TRƯỜng đẠi học nha trang viện khoa học và CÔng nghệ khai thác thủy sảN


Chương 1: ĐẠI DƯƠNG VÀ TÀI NGUYÊN



tải về 1.36 Mb.
trang2/20
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.36 Mb.
#22360
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20

Chương 1: ĐẠI DƯƠNG VÀ TÀI NGUYÊN

1.1. Khái niệm chung về đại dương

1.1.1. Nước và đại dương


Toàn bộ bề mặt quả đất có diện tích 510.083.000 km2, trong đó diện tích phần lục địa là 148.944.000 km2 (chiếm 29,2%), phần được bao phủ bằng nước là 361.139.000 km2 (chiếm 70,8%). Độ sâu trung bình của các đại dương 4.000m, độ sâu lớn nhất, cho đến nay con người biết được là 11.034m.

Các đại dương trên thế giới chiếm một lượng nước khổng lồ khoảng 1.370 tỉ km3 và lớn gấp 15 lần khối lượng phần nổi của các lục địa. Những con số nêu trên cho chúng ta một cái nhìn tổng quát về mối tương quan giữa đất liền và các đại dương trên thế giới. Sự phân bố các vùng đất lục địa và đại dương trên trái đất là không giống nhau. Các lục địa phần lớn tập trung ở phía Bắc bán cầu, còn các đại dương lại được phân bố chủ yếu là Nam bán cầu.

Nước trên đại dương có dạng thể lỏng và là cái nôi của sự sống trên trái đất. Với tỷ trọng tương đối cao và độ nhớt thấp, nước biển trên các đại dương tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đường thủy phát triển.

Nguồn gốc, lịch sử và tuổi của các đại dương, cho đến nay vẫn còn chưa được xác định chính xác. Sự dao động và kích thước các đại dương có liên quan đến quá trình kiến tạo địa chất và sự thay đổi khí hậu trên trái đất, ví dụ: ở thời kỳ băng hà nước ở các đại dương thấp hơn so với hiện nay làm cho diện tích của các đại dương hẹp hơn bây giờ rất nhiều.

Như vậy, nguồn gốc, sự phát triển địa hình và giới hạn của đại dương có liên quan tới nguồn gốc và lịch sử của nước trên trái đất chúng ta.

1.1.2. Đại dương và biển

1.1.2.1. Đại dương


Đại dương được gọi là dải nước muối liên tục bao phủ lên bề mặt lõm của của trái đất. Theo các nhà khoa học Liên Xô (cũ), bề mặt nước muối bao phủ trái đất được chia thành 4 phần, gồm Thái Bình Dương (Pacific Ocean), Đại Tây Dương (Atlantic Ocean), Ấn Độ Dương (Indian Ocean) và Bắc Băng Dương (Arctic Ocean). Từ trước đến nay, chúng ta có khái niệm 5 châu, gồm: Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Đại Dương và 4 đại dương như nêu ở trên. Năm 2000, tổ chức Hải dương học Quốc tế (IHO- International Hydrographic Orgnization) đã quyết định chính thức thành lập ra đại dương thứ năm đó là Nam Băng Dương (The Southern Ocean) từ các phần phía Nam của Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương (vĩ độ 600S về cực Nam 900S). Ngày nay, chúng ta có 5 đại dương (biển) và giữ nguyên 5 châu lục như cũ, nhưng có sửa đổi lại, đó là “Châu Đại Dương được ghép vào với Châu Á nên được gọi là Châu Á - Thái Bình Dương, có thêm Châu Nam Cực - The Antarctic”.

Đại dương được phân chia bằng các lục địa và một số dấu hiệu như kinh tuyến hoặc vĩ tuyến. Ví dụ: Đại Tây Dương được phân chia bởi Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Phi ở vĩ tuyến 600N và vĩ tuyến 600S.

a) Thái Bình dương (The Pacific Ocean):

Thái Bình dương là đại dương lớn nhất trên trái đất. Thái Bình Dương có diện tích bề mặt 155,557 triệu km2 chiếm khoảng 28% tổng diện tích bề mặt của thế giới, lớn hơn tổng diện tích lục địa thế giới, độ sâu lớn nhất vào khoảng 11.034m (gần Philippine- rãnh Mariana), đường bờ biển dài 135.663 km. Thái Bình Dương được chia bởi bờ phía Tây châu Mỹ, bờ phía Đông châu Á và Nam giáp Nam Băng Dương ở vĩ độ 600S. Thái Bình Dương nối liền với Đại Tây Dương ở eo biển Drech, với Bắc Băng Dương qua eo biển Bê-rin, với Ấn Độ Dương qua eo biển Ma-lac-ca.





Hình 1.1: Thái Bình Dương

b) Đại Tây dương (The Atlantic Ocean):

Đại Tây dương là đại dương lớn thứ hai, có diện tích bề mặt khoảng 76,762 triệu km2, đường bờ biển dài 111.866 km, độ sâu lớn nhất là 8.472m. Đại Tây Dương được bao bởi bờ phía Tây của châu Âu, Châu Phi và Ấn Độ Dương, bờ phía Đông của Châu Mỹ. Phía Bắc nối liền với Bắc Băng Dương qua eo biển Greenland và phía Nam giáp Nam Băng Dương ở vĩ tuyến 600S. Đại Tây Dương nối liền với Thái Bình Dương qua eo Drech và với Ấn Độ Dương qua kinh tuyến 300E.

Hình 1.2: Đại Tây Dương

c) Ấn Độ Dương (The Indian Ocean):

Ấn Độ Dương là đại dương lớn thứ ba, có diện tích bề mặt khoảng 68,556 triệu km2, độ sâu lớn nhất 7.209m, đường bờ biển dài khoảng 66.526 km. Phía Bắc giáp Nam Á, phía Tây giáp Châu Phi, phía Nam giáp Nam Băng Dương, phía Đông giáp Đông Nam Á và Australia. Ấn Độ Dương thông với Thái Bình Dương qua eo Malacca, với Đại Tây Dương qua kinh tuyến 300 E.

Hình 1.3: Ấn Độ Dương

d) Bắc Băng Dương (The Arctic Ocean):

Bắc Băng Dương là đại dương thứ tư có diện tích khoảng 14,056 triệu km2, đường bờ biển dài khoảng 45.389 km, độ sâu lớn nhất 5.527m. Phía Nam của đại dương này tiếp xúc với Bắc Á, Bắc Âu và Bắc Mỹ.



Hình 1.4: Bắc Băng Dương

e) Nam Băng Dương (The Southern Ocean),

Nam Băng Dương được tổ chức Hải dương học thế giới (IHO- International Hydrographic Organization) chính thức công bố vào năm 2000: Diện tích khoảng 20,3 triệu km2, độ sâu lớn nhất 7.235 mét. Phía Bắc giáp Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương ở vĩ tuyến 600S, phía Nam giáp với Châu Nam cực.

Hình 1.5: Nam Băng dương

1.1.2.2. Biển


Biển là thành phần của hệ thống các đại dương, có các đặc điểm riêng biệt do tác động của các yếu tố mang tính địa phương và sự lưu thông nguồn nước với các đại dương. Sự giao lưu nước càng ít thì tính khác biệt của biển so với đại dương càng lớn.

Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có được một sự phân loại biển hợp lý khả dĩ nào được mọi người thừa nhận. Tuy nhiên, người ta có thể căn cứ vào vị trí tương đối của lục địa, mức độ độc lập từ các đại dương và các đặc trưng về chế độ thủy văn... để tiến hành xem xét phân loại biển.

Theo quan điểm của A.M Muronxop (1951) có thể phân loại biển dựa trên tính độc lập của nó từ đại dương và đặc tính của chế độ thủy văn. Theo tác giả, biển được chia thành 3 nhóm, gồm: nhóm biển kín hoặc nửa kín, nhóm tiếp giáp với đại dương và nhóm được bao quanh bởi các đảo.

Nhóm biển kín, ví dụ: Biển Caspien (Caspien Sea), Biển Đen (Black Sea), Biển Ban Tích (Bantic Sea), biển Bạch Hải (White Sea), Địa Trung Hải (Mediterranean Sea).... Nhóm biển nửa kín, ví dụ: Biển Berinh (Berinh Sea); Biển Nhật Bản (Japanese Sea).

Biển Hoàng Hải (Yellow Sea), Biển Philippine (Philippinese Sea), Biển Đông (Eastern Sea).... Nhóm biển tiếp giáp đại dương, ví dụ: tiếp giáp Đại Tây Dương có biển Greenland (Greenland Sea), biển Baren (Baren Sea), biển Na Uy (Norwegian Sea)...

Hình 1.6: Biển Đen, biển Caspian, biển Azov và biển Aral

Nhóm biển được bao quanh bởi hệ thống các đảo, ví dụ: Biển Ban - Đa (Banda Sea).... Phần đại dương hoặc biển ăn sâu vào đất liền được gọi là vịnh, giới hạn của vịnh có thể được xác định theo hệ thống đường đẳng sâu hoặc theo mũi đất.

Ví dụ: Vịnh Bixcay ở Châu Âu, vịnh Mexico, vịnh Alaska ở Châu Mỹ, vịnh Bengan ở Ấn Độ Dương, vịnh Bắc Bộ ở Việt Nam, vịnh Thái Lan ở Đông Nam Châu Á...

Trong mối phụ thuộc từ nguồn gốc cấu trúc bờ, hình dạng và kích thước, vịnh còn có tên gọi khác nhau, vịnh, vịnh nhỏ, vũng, vùng cửa sông......



Bảng 1.1: Độ sâu lớn nhất của một số biển thuộc các đại dương

TT

Tên đại dương và biển

Diện tích (*103 km2)

Độ sâu (m)

1

THÁI BÌNH DƯƠNG

155.557

11.034

1.1

Biển Banda

714

7.440

1.2

Biển Berin

2.315

4.097

1.3

Biển Đông

3.537

5.560

1.4

Biển Okhotsk

1.603

3.521

1.5

Biển Philippine

5.726

10.265

1.6

Biển Nhật Bản

1.062

3.699

2

ĐẠI TÂY DƯƠNG

76.762

8.742

2.1

Biển Adriatic

139

1.230

2.2

Biển Aral (nội địa Châu Âu)

39

13

2.3

Biển Ban - tic

419

470

2.4

Địa Trung Hải

2.505

5.121

2.5

Biển Đen

422

2.210

2.6

Biển Caspien (nội địa Châu Âu)

371

1.000

3

ẤN ĐỘ DƯƠNG (Indian Ocea)

68.556

7.209

3.1

Biển Adaman

605

4.507

3.2

Biển Arap

4.592

5.803

3.3

Biển Timo

432

3.310

4

NAM BĂNG DƯƠNG

20.300

7.235




Biển Amunxen

98

585

5

BẮC BĂNG DƯƠNG

14.056

5.527

5.1

Biển Baren

1.414

600

5.2

Biển Đông Xi-bia

889

358

5.3

Biển Greenland

1.181

5.527

5.4

Biển Bofot

495

3.749



Hình 1.7: Các vùng biển ở Bắc Băng Dương

1.1.2.3. Đáy đại dương và thềm lục địa


Đáy đại dương được phân ra hai nhóm địa mạo lớn: ven bờ các lục địa và lòng các đại dương. Thuộc nhóm thứ nhất có thể được phân ra: thềm lục địa, phần mái và đế. Mỗi phần đều có những đặc điểm khác nhau về quy luật phát triển, nguồn gốc và các dấu hiệu khác nhau. Kích thước của thềm lục địa thường được qui định trong khoảng độ sâu từ 0-200m, tuy nhiên nhiều sự nghiên cứu cho thấy rằng độ sâu trung bình của thềm lục địa nhỏ hơn 130-150m. Chiều rộng của thềm lục địa từ một vài mét đến 800 km. Phần chủ yếu của thềm lục địa nằm ở Bắc bán cầu, còn Nam bán cầu thềm lục địa đáng kể chỉ có ở gần Australia và Đông Nam của Nam Mỹ, kích thước của thềm lục địa thuộc các đại dương cho ở bảng 1-2.

Bảng 1.2: Thềm lục địa của các đại dương

TT

Tên gọi

Diện tích thềm lục địa (*106 km2)

So với diện tích

tổng quát (%)



1

Bắc Băng Dương

4,9

33

2

Đại Tây Dương

9,2

10

3

Thái Bình Dương

10,2

5,7

4

Ấn Độ Dương

3,1

4,1

5

Nam Băng Dương

-

-

Phần đáng kể của thềm lục địa của các đại dương đều liên quan đến vùng ven biển. Thềm lục địa có liên quan chặt chẽ với bờ các lục địa. Ở những nơi bờ biển có nhiều núi thì thềm lục địa hẹp, còn bờ biển bằng phẳng thềm lục địa ăn sâu ra biển có khi tới 800 km.

Vùng thềm lục địa có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nghề cá trong suốt thời gian lịch sử của nó cho đến tận ngày nay. Bởi rằng vùng thềm lục địa là nơi sinh vật có khả năng sinh sản lớn, bảo đảm cho hoạt động nghề cá. Giờ đây, khi nghề cá đại dương đã và đang phát triển mạnh, song thềm lục địa vẫn giữ một vai trò then chốt trong nghề cá của các quốc gia.

Thềm lục địa được quan tâm không chỉ vì có các loài sinh vật phong phú, mà còn chứa đựng trong đó nguồn tài nguyên về dầu mỏ, khí đốt và các loại khoáng sản tiềm năng khác. Thềm lục địa cũng là vùng thuận lợi cho hàng hải và xây dựng các bến cảng cho tàu cá và tàu hàng.

Phần tiếp nối thềm lục địa với đáy đại dương, được gọi là sườn dốc lục địa. Sự chuyển hóa phần thềm lục địa sang phần sườn dốc lục địa thường rất hẹp. Độ nghiêng của đáy thay đổi từ 1/1000 đến 1/40 hoặc lớn hơn, góc nghiêng dao động từ 30 đến 60. Độ rộng phổ biến của phần sườn dốc đạt từ 1.500 đến 3.500m độ sâu tính từ bờ thềm lục địa.

Trong hàng loạt vị trí ở vùng sườn dốc lục địa nổi lên các bậc thềm. Ví dụ ở vùng eo biển Gibranta có các bậc thềm nằm ở độ sâu 540m, 1.100m, 1.530m, 2.350m, 3.050m và 3.800m. Một điều thú vị khác là trong vùng sườn dốc lục địa đã hình thành các bình nguyên, nó tương tự như vùng thềm lục địa, nhưng có độ sâu khoảng 1.000 đến 2.000m.

Ngày nay, các nhà khoa học cũng đã biết đến những bình nguyên như thế ở các vùng sườn dốc lục địa khác nhau trên thế giới.

Ví dụ: Bình nguyên Bley nằm giữa mũi Gaterat ở phía Bắc đảo Bagamski ở phía Nam thuộc bờ Đại Tây dương Bắc Mỹ, diện tích của bình nguyên này đạt tới 128.000 km2 và có chiều rộng khoảng 300 km, độ sâu trên bề mặt thay đổi từ 600 đến 1.200m và độ dốc của bình nguyên này là 1/1000.

Có thể nói, phần sườn dốc lục địa là phần đệm giữa thềm lục địa và lòng chảo đại dương, đây cũng là vùng có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế.

Phần thứ ba trong kết cấu địa mạo đại dương đó là phần lòng chảo đại dương. Lòng chảo đại dương chiếm khoảng 77,1% tổng diện tích vùng nước và bằng 50% diện tích của bề mặt hành tinh. Thái Bình dương có phần lòng chảo chiếm tới 82,1% diện tích đại dương, Ấn Độ dương là 81,9%; Đại Tây dương là 72,8% và Bắc Băng dương là 13,6% còn Nam Băng dương, cho đến lúc này, vẫn chưa có bất kỳ số liệu nào được công bố. Lòng chảo đại dương là một phần của đáy đại dương, đó là những đồng bằng dưới nước rộng lớn với độ nghiêng rất nhỏ.

Thành phần chính của địa mạo lòng chảo đại dương là vùng trũng đại dương, đáy của nó nằm ở độ sâu từ 5.000-6.000m. Nét đặc thù của địa hình lòng chảo đại dương là sự xuất hiện của các rãnh sâu. Ở Đại Tây dương có rãnh sâu Caiman (vùng biển Caribe) với độ sâu 7.680m, Pyetorico sâu 7.980m, Nam Sandiver sâu 8.428m.

Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương có hàng loạt các rãnh sâu, đặc biệt rãnh sâu Mariana ở phía Tây của Thái Bình Dương có độ sâu đạt tới 11.034m, đây cũng là độ sâu lớn nhất của đáy các đại dương cho đến hiện nay mà con người biết đến. (Độ cao nhất của núi là đỉnh Chogari thuộc địa phận Pakistan cao 8.900m, nhờ vệ tinh không gian phát hiện vào tháng 6 năm 1987, tức là cao hơn đỉnh Everest (8.848m) thuộc Nepan, 52m).

Trong đáy các đại dương xuất hiện nhiều dãy núi ngầm, tạo thành một hệ thống với chiều dài hơn 60.000 km từ Đại Tây Dương đến Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Đáy đại dương cũng xuất hiện nhiều núi lửa, chỉ tính riêng ở Thái Bình dương đã có hơn 10.000 miệng núi lửa có độ cao hơn 1.000m.


1.1.2.4. Các vùng địa vật lý thủy quyển


Thủy quyển là lớp vỏ nước không liên tục của trái đất nằm giữa khí quyển và thạch quyển, bao gồm toàn bộ các đại dương, biển, ao hồ và các dải nước ngầm. Khi xem xét tính chất địa vật lý nước đại dương, điều trước tiên chúng ta phải xem xét và thiết lập được mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường xung quanh. Điều này đã được quan tâm của các nhà khoa học cách đây hàng trăm năm. Nhà sinh vật học Kan-Mebiut gọi sự kết hợp giữa sinh vật và môi trường là “Bioxennoza”. Sự nghiên cứu vùng thủy quyển của đại dương nó phức tạp nhiều hơn ở đất liền vì sự phân bố của nó không những theo mặt phẳng ngang mà còn theo cả phương thẳng đứng.

Các vùng thủy quyển đại dương được phân ra theo độ dày của nước, có phần tầng mặt và phần tầng đáy. Ở tầng mặt có vùng gần bờ và vùng ngoài khơi đại dương. Do tính chất thủy lý, thủy hóa.v.v. của các vùng khác nhau đã hình thành nên sự phân bố có tính tự nhiên các quần thể động vật và thực vật theo các tầng nước. Ví dụ, ở động vật (cá) đã hình thành các loài sống ở tầng mặt, tầng giữa và tầng đáy, điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong ngành khai thác cá.



Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 1.36 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương