Trường Đại học Sư phạm



tải về 2.14 Mb.
trang1/17
Chuyển đổi dữ liệu06.11.2017
Kích2.14 Mb.
#34107
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Trường Đại học Sư phạm


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------




CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Tên chương trình: Giáo dục thể chất

Trình độ đào tạo: Đại học.

Ngành đào tạo: Giáo dục Thể chất (Physical Education)

Loại hình đào tạo: Chính quy



(Ban hành kèm theo Quyết định số: 885/QĐ – ĐHSP, ngày 08 tháng 4 năm 2014 của Hiệu trưởng trường ĐHSP - ĐHTN).

1. Mục đích đào tạo

Đào tạo trình độ Đại học chuyên ngành Giáo dục Thể chất, khi ra trường là giáo viên giảng dạy Giáo dục thể chất ở các trường Phổ thông, Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp hoặc làm công tác quản lý, công tác phong trào TDTT ở các Sở, ngành... Đáp ứng được nguồn nhân lực cho việc nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất và góp phần phát triển nền thể dục thể thao nước nhà.



2. Mục tiêu đào tạo

2.1 Kiến thức:

- Có hiểu biết cơ bản về nguyên lý chủ nghĩa Mác-Lenin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh; có các kiến thức cần thiết trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học quản lý hành chính, quản lý giáo dục, quốc phòng an ninh.

- Có kiến thức khoa học cơ bản, nền tảng: Toán học thống kê, Sinh lý, Giải phẫu... đáp ứng được tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.

- Có kiến thức đầy đủ và chuyên sâu về lý thuyết, thực hành các môn thể thao trong lĩnh vực GDTC.

- Nắm vững kiến thức nghiệm vụ sư phạm, bao gồm: Tâm lý học, Giáo dục học, Lý luận và phương pháp dạy học các môn thể thao để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh.

- Có kiến thức về nghiên cứu khoa học, nhất là phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Giáo dục Thể chất và Huấn luyện thể thao.

- Hiểu biết chương trình Giáo dục Thể chất trong trường phổ thông, đặc biệt nắm vững nội dung, chương trình GDTC trong trường Trung học phổ thông.

2.2 Kĩ năng:

Đáp ứng các chuẩn kĩ năng nghề nghiệp giáo viên trung học của Bộ GD&ĐT, trên cơ sở đảm bảo và phát huy các kĩ năng cơ bản sau:

- Có ít nhất một đẳng cấp VĐV cấp II và 02 đẳng cấp VĐV cấp III về các môn thể thao theo tiêu chuẩn đẳng cấp VĐV hiện thành của Tổng cục TDTT.

- Có các kĩ năng sư phạm dạy học nội dung GDTC, có khả năng lập kế hoạch dạy học và tổ chức hoạt động dạy học nội dung GDTC ở trường phổ thông; kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin truyền thông, các phần mềm dạy học, sử dụng được các phương tiện kĩ thuật thực hành phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy nội dung GDTC.

- Có năng lực tham gia phát triển chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng đổi mới công tác giáo dục và tìm tòi các tri thức địa phương vào nội dung, chương trình giáo dục.

- Có kĩ năng sư phạm giáo dục học sinh nói chung và giáo dục học sinh cá biệt, đặc biệt là học sinh ở trường THPT.

- Có khả năng huấn luyện, chỉ đạo, tổ chức điều hành các giải TDTT ở trường học và các giải thể thao quần chúng.

- Có các khả năng hoạt động tập thể Đoàn, Hội, tổ chức các hoạt động phong trào trong trường học.

- Có khả năng nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực TDTT, biết phân tích và giải quyết các vấn đề trong ngành TDTT, biết đúc kết kinh nghiệm để hình thành kĩ năng tư duy sáng tạo.

- Có khả năng làm việc nhóm và làm việc độc lập; khả năng tự học, tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp.



2.3 Thái độ:

- Có ý thức trách nhiệm của công dân đối với các vấn đề của xã hội, đất nước.

- Tôn trọng người học, chấp nhận các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và xây dựng môi trường làm việc thân thiện, tích cực, có ý thức tự tôn nghề nghiệp, tác phong sư phạm.

- Coi trọng vị trí, vai trò của GDTC trong hệ thống giáo dục phổ thông; thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học nội dung GDTC.

- Có tình yêu, hứng thú đối với nghề nghiệp, nội dung giảng dạy.

2.4 Vị trí và khả năng công tác sau khi tốt nghiệp:

- Giáo viên giảng dạy về chuyên ngành TDTT ở các cơ sở giáo dục và đào tạo: các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, chủ yếu trong các trường THPT.

- Cán bộ nghiên cứu ở các cơ sở nghiên cứu khoa học TDTT.

- Cán bộ quản lý phong trào TDTT ở các sở, phòng văn hóa TDTT và Du lịch.

- Cán bộ cấp huyện, chỉ đạo đội tuyển các môn thể thao hoặc các lớp năng khiếu thể thao ở các địa phương.

2.5 Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:

Tiếp tục học sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) các chuyên ngành trong lĩnh vực khoa học giáo dục thể chất. Tiếp tục học tập để trở thành huấn luyện viên các chuyên môn trong lĩnh vực TDTT.



3. Thời gian đào tạo: 4 năm.

4. Khối lư­ợng kiến thức toàn khoá: 120 Tín chỉ (TC), chư­­a kể phần nội dung Giáo dục Quốc phòng (165 tiết).

KL

kiến thức

toàn khóa

Khối kiến thức chung

Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Tổng cộng

Cơ sở ngành

Kiến thức ngành

Nghiệp vụ SP

Khóa luận TN/ Môn học thay thế

120

24

96

17

36

36

7

100%

20%

80%

18%

37%

37%

0,8%


tải về 2.14 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương