TRƯỜng đẠi học sư phạm kỹ thuật tp. Hcm



tải về 1.89 Mb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu02.06.2018
Kích1.89 Mb.
#39249
1   2   3   4



DANH MỤC BẢNG


BẢNG 1. HÀM LƯỢNG IOD CHO PHÉP SỬ DỤNG ( RDAs)[3] 21

BẢNG 2.HÀM LƯỢNG IOD CÓ TRONG 100 G THỰC PHẨM: 22

BẢNG 3.MỨC AN TOÀN VÀ LƯỢNG SỬ DỤNG HÀNG NGÀY CỦA FLUOR[3] 28

BẢNG 4.HÀM LƯỢNG SELEN CÓ TRONG 100 G THỰC PHẨM: 35

BẢNG 5.TÓM TẮT CÁC YẾU TỐ LÀM TĂNG HOẶC GIẢM HẤP THU CHẤT KHOÁNG VI LƯỢNG [14] 46

DANH MỤC HÌNH


Hình 1. Các nguồn thực phẩm giàu sắt 9

Hình 2. Các nguồn thực phẩm giàu kẽm 15

Hình 3. Các nguồn thực phẩm giàu đồng 18

Hình 4.Các nguồn thực phẩm giàu iod 22



Hình 5. Các nguồn thực phẩm giàu fluor 28


I- GIỚI THIỆU

  • Nguyên tố vi lượng là những nguyên tố có hàm lượng dưới 0,01% trong cơ thể, chỉ chiếm 0,05% tổng lượng các nguyên tố trong cơ thể, đóng vai trò sinh học quan trọng trong điều kiện nồng độ thấp thích hợp.[1]

  • Trong cơ thể người có thể tìm thấy khoảng 70 loại nguyên tố vi lượng hầu như bao gồm đại bộ phận các nguyên tố, trừ các nguyên tố đa lượng tồn tại trong tự nhiên.[1]

  • Nồng độ và dạng chức năng tính của các nguyên tố vi lượng được giới hạn trong một phạm vi hẹp. Sự phân bố của các nguyên tố vi lượng trong cơ thể rất không đồng đều nhau. Sự chênh lệch về hàm lượng giữa các nguyên tố khác nhau, hoặc giữa các tổ chức và vị trí khác nhau của cùng 1 nguyên tố có thể lên đến 2-3, thậm chí 10 cấp số lượng. Biện pháp kiểm tra xác định trước kia chỉ có thể dùng để xác định được một số chất dinh dưỡng có hàm lượng tương đối lớn như protein, lipit, và cacbohidrat và lượng của chúng được tính bằng % gam, các chất khoáng, vitamin… thì được tính bằng % miligam. [1]

  • Ngoài ra, còn có những nguyên tố nếu chỉ với điều kiện kiểm tra xác định hiện thời thì chỉ có thề biết là chúng tồn tại trong thức ăn nhưng không rõ được chức năng và hàm lượng của chúng, gọi là nguyên tố đánh dấu, về sau đổi thành nguyên tố vi lượng. Mấy chục năm gần đây, cùng với sự ra đời của những loại dụng cụ máy móc cực kỳ tinh xảo, điều kiện làm thực nghiệm siêu sạch, sự xuất hiện của các loại thuốc thử siêu tinh khiết và việc nuôi dưỡng các động vật làm thí nghiệm nên việc nghiên cứu các lnguyên tố vi lượng mới được phát triển nhanh chóng. Nguyên tố vi lượng trong cơ thể phần nhiều là các nguyên tố kim loại chúng tham gia phản ứng sinh hóa của cơ thể khi mất đi một hay nhiều điện tử để hình thành nên các ion dương.[1]

  • Trong đó đa số là kim loại nặng với mật độ 4g/cm3 (có khi là 5g/cm3). Ngoài ra, còn có các nguyên tố phóng xạ cực vi lượng như thori, radi, urani,.. Căn cứ theo tác dụng sinh học các nguyên tố vi lượng được chia thành:

  • Các nguyên tố vi lượng cần thiết đã được xác nhận là không thể thiếu trong việc duy trì hoạt động sống bình thường của cơ thể, lượng cung ứng mỗi ngày cho cơ thể người được tính bằng mg hoặc µg. Các nguyên tố vi lượng mà quốc tế đã công nhận tổng cộng 14 loại là đồng, coban, selen, bo, flo, sắt, iot, mangan, molyden, niken, kẽm và asen, crom, vanadium.[1]

  • Có những nguyên tố vi lượng hàm lượng về mặt cơ bản rất rõ ràng, nhưng nó có cần thiết cho cơ thể con người hay không thì vẫn còn đang nghiên cứu như bari…[1]

  • Có nhữngnguyên tố vi lượng đã được cơ bản công nhận là nguyên tố có hại, nhưng quan sát trên động vật cho thấy cá biệt trong số đó lại có khả năng là cần thiết cho cơ thể người như cadimi, beri,… Nguyên tố vi lượng không thể thiếu được đối với cơ thể người nhưng nếu nhiều hơn thì có hại, đây là lĩnh vực mới.[1]

II-
VAI TRÒ VÀ TÁC DỤNG CỦA MỘT SỐ CHẤT VI LƯỢNG QUAN TRỌNG

    1. Sắt (Fe)

1.1. Vai trò và tác dụng:

  • Sắt có vai trò rất cần thiết đối với mọi cơ thể sống, ngoại trừ một số vi khuẩn. Nó chủ yếu liên kết ổn định bên trong các protein kim loại, vì trong dạng tự do nó sinh ra các gốc tự do nói chung là độc lập với tế bào. Nói rằng sắt tự do không có nghĩa là nó tự do di chuyển trong các chất lỏng trong cơ thể. Sắt liên kết chặt chẽ với mọi phân tử sinh học vì thế nó sẽ gắn với các màng tế bào, axit nucleic, protêin v.v…[6]

  • Phần rất lớn chất sắt trong cơ thể được phân tán trong đưởng máu, đặc biệt ở sắc tố hemoglobin của hồng cầu erthyrocytes hay còn gọi là hồng huyết cầu, chiếm khoảng 70% tổng số chất sắt của cơ thể. Ngoài ra khoảng 3-5% chất sắt phân tán ở loại hemoglobin khác ở bắp thịt gọi là myoglobin.

  • Hemoglobin có trong tế bào hồng cầu (làm hồng cầu có màu đỏ, đóng vai trò quan trọng trong sự hô hấp, chuyển đổi khí oxy và cacbonic nhờ tác động biến đổi của những nguyên tử sắt trong cấu tạo. Hemoglobin (Hb) là 1 protein màu, phức tạp thuộc nhóm chromoteid màu đỏ, có nhóm ngoại là hem. Hb là thành phần chủ yếu của hồng cầu, chiếm 28% và tương ứng với 14,6g trong 100 ml máu.[6]

  • Myoglobin chỉ có ở cơ vân, có tác dụng như là nơi dự trữ oxy, chúng kết hợp với các chất dinh dưỡng để giải phóng năng lượng cho hoạt động cơ bắp. Myoglobin được xem như là hemoglobin của bắp thịt, phân tử của nó chỉ khoảng ¼ phân tử của hemoglobin, trong phân tử của nó chỉ có một nhân protoperphyrin nghĩa là chỉ có 1 nguyên tử sắt thay vì 4 nguyên tử sắt như phân tử hemoglobin.[6]

  • Khoảng 5-10% (0,5gram) tổng số chất sắt trong cơ thể được tìm thấy trong những cấu chất liên quan đến hoạt động hô hấp như các enzyme trực tiếp hay gián tiếp tác dụng trong những phản ứng trong sự hô hấp và sự sống của động vật như là enzyme cytochrome oxidase hay chất cytochrome liên hệ trong các phản ứng phóng thích năng lượng từ chất đường bột, acid béo xảy ra trong thể mitochodrion trong tế bào chất.[6]

  • Sắt rất cần thiết cho nhiều chức năng sống:

  • Chức năng hô hấp: tạo nên hemoglobin để vận chuyển oxy từ phổi vế tất cả các cơ quan. Trong cơ thể con người có khoảng 5-6g chất sắt, kiên kết với nhiều proteint khác nhau. Khoảng 2/3 lượng sắt nằm trong huyết cầu tố và protein trong hồng cầu. Sắt tham gia vào quá trình tổng hợp hồng cầu và là thành phần của huyết cầu tố, Hb có trong tế bào hồng cầu (làm hồng cầu có màu đỏ, giúp chuyên chở dưỡng khí đi nuôi các tế bào và giúp loại bỏ thán khí ra khỏi cơ thể).[6]

  • Nó tham dự vào quá trình tạo thành Myoglobin, sắc tố hô hấp của cơ cũng như tạo thành đặc tính dự trữ oxy của cơ. Myoglobin chỉ có ở cơ vân, có tác dụng như là nơi dự trữ oxy, chúng kết hợp với các chất dinh dưỡng để giải phóng năng lượng cho hoạt động cơ bắp.Sắt bị oxy hóa và khử dễ dàng, nó tham gia vào cấu tạo của nhiều enzyme, đặc biệt trong chuỗi hô hấp sắt đóng vai trò vận chuyển điện tích.[6]

  • Sắt còn giúp chuyển hóa beta-carotene thành sinh tố A, tạo thành chất collagene để liên kết các tế bào với nhau.Ngoài ra, sắt còn tham gia vào thành phần một số enzyme oxy hóa khử như catalase, peroxydase và các cytochrome (những chất xúc tác sinh học quan trọng trong cơ thể). Nó đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra năng lượng oxy hóa, vân chuyển oxy, hô hấp của ti lạp thể và bất hoạt các gốc oxy có hại.[6]

  • Sắt còn dự trữ oxy cho cơ bắp, vô hiệu hóa một số thành phần lạ xâm nhập vào cơ thể, tham gia tổng hợp các hooc-môn tuyến tiền liệt. Ba chức năng này sẽ tham gia vào kênh năng lượng của hiện tượng oxy hóa.[6]

  • Sắt là một trong những khoáng chất cần thiết cho cơ thể người để thực hiện các chức năng. Sắt có những chức năng vô cùng quan trọng trong cơ thể. Sắt đóng vai trò như một phương tiện vận chuyển cho các electron trong tế bào giúp vận chuyển oxy từ phổi đến các mô của cơ thể bởi tế bào hồng cầu và như một phần tích hợp của hệ thống enzyme trong các mô khác nhau.[6]

1.2. Các bệnh lý về sắt:

  • Thiếu sắt sẽ hạn chế sự luân chuyển oxy đến các tế bào gây nên mệt mỏi, giảm năng suất lao động và suy giảm miễn dịch. Mặt khác, tiêu thụ quá nhiều chất sắt có thể dẫn đến ngộ độc và thậm chí gây tử vong.[6]

  • Thiếu sắt là một trong những bệnh thiếu dinh dưỡng phổ biến trên thế giới. Người ta ước tính rằng có 600-700 triệu người mắc bệnh thiếu máu, thiếu sắt mà hầu hết là ở các nuớc đang phát triển. Thiếu máu, thiếu sắt là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng phổ biến ở Việt Nam với 32% phụ nữ mang thai và 34% trẻ em dưới 5 tuổi mắc bệnh, 50% trường hợp thiếu máu là do thiếu sắt. Nguời ta còn ước tính rằng tỉ lệ tử vong hàng năm vì mắc bệnh thiếu máu ở Việt Nam là 160. Ước tính có khoảng 6000 trẻ sơ sinh Việt Nam hàng năm có nguy cơ tử vong trong giai đoạn trước và sau khi sinh bởi vì mẹ mắc bệnh thiếu máu nghiêm trọng. Ðối với trẻ từ 6-24 tháng tuổi thì bệnh thiếu máu sẽ tổn hại đến sự phát triển bình thường của não, ảnh hưởng dến sự tập trung.[6]

  • Tuy nhiên theo như nghiên cứu của Liên minh Cải thiện Dinh duỡng Toàn cầu, Viện Dinh dưỡng Quốc gia tại Hà Nội và Viện Nghiên cứu và Phát triển thì tỷ lệ thiếu máu và thiếu sắt đã giảm đáng kể trong một thập kỷ qua.[6]

  • Thiếu sắt:

  • Nguyên nhân chính gây nên bệnh thiếu sắt là không cung cấp đủ lượng sắt cần thiết trong chế dộ ăn hàng ngày. Ðây cũng là nguyên nhân gây bệnh thiếu máu phổ biến nhất trên toàn thế giới. Bệnh thiếu máu phát triển dần dần và luôn bắt đầu bởi sự thiếu cân bằng chất sắt khi nhu cầu bổ sung sắt không được đáp ứng đầy dủ. Sự mất cân bằng này làm cạn kiệt sự lưu trữ sắt trong khi nồng độ hemoglobin, một dấu hiệu của chất sắt, vẫn bình thuờng. Sự cạn kiệt sắt trong cơ thể gây nên bệnh thiếu máu thiếu sắt. Các nguyên nhân khác gây bệnh thiếu máu thiếu sắt là bị nhiễm ký sinh trùng đuờng ruột. Phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh thiếu cân và sinh non, trẻ sơ sinh, trẻ mới tập đi và các em nữ ở tuổi dậy thì là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu thiếu sắt cao nhất vì những nguời này cần hàm lượng chất sắt cao. Nhu cầu tiêu thụ sắt ở phụ nữ mang thai cao gấp đôi người không mang thai vì lượng máu gia tăng trong suốt quá trình mang thai để cung cấp cho thai nhi và mất máu trong quá trình sinh nở.[6]

  • Những triệu chứng của bệnh thiếu máu thiếu sắt bao gồm:




1. Mệt mỏi nhiều

2. Da nhợt nhạt

3. Ốm yếu

4. Khó thở

5. Nhức đầu

6. Hoa mắt chóng mặt

7. Lạnh tay và chân

8. Khó chịu

9. Tăng khả năng nhiễm trùng

10. Móng tay giòn

11. Nhịp tim không đều

12. Chán ăn

13. Hội chứng chân không yên



1.3. Nhu cầu và nguồn bổ sung sắt:

  • Nhu cầu hàng ngày:

  • Nếu bạn bị thiếu sắt ở mức độ nhẹ hoặc vừa, bạn nên cố gắng khắc phục diều này thông qua chế độ ăn uống trước tiên. Bạn cũng nên bổ sung thịt đỏ và rau xanh càng nhiều càng tốt trong bữa ăn. Phải đảm bảo rằng bạn cũng dùng đủ lượng vitamin C dễ giúp hấp thụ chất sắt từ thực vật tốt hơn.[6]

  • Nguồn bổ sung:

  • Bổ sung sắt được chỉ dịnh khi chế độ ăn uống không thể khôi phục lại mức độ thiếu sắt trong khoảng thời gian nhất dịnh. Những thực phẩm bổ sung chỉ quan trọng khi một nguời đang có những triệu chứng lâm sàng của bệnh thiếu máu thiếu sắt. Mục đích của việc bổ sung sắt đường uống là cung cấp đủ sắt để khôi phục lại mức độ lưu trữ sắt thông thường và để bổ sung sự thiếu hụt hemoglobin. Thường phải mất đến 6 tháng để bổ sung sắt trước khi hàm lượng sắt trở lại bình thường. Nếu bạn đang dùng thực phẩm bổ sung chất sắt bạn nên gặp bác sĩ thường xuyên để kiểm tra mức độ máu. Bạn chỉ nên bổ sung sắt theo đơn thuốc của bác sĩ nếu không bạn sẽ có thể dùng sắt quá liều dẫn đến sắt dư thừa trong máu và lưu trữ trong các cơ quan như gan và tim. Tình trạng này có thể gây ngộ độc sắt vì chỉ một lượng sắt rất ít được bài tiết khỏi cơ thể. Ðiều này có thể gây tổn thương đến các cơ quan và suy tim. Những người bị rối loạn máu đòi hỏi truyền máu thường xuyên cũng có nguy cơ bị quá tải sắt và được khuyên nên tránh xa các thực phẩm bổ sung chất sắt. [6]

  • Có 2 loại chất sắt trong chế độ ăn uống là sắt có nguồn gốc từ động vật và sắt có nguồn gốc từ thực vật.

+ Sắt có nguồn gốc từ động vật (thịt màu đỏ) dễ hấp thụ hơn từ thực vật (các loại rau). Thực phẩm từ động vật chứa sắt bao gồm thịt màu đỏ (thịt bò, cừu và heo), thịt gia cầm (gà, vịt), cá, sò và gan, thận. Huyết động vật cũng là nguồn bổ sung sắt tốt nhất.[6]

+ Những loại thực vật chứa sắt bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, đậu, đậu lang, các loại rau có lá màu xanh và trứng. Các loại rau có lá màu xanh nhu rau bina, cải xoan, bông cải, mù tạt và củi cải là những nguồn thực phẩm chứa sắt dồi dào nhất. Vitamin C giúp tăng cuờng hấp thụ chất sắt từ thực vật, vì vậy những người ăn chay nên dùng đủ lượng vitamin C cần thiết.[6]



Hình 1. Các nguồn thực phẩm giàu sắt




Каталог: data -> file -> 2015 -> Thang05
Thang05 -> ĐỀ thi thử quốc gia năM 2014-2015 MÔn thi: anh văN
Thang05 -> I. MỤc tiêU: 1 Kiến thức: Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề. 2 Kĩ năng
Thang05 -> Bài 19: nhân dân việt nam kháng chiến chống pháp xâm lưỢC (Từ năm 1858 đến trước năm 1873) I. Mục tiêu bài học
Thang05 -> MÔn tậP ĐỌC (LỚP 1) BÀI: TẶng cháu I. Mục tiêu
Thang05 -> BÀi tập trắc nghiệm chuyểN ĐỔi câu tiếng anh
Thang05 -> ĐỀ kiểm tra chất lưỢng học kỳ II năm họC 2014 2015
Thang05 -> BÀI: viết số thành tổng các trăM, chụC, ĐƠn vị I. Mục tiêu: Kiến thức
Thang05 -> Lời Cảm ơn 4 Lời mở đầu 5
Thang05 -> SỞ giáo dục và ĐÀo tạo bắc giang thpt việt yêN 2
Thang05 -> Bài 9: quang hợP Ở CÁc nhóm thực vật c3, C4 VÀ cam I. Mục tiêu

tải về 1.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương