TRƯỜng thpt a nghĩa hưNG



tải về 84.52 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích84.52 Kb.
#28461

TRƯỜNG THPT A NGHĨA HƯNG
ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi có 07 trang)

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2012

Môn: SINH HỌC; Khối B

Thời gian làm bài: 90 phút; không kể thời gian phát đề

Họ, tên thí sinh:..........................................................................

Số báo danh:..............................................................................

Mã đề thi 869


I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40).

Câu 1: Guanin dạng hiếm (G*) kết cặp với...(I)...trong quá trình nhân đôi, tạo nên dạng đột biến...(II)...

(I) và (II) lần lượt là



A. Ađênin, thay thế cặp G –X thành cặp T - A. B. Timin, thay thế cặp G –X thành cặp T - A.

C. Timin, thay thế cặp G – X thành cặp A - T. D. Ađênin, thay thế cặp G –X thành cặp A - T.

Câu 2: Người ta có thể tạo ra giống cà chua để vận chuyển đi xa hoặc bảo quản lâu dài mà không bị hỏng. Đây là thành tựu của

A. lai hữu tính. B. công nghệ gen.

C. gây đột biến nhân tạo. D. công nghệ tế bào.

Câu 3: Xét cặp NST giới tính XY, một tế bào sinh tinh có sự rối loạn phân li của cặp NST giới tính này trong lần phân bào 2 ở cả 2 tế bào con sẽ hình thành các loại giao tử mang NST giới tính

A. XX và YY. B. X, Y. C. XX, YY và O. D. XX, Y và O.

Câu 4: Thời gian đầu, người ta dùng một loại hóa chất thì diệt được trên 90% sâu tơ hại bắp cải, nhưng sau nhiều lần phun thì hiệu quả diệt sâu của thuốc giảm hẳn. Hiện tượng trên có thể được giải thích như sau:

1. khi tiếp xúc với hóa chất, sâu tơ đã xuất hiện alen kháng thuốc

2. trong quần thể sâu tơ đã có sẵn các đột biến gen quy định khả năng kháng thuốc.

3. khả năng kháng thuốc càng hoàn thiện do chọn lọc tự nhiên tích lũy các alen kháng thuốc ngày càng nhiều.

4. sâu tơ có tốc độ sinh sản nhanh nên thuốc trừ sâu không diệt hết được

Giải thích đúng là



A. 1,2. B. 1,4. C. 2,3. D. 1,3.

Câu 5: Nguồn biến dị di truyền nào sau đây được dùng phổ biến trong chọn giống vật nuôi và cây trồng?

A. Nguồn biến dị tổ hợp. B. Nguồn biến dị đột biến.

C. ADN tái tổ hợp và đột biến. D. Nguồn ADN tái tổ hợp.

Câu 6: Điều nào sau đây không thoả mãn là điều kiện của đơn vị tiến hoá cơ sở?

A. Có tính toàn vẹn trong không gian và thời gian.

B. Ổn định cấu trúc di truyền qua các thể hệ.

C. Tồn tại thực trong tự nhiên.

D. Biến đổi cấu trúc di truyền qua các thế hệ.

Câu 7: Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp lặn (P), thu được F1 gồm toàn cây hoa đỏ. Tiếp tục cho cây hoa đỏ F1 giao phấn trở lại với cây hoa trắng (P), thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. Cho biết không có đột biến xảy ra, sự hình thành màu sắc hoa không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Có thể kết luận màu sắc hoa của loài trên do

A. hai gen không alen tương tác với nhau theo kiểu bổ sung quy định.

B. một gen có 2 alen quy định, alen trội là trội hoàn toàn.

C. một gen có 2 alen quy định, alen trội là trội không hoàn toàn.

D. hai gen không alen tương tác với nhau theo kiểu cộng gộp quy định.

Câu 8: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với gen b quy định quả dài. Các cặp gen này nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể. Cây dị hợp tử về 2 cặp gen giao phấn với cây thân thấp, quả tròn thu được đời con phân li theo tỉ lệ: 310 cây thân cao, quả tròn : 190 cây thân cao, quả dài : 440 cây thân thấp, quả tròn : 60 cây thân thấp, quả dài. Cho biết không có đột biến xảy ra. Tần số hoán vị giữa hai gen nói trên là

A. 12%. B. 6%. C. 24%. D. 36%.

Câu 9: Vây cá mập, vây cá ngư long và vây cá voi là ví dụ về bằng chứng

A. cơ quan thoái hóa. B. cơ quan tương tự.

C. cơ quan tương đồng. D. phôi sinh học.

Câu 10: Trong quá trình hình thành loài mới, các cơ chế cách li có vai trò.

A. làm phân hóa vốn gen của các quần thể.

B. duy trì sự toàn vẹn của loài.

C. sàng lọc kiểu gen có kiểu hình thích nghi.

D. tạo ra kiểu gen thích nghi.

Câu 11: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập, gen trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, khi cho tự thụ cây có kiểu gen AaBbCcDdEeFF. Tỷ lệ cá thể đời con có kiểu hình A-B-CcDdeeFF sẽ là

A. 0,791. B. 0,316. C. 0,345. D. 0,891.

Câu 12: Ở ruồi giấm, gen A quy định tính trạng mắt đỏ, gen a đột biến quy định tính trạng mắt trắng. Khi 2 gen nói trên tự tái bản 4 lần thì số nuclêôtit trong các gen mắt đỏ ít hơn các gen mắt trắng 32 nuclêôtit tự do và gen mắt trắng tăng lên 3 liên kết H. Hãy xác định kiểu biến đổi có thể xảy ra trong gen đột biến?

A. Mất 1 cặp G – X. B. Thay thế 3 cặp A – T bằng 3 cặp G - X.

C. Thay thế 1 cặp G – X bằng 1 cặp A – T. D. Thêm 1 cặp G – X.

Câu 13: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trắng. Lai cây thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa trắng thu được F1 phân li theo tỉ lệ: 37,5% cây thân cao, hoa trắng : 37,5% cây thân thấp, hoa đỏ : 12,5% cây thân cao, hoa đỏ : 12,5% cây thân thấp, hoa trắng. Cho biết không có đột biến xảy ra. Kiểu gen của cây bố, mẹ trong phép lai trên là

A. AaBb x aabb. B. AaBB x aabb. C. Ab/aB x ab/ab. D. AB/ab x ab/ab.

Câu 14: Một quần thể người có tần số người bị bệnh bạch tạng là 1/10000. Giả sử quần thể này cân bằng di truyền. Xác suất để hai người bình thường trong quần thể này lấy nhau sinh ra người con đầu lòng bị bệnh bạch tạng là bao nhiêu?

A. 0,000098. B. 0,00495. C. 0,9899. D. 0,0198.

Câu 15: Giả sử một quần thể cây đậu Hà lan có tỉ lệ kiểu gen ban đầu là 0,3AA: 0,3Aa: 0,4aa. Khi quần thể này tự thụ phấn liên tiếp qua 3 thế hệ thì ở thế hệ thứ 3, tính theo lí thuyết tỉ lệ các kiểu gen là

A. 0,43125AA: 0,0375Aa: 0,53125aa. B. 0,5500AA: 0,1500Aa: 0,3000aa.

C. 0,1450AA: 0,3545Aa: 0,5005aa. D. 0,2515AA: 0,1250Aa: 0,6235aa.

Câu 16: Cơ chế chính dẫn đến hình thành loài mới bằng con đường địa lí là do

A. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các biến dị di truyền theo các hướng khác nhau.

B. chúng không có khả năng vượt qua các trở ngại về địa lí để đến với nhau.

C. các cá thể trong quần thể không thể giao phối được với nhau.

D. các quần thể của loài được chọn lọc theo hướng thích nghi với các điều kiện sinh thái.

Câu 17: Trong chọn giống, các nhà khoa học có thể dùng biện pháp gây đột biến chuyển đoạn để chuyển những gen có lợi vào cùng một NST nhằm tạo ra các giống có những đặc điểm mong muốn. Đây là ý nghĩa thực tiễn của hiện tượng di truyền nào?

A. Tương tác gen. B. Liên kết gen.

C. Hoán vị gen. D. Liên kết gen và đột biến chuyển đoạn.

Câu 18: Bệnh, tật nào sau đây thuộc bệnh di truyền phân tử?

A. Bệnh ung thư máu, bệnh hồng cầu hình liềm, hội chứng Đao.

B. Bệnh ung thư, bệnh mù màu, hội chứng Klaiphentơ.

C. Bệnh ung thư máu, hội chứng Đao, hội chứng Tơcnơ.

D. Bệnh phêninkêtôniệu, bệnh bạch tạng, bệnh máu khó đông.

Câu 19: Ở cà chua thân cao, quả đỏ là là trội hoàn toàn so với thân thấp quả vàng, lai các cây cà chua thân cao, quả đỏ với nhau, đời lai thu được 21 cây cao, quả vàng: 40 cây cao, quả đỏ: 20 cây thấp, quả đỏ. Kiểu gen của bố mẹ là

A. AB x AB hoặc AB x AB .

ab ab Ab ab



B. AB x ab hoặc Ab x aB.

AB ab ab ab



C. Ab x aB hoặc AB x ab.

aB Ab ab AB



D. Ab x Ab hoặc AB x Ab .

aB aB ab aB



Câu 20: Một loài thực vật, gen A- qui định quả đỏ, a- qui định quả vàng. Ở cơ thể lệch bội hạt phấn (n +1) không cạnh tranh được với hạt phấn (n), còn các loại tế bào noãn đều có khả năng thụ tinh. Phép lai nào dưới đây cho quả vàng chiếm tỉ lệ 1/3

A. Mẹ Aaa x Bố Aa. B. Mẹ AAa x Bố Aa. C. Mẹ Aa x Bố AAa. D. Mẹ Aa x Bố Aaa.

Câu 21: Hiện tượng động vật từ nước di cư lên cạn hàng loạt, xảy ra ở thời kì nào?

A. Đại Tân sinh. B. Kỉ Silua của đại Cổ sinh.

C. Kỉ Jura của đại Trung sinh. D. Đại Thái cổ và đại Nguyên sinh.

Câu 22: Trên một nhiễm sắc thể, xét 4 gen A, B, C và D. Khoảng cách tương đối giữa các gen là: AB = l,5 cM, BC = 16,5 cM, BD = 3,5 cM, CD = 20 cM, AC = 18 cM. Trật tự đúng của các gen trên nhiễm sắc thể đó là

A. CABD. B. DABC. C. BACD. D. ABCD.

Câu 23: Tế bào ban đầu có 3 cặp nhiễm sắc thể tương đồng kí hiệu là AaBbDd tham gia nguyên phân. Giả sử một NST của cặp Aa và một NST của cặp Bb không phân li. Có thể gặp các tế bào con có thành phần nhiễm sắc thể là

A. AAaaBBDd và AaBBbDd hoặc AAabDd và aBBbDd.

B. AaBbDd và AAaBbbdd hoặc AAaBBbDd và abDd.

C. AaBBbDd và abDd hoặc AAabDd và AaBbbDd.

D. AAaBBbDd và abDd hoặc AAabDd và aBBbDd.

Câu 24: Đem lai cặp bố mẹ đều dị hợp về 3 cặp gen AaBbDd, xác suất thu được kiểu gen đồng hợp ở đời con là:

A. 2/64. B. 1/64. C. 1/16. D. 1/8.

Câu 25: Ở một quần thể ngẫu phối, xét ba gen, mỗi gen đều có 2 alen. Gen thứ nhất nằm trên NST thường, hai gen còn lại nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X; Trong trường hợp không xảy ra đột biến, số loại kiểu gen tối đa về cả ba gen trên có thể được tạo ra trong quần thể này là

A. 135. B. 90. C. 42. D. 45.

Câu 26: Một phụ nữ lớn tuổi nên đã xảy ra sự không phân tách ở cặp NST giới tính trong giảm phân I. Đời con của họ có thể có bao nhiêu phần trăm sống sót bị đột biến thể ba (2n + 1).

A. 33,3%. B. 66,6%. C. 75%. D. 25%.

Câu 27: Một phân tử ARN ở vi khuẩn sau quá trình phiên mã có 15% A, 20% G, 30% U, 35 % X. hãy cho biết đoạn phân tử ADN sợi kép mã hóa phân tử ARN này có thành phần như thế nào?

A. 15% T; 20% X; 30% A và 35 % G. B. 15% G; 30% X; 20% A và 35 % T.

C. 17,5% G; 17,5% X; 32,5% A và 32,5 % T. D. 22,5% T; 22,5% A; 27,5% G và 27,5 % X.


Câu 28: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau:

(1) Bộ ba đối mã của phức hợp Met – tARN (UAX) gắn bổ sung với côđon mở đầu (AUG) trên mARN.

(2) Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh.

(3) Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu.

(4) Côđon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticôđon của phức hệ aa1 – tARN (aa1: axit amin đứng liền sau axit amin mở đầu).

(5) Ribôxôm dịch đi một côđon trên mARN theo chiều 5 → 3.

(6) Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và aa1.

Thứ tự đúng của các sự kiện diễn ra trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi pôlipeptit là:



A. (2) → (1) → (3) → (4) → (6) → (5). B. (1) → (3) → (2) → (4) → (6) → (5).

C. (3) → (1) → (2) → (4) → (6) → (5). D. (5) → (2) → (1) → (4) → (6) → (3).

Câu 29: Không giao phối được do chệnh lệch về mùa sinh sản như thời gian ra hoa thuộc dạng cách li

A. cách li sinh thái. B. cách li nơi ở. C. cách li cơ học. D. cách li tập tính.

Câu 30: Theo quan niệm hiện đại, CLTN tác động trực tiếp lên?

A. kiểu hình. B. kiểu gen. C. alen. D. Nhiễm sắc thể.

Câu 31: Khi nghiên cứu nguồn gốc sự sống, Milơ và Urây làm thí nghiệm tạo ra môi trường có thành phần hóa học giống khí quyển của Trái Đất gồm

A. CH4, NH3, H2 và hơi nước. B. CH4 , N2 , H2 và hơi nước.

C. CH4, NH3, H2 và O2 . D. CH4 , NH3 , CO2 và hơi nước.

Câu 32: Một cơ thể dị hợp 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng, khi giảm phân tạo giao tử A BD = 15%, kiểu gen của cơ thể và tần số hoán vị gen là

A. Aa; f = 30%. B. Aa; f = 40%. C. Aa; f = 40%. D. Aa; f = 30%.

Câu 33: Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét 1 gen có hai alen (A,a), người ta thấy số cá thể đồng hợp trội nhiều gấp 9 lần số cá thể đồng hợp lặn. Tỷ lệ phần trăm số cá thể dị hợp trong quần thể này là

A. 37,5%. B. 18,75%. C. 3,75%. D. 56,25%.

Câu 34: Dạng đột biến nào sau đây không gây hậu quả nghiêm trọng mà lại tạo điều kiện cho đột biến gen tạo nên các gen mới cho quá trình tiến hóa?

A. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể. B. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.

C. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể. D. Đột biến chuyển đoạn nhiễn sắc thể.

Câu 35: Theo F.Jacôp và J.Mônô, trong mô hình cấu trúc của opêron Lac, vùng vận hành (operator) là

A. vùng mang thông tin mã hóa cấu trúc prôtêin ức chế, prôtêin này có khả năng ức chế quá trình

phiên mã.



B. vùng khi họat động sẽ tổng hợp nên prôtêin, prôtêin này tham gia vào quá trình trao đổi chất

của tế bào hình thành nên tính trạng.



C. trình tự nuclêôtit đặc biệt, tại đó prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.

D. nơi mà ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã tổng hợp nên ARN thông tin.

Câu 36: Ở một loài thực vật: Gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng. Một phép lai giữa cây thuần chủng quả đỏ với cây quả vàng thu được F1, xử lí côxisin các cây F1, sau đó cho 2 cây F1 giao phối với nhau thu được F2 có 3034 cây quả đỏ : 1001 cây quả vàng. Kiểu gen của các cây F1 là

A. Aa x Aa. B. Aa x Aa hoặc Aa x Aaaa.

C. AAaa x AAaa hoặc Aa x Aa. D. Aaaa x Aaaa.

Câu 37: Ở ruồi giấm, gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen, gen B quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Gen D quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Gen quy định màu mắt nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y.

Phép lai: XDXd x XDY cho F1 có ruồi đực thân đen, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 5%. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ ruồi F1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ là



A. 5%. B. 15%. C. 7,5%. D. 2,5%.

Câu 38: Nếu đột biến gen xảy ra ở vùng khởi động của gen thì điều gì sẽ xảy ra?

A. Gen bị đột biến có sản phẩm bị thay đổi về cấu trúc.

B. Gen bị đột biến có thể tạo ra nhiều sản phẩm hơn.

C. Gen bị đột biến có thể có sản phẩm bị thay đổi về chức năng.

D. Gen đột biến sẽ không bao giờ khởi động được.

Câu 39: Trong cấu trúc phân tử của NST sinh vật nhân thực, sợi nhiễm sắc của nhiễm sắc thể có đường kính

A. 300nm. B. 11nm. C. 110 A0. D. 300 A0.

Câu 40: Theo quan nệm của Đacuyn thì

A. sự hình thành màu xanh trên thân sâu rau, do chọn lọc tự nhiên đã đào thải những đột biến kém thích nghi.

B. sự hình thành màu xanh trên thân sâu rau, do chọn lọc tự nhiên đã đào thải những cá thể ngụy trang kém.

C. từ loài hươu cổ ngắn do phải thường xuyên vươn cổ lên để lấy được các lá cây trên cao dần dần trở thành loài hươu cao cổ.

D. loài hươu cao cổ có cổ dài, do phải vươn cổ ăn lá cây trên cao, sẽ sinh ra các thế hệ hươu có cổ dài.




II. PHẦN RIÊNG [10 Câu]

Thí sinh được làm một trong hai (phần A hoặc B)

Phần A: Theo chương trình chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến câu 50)

Câu 41: Cho các khâu sau:

1. Trộn 2 loại ADN với nhau và cho tiếp xúc với enzim ligaza để tạo ADN tái tổ hợp.

2. Tách thể truyền (plasmit) và gen cần chuyển ra khỏi tế bào.

3. Đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận.

4. Xử lí plasmit và ADN chứa gen cần chuyển bằng cùng một loại enzim cắt giới hạn.

5. Chọn lọc dòng tế bào có ADN tái tổ hợp.

6. Nhân các dòng tế bào thành các khuẩn lạc.

Trình tự các bước trong kĩ thuật di truyền là



A. 2,4,1,3,5,6. B. 1,2,3,4,5,6. C. 2,4,1,3,6,5. D. 2,4,1,5,3,6.

Câu 42: Một số bà con nông dân đã mua hạt ngô lai có năng suất cao về trồng, nhưng cây ngô lại không cho hạt. Giả sử công ti giống đã cung cấp hạt giống đúng tiêu chuẩn. Nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng cây ngô không cho hạt là

A. do đột biến gen hoặc đột biến NST. B. điều kiện gieo trồng không thích hợp.

C. do thường biến hoặc đột biến. D. do biến dị tổ hợp hoặc thường biến.

Câu 43: Giả sử có một giống lúa có gen A gây bệnh vàng lùn. Để tạo thể đột biến mang kiểu gen aa có khả năng kháng bệnh trên, người ta thực hiện các bước sau

1. xử lí hạt giống bằng tia phóng xạ để gây đột biến rồi gieo hạt mọc cây.

2. chọn lọc các cây có khả năng kháng bệnh.

3. cho các cây con nhiễm tác nhân gây bệnh.

4. cho các cây kháng bệnh lai với nhau hoặc cho tự thụ phấn để tạo dòng thuần.

Quy trình tạo giống theo thứ tự



A. 1,3,4,2. B. 1,2,3,4. C. 1,3,2,4. D. 2,3,4,1.

Câu 44: Ở người, bệnh bạch tạng do một alen đột biến lặn. Những người bạch tạng lấy nhau thường sinh ra 100% số con bị bệnh bạch tạng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, hai vợ chồng bạch tạng lấy nhau lại sinh ra người con bình thường. Có thể giải thích cơ sở của hiện tượng trên như sau

A. do đột biến nhiễm sắc thể làm mất đoạn chứa alen bạch tạng nên con bình thường.

B. đã có sự đột biến gen lặn thành gen trội nên cho con không bị bệnh.

C. do môi trường không thích hợp nên thể đột biến không biểu hiện bạch tạng.

D. gen bạch tạng ở mẹ và bố khác nhau nên đã tương tác gen cho con bình thường.

Câu 45: Hạt phấn của loài thực vật A có 7 NST. Các tế bào rễ của loài thực vật B có 22 NST. Thụ phấn loài B bằng hạt phấn loài A, người ta thu được một số cây lai bất thụ. Các cây lai bất thụ

1. không thể trở thành loài mới vì không sinh sản được.

2. có thể trở thành loài mới nếu có khả năng sinh sản sinh dưỡng.

3. không thể trở thành loài mới vì có NST không tương đồng.

4. có thể trở thành loài mới nếu có sự đa bội hóa tự nhiên thành cây hữu thụ.

Tổ hợp đáp án đúng là



A. 1 B. 3. C. 1,3. D. 2,4.

Câu 46: Ở ruồi giấm, khi lai 2 cơ thể dị hợp về thân xám, cánh dài, thu được kiểu hình lặn thân đen, cánh cụt ở đời lai chiếm tỉ lệ 9%, (biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng). Tần số hoán vị gen là

A. 40%. B. 18%. C. 36%. D. 36% hoặc 40%.

Câu 47: Người ta đã sử dụng phương pháp nào sau đây để phát hiện ra hội chứng Đao ở người trong giai đoạn sớm, trước sinh?

A. Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi phân tích ADN.

B. Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích NST thường.

C. Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích NST giới tính X.

D. Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi cho phân tích prôtêin.

Câu 48: Dạng cách li nào là điều kiện cần thiết để các nhóm cá thể đã phân hóa tích lũy các đột biến mới theo các hướng khác nhau dẫn đến sai khác ngày càng lớn trong các kiểu gen?

A. Cách li tập tính. B. Cách li sinh sản. C. Cách li sinh thái. D. Cách li địa lí.

Câu 49: Trong quần thể người có một số thể đột biến sau:

1 - Ung thư máu; 2 - Hồng cầu hình liềm; 3 - Bạch tạng; 4 - Hội chứng Claiphentơ; 5 - Dính ngón tay số 2 và 3; 6 - Máu khó đông; 7 - Hội chứng Tơcnơ; 8 - Hội chứng Đao; 9 - Mù màu. Những thể đột biến nào là đột biến nhiễm sắc thể?

A. 1,2,4,5. B. 4, 5, 6, 8. C. 1, 3, 7, 9. D. 1, 4, 7 và 8.

Câu 50: Khi nghiên cứu địa điểm phát sinh loài người, nhiều ý kiến ủng hộ cho giả thuyết loài người hiện đại sinh ra ở châu Phi rồi phát tán sang các châu lục khác. Các nhà khoa học đã dựa vào các nghiên cứu về ADN ti thể và vùng không tương đồng trên NST Y, vì

A. Hệ gen ti thể và vùng không tương đồng trên NST Y có tốc độ đột biến cao hơn so với vùng tương đồng trên các NST thường, nên phù hợp hơn cho các nghiên cứu tiến hoá ở các loài gần gũi.

B. Đây là các vùng ADN thường không xảy ra trao đổi chéo và biến dị tổ hợp qua thụ tinh. Vì vậy, hầu hết mọi biến đổi đều do đột biến sinh ra; điều này giúp ước lượng chính xác thời điểm phát sinh các chủng tộc và loài.

C. Đây là các vùng thuộc hệ gen di truyền theo dòng mẹ và dòng bố, nên dễ dàng theo dõi và phân tích ở từng giới tính đực và cái.

D. Vùng ADN tương đồng trên các NST thường kích thước rất lớn, nên rất khó nhân dòng và phân tích hơn so với ADN ti thể và NST Y.

Phần B: Theo chương trình Nâng cao (10 câu, từ câu 51 đến câu 60)

Câu 51: Quá trình hình thành các quần thể thích nghi xảy ra nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào yếu tố nào?

A. Quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài, tốc độ sinh sản của loài, áp lực chọn lọc tự nhiên.

B. Tốc độ sinh sản của loài, và quá trình phân ly tính trạng.

C. Quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài, quá trình phân ly tính trạng.

D. Quá trình phân ly tính trạng, áp lực chọn lọc tự nhiên, tốc độ sinh sản của loài thực vật.

Câu 52: Tính xác suất để bố có nhóm máu A và mẹ có nhóm máu B sinh con gái có nhóm máu AB?

A. 50%. B. 12,5%. C. 28,125%. D. 24%.

Câu 53: Khi cho chuột lông xám nâu giao phối với chuột lông trắng (kiểu gen đồng hợp lặn) được 48 con lông xám nâu, 99 con lông trắng và 51 con lông đen.

Quy luật tác động nào của gen đã cho phối sự hình thành màu lông của chuột?



A. Cặp gen lặn át chế các gen không tương ứng.

B. Gen trội át chế không hoàn toàn gen lặn tương ứng.

C. Tác động cộng gộp của các gen không alen.

D. Tương tác bổ trợ giữa các gen không alen.

Câu 54: Tỉ lệ kiểu hình trong di truyền liên kết giống phân li độc lập trong trường hợp nào?

A. 2 gen quy định 2 tính trạng nằm cách nhau 50cM và tái tổ hợp gen cả hai bên.

B. 2 gen quy định 2 tính trạng nằm cách nhau ≥ 50cM và tái tổ hợp gen một bên.

C. 2 gen quy định 2 tính trạng nằm cách nhau 40cM và tái tổ hợp gen cả 2 bên.

D. 2 gen quy định 2 tính trạng nằm cách nhau 25cM và tái tổ hợp gen một bên.

Câu 55: Theo quan niệm hiện đại, đơn vị tiến hóa cơ sở là

A. nòi. B. loài. C. quần thể. D. cá thể.

Câu 56: Cặp nhân tố tiến hoá nào sau đây có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh vật?

A. Giao phối không ngẫu nhiên và di - nhập gen. B. Đột biến và di - nhập gen.

C. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên. D. Đột biến và chọn lọc tự nhiên.

Câu 57: Enzim ARN polimeraza có thể nhận biết được đầu của một gen cần phải phiên mã là nhờ

A. Mỗi gen đều có mã mở đầu là TAX ở đầu 3’ của gen.

B. Mỗi gen đều có mã mở đầu là TAX ở đầu 5’ của gen.

C. Mỗi gen đều có trình tự nucleotit đặc biệt ở đầu 3’ trong vùng điều hòa của gen.

D. Mỗi gen đều có trình tự nucleotit đặc biệt ở đầu 3’ trong vùng điều hòa của gen.

Câu 58: Một đoạn của gen cấu trúc có trật tự nucleotit trên mạch gốc như sau:

3’TAX – AAG – GAG – AAT – GTT- TTA – XXT – XGG- GXG – GXX – GAA – ATT 5’

Nếu đột biến thay thế nuclêôtit thứ 19 là X thay bằng A, thì số axit amin (aa) trong chuỗi polipeptit do gen đột biến tổng hợp là

A. 7 aa. B. 6aa. C. 4 aa. D. 5 aa.

Câu 59: Ưu điểm của phương pháp lai tế bào là

A. tạo ra những cơ thể có nguồn gen khác xa nhau hay những thể khảm mang đặc tính của những loài rất khác nhau thậm chí giữa động vật và thực vật.

B. tạo ra được những thể khảm mang đặc tính của những loài rất khác nhau.

C. tạo ra được những thể khảm mang đặc tính giữa thực vật với động vật.

D. tạo ra được giống mới mang đặc điểm của cả 2 loài rất khác xa nhau mà bằng cách tạo giống thông thường không thể thực hiện được.

Câu 60: Ở giới cái một loài động vật (2n = 24), trong đó bốn cặp NST đồng dạng có cấu trúc giống nhau, giảm phân có trao đổi chéo đơn xảy ra ở 2 cặp NST, số loại giao tử tối đa là

A. 16384. B. 16. C. 1024. D. 4096.
-----------------------------------------------

----------- HẾT ----------



Trang / - Mã đề thi 869


tải về 84.52 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương