TRƯỜng đẠi học nha trang viện khoa học và CÔng nghệ khai thác thủy sảN


Tài nguyên biển và sự phân bố tài nguyên trên các đại dương



tải về 1.36 Mb.
trang3/20
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.36 Mb.
#22360
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20

1.2. Tài nguyên biển và sự phân bố tài nguyên trên các đại dương

1.2.1. Tài nguyên khoáng sản và năng lượng của đại dương


Tài nguyên của đại dương liên quan trước hết đó là nước, nước là môi trường ở đấy sự phát triển đa dạng, phong phú của các quần thể động thực vật. Nước cũng là nơi chứa nhiều khoáng chất hòa tan và nước ngọt, là nguồn năng lượng vô tận và môi trường cho sự giao thông đi lại v.v. Nhiều tài nguyên cũng được giữ lại ở đáy biển, trong vùng trầm tích và nham thạch.

Nước là dung môi hòa tan vĩ đại, trong nó chứa tất cả các thành phần hóa học có trong bảng hệ thống tuần hoàn của Mendeleep. Từ nước biển có thể chế tạo ra các thành phần nước khác nhau, ví dụ như H2O, D2O .v.v. Trong các đại dương có khoảng 300 tỉ tấn nước nặng (D2O).

Mỗi lít nước biển đại dương hòa tan khoảng 35g muối. Số lượng muối có trong toàn bộ các đại dương ước khoảng 48*1015 tấn và nếu đem số muối này rải lên trên bề mặt lục địa thì sẽ có lớp muối dày 150 m. Với lượng muối có ở các đại dương cho phép thỏa mãn nhu cầu của con người 1,7 tỷ năm.

Con người đã tiến hành khai thác từ nước biển các chất như Magiê, Brôm, Iôt, Sunphat Natri .v.v. Một trong những nguồn tài nguyên phong phú có trong đáy đại

dương là dầu mỏ và khí đốt. Số lượng dầu mỏ có trong lòng đại dương không ít hơn một nửa số lượng dự trữ dầu của thế giới. Con người đã và đang thăm dò và khai thác

nguồn tài nguyên này trên khắp các đại dương, nhất là vùng đặc quyền kinh tế của

quốc gia có chủ quyền.

Các vùng có tài nguyên dầu mỏ và khí đốt phong phú đang được khai thác đó là vùng vịnh Mexico, vùng California (Mỹ), dọc bờ biển Brazil, Argentina, Venezuela, vùng biển Caspian, biển Nauy, Biển Đông .v.v.

Tài nguyên khoáng sản ở đáy đại dương cũng vô cùng phong phú. Người ta tính rằng ở Thái Bình dương lượng tài nguyên khoáng sản tích tụ khoảng 1.500 tỉ tấn, trong đó có 25% Mangan, 14% sắt, 1% Niken, 0,3% Đồng, 0,4% Coban .v.v.

Đại dương thế giới còn là nguồn dự trữ năng lượng khổng lồ cho con người. Người ta đã tính toán và chỉ ra rằng trong suốt lịch sử tồn tại của nhân loại, con người đã tiêu phí 7.1014 kwh năng lượng, nhưng chỉ riêng nguồn năng lượng do thủy triều tạo ra trong 1 năm đã lớn hơn 100 lần con số nêu trên. Ngoài ra, còn các nguồn năng lượng khác có thể khai thác được từ các đại dương, vị dụ năng lượng nhiệt (địa nhiệt dưới đáy đại dương).

Có thể nói, nguồn tài nguyên khoáng sản và năng lượng từ các đại dương là vô cùng to lớn, đó là nguồn dự trữ cho nhân loại hiện tại và tương lai, cần phải được giữ gìn và bảo quản thật tốt.

1.2.2. Nguồn tài nguyên động thực vật của đại dương


Các nhà khoa học đã tính toán rằng trong các vùng nước đại dương có khoảng 150.000 loài động vật và thực vật, trong đó có hơn 60.000 loài nhuyễn thể, 23.000 loài giáp xác, 15.000 loài cá, hơn 10.000 loài đơn bào, hơn 5.000 loài động vật da gai, 3.000 loài bọt biển v.v.

Hoạt động sống của động thực vật ở đại dương nó tuân thủ theo những quy luật chung của tự nhiên. Các nhóm cư dân nhỏ là nguồn thức ăn của các nhóm cư dân lớn v.v. Cứ thế hoạt động sống của động, thực vật ở đại dương là một chu trình khép kín. Tài nguyên động thực vật có mối quan hệ chặt chẽ với tốc độ sinh sản của chúng.

Người ta phân biệt có hai dạng sản phẩm sinh học, dạng thứ nhất đó là phytoplankton - chất hữu cơ được quang hợp bởi các thực vật đơn giản nhất, loại sản phẩm thứ 2 là các loại thực vật ăn các chất hữu cơ.

Tổng số lượng phytoplankton có trong các đại dương ước khoảng 1,5 tỉ tấn được phân bố ở các vùng nước có độ sâu đến 100-150m, còn số lượng zooplankton khoảng 21,5 tỉ tấn. Sự phân bố rất cao ở vùng biển Nam Cực và vùng ven bờ Tây Bắc Đại Tây Dương, Đông và Tây Bắc Thái Bình Dương, Đông Nam Đại Tây Dương, còn các vùng khác chỉ thuộc dạng trung bình.

Ngoài tài nguyên thực vật, trong lòng đại dương còn chứa đựng một số rất lớn các loài cá và các đối tượng không phải cá. Đấy là nguồn thức ăn quan trọng của loài người, là đối tượng đánh bắt chủ yếu của ngành công nghiệp cá.

Câu hỏi thảo luận:


  1. Vai trò quan trọng của đại dương với sự tồn tại của con người?

  2. Các tài nguyên khoáng sản của đại dương đã được con người nhận biết, khai thác và sử dụng như thế nào?

  3. Để bảo tồn đại dương và tài nguyên của nó, trách nhiệm thuộc về những tổ chức quốc tế nào?

  4. Tôn chỉ và mục đích hoạt động chủ yếu của tổ chức Hòa Bình Xanh là gì?



Chương 2: NGHỀ CÁ THẾ GIỚI

2.1. Sự hình thành và phân bố các vùng đánh bắt cá của thế giới


Trong lòng các đại dương thế giới có một nguồn tài nguyên động thực vật vô cùng phong phú, đặc biệt là các loài cá và các đối tượng không phải cá như các loài giáp xác, nhuyễn thể v.v. Đây chính là nguồn cung cấp thức ăn vô cùng quan trọng của con người từ xưa kia, hiện nay và mãi mãi về sau.

Suốt trong quá trình lịch sử phát triển, loài người đã sáng tạo ra hàng loạt các công cụ khác nhau để tiến hành đánh bắt các loại hải sản- cá, giáp xác, nhuyễn thể v.v. Từ việc sử dụng các dụng cụ thô sơ đánh bắt ở các vùng nước nội địa và ven bờ biển, dần dần con người đã vươn ra các đại dương thế giới để tiến hành khai thác. Các vùng biển và đại dương trên thế giới trở thành những khu vực đánh bắt, những ngư trường lớn của ngành công nghiệp khai thác cá của các quốc gia phát triển.

Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, thăm dò và tổ chức khai thác, các nhà khoa học đã tiến hành phân chia đại dương ra những khu vực khác nhau.

Căn cứ vào đặc điểm về mặt địa lý và sinh vật học, các nhà khoa học Xô viết trước kia (nay là LB Nga) đã chia đại dương thế giới ra 20 vùng đánh bắt, cụ thể như sau:

- Vùng Đông Bắc Đại Tây Dương (I)

- Vùng Tây Bắc Đại Tây Dương (II)

- Vùng Trung - Đông Đại Tây Dương (III)

- Vùng Trung-Tây Đại Tây Dương (IV)

- Vùng Đông Nam Đại Tây Dương (V)

- Vùng Tây Nam Đại Tây Dương (VI)

- Vùng Tây Bắc Ấn Độ Dương (VII)

- Vùng Tây Nam Ấn Độ Dương (VIII)

- Vùng Đông Ấn Độ Dương (IX)

- Vùng Trung Tây Thái Bình Dương (X)

- Vùng Bắc Thái Bình Dương (XI)

- Vùng Trung Tâm (giữa) Thái Bình Dương (XII)

- Vùng Nam Thái Bình Dương (XIII)

- Vùng Đông Nam Thái Bình Dương (XIV)

- Vùng Trung Đông Thái Bình Dương (XV)

- Vùng Bắc Băng Dương (XVI)

- Vùng Nam Băng Dương (XVII)

- Vùng Địa Trung Hải (XVIII)

- Vùng Biển Caxpian (XIX)

- Vùng Biển Đen (XX)

Ngoài sự phân chia tổng quát các khu vực đánh bắt của nghề cá thế giới theo FAO, các tổ chức quốc tế khác cũng được thành lập và tiến hành phân định chi tiết hơn cho các vùng khai thác và bảo tồn tài nguyên biển, đặc biệt là các hải sản quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cao.

Ví dụ: Ủy ban Quốc tế về nghề cá vùng Đông Bắc Đại Tây Dương (NEAFC-North East Atlantic Fisheries Commission), vùng Tây Bắc Đại Tây Dương (NWAFC - North West Atlantic Fisheries Commission), vùng Đông Nam Đại Tây Dương (SEAFC - South East Atlantic Fisheries Commission), Ủy ban Nghiên cứu biển Quốc tế (IMRC - International Maritime Research Commission) v.v.

Theo sự phân chia của các Ủy ban quốc tế nghề cá khu vực, vùng khai thác được phân nhỏ thành các tiểu vùng và nhỏ hơn nữa là các khu, ô để tiện cho việc kiểm tra giám sát sản lượng và kích thước khai thác của từng loại đối tượng cho phép khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản.


Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 1.36 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương