TRƯỜng đẠi học nông lâm thành phố HỒ chí minh khóa luận tốt nghiệp khảo sát tình hình chăn nuôi heo và SỨc sinh sản của một số nhóm giống heo náI



tải về 1.51 Mb.
trang1/21
Chuyển đổi dữ liệu06.01.2018
Kích1.51 Mb.
#35762
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI HEO VÀ SỨC

SINH SẢN CỦA MỘT SỐ NHÓM GIỐNG HEO NÁI

ĐƯỢC NUÔI TẠI HỘ CÁ THỂ Ở VÀI ĐỊA PHƯƠNG

THUỘC HUYỆN ĐỨC HÒA, TỈNH LONG AN

Họ và tên sinh viên : THANH AN

Ngành : Thú Y



Niên khóa : 2002-2007

Tháng 11/2007



KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI HEO VÀ SỨC SINH SẢN CỦA MỘT SỐ NHÓM GIỐNG HEO NÁI ĐƯỢC NUÔI TẠI HỘ CÁ THỂ Ở VÀI ĐỊA PHƯƠNG THUỘC HUYỆN ĐỨC HÒA, TỈNH LONG AN

Tác giả

DƯ THANH AN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ



ngành Thú Y
Giáo viên hướng dẫn:

TS. TRẦN VĂN CHÍNH



Tháng 11 năm 2007

LỜI CẢM TẠ
Khoá luận Tốt nghiệp với đề tài: “Khảo sát tình hình chăn nuôi heo và sức sinh sản của một số nhóm giống heo nái được nuôi tại hộ cá thể ở vài địa phương thuộc huyện Đức Hòa, tỉnh Long An” khi được hoàn thành và đạt kết quả như mong muốn, đối với bản thân tôi, đây là một hoài bảo và niềm tự hào lớn lao trên bước đường học tập và tìm hiểu. Hơn lúc nào hết, tôi luôn ghi nhớ công lao trời biển của ba, mẹ và các anh, chị trong gia đình đã tạo dựng và vun đắp cho tôi có được như ngày hôm nay.

Qua gần 5 năm học tập, với sự giảng dạy tận tình của quý Thầy, Cô trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã đem đến cho tôi một tầm nhìn mới, những kiến thức khoa học về lĩnh vực chăn nuôi thú y, đã truyền đạt cho tôi những kinh nghiệm quý báu về nghề nghiệp, trong cuộc sống… rất cần thiết cho tôi đi vào đời và làm việc sắp tới. Xin chân thành cảm tạ quý Thầy, Cô với niềm thân thương, kính trọng nhất.

Trân trọng cảm ơn thầy Trần Văn Chính, xuyên suốt trong quá trình thực tập tốt nghiệp và hoàn thành khóa luận, nếu không có sự hướng dẫn tận tình và nhiệt tâm của Thầy, em sẽ gặp nhiều khó khăn và chắc hẳn sẽ không mang lại kết quả khả quan.

Góp phần quan trọng không nhỏ trong việc hoàn thành công việc của đợt thực tập này, tôi xin ghi nhận sự nhiệt tình ủng hộ của các bạn: Nguyễn Thanh Quang, Nguyễn Xuân Hào đã dành thời gian giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc đi điều tra thực tế và thu thập số liệu, cũng như cung cấp những thông tin cần thiết cho nội dung chuyên môn của đề tài.


Dö Thanh An
TÓM TẮT
Đề tài được thực hiện tài huyện Đức Hòa, tỉnh Long An từ ngày 15/4/2007 đến ngày 15/8/2007 tại 4 xã: Lộc Giang, An Ninh Đông, An Ninh Tây và Tân Mỹ thuộc huyện Đức Hoà, tỉnh Long An

Nội dung nghiên cứu là khảo sát tình hình chăn nuôi heo của 104 hộ cá thể và 425 heo nái sinh sản thuộc nhiều nhóm giống. Kết quả khảo sát cho thấy: nhóm heo lai có nhiều máu giống Yorkshire và Landrace (YL/LY) chiếm nhiều nhất 68,71%, kế đến là heo lai có nhiều máu giống Duroc và Pietrain (DP/PD) 18,35%, thấp nhất là nhóm heo lai ngoại lai nội (Nxn) 12,94%.

- Thành phần hộ cá thể nuôi heo chủ yếu là nông dân chiếm 65,38%.

- Heo thịt được nuôi nhiều nhất và chiếm 65,27 % và thấp nhất là heo đực giống hậu bị chiếm 0,1%.

- Số hộ có số năm nuôi heo trên 6 năm cao nhất chiếm 62 %.

- Số hộ sử dụng cám hỗn hợp trong chăn nuôi chiếm tỷ lệ khá cao (64%)

- Phần lớn hộ cá thể sử dụng phương pháp phối giống trực tiếp (55,76%) cho đàn heo nái sinh sản.

- Đa số hộ cá thể thích được tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi heo (95,19%).

- Đàn heo nái của các nhóm giống được chọn phần lớn đều có ngoại hình thể chất khá tốt (cấp I).

- Các chỉ tiêu về sinh sản có khuynh hướng tốt nhất ở nhóm heo nái lai YL/LY, kế đến là heo nái lai Nxn và thấp nhất ở heo nái lai DP/PD.




MỤC LỤC

Trang


Trang tựa i

Lời cảm tạ ii

Tóm tắt iii

Mục lục iv


Danh sách các chữ viết tắt vii

Danh sách các bảng viii

Danh sách các biểu đồ ix

Chương 1. MỞ ĐẦU 1

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 2

1.2.1. Mục đích 2

1.2.2. Yêu cầu 2

Chương 2. TỔNG QUAN 3

2.1. SƠ LƯỢC VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KINH TẾ -

XÃ HỘI HUYỆN ĐỨC HOÀ TỈNH LONG AN 3

2.1.1. Vị trí địa lý - hành chính 3

2.2.2. Đặc điểm tự nhiên 4

2.1.3. Tài nguyên đất 5

2.1.4. Dân số và nguồn nhân lực 5

2.1.5. Nhận định chung về tình hình chăn nuôi heo ở huyện Đức Hoà 5

2.1.6. Tổ chức mạng lưới thú y của huyện Đức Hoà 6

2.2. NHỮNG YẾU TỐ CẤU THÀNH SỨC SINH SẢN CỦA HEO NÁI 7

2.2.1. Tuổi phối giống lần đầu 7

2.2.2. Số heo con đẻ ra trên ổ 7

2.2.3. Số heo con cai sữa cửa nái trên năm 8

2.2.4. Số heo con còn sống và tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa 8

2.2.5. Tổng trọng lượng heo con cai sữa của nái trên năm 8

2.3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA NÁI 9

2.3.1. Giống dòng 9

2.3.2. Tuổi phối giống lần đầu 9

2.3.3. Lứa đẻ 9

2.3.4. Khí hậu thời tiết 10

2.3.5. Bệnh tật 10

2.3.6. Dinh dưỡng 10

2.3.7. Chăm sóc quản lý 11

Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 12

3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT 12

3.1.1. Thời gian khảo sát 12

3.1.2. Địa điểm 12

3.2. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 12

3.3. CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT 12

3.3.1. Tình hình chăn nuôi heo của hộ cá thể 12

3.3.2. Trên đàn heo nái khảo sát 13

3.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU KHẢO SÁT 13

Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 14

4.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI HEO Ở HỘ CÁ THỂ 14

4.1.1.Cơ cấu đàn heo nuôi 14

4.1.2. Thành phần hộ cá thể nuôi heo 15

4.1.3. Số năm kinh nghiệm nuôi heo 16

4.1.4. Thức ăn nuôi heo 17

4.1.5. Nguồn nước nuôi heo 18

4.1.6. Cấu trúc chuồng trại nuôi heo 18


4.1.7. Phương pháp phối giống của heo sinh sản 19

4.1.8. Thu nhập từ nuôi heo 21

4.1.9. Sở thích nuôi các loại heo 21

4.1.10. Sở thích nuôi các giống heo 22

4.1.11.Mong muốn được tập huấn về chăn nuôi heo 23

4.1.12. Kiến nghị liên quan đến nuôi heo 24

4.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRÊN ĐÀN HEO NÁI 25

4.2.1. Cơ cấu giống đàn heo nái khảo sát 25

4.2.2. Điểm ngoại hình thể chất 27

4.2.3. Tuổi phối giống lần đầu 29

4.2.4. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ 30

4.2.5. Số lứa đẻ của nái trên năm 31

4.2.6. Số heo con đẻ ra trên ổ 33

4.2.7. Số heo sơ sinh còn sống 35

4.2.8. Số heo con cai sữa 37

4.2.9. Số heo cai sữa của nái trên năm 39

4.2.10. Tuổi cai sữa heo con 41

4.2.11. Trọng lượng bình quân heo con cai sữa 43

4.2.12. Thời gian phối giống lại sau cai sữa 46



Chương 5. KẾT LUẬN VÈ ĐỀ NGHỊ 49

5.1. KẾT LUẬN 49



5.2. ĐỀ NGHỊ 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO 51

PHỤ LỤC 52
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
: Trung bình.

n : Số lượng.

NG : Nhóm giống.

SD : Độ lệch chuẩn (Standard Deviation) .

CV : Hệ số biến dị (Coefficient of Variation).

TSTK : Tham số thống kê.

YL/LY: là heo lai có nhiều nhóm máu giống heo Yorkshire và Landrace .

DP/PD : là heo lai có nhiều nhóm máu giống heo Duroc và Pietrain.

Nxn : là heo lai có cha là heo thuộc các giống heo công nghiệp như Yorkshire, Landrace, Duroc, Pietrain và mẹ là heo nái lai giữa heo ngoại với heo nội hoặc giống heo nội Móng Cái.

DANH SÁCH CÁC BẢNG


Trang


Bảng 4.1. Cơ cấu đàn heo nuôi được điều tra 14



Bảng 4.2. Thành phần hộ cá thể nuôi heo 15

Bảng 4.3.Số năm kinh nghiệm nuôi heo 16

Bảng 4.4. Tình hình sử dụng thức ăn trong chăn nuôi heo 17

Bảng 4.5. Tình hình sử dụng nguồn nước chăn nuôi heo 18

Bảng 4.6. Cấu trúc chuồng trại nuôi heo 19
Bảng 4.7. Phương pháp phối giống cho heo sinh sản 20

Bảng 4.8. Thu nhập từ chăn nuôi heo 21

Bảng 4.9. Sở thích nuôi các loại heo 22

Bảng 4.10. Sở thích nuôi các giống heo nái 23

Bảng 4.11. Mong muốn được tập huấn chăn nuôi heo 23

Bảng 4.12. Các yêu cầu giải quyết liên quan đến chăn nuôi heo 24

Bảng 4.13. Cơ cấu nhóm giống của đàn heo nái 26

Bảng 4.14a. Điểm ngoại hình thể chất của heo nái theo nhóm giống 27

Bảng 4.14b. Điểm ngoại hình thể chất của heo nái theo lứa đẻ 28

Bảng 4.15. Tuổi phối giống lần đầu 29

Bảng 4.16. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ 30

Bảng 4.17. Số lứa đẻ của nái trên năm 31

Bảng 4.18a. Số heo con đẻ ra trên ổ theo nhóm giống 33

Bảng 4.18b. Số heo con đẻ ra trên ổ theo lứa đẻ 34

Bảng 4.19a. Số heo con sơ sinh còn sống theo nhóm giống 35

Bảng 4.19b. Số heo con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ 36

Bảng 4.20a. Số heo con cai sữa theo nhóm giống 38


Bảng 4.20b. Số heo con cai sữa theo lứa đẻ 39

Bảng 4.21. Số heo con cai sữa của nái trên năm 40
Bảng 4.22a. Tuổi cai sữa heo con theo nhóm giống 41

Bảng 4.22b. Tuổi cai sữa heo con theo lứa đẻ 42

Bảng 4.23a. Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo nhóm giống 44

Bảng 4.23b. Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo lứa đẻ 45

Bảng 4.24a. Thời gian phối giống lại sau cai sữa theo nhóm giống 46


Bảng 4.24b. Thời gian phối giống lại sau cai sữa theo lứa đẻ 47

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ


Trang


Biểu đồ 4.1a. Điểm ngoại hình thể chất của heo nái theo nhóm giống 27

Biểu đồ 4.1b. Điểm ngoại hình thể chất của heo nái theo lứa đẻ 28

Biểu đồ 4.2: Tuổi phối giống lần đầu 29

Biểu đồ 4.3: Khoảng cách giữa hai lứa đẻ 31

Biểu đồ 4.4: Số lứa đẻ của nái trên năm 32

Biểu đồ 4.5a: Số heo con đẻ ra trên ổ theo nhóm giống 33

Biểu đồ 4.5b: Số heo con đẻ ra trên ổ theo lứa đẻ 34


Biểu đồ 4.6a: Số heo con sơ sinh còn sống theo nhóm giống 36

Biểu đồ 4.6b: Số heo con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ 37

Biểu đồ 4.7a: Số heo con cai sữa theo nhóm giống 38


Biểu đồ 4.7b: Số heo con cai sữa theo lứa đẻ 39
Biểu đồ 4.8: Số heo con cai sữa của nái trên năm 40

Biểu đồ 4.9a: Tuổi cai sữa heo con theo nhóm giống 42
Biểu đồ 4.9b: Tuổi cai sữa heo con theo lứa đẻ 43
Biểu đồ 4.10a: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo nhóm giống 44

Biểu đồ 4.10b: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo lứa đẻ 45

Biểu đồ 4.11a: Thời gian phối giống lại của nái sau cai sữa theo nhóm giống 46

Biểu đồ 4.11b: Thời gian phối giống lại của nái sau cai sữa theo lứa đẻ 47

Chương 1


MỞ ĐẦU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Nằm cách trung tâm tỉnh Long An 40 km về phía Đông Bắc, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An có nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, đây là vùng căn cứ Cách Mạng quan trọng, đã làm nên bao chiến công vang dội gắn liền với dòng sông Vàm Cỏ Đông “dũng cảm, kiên cường”. Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, huyện Đức Hòa lại tiếp tục gặt hái được nhiều thành công rực rỡ trên bước đường thực hiện “công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn”.

Là huyện vùng sâu của tỉnh với 70 % dân số sống bằng nghề nông, bên cạnh việc trồng cây lúa nước, cây bắp, cây mía, đậu phộng … là đối tượng sản xuất chủ lực và có từ lâu đời của nghề trồng trọt, thì nghề chăn nuôi gia súc gia cầm, đặc biệt là chăn nuôi heo cũng đã từng bước tạo thế đứng vững chắc, góp phần đáng kể giải quyết việc làm, tận dụng tối đa nguồn vốn, phụ phế phẩm nông nghiệp sẵn có của địa phương và thời gian lao động nhàn rổi của người dân để làm tăng nguồn thu nhập cho hộ gia đình.

Năm 2005, tổng đàn heo toàn huyện có 32.500 con, năm 2006 là 34.700 con, 6 tháng đầu năm 2007 ước đạt gần 20.000 con, trung bình mỗi năm số lượng heo tăng 6,8%. Riêng tại khu vực 4 xã vùng xa của huyện là Lộc Giang, An Ninh Đông, An Ninh Tây và Tân Mỹ, số lượng đàn heo cũng tăng lên đáng kể, có nhiều hộ đã xây dựng chuồng trại ổn định và số lượng heo cũng lên đến 50 - 70 con/hộ (phòng Kinh tế huyện Đức Hoà, 2007).

Tuy nhiên, phần lớn việc chăn nuôi heo của các hộ cá thể còn nhỏ, lẽ từ 2 – 5 con/hộ và chủ yếu nuôi bằng kinh nghiệm.

Khảo sát tình hình chăn nuôi heo của hộ cá thể, sức sinh sản của của heo nái thuộc một số nhóm giống heo đang được nuôi dùng làm cơ sở khoa học phục vụ cho việc định hướng phát triển chăn nuôi heo của địa phương ngày càng tốt hơn là điều cần thiết.

Xuất phát từ vấn đề nêu trên, được sự hướng dẫn của TS Trần Văn Chính thuộc Bộ Môn Di Truyền Giống Động Vật, Khoa Thú Y, trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, sự đồng ý giúp đỡ của Trạm Thú Y huyện Đức Hoà và UBND các xã Lộc Giang, An Ninh Đông, An Ninh Tây và Tân Mỹ, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát tình hình chăn nuôi heo và sức sinh sản của một số nhóm giống heo nái được nuôi tại hộ cá thể ở vài địa phương thuộc huyện Đức Hòa, tỉnh Long An”.

1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

1.2.1. Mục đích

Tìm hiểu về tình hình chăn nuôi heo của hộ cá thể và một số chỉ tiêu về sức sản xuất của đàn heo nái đẻ để có những thông tin khoa học cần thiết nhằm phục vụ cho việc định hướng và phát triển đàn heo ở địa phương.



1.2.2. Yêu cầu

- Nắm được điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện.

- Nắm được một số chỉ tiêu về tình hình chăn nuôi heo của các hộ cá thể

- Theo dõi, so sánh và đánh giá các chỉ tiêu về ngoại hình thể chất, khả năng sinh sản … của một số nhóm giống heo nái được nuôi ở các hộ cá thể trong thời gian thực tập.

Chương 2

TỔNG QUAN

2.1. SƠ LƯỢC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN ĐỨC HOÀ, TỈNH LONG AN

2.1.1. Vị trí địa lý – hành chính

Đức Hoà là một huyện của tỉnh Long An, cách trung tâm thị xã Tân An 40 km về hướng đông Bắc. Huyện Đức Hoà có ranh giới với các đơn vị hành chính như sau: phía Bắc giáp huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh và huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn, phía Đông Nam giáp huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh, phía Tây giáp huyện Đức Huệ, phía Tây Nam giáp huyện Bến Lức tỉnh Long An.

Từ huyện Đức Hoà có thể liên hệ thuận lợi với các thị trấn của thành phố Hồ Chí Minh nằm trên quốc lộ 22 và quốc lộ 1 (thị trấn Củ Chi, thị trấn Hóc Môn, thị trấn An Lạc) và các thị trấn của các quận tiếp giáp với huyện Đức Hoà. Tỉnh lộ 8 còn là tuyến giao thông quan trọng nối với quốc lộ 22 tạo thành trục giao thông liên hệ trực tiếp giữa Đông Nam bộ và Tây Nam bộ.

Huyện được chia thành 20 đơn vị hành chính cấp xã và thị trấn, thị trấn Hậu Nghĩa là trung tâm huyện. Các đơn vị còn lại gồm: thị trấn Đức Hoà, thị trấn Hiệp Hoà, xã Lộc Giang, xã An Ninh Đông, xã An Ninh Tây, xã Tân Mỹ, xã Hiệp Hoà, xã Tân Phú, xã Hoà Khánh Tây, xã Hoà Khánh Đông, xã Hoà Khánh Nam, xã Đức Lập Thượng, xã Đức Lập Hạ, xã Đức Hoà Thượng, xã Đức Hoà Đông, xã Đức Hoà Hạ, xã Mỹ Hạnh Bắc, xã Mỹ Hạnh Nam, xã Hựu Thạnh. Tổng diện tích tự nhiên là 42.169 ha, dân số 178.350 người (năm 2004).


Bảng đồ hành chính tỉnh Long An




Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Long_An



2.1.2. Đặc điểm tự nhiên

- Địa hình: là vùng đất tương đối bằng phẳng, độ cao bình quân 1- 2 m, cao nhất là khu vực xã Lộc Giang (+ 8 m), thấp nhất là kênh Xáng Lớn (+ 0,6 m), độ cao dốc thoai thoải theo hướng Đông Bắc đến Tây Nam.

- Thổ nhưỡng: đất được chia thành 3 nhóm chính:

+ Nhóm đất phèn: phân bố dọc theo sông Vàm Cỏ Đông và kênh Thái Mỹ, tổng diện tích 1.179,5 ha, chiếm 29%.

+ Nhóm đất xám: nằm ở vùng trung tâm huyện, dọc theo tỉnh lộ 10, kéo dài từ xã Lộc Giang đến thị trấn Đức Hoà, diện tích khoảng 19.930,7 ha, chiếm 48%.

+ Nhóm đất phù sa bồi: tổng diện tích là 9.376,8 ha, chiếm 23%.

- Khí hậu - thuỷ văn: huyện Đức Hoà chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều với lượng mưa trung bình hàng năm là 1.805 mm, nhiệt độ trung bình là 27,70C, ẩm độ 83%. Nguồn nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu là sông Vàm Cỏ Đông và nhờ vào nguồn nước xả của hồ Dầu Tiếng.

Nhìn chung, khí hậu của huyện Đức Hoà có những thuận lợi cơ bản so với nhiều địa phương khác về độ chiếu sáng, độ ẩm cao… thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng, ít bị ảnh hưởng của thiên tai. Bên cạnh đó, Đức hoà có nguồn nước ngầm rất phong phú được thiên nhiên ưu đãi, đã cung cấp lượng nước dồi dào cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt là dân cư các khu vực đô thị.



2.1.3. Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 42.169 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 80,42 %, đất lâm nghiệp chiếm 2,68 %, đất ở 3,03 %, đất chuyên dùng 7,88 %, đất chưa sử dụng 10,59 %.

Nhìn chung, tài nguyên đất của huyện Đức Hoà có nhiều điều kiện cho phát triển công - nông nghiệp, nguồn đất chưa sử dụng còn nhiều, địa hình tương đối bằng phẳng, thuận tiện cho việc san lấp mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng. Là địa bàn tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh với điều kiện đất đai trù phú, nên rất thuận lợi cho phát triển trang trại.

2.1.4. Dân số và nguồn nhân lực

Tính đến năm 2004 huyện Đức Hoà có 178.350 người, gồm dân tộc kinh là chính, trong đó nữ 92.742 người chiếm 52 % dân số toàn huyện. Số người trong độ tuổi lao động là 80.258 người, chiếm 45 % dân số. Mật độ dân số toàn huyện là 476 người/km2, cao nhất là thị trấn Đức Hoà, thị trấn Hậu Nghĩa, thị trấn Hiệp Hoà. Dân số sống tại các thị trấn trong huyện là 31.033 người, chiếm 17,4 % dân số toàn huyện, trong đó lực lượng lao động là 13.965 người, chiếm 45 % dân số đô thị.

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 1,6 % (năm 1997) và xuống con 1,4 % (năm 2004), là đơn vị có tỷ lệ tăng dân số tự nhiên thấp so với mức trung bình của toàn tỉnh.

Là huyện tiếp giáp thành phố Hồ Chí Minh, song chất lượng nguồn nhân lực chưa được nâng cao, phần lớn lực lượng lao động chưa được đào tạo qua trường lớp, lao động giản đơn vẫn giữ vai trò chính trong các hoạt động kinh tế của huyện.



2.1.5. Nhận định chung về tình hình chăn nuôi heo ở huyện Đức Hoà

Theo thống kê của Trạm Thú y huyện Đức Hoà, tỉnh Long An, 6 tháng đầu năm 2007, toàn huyện có gần 20.000 đầu heo nuôi, số lượng heo nuôi thuộc các trạng trại lớn (trên 100 con/đàn) chiếm 16 %, còn lại là hình thức nuôi heo dạng nhỏ, lẽ số lượng từ 2 – 5 con, tuy nhiên cũng có hộ nuôi từ 50 – 70 con/đàn.

Cũng như cả nước, hình thức nuôi heo dạng hộ cá thể của huyện Đức Hoà đã có từ lâu đời, người nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống và nuôi dưới dạng “bỏ ống”. Những năm gần đây, do đời sống thu nhập của người dân được cải thiện, nhu cầu dùng thịt heo trong bửa ăn gia đình càng nhiều, do đó thị trường cần lượng thịt tiêu thụ lớn. Mặt khác, tuy có những lúc giá heo thịt còn bấp bênh (do yếu tố khách quan về giá cả, bệnh dịch ...) song, lại nhanh chống bình ổn, nên người nuôi vẫn an tâm duy trì và phát triển đàn heo.

Các giống heo được nuôi chủ yếu ở hộ cá thể là Yorkshire, Landrace, Duroc, Pietrain và heo lai của các giống này. Riêng với hình thức nuôi heo nái sinh sản, phần lớn người nuôi tự thuê heo đực và cho lai với heo nhà, đàn heo con sinh sản ra lại tiếp tục cho nuôi heo thịt hoặc bán, đồng thời cũng chọn trong đàn những heo tốt để làm nái hậu bị.

Về việc áp dụng các biện pháp thú y trong chăn nuôi heo đối với hộ cá thể còn rất hạn chế, đa phần người nuôi ít hiểu biết về cách chăm sóc hay phòng, trị bệnh, thường dẫn đến tỉ lệ hao hụt trong đàn cao (trung bình 10-15 %), nhất là đối với heo sơ sinh.

2.1.6. Tổ chức mạng lưới thú y của huyện Đức Hoà

Trạm Thú y huyện Đức Hoà có trụ sở tại Ô 5, khu B, thị trấn Hậu Nghĩa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Toàn Trạm có 12 cán bộ công chức, trong đó 4 đại học, 5 trung cấp và 3 sơ cấp.

Chức năng của Trạm: phòng chống dịch bệnh, tiêm ngừa gia súc, kiểm soát giết mổ gia súc gia cầm, xây dựng mạng lưới thú y các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

- Phòng chống dịch bệnh và tiêm phòng: trong năm 2006, huyện đã tiến hành tổ chức tiêm ngừa một số bệnh truyền nhiểm cho heo được:

+ Dịch tả heo: 96,02 %.

+ Tụ huyết trùng: 94,13 %.

+ Phó thương hàn: 82,56 %.

+ Lỡ mồm long móng: 89,70 %.

+ Cúm gia cầm: trên 90 %.

- Công tác kiểm soát giết mổ: toàn huyện có 12 lò mổ tập trung (trung bình 0,7 xã có 1 lò mổ). Trạm Thú y huyện thường xuyên cử cán bộ kiểm tra và kiểm soát giết mổ tại lò theo quy định.

- Công tác quản lý cửa hàng thuốc thú y: huyện có 36 cửa hàng bán thuốc thú y lớn nhỏ đặc tại các trung tâm xã, thị trấn để phục vụ người chăn nuôi và bán các loại thuốc có trong danh mục do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phát hành.

- Công tác xây dựng mạng lưới thú ý cơ sở: ngành thú y địa phương rất quan tâm đến công tác xây dựng mạng lưới thú y cơ sở. Hầu hết các xã trong huyện đều có người trong mạng lưới thú y, mỗi xã trung bình có 1 người và được đào tạo trung cấp hoặc sơ cấp, tuy nhiên lực lượng này vẫn không đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong kiểm soát, hướng dẫn người dân tham gia chăn nuôi.



2.2. NHỮNG YẾU TỐ CẤU THÀNH SỨC SINH SẢN CỦA HEO NÁI

Để tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi nái sinh sản thì phải nâng cao sức sinh sản của heo nái, cụ thể là phải nâng cao số heo con cai sữa của nái trong năm và trọng lượng bình quân của heo con cai sữa. Điều này còn phụ thuộc vào các yếu tố chính như: số lứa đẻ của nái trên năm cao, số heo con cai sữa của nái nhiều và trọng lượng cai sữa heo con phải lớn, thêm vào đó, nếu nái đậu thai đẻ sớm cũng góp phần làm tăng năng suất của heo nái.

Như vậy, để đạt được sức sinh sản cao, thì heo nái phải đảm bảo được những chỉ tiêu như: tuổi phối giống lần đầu và lứa đẻ sớm, nái đẻ nhiều con trong một lứa với số heo chọn nuôi cao, trọng lượng heo sơ sinh và heo cai sữa lớn, nái đẻ nhiều lứa trong năm...

2.2.1. Tuổi phối giống lần đầu

Tuổi phối giống lần đầu sớm hay muộn sẽ phản ánh được thời gian heo nái thành thục, thời điểm phối giống cũng quyết định tỷ lệ đậu thai và số heo con đẻ ra trong một ổ. Thời điểm phối giống lần đầu cho heo hậu bị tốt nhất khi heo đạt trọng lượng 100 – 120 kg (Trần Thị Dân, 2003).



2.2.2. Số heo con đẻ ra trên ổ

Số heo con đẻ ra trong ổ là một chỉ tiêu để xác định tính mắn đẻ của nái và là vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của nhà chăn nuôi.

Theo Claus và ctv (1985) thì thời điểm phối giống, kỹ thuật phối, số lần phối, chế độ quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng sau khi phối, mang thai, nhiệt độ môi trường, tuổi của heo mẹ... đều ảnh hưởng đến chỉ tiêu này.

Với điều kiện ngoại cảnh tốt nhất cũng không thể làm cho con vật vượt khỏi tiềm năng di truyền của bản thân nó. Do đó, để nâng cao số heo con sơ sinh trên ổ, người ta cần phải quan tâm đến việc cải thiện công tác giống (Lasley, 1987).



2.2.3. Số heo con cai sữa của nái trên năm

Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng nuôi con của heo nái và trình độ quản lý của người chăn nuôi. Để đánh giá chỉ tiêu này, chúng ta cần phải biết số lứa đẻ của nái trên năm và số heo con cai sữa trên ổ của nái. Hai chỉ tiêu này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Theo Liptrap và ctv (1981), để đạt được tỷ lệ nuôi con sống đến cai sữa cao, cần phải có những biện pháp quản lý tốt như kiểu chuồng trại thích hợp, cân bằng số heo con cho nái, tập cho heo ăn sớm và không cho heo ăn quá no...



2.2.4. Số heo con còn sống và tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa

Theo Fajersson (1992) khoảng 10 % heo con hao hụt lúc sơ sinh (cả trước hay trong khi sinh) và 18 % hao hụt trong giai đoạn sơ sinh đến cai sữa. Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ này như: heo con chết ngộp do heo mẹ đẻ chậm, tuổi của heo nái...

Trọng lượng heo con cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ heo con sơ sinh còn sống, heo sơ sinh có trọng lượng dưới 800 gram thì hy vọng sống dưới 50 %. Do đó, một trong những biện pháp để gia tăng số lượng heo con sơ sinh còn sống là cải thiện trọng lượng heo con sơ sinh. Tuy nhiên, chỉ tiêu này chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như việc chăm sóc, quản lý tốt hay xấu ... Nếu con nái ăn lượng thức ăn thừa trong giai đoạn đầu sau khi phối giống sẽ ảnh hưởng tỷ lệ chết phôi, làm giảm số con sơ sinh, và trong thời gian mang thai nếu dinh dưỡng quá cao sẽ gây mập mỡ cho heo nái, sẽ làm heo sinh khó, dễ gây chết thai và dẫn đến làm giảm số heo con sơ sinh còn sống.

Số heo con sơ sinh nuôi sống đến cai sữa thường tỷ lệ nghịch với số heo con đẻ ra trên ổ, mặt khác heo con dễ bị chết nhiều trong tuần đầu do lạnh, mẹ đè, thiếu sữa ... nếu như không chăm sóc và quản lý tốt.

Trọng lượng heo con sơ sinh càng lớn thì khả năng heo sống đến cai sữa càng lớn.

2.2.5. Tổng trọng lượng heo con cai sữa của nái trên năm

Đây là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá khả năng sinh sản của nái cũng như hiệu quả kinh tế của nhà chăn nuôi.

Muốn đạt chỉ tiêu này thì phải biết kết hợp tất cả các biện pháp nhằm để nâng cao các chỉ tiêu trên, đồng thời có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng thật tốt trong giai đoạn heo nái nuôi con.

Nhiều nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy, trọng lượng toàn ổ của heo con cai sữa của nái trên năm phải đạt từ 100 – 120 kg thì mới đạt được hiệu quả kinh tế.



2.3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA NÁI

2.3.1. Giống dòng

Theo Morrow (1986), khả năng sinh sản của nái thuộc một số giống được đánh giá từ tốt đến xấu theo thứ tự như sau: Yorkshire, Landrace, Duroc. Những heo nái lai sẽ có khả năng đậu thai tốt hơn và số con đẻ ra trong mỗi lứa nhiều hơn so với giống nái thuần.

Theo Dziuk (1977) cho rằng, tuổi thành thục của nái hậu bị chủ yếu dựa trên cơ sở di truyền. Tính mắn đẻ của heo nái phần lớn là do di truyền từ đời trước truyền lại cho đời con cháu các đặc tính của mình, đặc tính này không thể thay đổi mặc dù đã có những biện pháp khác như dinh dưỡng tốt hay kỹ thuật phối giống tốt (Galvil và ctv, 1993).

Nghiên cứu về số heo đẻ ra trên ổ, Whittenmore (1993) nhận thấy, kết quả sinh sản của nái phụ thuộc phần lớn vào kiểu di truyền.



2.3.2. Tuổi phối giống lần đầu

Ở heo nái hậu bị, việc trì hoãn phối giống lần đầu qua một hay hai chu kỳ động dục sẽ làm tăng số heo con đẻ ra trên lứa. Theo Dourmad (2005), nái hậu bị được phối giống vào lúc 200 - 240 ngày tuổi với trọng lượng 135 - 140 kg và độ dầy mỡ lưng 15 – 16 mm sẽ cho năng suất sinh sản cao trong thời gian khai thác.

Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (1997), phần lớn heo nái động dục từ 5 - 8 tháng tuổi, nếu heo đã động dục 1 - 2 tuần trước khi đạt đến trọng lượng phối giống (110 - 120 kg) thì số heo con đẻ ra ở mỗi lứa sẽ cao.

2.3.3. Lứa đẻ

Nhìn chung, heo nái đẻ càng nhiều lứa thì tỷ lệ đậu thai của các lứa sau càng giảm. Tuy nhiên thực tế vẫn có một số heo nái còn cho năng suất cao sau những lứa đẻ thứ 6 - 7.


2.3.4. Khí hậu thời tiết

Mùa và thời gian chiếu sáng trong ngày cũng làm cho nái hậu bị thành thục sớm hay muộn. Những heo nái hậu bị sinh ra trong mùa đông, mùa xuân thì thời gian động dục lần đầu chậm hơn những nái hậu bị sinh ra trong những mùa khác trong năm.

Heo nái bị stress, nhiệt độ trong thời gian phối giống... cũng có thể làm giảm tỷ lệ đậu thai. Nhiệt độ và ẩm độ cao trong thời gian từ 1 - 16 ngày đầu hay 102 - 110 ngày cuối của thai kỳ đều làm giảm số heo con đẻ ra trên ổ (Võ Văn Ninh, 2002).

Độ thông thoáng, kiểu chuồng ... cũng ảnh hưởng lớn đến sức sinh sản của heo nái. Nếu chuồng trại sạch sẽ, độ thông thoáng tốt, không ẩm thấp... sẽ làm tăng năng suất của nái sinh sản lên từ 10 – 15 %, ngược lại sẽ làm giảm đi 15 - 30 % (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 1997).



2.3.5. Bệnh tật

Có nhiều nguyên nhân làm giảm sức sinh sản của heo nái và sức sống của heo con, có thể do nhiễm trùng bầu vú, viêm tử cung heo nái, sữa kém hoặc mất sữa, loạn khuẩn đường ruột trên heo con do các sinh vật cơ hội có mặt trong chuồng...

Bất kỳ một dị tật nào trên bộ phận sinh dục của nái, chẳn hạn như dị tật buồn trứng, tử cung hay bộ phận sinh dục bị viêm nhiễm trước hoặc trong lúc phối giống cũng là nguyên nhân làm giảm tỷ lệ đậu thai (Nguyễn Văn Thành, 2000).

2.3.6. Dinh dưỡng

Cho heo nái ăn thức ăn kém phẩm chất sẽ làm nái kéo dài tuổi thành thục, thức ăn thiếu protein và vitamin hay thức ăn mốc thì phôi ngừng phát triển (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 1997).

Vitamin A làm tăng khả năng nuôi phôi của tử cung, giúp phôi và bào thai phát triển bình thường, ngăn ngừa nhiểm trùng sau khi sinh. Nếu thiếu vitamim A, heo có thể bị sẩy thai, sau khi sinh dễ mắc hội chứng viêm vú, viêm tử cung, kém hoặc mất sữa, số heo con sơ sinh còn sống thấp do có nhiều thai khô, heo sinh ra yếu.

Vitamin E rất cần cho hoạt động của cơ quan sinh dục. Heo nái nếu thiếu vitamin E thì mất khả năng sinh đẻ bình thường, lớp niêm mạc tử cung bị sơ hoá, quá trình phát triển của trứng bị rối loạn ... dẫn đến tỷ lệ đậu thai kém, bào thai sẽ dễ bị chết, gây sẩy thai...


Nuôi heo cho ăn, uống đầy đủ trong 4 - 10 ngày của chu kỳ động dục trước khi phối giống sẽ đạt rụng trứng tối đa. Nhưng nếu tiếp tục cho ăn mức năng lượng cao vào đầu giai đoạn có mang thai sẽ làm tăng tỷ lệ chết phôi và giảm số heo con đẻ ra trên ổ.

2.3.7. Chăm sóc quản lý

Chăm sóc quản lý có tác dụng quan trọng đến sức sản xuất của đàn heo nái. Nếu nuôi với mật độ nuôi cao, vệ sinh chuồng trại kém, sử dụng phương pháp điều trị không hiệu quả ... cũng là một trong những yếu tố dẫn đến năng suất sinh sản của heo thấp.

Theo Whittemore (1993), nếu một trại nuôi heo có tỷ lệ heo con hao hụt từ lúc sơ sinh đến cai sữa từ 8 – 12% là trại có trình độ quản lý tốt.

(Mục 2.3 có tham khảo tài liệu của Võ Thị Tuyết, 1996)

Chương 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT

3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT

3.1.1. Thời gian khảo sát

Đề tài được tiến hành từ 15/4/2007 đến 15/8/2007.



3.1.2. Địa điểm khảo sát

Tại một số hộ cá thể chăn nuôi heo nái ở các xã Lộc Giang, An Ninh Đông, An Ninh Tây và Tân Mỹ thuộc huyện Đức Hoà, tỉnh Long An.



3.2. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT

- Quan sát kết hợp với điều tra phỏng vấn các hộ cá thể có chăn nuôi heo theo phiếu điều tra về tình hình chăn nuôi heo (Phụ lục 1).

- Quan sát, phê xét, đánh giá cá thể heo nái về ngoại hình, thể chất kết hợp với điều tra phỏng vấn hộ cá thể về một số chỉ tiêu liên quan đến sức sinh sản của heo nái qua phiếu điều tra về cá thể heo nái (phụ lục 2).

3.3. CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT

3.3.1. Tình hình chăn nuôi heo của hộ cá thể

1) Cơ cấu đàn heo.

2) Thành phần hộ cá thể nuôi heo.

3) Số năm kinh nghiệm nuôi heo.

4) Thức ăn nuôi heo.

5) Nguồn nước nuôi heo.

6) Chuồng trại nuôi heo.

7) Phương pháp phối giống cho đàn heo.

8) Thu nhập từ chăn nuôi heo.

9) Sở thích nuôi các loại heo.

10) Sở thích nuôi các giống heo.

11) Sở thích tập huấn về chăn nuôi heo.

12) Một số yêu cầu liên quan đến nuôi heo.

Các chỉ tiêu trên được ghi nhận trên từng hộ cá thể, tổng kết và tính tỷ lệ cho từng xã và chung cho từng địa phương.



3.3.2. Trên đàn heo nái khảo sát

1) Điểm ngoại hình thể chất (điểm): phê xét cho điểm ngoại hình thể chất của đàn heo nái dựa trên tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN – 3667 – 89).

2) Tuổi phối giống lần đầu (ngày): là số ngày tính từ lúc heo nái được sinh ra nuôi đến khi phối giống lần đầu tiên.

3) Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ (ngày): là số ngày được tính từ ngày đẻ lứa trước đến ngày đẻ lứa kế tiếp.

4) Số lứa đẻ nái trên năm (lứa) được tính: 365 ngày / khoảng cách giữa 2 lứa đẻ.

5) Số heo con đẻ ra trên ổ (con): là số heo con sinh ra sau khi mẹ đẻ xong con cuối cùng bao gồm tất cả các heo sống, chết, thai khô.

6) Số heo con sơ sinh còn sống (con): là số heo con sinh ra trên ổ trừ đi những con chết.

7) Số heo con còn sống đến cai sữa (con): là số heo con còn sống đến khi cai sữa.

8) Số heo con của nái trong năm (con) được tính theo công thức:

Số heo con còn sống đến cai sữa x số lứa đẻ của nái trên năm.

9) Thời gian phối giống lại sau cai sữa (ngày): là thời gian tính từ khi nái tách con đến khi lên giống được phối lại.

10) Tuổi cai sữa heo con (ngày): là số ngày thực tế lúc ổ heo con được tách khỏi mẹ.

11) Trọng lượng heo con cai sữa (kg): do không có điều kiện cụ thể cân từng heo con khi cai sữa, chúng tôi chỉ phỏng vấn hộ cá thể qua sự ước lượng trọng lượng bình quân mỗi heo con khi tách mẹ.

3.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU KHẢO SÁT

Số liệu được thu thập và xử lý được tính toán bằng phân mềm Excel 2003 và Minitab 12.21 for windows.

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI HEO Ở HỘ CÁ THỂ

4.1.1.Cơ cấu đàn heo nuôi

Qua khảo sát thực tế ở 104 hộ cá thể trên địa bàn 4 xã thuộc huyện Đức Hòa, nhìn chung, đàn theo được nuôi rất phong phú và đa dạng về hạng tuổi, có hộ vừa nuôi heo thịt, vừa nuôi heo nái sinh sản, có hộ chỉ nuôi mỗi heo nái sinh sản và heo đực giống. Kết quả được trình bày qua bảng 4.1



Bảng 4.1: Cơ cấu đàn heo nuôi được điều tra tại 104 hộ cá thể




Loại heo

Lộc Giang


An Ninh Đông

An Ninh Tây

Tân Mỹ


Tổng cho loại heo

Heo con theo mẹ

n (con)

136

121

184

61

502

(%)

8,84

17,54

29,68

29,61

16,43

Heo thịt

n (con)

1.060

465

366

103

1.994

(%)

68,88

67,39

59,03

50,00

65,27

Heo hậu bị cái

n (con)

52

28

17

22

119

(%)

3,38

4,06

2,74

10,68

3,90

Heo nái sinh sản

n (con)

285

72

50

18

425

(%)

18,52

10,43

8,06

8,74

13,91

Heo đực giống

n (con)

4

4

2

2

12

(%)

0,26

0,58

0,32

0,97

0,39

Heo đực hậu bị

n (con)

2

0

1

0

3

(%)

0,13

0,00

0,16

0,00

0,10

Tổng cho từng địa phương

n (con)

1.539

690

620

206

3.055

(%)

100

100

100

100

100


tải về 1.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương