TRƯỜng đẠi học nha trang viện khoa học và CÔng nghệ khai thác thủy sảN


Chương 6: SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐỐI VỚI ĐỊA LÝ KINH TẾ NGHỀ CÁ



tải về 1.36 Mb.
trang20/20
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.36 Mb.
#22360
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20

Chương 6: SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐỐI VỚI ĐỊA LÝ KINH TẾ NGHỀ CÁ


6.1. Quá trình biến đổi địa lý nghề cá do tác động của khoa học kỹ thuật

Qua quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người, chúng ta đều thấy rằng tiến bộ khoa học kỹ thuật đóng một vai trò hết sức to lớn trong sự phát triển kinh tế và xã hội. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật có tác động làm thay đổi lực lượng sản xuất, làm động lực cho sự phát triển. Tương lai sự phát triển của bất kỳ lĩnh vực sản xuất vật chất nào, điều cần thiết trước tiên là phải xác định được các khuynh hướng chủ yếu của tiến bộ khoa học kỹ thuật và khả năng dự đoán nó.

Là một lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, kinh tế nghề cá nói chung và địa lý kinh tế nghề cá nói riêng, đều chịu sự tác động và ảnh hưởng bởi tiến bộ khoa học kỹ thuật. Sự ảnh hưởng và tác động của khoa học kỹ thuật có thể diễn ra trên các mặt sau:

Sự phát triển của khoa học hải dương và nghiên cứu sinh vật biển sẽ làm xuất hiện các điều kiện tất yếu để nắm vững các nguồn tài nguyên trên các đại dương của thế giới, từ đó mở ra việc sử dụng các vùng và đối tượng đánh bắt mới cho nghề cá công nghiệp.

Trên cơ sở của sự tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ tạo ra các phương tiện lao động sản xuất tiên tiến hơn và hiện đại hơn, nghiên cứu các phương pháp khai thác tiên tiến hơn, điều đó sẽ tác động tích cực đến sự thay đổi lực lượng sản xuất của nghề cá công nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng các vùng khai thác mới.

Tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực vật liệu sẽ giúp cho chế tạo ngư cụ dễ dàng hơn và ngư cụ hoạt động hiệu quả hơn, tuổi thọ tăng và giảm chi phí đầu tư hơn và tất yếu là hiệu quả sản xuất sẽ được tăng lên. Khoa học kỹ thuật tân tiến cũng sẽ giúp cho bảo quản và chế biến sản phẩm đạt chất lượng cao hơn với chi phí thấp hơn, hệ thống nhà máy chế biến và bảo quản sản phẩm được xây dựng nhiều hơn gần với vùng khai thác hơn, tạo điều kiện cho giảm cước phí vận chuyển do khoảng cách được rút ngắn lại.

Những thành tựu mới của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cho phép không chỉ đẩy mạnh công việc nghiên cứu thăm dò các vùng nước nội địa tự nhiên và nhân tạo, tổ chức nghề nuôi cá công nghiệp mà còn hướng tới việc tạo ra các trại nuôi cá bè đại dương và các vùng nuôi cá chuyên canh trước hết là vùng thềm lục địa. Chính những điều này sẽ tác động tích cực làm thay đổi bản đồ địa lý kinh tế nghề cá.

6.2. Khoa học kỹ thuật tác động đến địa lý kinh tế nghề cá

Trong thời đại ngày nay cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ ba đã mang lại những sự biến đổi thần kỳ cho lực lượng sản xuất và cho xã hội, đưa lại năng suất lao động ngày một tăng cao, điều kiện lao động ngày một được cải thiện, đời sống ngày một phong phú.

Đứng về lĩnh vực công nghiệp khai thác cá, vai trò của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hết sức to lớn trong việc nghiên cứu hải dương học, tàu thuyền và các trang thiết bị phục vụ khai thác, phương thức điều hành tổ chức sản xuất kể cả luật pháp về nghề cá để đảm bảo nghề cá phát triển bền vững.

6.2.1. Nghiên cứu về hải dương học

Nghiên cứu về hải dương học có một vai trò và vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển công nghiệp cá nói chung và kinh tế nghề cá nói riêng. Công cuộc nghiên cứu về đại dương đã được con người chú ý và tiến hành từ lâu, song chỉ có những năm gần đây do tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và một số yếu tố khác mới tạo cho ngành khoa học này có những biến đổi quan trọng với những nét đặc trưng riêng.

Nghiên cứu đại dương dần dần mang đặc tính toàn cầu hóa nghĩa là bao quát hết toàn bộ hành tinh, với việc sử dụng đồng bộ hệ thống hàng loạt các tàu nghiên cứu, quan sát bề mặt đại dương bằng máy bay, vệ tinh, thành lập các trạm nghiên cứu quan trắc trong lòng đại dương v.v.

Về nội dung nghiên cứu cũng có những nét thay đổi, nội dung mang tính bao quát, đồng bộ và đáp ứng cho lợi ích phát triển nền kinh tế xã hội.

Khu vực nghiên cứu ngày được mở rộng từ vùng truyền thống ven bờ đến vùng thềm lục địa và phát triển nghiên cứu ra các đại dương.

Các phương tiện nghiên cứu ngày càng hiện đại và đạt hiệu quả cao, giúp con người nhanh chóng thu được kết quả mà không phải gặp quá nhiều khó khăn phức tạp như trước kia.

Với các phương tiện máy bay, vệ tinh cho phép chụp ảnh, giám sát về các yếu tố như dòng chảy, thủy triều, nhiệt độ, áp suất khí quyển .v.v. bề mặt biển, quan sát hoạt động của các núi băng trôi, bão, áp thấp v.v. Sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại và các siêu máy tính, cho phép xử lý và truyền dữ liệu thông tin về các đại dương đến bất kỳ một vị trí nào trên trái đất với thời gian nhanh và độ chính xác cao.

Việc sử dụng các phương tiện hiện đại và các phương pháp nghiên cứu mới đã làm cách mạng hóa khoa học nghiên cứu về biển, giúp cho con người khám phá và hiểu rõ được nhiều vấn đề mà trước đây còn chưa được sáng tỏ hoặc chưa biết đến. Khoa học nghiên cứu về biển đã trở thành lĩnh vực ưu tiên và chú ý của mọi quốc gia. Những kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực hải dương học sẽ góp phần to lớn trong việc hoạch định chiến lược cùng nhau sử dụng nguồn tài nguyên phong phú của các đại dương bền vững.

Muốn thực hiện công cuộc nghiên cứu về đại dương đem lại hiệu quả, ngoài các yếu tố truyền thống, chúng ta cần phải quan tâm đến các vấn đề tổ chức, kinh tế tài chính và xây dựng kế hoạch nghiên cứu lâu dài.

Trong thời đại ngày nay, điều cần thiết phải hình thành kế hoạch nghiên cứu có tính rộng lớn (theo các chương trình hoặc các dự án) với sự tham gia của các quốc gia, khu vực và quốc tế. Những chương trình hoặc dự án như vậy được sự xem xét và hỗ trợ của các tổ chức Liên chính phủ, tổ chức quốc tế và cả các tổ chức phi chính phủ như IHO (Internationa hydrographic Organization), FAO (Food and Agriculture Organization), IMO (International Meteorologic Organization), UN (United Nations- Liên Hợp quốc), GPO (Green Peace Organization) và nhiều tổ chức khác.

Nhiều chương trình, dự án lớn đã được thực hiện, ví dụ chương trình “Nghiên cứu đại dương toàn cầu” mà nội dung của nó bao gồm các lĩnh vực nghiên cứu về sự tuần hoàn với mối tác động của khí quyển và đại dương, nghiên cứu hệ sinh thái vùng nước gần bờ

v.v. Một chương trình khác được thực hiện bởi IHO (Tổ chức Hải dương học quốc tế) đó là nghiên cứu về “Tài nguyên sinh vật và sự liên hệ với môi trường biển”, chương trình này có đến 13 dự án khác nhau, ví dụ dự án số 4 “Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các mức độ khai thác khác nhau và sự thay đổi môi trường xung quanh đến vấn đề dự trữ cá và các loại sinh vật có ích khác”.

Các chương trình, dự án nghiên cứu về đại dương được sự tham gia tích cực của các nước trên thế giới như Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật, Nga, Trung Quốc, các nước Mỹ latinh, các nước vùng Tây Phi, Nam và Đông Nam Á…

Những kết quả thu được đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế nghề cá nói riêng.



6.2.2. Công nghiệp cá và hạm tàu đánh cá

Những tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong ngành công nghiệp cá được phản ảnh trong thời đại ngày nay đó là việc sử dụng những con tàu đánh bắt có công suất lớn, tốc độ cao, được trang bị đầy đủ các thiết bị thông tin liên lạc, hàng hải và các ngư cụ bằng những vật liệu mới có sức bền gấp nhiều lần trước kia. Tuy nhiên, khi đề cập đến vấn đề này, chúng ta thấy rằng các loại tàu đánh bắt cá đang sử dụng hiện nay chưa đạt đến các chỉ tiêu kinh tế tối ưu. Hiệu quả đánh bắt của ngư cụ có tăng lên, nhờ sự thay đổi kích thước và vật liệu chế tạo ngư cụ làm giảm đáng kể lực cản của lưới khi làm việc, tạo cho lưới hoạt động được điều khiển dễ dàng, một số yếu tố khác trong mối tương quan giữa vỏ tàu và máy tàu, nhưng các nguyên tắc và phương pháp đánh bắt cá hầu như không có gì thay đổi lớn, vẫn như những năm trước đây.

Kỹ thuật đánh bắt của lưới kéo, lưới vây, lưới rê, câu, mặc dù không ngừng được cải tiến và hoàn thiện do tác động của tiến bộ khoa học kỹ thụât, song đứng về bản chất vẫn mang tính chất khai thác truyền thống, ngư cụ hoạt động chủ yếu ở vùng ven bờ và thềm lục địa là chính. Sản lượng đánh bắt của thế giới ở vùng này chiếm tới trên 80%, số còn lại là ở các đại dương.

Như vậy, một nhiệm vụ được đặt ra cho ngành công nghiệp cá và hạm tàu cần thiết phải phát triển nghề cá đại dương, tăng tỷ lệ khai thác ở các đại dương đồng thời giảm bớt sản lượng khai thác ven bờ, nhưng vẫn bảo đảm đáp ứng đủ yêu cầu về cá và sản phẩm thủy sản ngày càng tăng của nhân loại trên hành tinh.

Theo các nhà kinh tế và khoa học nghề cá thế giới, hướng phát triển nghề cá thế giới có thể tiến hành theo các con đường sau đây:

- Tiếp tục giữ vững sản lượng đánh bắt ở các vùng nước truyền thống, trên cơ sở cải tiến công cụ, phương tiện khai thác bảo đảm hiệu quả đánh bắt và bảo đảm tính bền vững đối với nguồn tài nguyên biển (cá và các đối tượng thủy sản khác v.v.)

- Tăng sản lượng khai thác trên cơ sở mở rộng vùng khai thác, đặc biệt là các vùng đánh bắt mới trên các đại dương cùng các đối tượng đánh bắt mới. Để có thể thực hiện được điều này, cần thiết phải tiến hành đồng bộ việc triển khai nghiên cứu thăm dò nguồn tài nguyên, lập bản đồ khai thác chi tiết cho từng ngư trường cùng mùa vụ khai thác hàng năm, trang bị tàu đánh bắt hiện đại, cải tiến ngư cụ, phương pháp đánh bắt, cơ sở dịch vụ hậu cần, chế biến v.v.

Thực hiện được theo hướng này, sẽ tạo điều kiện từng bước giảm dần sự khai thác quá tải ở vùng nước ven bờ, bảo đảm sự cân bằng sinh thái, tạo điều kiện ổn định phát triển nghề cá bền vững.

- Về hạm tàu khai thác, tiếp tục cải tiến và nâng cao chất lượng toàn diện của con tàu đánh bắt cá, song song với việc tăng kích thước, trọng tải, tốc độ, phải đảm bảo các tính năng hàng hải an toàn trên mọi cự ly và mọi điều kiện thời tiết. Trên tàu phải được trang bị đầy đủ các phương tiện thông tin liên lạc, hàng hải hiện đại đáp ứng đầy đủ các yếu cầu về an toàn tính mạng trên biển, trang bị các máy móc và bảo quản cá có chất lượng cao, điều kiện sinh hoạt của thuyền viên được nâng cao, hạn chế tác động gây ô nhiễm môi trường nước.

- Về mặt ngư cụ và phương pháp tổ chức khai thác, tiếp tục cải tiến và nâng cao chất lượng ngư cụ. Chọn lựa các loại ngư cụ đánh bắt có hiệu quả ở vùng nước xa bờ như lưới vây, lưới rê, lưới kéo tầng giữa, câu. Đặc biệt, nghiên cứu và thử nghiệm các phương pháp đánh bắt mới như ứng dụng các kích thích vật lý vào nghề cá (âm thanh, siêu âm, ánh sáng và điện v.v.), các phương pháp khai thác kết hợp, đánh bắt liên tục.

Ngoài tất cả các yếu tố đã đề cập ở trên, một yếu tố không kém phần quan trọng cũng góp phần tạo điều kiện cho sự phát triển nghề cá, đó là chính sách về hoạt động nghề cá của các nước cũng như các khu vực, các chính sách liên quan đến đến việc sử dụng nguồn tài nguyên nước (ven bờ, thềm lục địa và đại dương). Ngày nay, các chính sách trên vừa phải bảo đảm lợi ích quốc gia, nhưng đồng thời phải bảo đảm lợi ích của vùng, khu vực và trên phạm vi toàn cầu, theo nguyên tắc các bên đều bình đẳng và cùng có lợi. Các chính sách về nghề cá cũng phải bảo đảm giữ vững được tính bền vững của việc sử dụng nguồn tài nguyên thủy sản.

6.2.3. Công nghệ và kỹ thuật bảo quản chế biến cá

Phân tích những kết quả thống kê về sử dụng sản phẩm thủy sản trong một số thập kỷ gần đây cho thấy rằng:

Sự thay đổi địa lý nghề cá gắn liền với sự thay đổi tính chất và phương hướng sản xuất thực phẩm thủy sản, giữa khai thác và chế biến có mối liên hệ hữu cơ với nhau. Một khi có phương pháp bảo quản chế biến tốt (chế biến đông lạnh rời) sẽ cho phép tổ chức hoạt động đánh bắt ở các vùng nước xa bờ, các nhà máy chế biến có thể được xây dựng dễ dàng ở bất kỳ đâu gần vùng nguyên liệu, tạo điều kiện cho việc chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản được tốt.

Rõ ràng kỹ thuật và công nghệ chế biến có vai trò và tác động rất lớn đến sự phát triển của nghề cá công nghiệp và địa lý kinh tế nghề cá. Ngày nay, yêu cầu của con người ngày càng cao đối với chất lượng mặt hàng thủy sản, một mặt phải bảo đảm hàng thủy sản tươi sống, phải đạt hiệu quả kinh doanh nhưng đặc biệt phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Để đảm bảo các yêu cầu trên, phương hướng sản xuất mặt hàng thủy sản đó là cải tiến các phương pháp cấp đông để có sản phẩm đông lạnh rời, không thành các khối sản phẩm như trước đây, tạo điều kiện bảo quản dễ dàng và hết sức tiện lợi cho người phân phối và người sử dụng sản phẩm, qua đó nâng cao chất lượng mặt hàng thủy sản.

Ngày nay, con người đang nghiên cứu các giải pháp bảo quản cá dưới dạng sống để cung cấp trực tiếp tới người tiêu dùng với giá thành không quá cao, mọi người có thể chấp nhận được vì sự bảo đảm an toàn và vệ sinh thực phẩm. Về mặt chế biến, nghiên cứu đa dạng hóa các mặt hàng thủy sản, sản xuất và chế biến các mặt hàng thủy sản cao cấp với giá thành hạ, có thể phục vụ được nhiều thành phần và đối tượng của xã hội.

Như vây, sự thay đổi địa lý nghề cá đòi hỏi sự thay đổi của kỹ thuật và công nghệ chế biến cho phù hợp. Ngược lại, kỹ thuật và công nghệ chế biến về phần mình lại giúp cho kinh tế địa lý nghề cá công nghiệp phát triển nhanh hơn và ổn định hơn.

6.2.4. Đánh cá, nuôi cá vùng ven biển và vùng nước nội địa

Cùng với sự phát triển của nghề đánh bắt cá biển, với sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã đưa lại cho nghề đánh bắt và nuôi cá vùng ven biển và vùng nước nội địa có sự thay đổi lớn lao.

Sự phát triển mạnh mẽ của ngành nuôi thủy sản, đặc biệt là kỹ thuật sinh sản nhân tạo các giống thủy hải sản quí hiếm, có giá trị kinh tế cao (tôm sú, cá chẽm, cá mú v.v.) cùng quy trình nuôi tiên tiến hiện đại đã mang lại hiệu quả vô cùng to lớn cho ngành thủy sản và có tác động mạnh đến địa lý kinh tế nghề cá.

Ngày nay, chẳng những con người đã cho sinh sản và tiến hành nuôi thủy sản ở các vùng nước nội địa (hồ, ao, sông suối và đập nước thủy điện v.v.) mà còn đang thực hiện một chiến lược tái tạo là đưa nghề nuôi ra các vùng biển ven bờ, thềm lục địa với các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao như tôm Hùm, cá Mú, Rùa biển v.v. Ngoài quá trình sinh sản và phát triển tự nhiên của các giống thủy sản, con người đang ngày càng tác động lớn vào quá trình sinh sản và tái tạo các giống thủy sản quý hiếm, có giá trị kinh tế cao, đảm bảo nguồn tài nguyên thủy sản ngày một dồi dào đủ cung cấp thực phẩm cho con người, duy trì và phát triển bền vững nguồn tài nguyên này và cũng góp phần làm biến đổi bản đồ địa lý nghề cá trên thế giới theo hướng tích cực.



6.3. Khoa học kỹ thuật tác động đến địa lý nghề cá Việt Nam

Như đã trình bày ở các phần trước đây, do nhiều yếu tố tác động khác nhau, nghề cá Việt Nam trong thời gian vừa qua tuy có sự phát triển, nhưng vai trò tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đến quá trình này còn nhiều hạn chế.

Nhìn chung, trang thiết bị, phương pháp đánh bắt, ngư cụ v.v. đạt trình độ thấp, vùng hoạt động chủ yếu ven bờ. Thực tế đòi hỏi Việt Nam phải phát triển khoa học, kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để phát triển nghề cá nói chung, và địa lý kinh tế nghề cá nói riêng.

Thực tế, trong những năm qua ngành thủy sản cũng đã hoàn thành tốt chỉ tiêu đề ra là đánh bắt từ 1,6 đến 2 triệu tấn cá, xuất khẩu thủy sản đạt 3 - 4 tỷ USD. Cơ cấu ngành nghề có sự biến đổi tuy chưa nhiều giữa đánh bắt ven bờ và đánh bắt xa bờ, lý do chủ yếu là sự tập trung hóa trong ngư dân chưa cao, nhà nước chưa có các chế tài đủ đảm bảo cho sự tập trung tài chính ở các doanh nghiệp tư nhân nghề cá.

Chiến lược phát triển nghề cá xa bờ đến nay có thể coi như phá sản hoàn toàn, có nhiều lý do, nhưng tựu chung lại vẫn do cơ chế “xin - cho”. Mặt khác, việc đào tạo nhân lực phục vụ cho nghề cá xa bờ chưa được quan tâm đúng và đầy đủ, tàu thuyền còn thiếu nhiều trang thiết bị hàng hải, thiếu thiết bị thông tin liên lạc để đảm bảo cho người đánh cá và tàu thuyền an toàn khi hoạt động biển xa bờ. Tất cả những điều trình bày ở trên, dẫn đến một điều rằng tàu được thiết kế chế tạo để đánh bắt cá xa bờ nhưng lại chỉ hoạt động vùng ven bờ mà thôi.

Để có thể bắt kịp sự phát triển, trước hết là với khu vực sau đó mới đến thế giới, Việt Nam cần phải:

- Xây dựng một chiến lược phát triển nghề cá dài lâu, có từng phân khúc cụ thể tương ứng với mỗi giai đoạn phát triển cụ thể, riêng phát triển nghề cá xa bờ cần phải khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho tư nhân thành lập các công ty đánh cá xa bờ, hỗ trợ về chính sách cũng như các thủ tục để khắc phục cơ chế quản lý quan liêu bao cấp đã tồn tại lâu nay.

- Phát triển nghề nuôi cá và thủy sản khác, đặc biệt chú trọng nuôi công nghiệp ở các vùng nước ven bờ, hải đảo. Nghiên cứu thử nghiệm và triển khai nhanh chóng nghề nuôi biển các đối tượng có giá trị kinh tế cao như tôm hùm các loại, cá mú các loại v.v.

- Trong lĩnh vực chế biến, cần phải nhanh chóng nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để đa dạng hóa mặt hàng và nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản. Trước hết, cũng cần phải tư nhân hóa tư liệu sản xuất, chống độc quyền và cửa quyền trong lĩnh vực chế biến và phân phối sản phẩm, đặc biệt là sự lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như nhà máy chế biến.

Không có một đường lối chính sách đúng đắn trong đầu tư phát triển nghề cá, không nhanh chóng chuyển đổi cơ chế, sở hữu tư liệu sản xuất, hay nói khác đi là không tư nhân hóa nghề cá thì sự phát triển của chúng ta sẽ rất chậm so với các nước trong khu vực, chứ chưa nói gì đến các nước khác trên thế giới. Nghề cá có những đặc thù riêng mà không có bất cứ một ngành sản xuất hàng hóa nào giống cả, nó vừa là nông nghiệp, vừa là công nghiệp nặng và cả là công nghiệp nhẹ, liên quan đến lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm, liên quan đến anh ninh biển đảo của quốc gia .v.v.

Do đó, cần phải có những chính sách riêng để phát triển nghề cá Việt Nam, đảm bảo cung cấp đủ sản phẩm thủy sản cho tiêu dùng nội địa và cùng với nó là xuất khẩu để tái đầu tư mở rộng phát triển sản xuất ngày một lớn hơn, hiện đại hơn.

Để phát triển nghề cá Việt Nam theo kịp các nước trong khu vực cần phải nỗ lực rất nhiều của Chính phủ, của người lao động nghề cá và của cả cộng đồng trong nhiều năm nữa. Bức tranh địa lý nghề cá Việt Nam đã được vẽ lại, tuy cũng đã có tiến bộ song sự phát triển của nó còn quá chậm chạp so với kỳ vọng của người làm nghề cá cũng như của cả dân tộc Việt Nam trong thiên niên kỷ thứ ba của nhân loại.


Câu hỏi thảo luận:

1. Vai trò của cách mạng khoa học kỹ thuật trong sự biến đổi của địa lý kinh tế nghề cá thế giới.

2. Những thuận lợi và khó khăn của việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cuả thế giới vào địa lý kinh tế nghề cá Việt Nam.

3. Để có thể theo kịp nghề cá của khu vực và thế giới trong một khoảng thời gian không quá xa, chiến lược đầu tư phát triển nguồn nhân lực, phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ nghề cá, phát triển khoa học kỹ thuật phục vụ nghề cá của Nhà nước Việt Nam như thế nào?

4. Tại sao nói thiên niên kỷ thứ 3 là thiên niên kỷ của nuôi trồng thủy sản?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Duy Chỉnh, 2003, Qui hoạch nghề khai thác thuỷ sản xa bờ đến năm 2010, Phần 1 - Vịnh Bắc Bộ, Viện kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản, Hà Nội.

2. Nguyễn Bá Diến, Nguyễn Hùng Cường, 2008, Khai thác chung nghề cá Châu Phi - Một số kinh nghiệm đối với Việt Nam, TCKH ĐHQGHN, Kinh tế - Luật, tr. 160-173.

3. Nguyễn Văn Hinh, 1997, Địa lý vận tải thủy, Đại học Hàng hải, Hải Phòng.

4. Nguyễn Văn Lục, 1998, Hải dương học nghề cá, Viện Hải dương học Nha Trang.

5. Thái Văn Ngạn, 2005, Địa lý kinh tế nghề cá, Đại học Thủy sản Nha Trang.

6. Mai Công Nhuận, 2006, Nguồn lợi hải sản biển Việt Nam giai đoạn 2000 - 2005, Viện Nghiên cứu Hải sản, Hải Phòng.

7. Trịnh Phùng và Nguyễn Văn Tạc, Cấu trúc tổng quát về địa hình, địa mạo vùng biển Việt Nam.

8. Đào Mạnh Sơn & ctv, 1995, Ngư nghiệp VNam đầu thế kỷ XX, NXB Thuận Hóa.

9. Lê Thông, 2004, Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam, tập 1,2,3,4 NXB Giáo dục.

10. Nguyễn Bá Thông, 2013, The state of world fisheries and aquaculture 2012, FAO

11. Bộ NN&PTNT, 2010, Chương trình phát triển khai thác TS đến năm 2015, Hà Nội.

12. Bộ NN&PTNT, 2010, Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển, Thông tư số: 48/2010/TT-BNN ngày 11 tháng 8 năm 2010, Hà Nội.

13. Bộ Thủy sản, 1996, Nguồn lợi thủy sản Việt Nam, NXB Nông nghiệp

14. Chính phủ, 2006, Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Quyết định số 10/2006/QĐ - TTg

15. Chính phủ, 1982, Công ước LHQ về Luật biển - tiếng Việt, Bộ NG, Hà Nội.,

16. Chính phủ, 2010, Về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển, Nghị định số 33/2010/NĐ-CP, ngày 31/3/2010, Hà Nội.

17. SEAFDEC, 1986, Fishery Gear and Methods in Southeast Asia, Bangkok.

18. SEAFDEC, 1986, Asian Development Status and management of Tropical Coast Fisheries in Asia, Bangkok, 1986.

19. Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản, Quy hoạch phát triển nghề khai thác hải sản gần bờ của các tỉnh miền Trung đến năm 2010.

20. Yearbook, 1996, Fishery Staties, veb 92, 93 Rome 1998 (FAO)

21. Yearbook, 2004, Fishery Staties, veb 96, 97 Rome 2007 (FAO)

22. Hazel Fox, 1989, Joint development of offshore oil and gas, The Bristish Institute of International and Comparative Law, London 1989.

23. Masahiro Miyoshi, 1999, The joint development of offshore oil and gas in relation to maritime boundary delimitation, Maritime Briefing, Edited by Clive Schofield, International Boundaties Research Unit Suite 3P, Mountjoy research Centre University of Durham, 1999.

24. R.R. Churchil and A.V. Lowe, 1988, The law of the sea, Edition, 1988.

25. http://hoangsa.danang.gov.vn. Bien Dong.net

26.http://www.fistenet.gov.vn/b-tin-tuc-su-kien/b-nghe-ca-the-gioi/tong-quan-khai-thac-thuy-san-the-gioi, Giáng Hương tổng hợp.

27. http://www.fistenet.gov.vn/b-tin-tuc-su-kien/b-nghe-ca-the-gioi/tong-quan-nuoi-trong-thuy-san-the-gioi-giai-111oan-2000-2010 Giáng Hương tổng hợp.

28. http://www.fistenet.gov.vn/b-tin-tuc-su-kien/b-nghe-ca-the-gioi/mot-so-ke-ket-qua-cua-nganh-thuy-san-the-gioi-nam-2012, Nguyễn Bá Thông tổng hợp.

29. http://www.fao.org/fishery/psm/en), Nguyễn Bá Thông tổng hợp.

30. http://www.fistenet.gov.vn/b-tin-tuc-su-kien/b-nghe-ca-the-gioi/gioi-thieu-ve-quan-ly-khai-thac-thuy-san-tai-cang-ca, Nguyễn Bá Thông tổng hợp.

31.http://www.vietnamplus.vn/toc-do-tang-dan-so-cua-my-co-dau-hieu-chung-lai/179973.vnp





Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 1.36 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương