TRƯỜng thpt chuyên lê HỒng phong bộ MÔN: Lịch sử ĐỀ chính thứC



tải về 35.4 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích35.4 Kb.
#12971


TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG

BỘ MÔN: Lịch sử

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi gồm 0 1 trang)


ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM

NĂM HỌC 2014 - 2015

Môn: Lịch sử Lớp 12 Khối : Chuyên.

Thời gian làm bài: 150 phút



Câu 1. (3,0 điểm)

Nêu nội dung cơ bản của Luận cương chính trị tháng 10-1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương. Uu điểm và hạn chế của Luận cương là gì? Những hạn chế đó được khắc phục như thế nào trong tiến trình cách mạng nước ta từ 1930-1945?


Câu 2. (4,0 điểm)

Vì sao đến năm 1941, Trung ương Đảng và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh? Vai trò của Mặt trận Việt Minh đối với Cách mạng tháng Tám năm 1945?


Câu 3. (3,0 điểm)

Trong hai thập niên 70 và 80 của thế kỷ XX, những sự kiện nào biểu hiện xu thế hoà hoãn giữa phe xã hội chủ nghĩa và phe tư bản chủ nghĩa? Nguyên nhân nào dẫn đến chấm dứt Chiến tranh lạnh? Quan hệ các nước Đông Nam Á trong thời gian này có gì thay đổi phù hợp với xu thế trên?


……. HẾT……

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG

BỘ MÔN: LỊCH SỬ


ĐÁP ÁN ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM

NĂM HỌC 2014 – 2015

Môn: Lịch sử Lớp 12 Khối : Chuyên.



Câu 1. (3,0 điểm):

Nêu nội dung cơ bản của Luận cương chính trị tháng 10-1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương. Uu điểm và hạn chế của Luận cương là gì? Những hạn chế đó được khắc phục như thế nào trong tiến trình cách mạng nước ta từ 1930-1945 ?

* Nêu nội dung (1,0 )

* Những ưu điểm: (0,5)

+ Luận cương xác định được đường lối chiến lược, sách lược của cách mạng Đông Dương:..., vạch ra con đường đấu tranh giải phóng giai cấp và dân tộc

+ Thấy được nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Đông Dương là vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản

+ Biết đặt cách mạng Đông Dương trong mối quan hệ với cách mạng quốc tế

+ Nêu rõ phương pháp cách mạng: Đấu tranh cách mạng.....

* Hạn chế: Lực lượng, nhiệm vụ...(0,5)

* Khắc phục: (1,0)

+ Hạn chế về lực lượng cách mạng được khắc phục trong thời kì thực hiện phong trào dân chủ 1936-1939. Đó là việc thành lập mặt trận dân tộc: thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương để đoàn kết các lực lượng yêu nước chống bọn phản động thuộc địa và tay sai của chúng. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11 – 1939 chủ trương tập hợp lực lượng các dân tộc, giai cấp, tầng lớp trong Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5 – 1941 chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh, đoàn kết toàn thể dân tộc Việt Nam.(0,5)

+ Hạn chế về nhiệm vụ cách mạng được khắc phục trong thời kì cách mạng 1939-1945. Đó là việc hội nghị trung ương tháng 11-1939 chủ trương giương cao ngon cờ giải phóng dân tộc. Đến hội nghị trung ương lần thứ VIII tháng 5 / 1941 đảng ta đã hoàn chỉnh chủ trương đề ra từ hội nghị trưng ương tháng 11/1939:Giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc, giải quyết vấn đề dân tộc trong phạm vi từng nước Đông Dương, tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất.....(0,5).

Câu 3. (4,0 điểm)

Vì sao đến năm 1941 Trung ương Đảng và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh. Vai trò của mặt trận Việt Minh đối với CMT8.

* Vì sao đến năm 1941 Trung ương Đảng và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh (1,5 điểm)

- CTTG thứ hai bùng nổ và ngày càng lan rộng..., ảnh hưởng đến tình hình Đông Dương. Ngay khi chiến tranh mới nổ ra, bọn phản động thuộc địa ở Đông Dương đàn áp phong trào dân chủ..., thi hành chính sách "kinh tế chỉ huy". Từ khi Nhật vào Đông Dương (9-1940), nhân dân ta phải chịu cảnh "một cổ hai tròng"... làm cho "quyền lợi của mọi bộ phận, mọi giai cấp đề bị cướp giật. Vận mệnh dân tộc nguy vong không lúc nào bằng". Mâu thuẫn giữa cả dân tộc ta với bọn đế quốc - phát xít Nhật - Pháp và tay sai phát triển gay gắt chưa từng thấy. Nhiệm vụ GPDT được đặt ra vô cùng cấp thiết. (0,5 điểm)

- Nhằm tập hợp mọi lực lượng dân tộc ở Đông Dương thực hiện nhiệm vụ hàng đầu là GPDT, từ Hội nghị 6 (11-1939), BCHTƯ Đảng đã chủ trương thành lập MTDTTNPĐ Đông Dương, thay cho MTDC Đông Dương của giai đoạn trước. Ở Đông Dương có ba quốc gia dân tộc, cùng đoàn kết chống kẻ thù chung dưới sự lãnh đạo của ĐCSĐD, nhưng ở mỗi nước có những đặc điểm riêng. Cần phát huy sức mạnh mỗi dân tộc, đoàn kết và tập hợp lực lượng từng dân tộc trong cuộc đấu tranh tự giải phóng, từ đầu năm 1941, Nguyễn Ái Quốc chỉ đạo xây dựng thí điểm Việt Minh ở Cao Bằng (0,5 điểm)

- Hội nghị 8 của BCHTƯ Đảng (5-1941) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước, thành lập ở mỗi nước một mặt trận riêng: Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), Ai Lao độc lập đồng minh và Cao Miên độc lập đồng minh

Việt Minh là mặt trận đoàn kết dân tộc Việt Nam với các đoàn thể quần chúng mang tên "cứu quốc". (0,5 điểm)

* Vai trò của Việt Minh ...(2,5 điểm) Yêu cầu có dẫn chứng mới được điểm tối đa.

- Động viên đến mức cao nhất mọi người Việt Nam có lòng yêu nước thương nòi lên trận địa cách mạng; xây dựng và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, phân hoá và cô lập cao độ kẻ thù đế quốc và tay sai để chĩa mũi nhọn đấu tranh vào chúng (0,25 điểm)

- Là nơi tập hợp, giác ngộ và rèn luyện lực lượng chính trị cho Cách mạng tháng Tám, một lực lượng cơ bản và có ý nghĩa quyết định trong TKN giành chính quyền (0,5 điểm)

- Tạo cơ sở chính trị vững chắc cho việc xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng (0,25 điểm)

- Tổng bộ Việt Minh triệu tập Quốc dân Đại hội (một hình thức tiền Quốc hội), bầu ra Uỷ ban dân tộc giải phóng (Chính phủ lâm thời) 0,25

- Đưa cả dân tộc Việt Nam vùng dậy dưới cờ đỏ sao vàng năm cánh của Việt Minh, đi từ khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền bộ phận trong cao trào kháng Nhật cứu nước, tiến lên chớp đúng thời cơ TKN ở cả nông thôn và thành thị với sự kết hợp lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang, tạo ra sức mạnh áp đảo, đập tan bộ máy chính quyền của phát xít Nhật và tay sai, thiết lập chính quyền cách mạng trong toàn quốc. (0,75 điểm)

- Tổ chức cuộc miitinh tại Quảng trường Ba Đình 2-9-1945 lập nên Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. (0,25 điểm).

- Làm tốt chức năng của 1 chính quyền trước khi nước khi nước Việt Nam DCCH ra đời, gắn liền sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít của phe Đồng minh trên thế giới. (0,25 điểm).


* Xu thế hoà hoãn giữa hai phe: (1,0)

- Trên cơ sở những thoả thuận Xô- Mĩ, ngày 9/11/1972, hai nước Cộng hoà Liên bang Đức và Cộng hoà Dân chủ Đức đã kí “Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức ”. Hai bên đã thiết lập mối quan hệ thân thiện… Nhờ đó, tình hình căng thẳng ở châu Âu giảm đi rõ rệt.

- Cũng trong năm 1972, hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đã thoả thuận về việc hạn chế vũ khí chiến lược: Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) và Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (gọi tắt là SALT- 1

- Tháng 8/1975, 33 nước Châu Âu cùng với Mĩ và Canađa kí kết Định ước Henxinki, khẳng định nguyên tắc trong mối quan hệ giữa các quốc gia…nhằm đảm bảo an ninh Châu Âu và sự hợp tác giữa các nước…

- Định ước Henxinki đánh dấu sự chấm dứt tình trạng đối đầu giữa hai khối các nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

- Từ đầu những năm 70 (thế kỷ XX), hai nước Xô- Mĩ đã tiến hành những cuộc gặp gỡ cấp cao, nhất là từ năm 1985, khi Goócbachốp lên cầm quyền ở Liên Xô, nhiều văn kiện hợp tác về kinh tế và khoa học- kỹ thuật đã được ký kết giữa hai nước nhưng trọng tâm là những thoả thuận về việc thủ tiêu tên lửa tầm trung ở Châu Âu, cắt giảm vũ khí chiến lược giữa hai nước.

-Tháng 12/1989, trong cuộc gặp gỡ không chính thức tại đảo Manta, hai nhà lãnh đạo của Liên Xô và Mĩ đã chính thức cùng tuyên bố chấm dứt chấm dứt Chiến tranh lạnh.

* Nguyên nhân chấm dứt Chiến tranh lạnh: (1,0)

- Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài đã làm cho cả Liên Xô và Mĩ đều bị suy giảm thế mạnh trên nhiều mặt so với các cường quốc khác. Sự vươn lên mạnh mẽ của của Đức, Nhật Bản, Tây Âu…trở thành những đối thủ cạnh tranh khốc liệt với Mĩ. Còn Liên Xô lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng trầm trọng.

- Hai cường quốc Liên Xô và Mĩ cần phải thoát khỏi thế đối đầu để ổn định và củng cố vị thế của mình

- Dư luận thế giới phản đối chiến tranh lạnh đe dọa 1 cuộc chiến tranh hạt nhân hủy diệt

- Dưới tác động của CM KHKT,xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển kinh tế đòi hỏi 1 cục diện hòa bình,ổn định, không đối đầu căng thẳng

* Quan hệ các nước Đông Nam Á: (1,0)

Trong thời gian này, quan hệ giữa các nước Đông Nam Á bước đầu được cải thiện:

+ Tháng 2/1976, Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Inđônêxia), ký “Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á”, đánh dấu sự khởi sắc trong quan hệ các nước ASEAN...

+ Cũng vào thời điểm này, quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN cũng dần được cải thiện, thiết lập mối quan hệ ngoại giao và bắt đầu có những chuyến viếng thăm lẫn nhau của các nhà lãnh đạo cấp cao.

Sau khi “vấn đề Campuchia” được giải quyết các nước Đông Dương lần lượt tham gia ASEAN...(Việt Nam năm 1995, Lào năm 1997, Campuchia năm 1999) mở ra xu thế hội nhập, quốc tế hoá của cả khu vực...

...... HỂT.....






tải về 35.4 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương