TRƯỜng đẠi học nha trang viện khoa học và CÔng nghệ khai thác thủy sảN


Nghề cá của các nước đang phát triển ở Châu Á



tải về 1.36 Mb.
trang8/20
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.36 Mb.
#22360
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   20

3.2. Nghề cá của các nước đang phát triển ở Châu Á


Nghề cá của các nước đang phát triển ở Châu Á tập trung chính ở khu vực Nam và Đông Nam Châu Á. Bao gồm Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Philippin, Malayxia, Srilanca, Myanma, Việt Nam, Campuchia, Pakixtan, Bang-la-đet v.v. (hình 3-1).


Hình 3.1: Vị trí các nước đang phát triển ở Châu Á

Đây là vùng có nhịp độ phát triển nghề cá nhanh, sản lượng khai thác hàng năm của một số nước trong vùng từ 1965 đến 1996 cho trong bảng 3.2.



Bảng 3.2: Sản lượng khai thác của các nước đang phát triển ở Châu Á

giai đoạn 1965 - 1996

TT


Tên nước

Sản lượng khai thác (tấn)

1965

1970

1990

1996

6.780,0

9.760,0

32.841,5

38.896,9

1

Ấn Độ

1.331,3

1.715,9

2.782,6

3.492,0

2

Inđônêxia

1.066,8

1.249,0

2.544,5

3.729,8

3

Thái Lan

615,1

1.595,1

2.498,2

3.138,2

4

Philippin

685,7

989,8

1.828,5

1.790,4

5

Malaysia

252,3

364,9

952,6

1.130,7

6

Myanma

360,0

432,4

736,7

804,8

7

Việt Nam

-

300,0

807,0

811,0

Năm 1994, sản lượng khai thác cá của nước Nam và Đông Nam Á đạt con số 19,5 triệu tấn. Sản lượng cá biển từ 9,1 triệu tấn năm 1984 tăng lên 16,3 triệu tấn năm 1994. Cá nước ngọt từ 2,2 triệu tấn năm 1984 tăng lên 3,2 triệu tấn năm 1994.

Nghề cá của các nước Nam và Đông Nam Á chủ yếu sử dụng các loại tàu nhỏ hoặc thuyền buồm được chế tạo bằng gỗ. Trong những năm gần đây, một số tàu có công suất lớn được làm bằng vỏ thép. Khu vực hoạt động chủ yếu là vùng duyên hải ven bờ các nước và các vùng biển như: Biển Đông, biển Andaman, biển Ả Rập, vịnh Thái Lan, vịnh Bengan v.v. Một số tàu lớn hoạt động ra vùng Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Ngư cụ chủ yếu là lưới kéo, lưới vây, lưới rê, câu và các loại ngư cụ cố định hoạt động ở ven bờ như đăng, nò, đó v.v.

Sau đây chúng ta nghiên cứu, xem xét một số nghề cá thuộc một số nước trong vùng Nam và Đông Nam châu Á.

3.2.1. Nghề cá Ấn Độ


Ấn Độ, lãnh thổ rộng 3.287.000km2 đứng thứ 3 Châu Á - Thái Bình dương, với bờ biển dài 6.556 km, tiếp giáp với vịnh Bengan ở phía Đông, vịnh Ả Rập ở phía Tây, phía Nam thông ra Ấn Độ Dương (ba mặt giáp biển và đại dương). Ấn Độ có vị trí thuận lợi cho sự phát triển nghề cá. Tuy nhiên, dưới thời đô hộ của thực dân Anh, nền kinh tế Ấn Độ trong đó có nghề cá kém phát triển. Chỉ sau khi Ấn Độ giành được độc lập, chính phủ Ấn Độ đã quan tâm đầu tư cho phát triển nông nghiệp và thủy sản.

Vùng hoạt động chủ yếu của nghề cá Ấn Độ là khu vực ven bờ phía Tây, Đông và Nam Ấn Độ, các vùng biển thuộc vịnh Bengan, vịnh Ả Rập. Một số ít các tàu lớn hoạt động ở vùng Ấn Độ dương. Đội tàu cá của Ấn Độ có khoảng trên 200.000 tàu thuyền, trong đó mới chỉ có khoảng 5-10% số tàu cá có gắn máy mà thôi. Phương thức đánh bắt có các loại ngư cụ như lưới kéo, lưới vây, lưới rê, câu và các loại ngư cụ cố định. Các sản phẩm thủy sản của Ấn Độ một phần lớn ở dưới dạng tươi sống phục vụ người dân, một phần được ngư dân chế biến dưới dạng cá khô, nước mắm, bột cá. Các sản phẩm đông lạnh cao cấp như tôm, mực, cá thu v.v. được xuất khẩu sang các nước công nghiệp phát triển như Anh, Hoa kỳ, Nhật bản v.v. Ấn Độ là một trong những nước có sản lượng tôm xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới (thứ 4). Chính phủ Ấn Độ cũng đã và đang quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ và công nhân lành nghề cho ngành công nghiệp cá. Một số viện nghiên cứu và trường đại học lớn về nghề cá đã được thành lập. Ví dụ trường đại học nghề cá ở thành phố Mumbay, thành phố Cancuta, học viện nghiên cứu kinh tế biển ở thành phố Madrat v.v.

Sự phát triển ngành công nghiệp cá đòi hỏi phải xây dựng cơ sở hệ thống dịch vụ hậu cần mạnh như bến cảng, kho bảo quản sản phẩm, nhà máy chế biến, nước đá, đông lạnh v.v. Ở Ấn Độ có hai cảng lớn, đứng vào hàng đầu thế giới, thứ nhất đó là cảng Mumbay ỏ thành phố Mumbay, đây là cảng lớn nhất Ấn Độ cũng như trên thế giới, cảng cho phép các tàu có mớn nước 10m ra vào dễ dàng. Tổng chiều dài cầu cảng là 7.000m với độ sâu từ 9 đến 12m, hoạt động ra vào cảng được tiến hành cả ngày lẫn đêm. Lượng hàng hóa luân chuyển qua cảng ước khoảng 23 triệu tấn mỗi năm.

Cảng thứ hai ở thành phố Cancutta ở phía Đông cách vịnh Bengan 80 hải lý. Cảng có 35 cầu tàu với tổng chiều dài 6.000m, luân chuyển hàng hóa qua cảng khoảng 11 triệu tấn mỗi năm.

Ngoài hai cảng lớn trên, dọc bờ biển phía Đông và phía Tây còn có các cảng vừa và nhỏ khác, trong đó có cảng Madrat có thể tiếp nhận tàu trọng tải 100.000 tấn ra vào dễ dàng. Ấn Độ cũng đã xây dựng đội tàu có công suất lớn (từ 100 tấn trở lên) để phục vụ cho công tác thăm dò, nghiên cứu đánh bắt và bảo quản cũng như chế biến sản phẩm thủy sản.

3.2.2. Nghề cá Thái Lan


Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 1.36 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương