TRƯỜng đẠi học sư phạm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc



tải về 1.7 Mb.
trang1/16
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích1.7 Mb.
#38048
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Tên chương trình: SƯ PHẠM GIÁO DỤC MẦM NON

Trình độ đào tạo: ĐẠI HỌC

Ngành đào tạo: SƯ PHẠM GIÁO DỤC MẦM NON

Loại đào tạo: Chính quy

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 885/QĐ – ĐHSP, ngày 08 tháng 4 năm 2014 của Hiệu trưởng trường ĐHSP - ĐHTN).

1. Mục đích đào tạo

Đào tạo cử nhân sư phạm giáo dục mầm non có năng lực và phẩm chất đáp ứng tốt yêu cầu tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ 03 tháng đến 6 tuổi tại các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục mầm non; có khả năng làm công tác chuyên môn về giáo dục mầm non ở các phòng, sở giáo dục và đào tạo; có khả năng giảng dạy tại các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non; làm việc tại Viện nghiên cứu sư phạm; chuyên gia tư vấn về giáo dục học và giáo dục mầm non; có khả năng tự học, nghiên cứu khoa học và tham gia học tập ở bậc học cao hơn; có khả năng học tập liên thông ở các chương trình đào tạo sau đại học ở trong nước và nước ngoài.



2. Mục tiêu đào tạo/chuẩn đầu ra

Sinh viên ngành Giáo dục mầm non sau khi tốt nghiệp phải đạt được các yêu cầu sau:

2.1. Về phẩm chất đạo đức

Có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; có niềm tin cách mạng và lý tưởng, niềm tin nghề nghiệp; Chấp hành tốt chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, những quy định của địa phương, quy định về nhiệm vụ, quyền của nhà giáo; không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ lí luận chính trị để vận dụng vào hoạt động nghề nghiệp; có lòng yêu trẻ, yêu nghề; thực hiện tốt các chức năng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, tích cực đóng góp vào sự phát triển giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng.

Hiểu biết sâu sắc về trách nhiệm, vai trò, sứ mạng của người giáo viên mầm non trong giai đoạn mới; Nhạy bén với cái mới, có tinh thần chủ động thích ứng với sự thay đổi; Say mê nghề nghiệp, tinh thần không ngừng học hỏi, tích cực đổi mới phương pháp, hình thức chăm sóc, giáo dục trẻ; Hình thành ý thức thường xuyên trau dồi phẩm chất nghề nghiệp, phát triển nghề nghiệp liên tục.



2.2. Về kiến thức

Vận dụng được các kiến thức khoa học, nền tảng thuộc khối kiến thức chung trong chương trình đào tạo vào hoạt động nghề nghiệp và cuộc sống.

Vận dụng kiến thức cơ bản về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, xã hội, nhân văn; khoa học quản lý hành chính, quản lý giáo dục; Tâm lý học, Giáo dục học; Sinh lý trẻ em lứa tuổi mầm non; Toán học, Văn học, Mỹ thuật, Âm nhạc… vào giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn về chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non và quản lý giáo dục Mầm non.

Áp dụng được những kiến thức cơ bản về các lĩnh vực thuộc chuyên ngành Giáo dục học mầm non và các kiến thức bổ trợ vào việc thiết kế, tổ chức quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ hoặc các hoạt động nghề nghiệp khác.

Đánh giá, phân tích những diễn biến tâm, sinh lý của trẻ theo lứa tuổi, trình độ đạt được của trẻ và xác định những nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ nhằm thực hiện công việc chuyên môn tương ứng với các vị trí công việc cụ thể.

Vận dụng kiến thức thu thập được từ hoạt động thực tế chuyên môn, thực tập sư phạm để thực hiện công tác giáo dục, quản lý ở trường mầm non, cơ sở đào tạo giáo viên mầm non, phòng giáo dục, sở giáo dục và đào tạo; tư vấn chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non; nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non và thực hiện hoạt động nghề nghiệp trong các cơ quan văn hóa có chức năng giáo dục.

2.3. Về kỹ năng

2.3.1 Kỹ năng nghề nghiệp

Có kỹ năng vận dụng kiến thức đã học, kỹ năng đã được rèn luyện vào hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non, gồm kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, đánh giá kết quả hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở từng độ tuổi ở trường mầm non;

Hình thành và phát triển kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non, gồm kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, đánh giá kết quả hoạt động giao tiếp xúc cảm trực tiếp; hoạt động với đồ vật; hoạt động vui chơi; hoạt động ngày lễ, ngày hội; hoạt động tham quan, đi dạo; hoạt động học tập, hoạt động lao động cho trẻ;

Hình thành và phát triển kỹ năng quản lý trường mầm non, gồm kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, đánh giá kết quả quản lý nhóm/lớp; quản lý thực hiện chương trình giáo dục mầm non;

Hình thành và phát triển kỹ năng phát triển chương trình giáo dục mầm non, gồm kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, đánh giá kết quả thực hiện phát triển chương trình giáo dục mầm non; đặc biệt là xây dựng và phát triển chương trình nhà trường gắn với đặc thù vùng miền.

Hình thành và phát triển kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non, gồm kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, đánh giá kết quả nghiên cứu về giáo dục học mầm non; ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.



Hình thành và phát triển kỹ năng phân tích, đánh giá bối cảnh xã hội và giáo dục; xu thế phát triển giáo dục trong nước và trên thế giới; kỹ năng phân tích, đánh giá phẩm chất và năng lực bản thân để vận dụng phù hợp, sáng tạo trong hoạt động phát triển nghề nghiệp liên tục.

Hình thành và phát triển kỹ năng phối hợp các lực lượng trong giáo dục trẻ mầm non, gồm giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.



2.3.2. Kỹ năng mềm

Có kỹ năng làm việc hợp tác, chia sẻ, hướng dẫn, tư vấn; kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ hiệu quả trong các hoạt động nghề nghiệp;

Có kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu trẻ, cảm hóa, thuyết phục trẻ, có kỹ năng kiềm chế xúc cảm và xử lý linh hoạt, sáng tạo các tình huống chăm sóc, giáo dục trẻ.

Có kỹ năng sử dụng tiếng Anh trong một số tình huống giao tiếp và hoạt động nghề nghiệp;

Có kỹ năng ứng dụng thành thạo các phần mềm chăm sóc, giáo dục trẻ, sử dụng được một số phần mềm tin học để đánh giá kết quả chăm sóc giáo dục trẻ, bổ trợ cho hoạt động nghiên cứu, viết sáng kiến kinh nghiệm.

Có khả năng tự học thường xuyên và tự học suốt đời.

3. Thời gian đào tạo: 4 năm.

4. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 130 tín chỉ (không tính phần nội dung Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).

KL

kiến thức

toàn khóa

Khối kiến thức GD

đại cương

Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Nghiệp vụ SP

Thực tập, Luận văn/ thay thế

Tổng cộng

Cơ sở ngành

Kiến thức ngành

130 TC

24 TC

57 TC

26 TC

31 TC

42 TC

7 TC

100 %

18.5 %

43.9 %

20.0 %

23.9 %

32.3 %

5.3 %



tải về 1.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương