔ: SỬ - ĐỊA – GDCD Độc lập – tự do – hạnh phúc

Nhóm: Địa lí ====================

                     BIÊN BẢN SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN THEO



NGHIÊN CỨU BÀI HỌC

(Trích biên bản họp tổ chuyên môn ngày  22  tháng 8  năm 2017)

  1. Thời gian: 15 giờ 00 ngày 22 tháng 8 năm 2017     

  2. Thành phần: Giáo viên nhóm Địa lí

  3. Địa điểm: Phòng học lớp 12 T1

  4. Chủ trì: Nhóm trưởng Nguyễn Phương Thúy

  5. Thư kí: Lê Thị Thúy Ngà

NỘI DUNG:TRAO ĐỔI GIỮA GV DẠY VÀ CÁC GV SẼ DỰ GIỜ VỀ

BÀI DẠY MINH HỌA
BÀI 5 – Tiết 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ TRUNG Á
Tổng hợp các ý kiến

  1. Mục tiêu bài học

Kiến thức:

- Biết được tiềm năng phát triển kinh tế của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á.

- Hiểu được các vấn đề chính của khu vực đều liên quan đến vai trò cung cấp dầu mỏ và các vấn đề dẫn tới xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo, nạn khủng bố.

Hiểu được vì sao khu vực Tây Nam Á và Trung Á được gọi là “Điểm nóng” của thế giới và giải pháp giải quyết.



Kĩ năng:

- Sử dụng bản đồ các nước trên thế giới để phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á.

- Phân bảng số liệu thống kê để rút ra nhận định.

- Đọc và phân tích các thông tin địa lí từ các nguồn thông tin về chính trị thời sự quốc tế.



Thái độ:

HS biết được những mâu thuẩn của những khu vực này xuất phát từ lợi ích của các nước và ảnh hưởng đến hòa bình thế giới. Có thái độ lên án những hành động khủng bố đe dọa hòa bình an ninh thế giới.



Các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực

- Đàm thoại gợi mở.

- Thảo luận nhóm.

- Sử dụng đồ dùng trực quan



  1. Dự kiến các tình huống xảy ra và xử lí với học sinh trong kế hoạch dạy học

  • Các tình huống xảy ra

  • Trong hoạt động nhóm:

Một số học sinh sẽ thụ động, không làm việc, ỷ lại vào kết quả làm việc của các bạn khác trong nhóm nên không nắm được nội dung bài học

  • Mục 1, phần II:

Dựa vào biểu đồ lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng ở một số khu vực trên thế giới, tính lượng dầu thô chênh lệch giữa khai thác và tiêu dùng từ đó nhiều học sinh sẽ không biết cách nhận xét về khả năng cung cấp dầu mỏ cho thế giới của khu vực Tây nam Á

  • Cách xử lí

  • Giáo viên chia lớp thành hai nhóm lớn thảo luận nội dung của hai khu vực nhưng học sinh sẽ phải hoàn thành nội dung bài học trên phiếu học tập cá nhân. Giáo viên gọi học sinh bất kì trình bày mà không cử đại diện nhóm, gọi học sinh khác trong nhóm và nhóm khác nhận xét, bổ sung. Như vậy tất cả các học sinh trong nhóm sẽ phải làm việc theo nội dung đã phân công.

  • Sau khi học sinh tính được lượng dầu thô chênh lệch, giáo viên hướng dẫn cho học sinh so sánh hiệu số xem khu vực nào lớn nhất (Tây Nam Á). Từ đó học sinh sẽ tự đưa ra kết luận khu vực Tây Nam Á có sản lượng dầu thô không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mà còn cung cấp cho thị trường thế giới.

  1. Cách thức đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua tiết học

  • Câu hỏi tổng hợp và nâng cao sau mỗi phần và cuối bài

  • Trắc nghiệm khách quan cuối bài

  • Trò chơi củng cố

  1. Các minh chứng để đánh giá kết quả học tập của học sinh

  • Phiếu học tập của cá nhân

  • Kết quả câu trả lời trắc nghiệm

  • Kết quả của trò chơi.

    Cuộc họp kết thúc vào hồi 17 giờ, ngày 22 tháng 8 năm 2017

             

   Thư kí Nhóm trưởng

          Lê Thị Thúy Ngà Nguyễn Phương Thúy






SẢN PHẨM HOÀN THIỆN NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
Tiết 07
Bài 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC (TT).

Tiết 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á, KHU VỰC TRUNG Á

1. Tình huống xuất phát (Hoạt động khởi động)

GV đặt vấn đề:

Các em đã từng biết đến những câu chuyện li kì, hấp dẫn: Alibaba và bốn mươi tên cướp, chuyện Nghìn lẻ một đêm…

Chúng ta từng biết đến vườn treo Babilon- một trong bảy kì quan thế giới cổ đại. Nhưng có những điều chúng ta chưa biết về quê hương của những tác phẩm kiệt xuất này: Khu Vực Tây Nam Á và Trung Á.

Bài học hôm nay sẽ cho chúng ta biết thêm nhiều điều thú vị về tự nhiên, dân cư, xã hội và sự phát triển kinh tế của khu vực này.


2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á (Nhóm)

Bước 1: GV treo bản đồ tự nhiên châu Á và giới thiệu trên bản đồ phạm vi khu vực Tây Nam Á và Trung Á.

Bước 2: GV chia lớp thành hai nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm:

- Nhóm1: Tìm hiểu về khu vực Tây Nam Á

- Nhóm 2:Tìm hiểu khu vực Trung Á.

GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học và hình 5.5, 5.7, bản đồ tự nhiên châu Á, tiến hành phân tích để hoàn thành nội dung của bảng sau:



Khu vực

Tây Nam Á

Trung Á

Vị trí địa lí







Ý nghĩa của vị trí địa lí







Đặc điểm tự nhiên







Đặc điểm dân cư và xã hội








Bước 3: Gọi học sinh lên trình bày, các hs khác trong nhóm bổ sung (GV kẻ sẳn bảng ở trên bảng)

Bước 4: GV đặt thêm câu hỏi: Em hãy cho biết ở hai khu vực có điểm gì giống nhau?

GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức:


I. ĐẶC ĐIỂM CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á:

Khu vực

Tây Nam Á

Trung Á

Diện tích

7,0 triệu km2

5,6 triệu km2

Vị trí địa lí

- Nằm ở ngã ba của 3 châu lục Á-Âu-Phi.

- Giáp với ÂĐD, ĐTH, Biển Đỏ, Biển Đen



- Nằm ở trung tâm của châu Á

- Giáp với nhiều khu vực của Châu Á và châu Âu.



Ý nghĩa của vị trí địa lí

Có vị trí chiến lược quan trọng về kt-ct-qs.

Là cầu nối giữa phương Đông và phương Tây.

Đặc điểm tự nhiên

- Có khí hậu khô nóng.

- Cảnh quan chủ yếu là hoang mạc, bán h.mạc

- Nhiều dầu mỏ, khí tự nhiên.


- Khí hậu lục địa khô hạn.

- Cảnh quan nhiều thảo nguyên, h. mạc

- Dầu khí, vàng, muối mỏ, urani.


Đặc điểm dân cư và xã hội

- Là cái nôi văn minh thế giới.

- Đa số dân cư theo đạo Hồi.

- Xung đột, chiến tranh, khủng bố thường xuyên .


- Đa dân tộc, mật độ dân số thấp.

- Phần lớn dân cư theo đạo Hồi

- Chính trị thiếu ổn định.



* Hai khu vực có cùng điểm chung là:

-Cùng có vị trí địa lí - chính trị chiến lược quan trọng.

- Cùng có nhiều dầu mỏ, khí tự nhiên và các tài nguyên khác.

- Khí hậu khô hạn

- Tỉ lệ dân cư theo đạo Hồi cao.

* Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường:

Khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở các nước TNÁ và Trung Á cần chú ý đến vấn đề gì? Tại sao?
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò cung cấp dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á (Cả lớp)
Bước 1: GV yêu cầu HS phân tích hình 5.8 và nội dung mục II.1 để thấy vai trò của khu vực Tây Nam Á và Trung Á trong việc cung cấp dầu mỏ trên thế giới:

- Khu vực nào khai thác được lượng dầu thô nhiều nhất, ít nhất?

-Khu vực nào có lượng dầu thô tiêu dùng nhiều nhất, ít nhất?

- Khu vực nào vừa có khả năng vừa thoả mãn dầu thô cho mình, vừa có thể cung cấp dầu thô cho thế giới, tại sao?



Bước 2: Đại diện HS trình bày, các HS khác bổ sung.

Bước 3: GV nhận xét và kết luận:
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á

1.Vai trò cung cấp dầu mỏ:

- Cả hai khu vực có trữ lượng dầu mỏ rất lớn, riêng Tây Nam Á chiếm 50% trữ lượng của thế giới.

- Tây Á và Trung Á có khả năng xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.

- Khu vực Tây Nam Á chiếm 40% lượng dầu xuất khẩu thế giới

=> đây là nguyên nhân chính tạo nên sự bất ổn định của khu vực.

Hoạt động 3: Tìm hiểu vấn đề xung đột tôn giáo, nạn khủng bố của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á (Cả lớp)
Bước 1: GV hướng dẫn HS dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của mình, em hãy cho biết:

- Cả hai khu vực Tây Nam Á và Trung Á vừa qua đang nổi lên những sự kiện chính trị gì đáng chú ý?

- Những sự kiện nào của khu vực Tây Nam Á được cho diễn ra một cách dai dẳng nhất, cho đến nay vẫn chưa chấm dứt?

- Vấn đề đó cần giải quyết như thế nào?

- Theo em các sự kiện đó ảnh hưởng như thế nào đến đời sống người dân, đến sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và trong khu vực?

- Trung Á hiện nay đang tồn tại vấn đề gì? Cần giải quyết vấn đề đó như thế nào? Tại sao?



Bước 2: HS trình bày.

Bước 3: GV kết luận và GV tổng kết mọi xung đột đều liên quan đến quyền lợi, để giải quyết các vấn đề phải hiểu rõ tính lịch sử của vấn đề, phải khách quan, công bằng, bình đẳng và tuân thủ luật pháp quốc tế.
2.Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố:

a.Thực trạng:

- Xung đột dai dẳng giữa người Ả-Rập và Do Thái.

- Các cuộc tranh giành tài nguyên đất đai, nguồn nước, khoáng sản.

- Sự can thiệp của các thế lực bên ngoài, các lực lượng khủng bố phát triển.



b.Nguyên nhân:

- Do tranh chấp quyền lợi: Đất đai, tài nguyên, môi trường sống.

- Do khác biệt về tư tưởng, định kiến về tôn giáo, dân tộc có nguồn gốc từ lịch sử.

- Do các thế lực bên ngoài can thiệp nhằm vụ lợi.



c.Hậu quả:

- Gây mất ổn định ở mỗi quốc gia, trong khu vực và làm ảnh hưởng tới các khu vực khác.

- Đời sống nhân dân bị đe doạ và không được cải thiện, kinh tế bị huỷ hoại và chậm phát triển.

- Ảnh hưởng tới giá dầu và phát triển kinh tế của thế giới.



3. Hình thành kĩ năng mới


  1. Kĩ năng khai thác bản đồ, hình vẽ

- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học và hình 5.5, 5.7, bản đồ tự nhiên châu Á, tiến hành phân tích để hoàn thành nội dung của bảng kiến thức.

- GV yêu cầu HS phân tích hình 5.8 và nội dung mục II.1 để thấy vai trò của khu vực Tây Nam Á và Trung Á trong việc cung cấp dầu mỏ trên thế giới:

+ Khu vực nào khai thác được lượng dầu thô nhiều nhất, ít nhất?

+ Khu vực nào có lượng dầu thô tiêu dùng nhiều nhất, ít nhất?

+ Khu vực nào vừa có khả năng vừa thoả mãn dầu thô cho mình, vừa có thể cung cấp dầu thô cho thế giới, tại sao?




  1. Kĩ năng làm việc theo nhóm

GV chia lớp thành hai nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm:

- Nhóm1: Tìm hiểu về khu vực Tây Nam Á

- Nhóm 2:Tìm hiểu khu vực Trung Á.

c. Kĩ năng phân tích, so sánh

- GV đặt câu hỏi: Em hãy cho biết ở hai khu vực có điểm gì giống nhau?

- Khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở các nước TNÁ và Trung Á cần chú ý đến vấn đề gì? Tại sao?

4. Vận dụng và tìm tòi mở rộng
1. Dựa vào bản đồ tự nhiên châu Á, lược đồ khu vực Tây Nam Á phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á và Trung Á.

2.Trò chơi: Hiểu ý đồng đội

Mỗi đội sẽ có một phút để ghi nhớ và diễn tả lại 5 cụm từ có liên quan đến nội dung bài học (Một hs diễn tả, một hs trả lời. Không được dùng tiếng lóng, ngoại ngữ để diễn tả). Đội nào diễn tả được nhiều hơn sẽ thắng.

Đội 1: Vịnh pecxic, Lưỡng hà, Con đường tơ lụa, Xung đột sắc tộc, tôn giáo- Thảo nguyên

Đội 2: Vườn treo babilon, Đạo Hồi, Mông Cổ, Hoang mạc, Dầu mỏ

GIÁO ÁN LẦN 1.

Ngày soạn: 5 /10/ 2017

Tiết 07
Bài 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC (TT).

Tiết 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á, KHU VỰC TRUNG Á
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần đạt:

1. Kiến thức:

- Biết được tiềm năng phát triển kinh tế của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á.

- Hiểu được các vấn đề chính của khu vực đều liên quan đến vai trò cung cấp dầu mỏ và các vấn đề dẫn tới xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo, nạn khủng bố.

Hiểu được vì sao khu vực Tây Nam Á và Trung Á được gọi là “Điểm nóng” của thế giới và giải pháp giải quyết.



2. Kĩ năng:

- Sử dụng bản đồ các nước trên thế giới để phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á.

- Phân bảng số liệu thống kê để rút ra nhận định.

- Đọc và phân tích các thông tin địa lí từ các nguồn thông tin về chính trị thời sự quốc tế.



3. Thái độ: HS biết được những mâu thuẩn của những khu vực này xuất phát từ lợi ích của các nước và ảnh hưởng đến hòa bình thế giới. Có thái độ lên án những hành động khủng bố đe dọa hòa bình an ninh thế giới.

II. PHƯƠNG PHÁP:

- Đàm thoại gợi mở.

- Thảo luận nhóm.

- Sử dụng đồ dùng trực quan.



III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

1. Chuẩn bị của GV:

- Giáo án, Bản đồ tự nhiên châu Á.

- Lược đồ khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á.

2. Chuẩn bị của HS:

- Đọc trước bài.

- Nghiên cứu biểu đồ hình 5.8 SGK.

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, nề nếp

2. Kiểm tra bài cũ:

- Phân tích nguyên nhân làm cho nền kinh tế Mĩ La tinh chậm phát triển?

- Trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm.

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề: Khởi động

Các em đã từng biết đến những câu chuyện li kì, hấp dẫn: Alibaba và bốn mươi tên cướp, chuyện Nghìn lẻ một đêm…

Chúng ta từng biết đến vườn treo Babilon- một trong bảy kì quan thế giới cổ đại. Nhưng có những điều chúng ta chưa biết về quê hương của những tác phẩm kiệt xuất này: Khu Vực Tây Nam Á và Trung Á.

Bài học hôm nay sẽ cho chúng ta biết thêm nhiều điều thú vị về tự nhiên, dân cư, xã hội và sự phát triển kinh tế của khu vực này.



b. Triển khai bài:

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á (Nhóm)

Hoạt động của GV và HS

Nội dung kiến thức

Bước 1: GV treo bản đồ tự nhiên châu Á và giới thiệu trên bản đồ phạm vi khu vực Tây Nam Á và Trung Á.

Bước 2: GV chia lớp thành hai nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm:

- Nhóm1: Tìm hiểu về khu vực Tây Nam Á

- Nhóm 2:Tìm hiểu khu vực Trung Á.

GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học và hình 5.5, 5.7, bản đồ tự nhiên châu Á, tiến hành phân tích để hoàn thành nội dung của bảng sau:



Khu vực

Tây Nam Á

Trung Á

Vị trí địa lí







Ý nghĩa của vị trí địa lí







Đặc điểm tự nhiên







Đặc điểm dân cư và xã hội







Bước 3: Gọi học sinh lên trình bày, các hs khác trong nhóm bổ sung ( GV kẻ sẳn bảng ở trên bảng)

Bước 4: GV đặt thêm câu hỏi: Em hãy cho biết ở hai khu vực có điểm gì giống nhau?

GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức:



* Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường:

Khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở các nước TNÁ và Trung Á cần chú ý đến vấn đề gì? Tại sao?

Chuyển ý: Chúng ta đã tìm được những điểm chung của hai khu vực, chúng ta sẽ nghiên cứu tiếp để xem những điểm chung này có mối quan hệ gì tới các sự kiện diễn ra tiếp theo hay không?



I. ĐẶC ĐIỂM CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á:

Khu vực

Tây Nam Á

Trung Á

Diện tích

7,0 triệu km2

5,6 triệu km2

Vị trí địa lí

- Nằm ở ngã ba của 3 châu lục Á-Âu-Phi.

- Giáp với ÂĐD, ĐTH, Biển Đỏ, Biển Đen



- Nằm ở trung tâm của châu Á

- Giáp với nhiều khu vực của Châu Á và châu Âu.



Ý nghĩa của vị trí địa lí

Có vị trí chiến lược quan trọng về kt-ct-qs.

Là cầu nối giữa phương Đông và phương Tây.

Đặc điểm tự nhiên

- Có khí hậu khô nóng.

- Cảnh quan chủ yếu là hoang mạc, bán h.mạc

- Nhiều dầu mỏ, khí tự nhiên.


- Khí hậu lục địa khô hạn.

- Cảnh quan nhiều thảo nguyên, h. mạc

- Dầu khí, vàng, muối mỏ, urani.


Đặc điểm dân cư và xã hội

- Là cái nôi văn minh thế giới.

- Đa số dân cư theo đạo Hồi.

- Xung đột, chiến tranh, khủng bố thường xuyên .


- Đa dân tộc, mật độ dân số thấp.

- Phần lớn dân cư theo đạo Hồi

- Chính trị thiếu ổn định.




* Hai khu vực có cùng điểm chung là:

-Cùng có vị trí địa lí - chính trị chiến lược quan trọng.

- Cùng có nhiều dầu mỏ, khí tự nhiên và các tài nguyên khác.

- Khí hậu khô hạn

- Tỉ lệ dân cư theo đạo Hồi cao.



Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò cung cấp dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á (Cả lớp)

Hoạt động của GV và HS

Nội dung kiến thức

Bước 1: GV yêu cầu HS phân tích hình 5.8 và nội dung mục II.1 để thấy vai trò của khu vực Tây Nam Á và Trung Á trong việc cung cấp dầu mỏ trên thế giới:

- Khu vực nào khai thác được lượng dầu thô nhiều nhất, ít nhất?

-Khu vực nào có lượng dầu thô tiêu dùng nhiều nhất, ít nhất?

- Khu vực nào vừa có khả năng vừa thoả mãn dầu thô cho mình, vừa có thể cung cấp dầu thô cho thế giới, tại sao?



Bước 2: Đại diện HS trình bày, các HS khác bổ sung.

Bước 3: GV nhận xét và kết luận:

II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á

1.Vai trò cung cấp dầu mỏ:

- Cả hai khu vực có trữ lượng dầu mỏ rất lớn, riêng Tây Nam Á chiếm 50% trữ lượng của thế giới.

- Tây Á và Trung Á có khả năng xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.

- Khu vực Tây Nam Á chiếm 40% lượng dầu xuất khẩu thế giới

=> đây là nguyên nhân chính tạo nên sự bất ổn định của khu vực.


Hoạt động 3: Tìm hiểu vấn đề xung đột tôn giáo, nạn khủng bố của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á (Cả lớp)

Hoạt động của GV và HS

Nội dung kiến thức

Bước 1: GV hướng dẫn HS dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của mình, em hãy cho biết:

- Cả hai khu vực Tây Nam Á và Trung Á vừa qua đang nổi lên những sự kiện chính trị gì đáng chú ý?

- Những sự kiện nào của khu vực Tây Nam Á được cho diễn ra một cách dai dẳng nhất, cho đến nay vẫn chưa chấm dứt?

- Vấn đề đó cần giải quyết như thế nào?

- Theo em các sự kiện đó ảnh hưởng như thế nào đến đời sống người dân, đến sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và trong khu vực?

- Trung Á hiện nay đang tồn tại vấn đề gì? Cần giải quyết vấn đề đó như thế nào? Tại sao?



Bước 2: HS trình bày.

Bước 3: GV kết luận và GV tổng kết mọi xung đột đều liên quan đến quyền lợi, để giải quyết các vấn đề phải hiểu rõ tính lịch sử của vấn đề, phải khách quan, công bằng, bình đẳng và tuân thủ luật pháp quốc tế.

2.Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố:

a.Thực trạng:

- Xung đột dai dẳng giữa người Ả-Rập và Do Thái.

- Các cuộc tranh giành tài nguyên đất đai, nguồn nước, khoáng sản.

- Sự can thiệp của các thế lực bên ngoài, các lực lượng khủng bố phát triển.



b.Nguyên nhân:

- Do tranh chấp quyền lợi: Đất đai, tài nguyên, môi trường sống.

- Do khác biệt về tư tưởng, định kiến về tôn giáo, dân tộc có nguồn gốc từ lịch sử.

- Do các thế lực bên ngoài can thiệp nhằm vụ lợi.



c.Hậu quả:

- Gây mất ổn định ở mỗi quốc gia, trong khu vực và làm ảnh hưởng tới các khu vực khác.

- Đời sống nhân dân bị đe doạ và không được cải thiện, kinh tế bị huỷ hoại và chậm phát triển.

- Ảnh hưởng tới giá dầu và phát triển kinh tế của thế giới.



  1. Củng cố:

A. TRẮC NGHIỆM

1. Ý nào đúng nhất khi nói về vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á?

a. Nơi tiếp giáp của hai đại lục và ba châu lục.

b. Ở Tây Nam châu Á, tiếp giáp với hai đại lục và ba châu lục.

c. Tiếp giáp với biển Ca-xpia và biển đen.

d. Tiếp giáp với Địa Trung Hải.

2. Vị trí của Tây Nam Á rất quan trọng bởi vì:

a. Là cầu nối giữa hai đại lục và ba châu lục.

b. Nằm án ngữ đường thông thương hàng hải gần nhất từ châu Á sang châu Âu.

c. Nằm ở trung tâm các nền văn háo, văn minh trong lịch sử thế giới.

d. Tất cả các ý trên.

B. TỰ LUẬN

1. Dựa vào bản đồ tự nhiên châu Á, lược đồ khu vực Tây Nam Á phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á và Trung Á.

2. Trò chơi: Hiểu ý đồng đội

Mỗi đội sẽ có một phút để ghi nhớ và diễn tả lại 5 cụm từ có liên quan đến nội dung bài học (Một hs diễn tả, một hs trả lời. Không được dùng tiếng lóng, ngoại ngữ để diễn tả). Đội nào diễn tả được nhiều hơn sẽ thắng.

Đội 1: Vịnh pecxic, Lưỡng hà, Con đường tơ lụa, Xung đột sắc tộc, tôn giáo- Thảo nguyên

Đội 2: Vườn treo babilon, Đạo Hồi, Mông Cổ, Hoang mạc, Dầu mỏ


5. Dặn dò: Về nhà tự ôn tập từ bài 1đến bài 5 để chuẩn bị cho kiểm tra 1 tiết

*Hướng dẫn ôn tập:

- Học theo hệ thống câu hỏi SGK từ bài 1đến hết bài 5.

- Xem lại các dạng bài tập vẽ biểu đồ ở trong SGK

V. BỔ SUNG RÚT KINH NGHIỆM:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

TỔ: SỬ - ĐỊA – GDCD Độc lập – tự do – hạnh phúc

Nhóm: Địa lí ====================

                                   



BIÊN BẢN SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN THEO

NGHIÊN CỨU BÀI HỌC

(Trích biên bản họp tổ chuyên môn ngày  19  tháng 10    năm 2017     )

Thời gian:     17   giờ   00   ngày         19     tháng  10 năm   2017      

Thành phần:       Giáo viên nhóm Địa lí

Địa điểm: Hội trường gác 2

Chủ trì: Nhóm trưởng: Nguyễn Phương thúy

Thư kí: Lê Thị Thúy Ngà

NỘI DUNG:

SUY NGẪM VÀ THẢO LUẬN BÀI DẠY MINH HỌA
BÀI 5 – Tiết 3: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và Trung Á
Tổng hợp các ý kiến
Những vấn đề liên quan đến việc học của học sinh

1.Kiến thức:

- Lượng kiến thức đủ theo chuẩn kiến thức, kĩ năng nên học sinh nhận thức tốt các nội dung của bài học


  • Các kiến thức mở rộng về vườn treo Babilon, cuộc xung đột Ixraen và Palestin, con đường tơ lụa gây nhiều hứng thú cho các em

2.Kĩ năng:

  • Rèn luyện cho hs Kĩ năng khai thác bản đồ thông qua mục I: Tìm hiểu các đặc điểm tự nhiên của hai khu vực

  • Kĩ năng làm việc theo nhóm

  • Kĩ năng quan sát và sử dụng ngôn ngữ thông qua trò chơi củng cố

3.Kết quả : Giờ học đạt hiệu quả cao cả về kiến thức và kĩ năng .

Thông qua bài học hs đã có thái độ nhất định đối với các vấn đề của TNA và TA và mối đe dọa với an ninh toàn cầu.

4.Những mục tiêu đạt được và những mục tiêu chưa đạt được

- Những mục tiêu đạt được:

Đã đạt được các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng , thái độ đề ra ban đầu theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của bộ GD- ĐT qui định.

-Những mục tiêu chưa đạt được:

Phần củng cố gồm hai nội dung: câu hỏi tự luận và trò chơi thì chỉ thực hiện được một phần.

-Nguyên nhân:

Thời gian tiết học không cho phép

-Hướng khắc phục:

Bớt phần tự luận, chỉ dùng phần trò chơi: Hiểu ý đồng đội

* Dự kiến các giải pháp, cách thức thay đổi để tiếp tục hoàn thiện bài dạy


                        Cuộc họp kết thúc vào hồi 18  giờ 00 ngày 19 tháng 10 năm 2017

                      Nhóm tưởng                                             Thư kí

Nguyễn Phương Thúy Lê Thị Thúy Ngà

                                        



GIÁO ÁN LẦN 2 Ngày soạn: 20 /10/2017

Tiết 07

Bài 5 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC(TT).

Tiết 3- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á KHU VỰC TRUNG Á
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần

*Chuẩn:

1. Kiến thức:

- Biết được tiềm năng phát triển kinh tế của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á.

- Hiểu được các vấn đề chính của khu vực đều liên quan đến vai trò cung cấp dầu mỏ và các vấn đề dẫn tới xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo, nạn khủng bố.

2. Kĩ năng :

- Sử dụng bản đồ các nước trên thế giới để phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á.

- Phân bảng số liệu thống kê để rút ra nhận định.

- Đọc và phân tích các thông tin địa lí từ các nguồn thông tin về chính trị thời sự quốc tế.



3. Thái độ: HS biết được những mâu thuẩn của những khu vực này xuất phát từ lợi ích của các nước và ảnh hưởng đến hòa bình thế giới. Có thái độ lên án những hành động khủng bố đe dọa hòa bình an ninh thế giới.

*Nâng cao: Hiểu được vì sao khu vực Tây Nam Á và Trung Á được gọi là “Điểm nóng” của thế giới và giải pháp giải quyết.

II. PHƯƠNG PHÁP:

- Đàm thoại gợi mở.

- Thảo luận nhóm.

- Sử dụng đồ dùng trực quan.



III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

1. Chuẩn bị của GV:

- Giáo án, Bản đồ tự nhiên châu Á.

- Lược đồ khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á.

2. Chuẩn bị của HS:

- Đọc trước bài.

- Vẽ biểu đồ hình 5.8 SGK.

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số +Nề nếp

2. Kiểm tra bài cũ:

- Phân tích nguyên nhân làm cho nền kinh tế Mĩ La tinh chậm phát triển?

- Trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm.

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề: Giáo viên đưa một số thông tin, hình ảnh về các câu chuyện: nghìn lẻ một đêm, Alibaba và bốn mươi tên cướp, vườn treo Babilon, thánh địa Méc-ca, Tháng Ramadan.. để giới thiệu bài học

b. Triển khai bài:

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á (Nhóm)

Hoạt động của GV và HS

Nội dung kiến thức

Bước 1: GV treo bản đồ tự nhiên châu Á và giới thiệu trên bản đồ phạm vi khu vực Tây Nam Á và Trung Á.

Bước 2: GV chia lớp thành hai nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm:

- Nhóm1: Tìm hiểu về khu vực Tây Nam Á

- Nhóm 2:Tìm hiểu khu vực Trung Á.

GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học và hình 5.5, 5.7, bản đồ tự nhiên châu Á, tiến hành phân tích để hoàn thành nội dung của bảng sau:



Khu vực

Tây Nam Á

Trung Á

Vị trí địa lí







Ý nghĩa của vị trí địa lí







Đặc điểm tự nhiên







Đặc điểm dân cư và xã hội







Bước 3: Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung ( GV kẻ sẳn bảng ở trên bảng)

Sau khi nhóm 1 trình bày xong giáo viên kể về vườn treo babilon, tại sao babilon lại trở thành kì quan thế giới cổ đại.

Nhóm 2 trình bày xong giáo viên chốt kiến thức và nói về con đường tơ lụa đến sự ảnh hưởng của nó với nền văn hóa của khu vực trung á.

Bước 4: GV đặt thêm câu hỏi: Em hãy cho biết ở hai khu vực có điểm gì giống nhau?

GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức:



* Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường:

Khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở các nước TNÁ và Trung Á cần chú ý đến vấn đề gì? Tại sao?

Chuyển ý: Chúng ta đã tìm được những điểm chung của hai khu vực, chúng ta sẽ nghiên cứu tiếp để xem những điểm chung này có mối quan hệ gì tới các sự kiện diễn ra tiếp theo hay không?



I. ĐẶC ĐIỂM CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á:

Khu vực

Tây Nam Á

Trung Á

Diện tích

7,0 triệu km2

5,6 triệu km2

Vị trí địa lí

- Nằm ở ngã ba của 3 châu lục Á-Âu-Phi.

- Giáp với ÂĐD, ĐTH, Biển Đỏ, Biển Đen



- Nằm ở trung tâm của châu Á

- Giáp với nhiều khu vực của Châu Á và châu Âu.



Ý nghĩa của vị trí địa lí

Có vị trí chiến lược quan trọng về kt-ct-qs.

Là cầu nối giữa phương Đông và phương Tây.

Đặc điểm tự nhiên

- Có khí hậu khô nóng.

- Cảnh quan chủ yếu là hoang mạc, bán h.mạc

- Nhiều dầu mỏ, khí tự nhiên.


- Khí hậu lục địa khô hạn.

- Cảnh quan nhiều thảo nguyên, h. mạc

- Dầu khí, vàng, muối mỏ, urani.


Đặc điểm dân cư và xã hội

- Là cái nôi văn minh thế giới.

- Đa số dân cư theo đạo Hồi.

- Xung đột, chiến tranh, khủng bố thường xuyên .


- Đa dân tộc, mật độ dân số thấp.

- Phần lớn dân cư theo đạo Hồi

- Chính trị thiếu ổn định.




* Hai khu vực có cùng điểm chung là:

-Cùng có vị trí địa lí - chính trị chiến lược quan trọng.

- Cùng có nhiều dầu mỏ, khí tự nhiên và các tài nguyên khác.

- Khí hậu khô hạn

- Tỉ lệ dân cư theo đạo Hồi cao.



Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò cung cấp dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á (Cả lớp)

Hoạt động của GV và HS

Nội dung kiến thức

Bước 1: GV yêu cầu HS phân tích hình 5.8 và nội dung mục II.1 để thấy vai trò của khu vực Tây Nam Á và Trung Á trong việc cung cấp dầu mỏ trên thế giới:

- Khu vực nào khai thác được lượng dầu thô nhiều nhất, ít nhất?

-Khu vực nào có lượng dầu thô tiêu dùng nhiều nhất, ít nhất?

- Khu vực nào vừa có khả năng vừa thoả mãn dầu thô cho mình, vừa có thể cung cấp dầu thô cho thế giới, tại sao?



Bước 2: Đại diện HS trình bày, các HS khác bổ sung.

Bước 3: GV nhận xét và kết luận:

II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á

1.Vai trò cung cấp dầu mỏ:

- Cả hai khu vực có trữ lượng dầu mỏ rất lớn, riêng Tây Nam Á chiếm 50% trữ lượng của thế giới.

- Tây Á và Trung Á có khả năng xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.

- Khu vực Tây Nam Á chiếm 40% lượng dầu xuất khẩu thế giới

=> đây là nguyên nhân chính tạo nên sự bất ổn định của khu vực.


Hoạt động 3: Tìm hiểu vấn đề xung đột tôn giáo, nạn khủng bố của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á (Cả lớp)

Hoạt động của GV và HS

Nội dung kiến thức

Bước 1: GV hướng dẫn HS dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của mình, em hãy cho biết:

- Cả hai khu vực Tây Nam Á và Trung Á vừa qua đang nổi lên những sự kiện chính trị gì đáng chú ý?

- Những sự kiện nào của khu vực Tây Nam Á được cho diễn ra một cách dai dẳng nhất, cho đến nay vẫn chưa chấm dứt?

- Vấn đề đó cần giải quyết như thế nào?

- Theo em các sự kiện đó ảnh hưởng như thế nào đến đời sống người dân, đến sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và trong khu vực?

- Trung Á hiện nay đang tồn tại vấn đề gì? Cần giải quyết vấn đề đó như thế nào? Tại sao?



Bước 2: HS trình bày.

Bước 3: GV kết luận và GV tổng kết mọi xung đột đều liên quan đến quyền lợi, để giải quyết các vấn đề phải hiểu rõ tính lịch sử của vấn đề, phải khách quan, công bằng, bình đẳng và tuân thủ luật pháp quốc tế.

Gv nói về cuộc xung đột Ixraen và Palestin, về đạo Hồi và các tổ chức khủng bố Hồi giáo.



2.Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố:

a.Thực trạng:

- Xung đột dai dẳng giữa người Ả-Rập và Do Thái.

- Các cuộc tranh giành tài nguyên đất đai, nguồn nước, khoáng sản.

- Sự can thiệp của các thế lực bên ngoài, các lực lượng khủng bố phát triển.



b.Nguyên nhân:

- Do tranh chấp quyền lợi : Đất đai, tài nguyên, môi trường sống.

- Do khác biệt về tư tưởng, định kiến về tôn giáo, dân tộc có nguồn gốc từ lịch sử.

- Do các thế lực bên ngoài can thiệp nhằm vụ lợi.



c.Hậu quả:

- Gây mất ổn định ở mỗi quốc gia, trong khu vực và làm ảnh hưởng tới các khu vực khác.

- Đời sống nhân dân bị đe doạ và không được cải thiện, kinh tế bị huỷ hoại và chậm phát triển.

- Ảnh hưởng tới giá dầu và phát triển kinh tế của thế giới.



4.Củng cố:

Trò chơi: Hiểu ý đồng đội

Mỗi đội sẽ có một phút để ghi nhớ và diễn tả lại 5 cụm từ có liên quan đến nội dung bài học (Một hs diễn tả, một hs trả lời. Không được dùng tiếng lóng, ngoại ngữ để diễn tả). Đội nào diễn tả được nhiều hơn sẽ thắng.

Đội 1: Vịnh pecxic, Lưỡng hà, Con đường tơ lụa, Xung đột sắc tộc, tôn giáo- Thảo nguyên

Đội 2: Vườn treo babilon, Đạo Hồi, Mông Cổ, Hoang mạc, Dầu mỏ


5. Dặn dò:Về nhà tự ôn tập từ bài 1đến bài 5 để chuẩn bị cho kiểm tra 1 tiết

*Hướng dẫn ôn tập:

-Học theo hệ thống câu hỏi SGK từ bài 1đến hết bài 5.



- Xem lại các dạng bài tập vẽ biểu đồ ở trong SGK

V. BỔ SUNG RÚT KINH NGHIỆM:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

tải về 196 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương