TRƯỜng thcs an đỨc tổ khtt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 81.59 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích81.59 Kb.
#30756


tải về 81.59 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Giáo án: Chuyên đề Năm học 2013-2014




TRƯỜNG THCS AN ĐỨC

TỔ KHTT

------------------------------



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

An Đức, ngày 19 tháng 12 năm 2013


GIÁO ÁN

Thực hiện chuyên đề :

Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học”


I. Nhóm xây dựng giáo án :

    1. Người thực hiện : đ/c Lập, đ/c Quê, đ/c Toàn

    2. Nội dung thực hiện : Tiết dạy 33: Luyện tập về ba trường hợp bằng nhau của 2 tam giác – Hình học 7

II. Thực hiện :

1. Người dạy: đ/c Lập

2. Người dự: giáo viên trong tổ KHTN

3. Dạy thực nghiệm và rút kinh nghiệm :

+ Thời gian : 14 giờ 30 phút chiều thứ 5 ngày 19/12/2013.

+ Địa điểm: phòng học lớp 7b

III.Giáo án chi tiết :
A. Mục tiêu:

* Kiến thức: Học sinh nắm chắc các trường hợp bằng nhau của hai tam giác kể cả trường hợp tam giác vuông.

* Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng nhận biết, vẽ hình, so sánh đoạn thẳng. Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp bài toán hình.

* Thái độ: Yêu thích, hứng thú với bộ môn, tập trung học bài và ghi chép bài đầy đủ.

B. Chuẩn bị:


* Thầy: Thước thẳng, thước đo góc, êke, compa, phấn màu, máy chiếu, phiếu hoạt động nhóm.

* Trò: Thước thẳng, êke, thước đo góc, compa.



C. Tiến trình

I. Ổn định:

+ Giáo viên giới thiệu mục đích tiết dạy.

II. Kiểm tra bài cũ:

  • Nêu các trường hợp bằng nhau của hai tam giác ?

  • HS đứng tại chỗ trả lời, giải thích.

  • GV chốt lại, áp dụng vào tam giác vuông.

III. Luyện tập




Chứng minh

a) Xét AOD và COB có

OA = OC (giả thuyết)

Góc : chung

OB = OD (giả thuyết)

Do đó:AOD = COB (c.g.c)

=> AD = BC (hai cạnh …….)


Hoạt động của thầy

Hoạt động của học sinh

Ghi bảng

? Trên hình vẽ 105,106,107 có những tam giác nào bằng nhau? Vì sao?
- Yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời và giải thích.


Hình 105


Hình 106



1. Bài tập1
Hình 105

ABH=ACH (c.g.c)


Hình 106

DEK= DFK (g.c.g)





? Đã học những trường hợp bằng nhau nào của hai tam giác vuông?
? Nhắc lại những trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông?


Hình 107




Hình 107

ABD = ACD

(2 tam giác vuông bằng nhau theo trường hợp:cạnh huyền-góc nhọn)

- GV chiếu yêu cầu bài tập

- Vẽ hình, hướng dẫn HS ghi giả thuyết, kết luận.

- HS đọc yêu cầu bài toán.

- Vẽ hình, ghi giả thuyết, kết luận.


2. Bài tập 2( bài 40 sgk 124)


GT

ABC (ABAC)

MB=MC, Ax đi qua M

BE  Ax; CF  Ax


KL

So sánh BE và CF




? Có dự đoán gì về độ dài của hai đoạn thẳng BE và CF?

- Dự đoán BE và CF bằng nhau.


Giải

Xét BEM vuông tại E

và CFM vuông tại F:

+ MB = MC (giả thuyết)

+(2 góc đối đỉnh)

Do đó BEM = CFM (cạnh huyền - góc nhọn)

Suy ra BE = CF.( 2 cạnh tương ứng)


? Xét hai tam giác nào để có thể chứng minh được

BE = CF?

- Xét BEM và CFM


? Hai tam giác này có gì đặc biệt?

- Đây là hai tam giác vuông.


? Có những yếu tố nào bằng nhau?

- Trả lời


? Hai tam giác này bằng nhau theo trường hợp nào?
- Hướng dẫn HS giải.

- Cạnh huyền – góc nhọn

- 1HS lên bảng trình bày

- Hs nhận xét

- GV chiếu yêu cầu bài tập

- Vẽ hình, hướng dẫn HS ghi giả thuyết, kết luận.

- Vẽ hình


-Hướng dẫn HS ghi giả thuyết, kết luận

- HS vẽ hình vào vở


- 1 HS lên bảng vẽ hình



GT

: A,BOx, OAC,DOy:OC=OA;OD=OB

AD BC {E}


KL

a) AD = BC

b) EAB = ECD

c) OE là phân giác của góc





3. Bài 43

? Xét hai tam giác nào để chứng minh AD = BC?

- Xét AOD và COB


? Hai tam giác này có những yếu tố nào bằng nhau?


- OA = OC (giả thuyết)

Góc : chung

OB = OD (giả thuyết)


? Kết luận gì tư kết quả

AOD = COB?



=> AD = BC


? Để chứng minh EAB=ECD ta phải chứng minh hai tam giác này có những yếu tố nào bằng nhau?

- HS suy nghĩ trả lời.

- Nếu HS không trả lời được GV gợi ý

- Theo giả thiết ta có

OA = OC (gt)

OB = OD (gt)

=> AB = DC


b) Ta có OA = OC (gt)

OB = OD (gt)

=> AB = DC

Theo câu a ta có :

AOD = COB(c.g.c)

, mà


Xét EAB và ECD có:



? Hai tam giác này có cạnh nào bằng nhau không?

Gợi ý chứng minh AB=CD

? Hai tam giác này có góc nào bằng nhau không?

Gợi ý chứng minh

HS chứng minh

1 HS lên bảng trình bày



? Để chứng minh được OE là phân giác của góc xOy ta phải chứng minh điều gì?

- Phải chứng minh


c) Theo câu b ta có EAB=ECD

suy ra : EA = EC

Xét AOE và COE có:

OA = OC (gt)

DE : Cạnh chung

EA = EC


=> AOE = COE (c.c.c)

=> ( hai góc……)

=>OE là phân giác của góc xOy.








? Xét hai tam giác nào?

- Xét AOE và COE

? Nhìn vào hình vẽ trên ta có thể chứng minh 2 đường thẳng nào song song


Ta có thể chứng minh // BD

- Hs đứng tại chỗ nói cách chứng minh

- Về nhà chứng minh vào vở






V Hướng dẫn học ở nhà:

- Xem lại bài tập vừa giải

- Làm các bài tập 44, 45 trang 125 SGK.

SUY NGẪM, THẢO LUẬN VỀ BÀI HỌC

1. Giáo viên dạy chia sẻ

a)Những ý tưởng đã thực hiện được:









b) Những ý tưởng chưa thực hiện được:













c) Những tình huống phát sinh trong khi tiến hành bài học...













2 Giáo viên dự đánh giá

a) HS có hiểu rõ nhiệm vụ bài học và chủ động trong các hoạt động học không?
















b) Hoạt động nào hiệu quả













c) Hoạt động nào chưa hiệu quả? Lý do?
















d) HS nào không hứng thú với môn học









e) HS không lắng nghe giáo viên, vì sao?













f) HS nào đang gặp khó khăn trong việc học? Nguyên nhân?






g) Kết quả cuối cùng có được cải thiện hay không?









h) Khả năng lĩnh hội của HS thể hiện ở mức độ nào?
















k) Nội dung và phương pháp giảng dạy có phù hợp? Nếu cần điều chỉnh thì điều chỉnh gì và điều chỉnh như thế nào?...













3. Áp dụng cho thực tiễn dạy học : ( tất cả cùng suy ngẫm xem có tiếp tục thực hiện NCBH này nữa không? Nếu bài học vẫn chưa hoàn thiện thì cần tiếp tục nghiên cứu vấn đề gì cần chỉ dõ để hoàn thiện)













- Mỗi giáo viên trong nhóm suy ngẫm về bài học được thực hiện và kết quả thảo luận để vận dụng phù hợp vào giờ dạy cho đối tượng HS lớp mình phụ trách



  • Trên đây là kế hoạch thực hiện chuyên đề đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học của tổ KHTN .Tùy thuộc vào tình hình thực tế, đặc thù mỗi môn mà từng giáo viên trong tổ có sự thay đổi phù hợp sát với thực tế để nâng cao năng lực chuyên môn, nâng cao chất lượng học của HS.


Thư kí TM.Tổ

Nhóm thực hiện


Ngày 19/12/2013 Họp tổ chuyên môn :
Thực hiện chuyên đề :

“Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học”


I. Nhóm xây dựng giáo án :

    1. Người thực hiện : đ/c Lập, đ/c Quê, đ/c Toàn

    2. Nội dung thực hiện : Tiết dạy 33: Luyện tập về ba trường hợp bằng nhau của 2 tam giác – Hình học 7

II. Thực hiện :

1. Người dạy: đ/c Lập

2. Người dự: giáo viên trong tổ KHTN

3. Dạy thực nghiệm và rút kinh nghiệm :

+ Thời gian : 14 giờ 30 phút chiều thứ 5 ngày 19/12/2013.

+ Địa điểm: phòng học lớp 7b

THẢO LUẬN VỀ BÀI HỌC

1. Giáo viên dạy chia sẻ

a)Những ý tưởng đã thực hiện được:



- Củng cố được cho HS các trường hợp bằng nhau của 2 tam giác.

- Rèn được kỹ năng nhận biết, vẽ hình, so sánh đoạn thẳng

- Tập trung học bài và ghi chép đầy đủ



b) Những ý tưởng chưa thực hiện được:

- Kĩ năng phân tích tổng hợp giải bài toán hình của 1 số HS chưa thực hiện được.

- Một số HS trung bình chưa phán đoán được khi chứng minh 2 tam giác bằng nhau cần dựa được vào trường hợp nào khi biết 1 số yếu tố

c) Những tình huống phát sinh trong khi tiến hành bài học...

- Trong toàn tiết dạy cơ bản đảm bảo theo dự kiến thảo luận ban đầu của nhóm

2 Giáo viên dự đánh giá

a) HS có hiểu rõ nhiệm vụ bài học và chủ động trong các hoạt động học không?

  • HS hiểu rõ nhiệm vụ bài học, tích cực, không có biểu hiện sợ , tập trung

  • Đa số HS hiểu bài, nắm vững trọng tâm, biết dự đoán ,biết vận dụng kiến thức.

  • Vẫn còn 1 số hs chưa thực sự nắm được bài song vẫn tập trung tỏ thái độ hiểu bài

b) Hoạt động nào hiệu quả

- Hoạt động khai thác hình vẽ, kiến thức cũ

- Hoạt động HS tự trao đỗi thảo luận nhóm bàn

  • HS ghi chép đầy đủ.

  • Tổ chức điều khiển HS học tập tích cực, học sinh hứng thú

c) Hoạt động nào chưa hiệu quả? Lý do?

- Phân phối thời gian bài tập 3 chưa hợp lí



d) HS nào không hứng thú với môn học

- em An, em Dũng, em Phúc



e) HS không lắng nghe giáo viên, vì sao?

- Em Dương, em Dung nhận thức yếu, chưa nắm chắc kiến thức cũ

- Em Phúc đôi khi còn nhìn ra ngoài


f) HS nào đang gặp khó khăn trong việc học? Nguyên nhân?

- Em Phúc nhận thức tốt song đôi lúc chưa tập trung nói tự do, nguyên nhân: phụ huynh kì vọng nhiều về con gây áp lực cho con, chưa gần gũi động viên .

g) Kết quả cuối cùng có được cải thiện hay không?

- HS lĩnh hội được kiến thức, bước đầu biết làm được toán hình, một số em Linh, Hùng, Thúy, Đoàn Anh có khả năng phát hiện rất tốt.



h) Khả năng lĩnh hội của HS thể hiện ở mức độ nào?

- Khả năng lĩnh hội kiến thức khá



k) Nội dung và phương pháp giảng dạy có phù hợp? Nếu cần điều chỉnh thì điều chỉnh gì và điều chỉnh như thế nào?...

- Nội dung phương pháp phù hợp với bộ môn hình, có tính giáo dục cao

- Cần trình bày hợp lí hơn

- Giáo viên đôi chỗ nói nhiều

- Cần có biện pháp giúp đỡ HS nhận thức yếu.


3. Kết luận

- Sau khi thảo luận theo các yêu cầu của bài học tổ thống nhất: Tiếp tục hoàn thiện và áp dụng vào thực tiễn dạy học.

- Tiếp tục xây dựng giáo áp phù hợp cho mọi đối tượng HS đặc biệt Hs trung bình và yếu








Thư kí





Tổ KHTN – Trường THCS An Đức




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương