TRƯỜng đẠi học nha trang viện khoa học và CÔng nghệ khai thác thủy sảN


Hướng dòng chảy, độ dốc dòng sông và lưu tốc dòng chảy



tải về 1.36 Mb.
trang19/20
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.36 Mb.
#22360
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20

5.2. Hướng dòng chảy, độ dốc dòng sông và lưu tốc dòng chảy


Sông ngòi nước ta chảy theo nhiều hướng khác nhau, nhưng thường tập trung vào hướng chính là Tây Bắc - Đông Nam. Tuy theo địa hình cục bộ của các nếp núi có vùng sông chảy theo hướng vòng cung hoặc hướng Bắc - Nam, nhưng về đến đồng bằng thì tập trung lại chảy theo hướng địa hình Tây Bắc - Đông Nam và đổ ra biển.

Tùy theo cấu trúc địa hình mà mạng lưới các hệ thống sông có hình dạng riêng biệt tạo ra thế tập trung nước nhanh hay chậm khác nhau. Các hệ thống sông lớn thường có dạng hình quạt như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đồng Nai, sông Mê- Công dễ dồn nước vào sông chính, gây lũ lụt rất ác liệt.

Nhìn chung, do ảnh hưởng của địa hình, các sông ở nước ta thường ngắn và dốc nên lưu tốc dòng chảy khá lớn. Ở thượng lưu khi có lũ lưu tốc dòng chảy có thể đạt tới 8m/s. Ở hạ lưu khi cạn trung bình từ 0,5 - 0,8 m/s, mùa lũ có thể đạt từ 2,3-3m/s.

Các cửa sông thường có bãi bồi rất không thuận tiện cho tàu ra vào, nhất là khu vực miền Trung (từ Nghệ An trở vào cho đến Bình Thuận). Hàng năm, phải chi phí một khoản không nhỏ kinh phí cho việc nạo vét các cửa sông để cho tàu bè ra vào, có không ít tàu thuyền bị mắc cạn không thể sản xuất được thường xuyên, gây cản trở nhiều đến hoạt động của tàu thuyền nghề cá.


5.3. Đặc điểm chế độ thủy văn của sông ngòi Việt Nam


Hệ thống sông ngòi Việt Nam được nuôi dưỡng bởi một nguồn nước mưa dồi dào. Lượng mưa trung bình hàng năm có thể đạt tới 1.800 - 2.000mm, nhưng phân bố không đều. Một số vùng có lượng mưa trong năm rất lớn như: Bắc Quang 4.700mm; Tam Đảo 2.843mm; Mường Tè 2.801mm; Móng Cái 2.769mm; Thừa Lưu 3.662; Ba Na 5.013mm và Bảo Lộc 2.876mm.

Lượng mưa này không phân bố đều trong năm, thường tập trung vào tháng 5, tháng 10 và 11, gọi là mùa mưa. Tùy thuộc vào lưu vực, đặc điểm địa hình lưu vực và cấu tạo hệ thống sông mà đặc điểm lũ cũng khác nhau.

Sau khi mùa lũ kết thúc, nước sông xuống thấp dần, mực nước thấp và ít biến động. Mùa cạn thường kéo dài khoảng 7 tháng. Trong thời gian này, các sông ở miền Bắc và miền Trung thường khô cạn, bị ảnh hưởng của thủy triều gây mặn vào sâu trong nội địa, gây nhiều khó khăn cho tàu cá ra vào cảng. Hàng năm, chi phí nạo vét để đảm bảo cho tàu ra vào là khá lớn.

5.4. Đặc điểm chính sông ngòi các tỉnh ven biển Việt Nam

5.4.1. Sông ngòi Quảng Ninh


Quảng Ninh, một tỉnh lớn ở địa đầu phía Đông Bắc Việt Nam, có dáng một hình chữ nhật lệch nằm chếch theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Phía Tây tựa lưng vào núi rừng trùng điệp. Phía Đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc bộ với bờ biển khúc khuỷu nhiều cửa sông và bãi triều, bên ngoài là hơn 2.000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 1.030 đảo có tên, còn lại hơn một nghìn hòn đảo chưa có tên.

Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo. Hơn hai nghìn hòn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước (2078/ 2779), đảo trải dài theo đường ven biển hơn 250 km chia thành nhiều lớp. Địa hình đáy biển Quảng Ninh, không bằng phẳng, độ sâu trung bình là 20 m. Có những lạch sâu là di tích các dòng chảy cổ và có những dải đá ngầm làm nơi sinh trưởng các rạn san hô rất đa dạng.

Các dòng chảy hiện nay nối với các lạch sâu đáy biển còn tạo nên hàng loạt luồng lạch và hải cảng trên dải bờ biển khúc khuỷu kín gió nhờ những hành lang đảo che chắn, tạo nên một tiềm năng cảng biển và giao thông đường thuỷ rất lớn. Quảng Ninh có nhiều sông suối nhưng các sông đều ngắn, nhỏ, độ dốc lớn. Lưu lượng và lưu tốc rất khác biệt giữa các mùa. Mùa đông, các sông cạn nước, có chỗ trơ ghềnh đá nhưng mùa hạ lại có thác lũ, nước dâng cao rất nhanh.

Quảng Ninh giáp vịnh Bắc Bộ, một vịnh lớn nhưng kín lại có nhiều lớp đảo che chắn nên sóng gió nhưng không lớn như vùng biển Trung Bộ. Chế độ thuỷ triều ở đây là nhật triều điển hình, biên độ tới 3-4 m. Nét riêng biệt ở đây là hiện tượng sinh "con nước" và thuỷ triều lên cao nhất vào các buổi chiều các tháng mùa hạ, buổi sáng các tháng mùa đông những ngày có con nước cường.

Trong vịnh Bắc Bộ có dòng hải lưu chảy theo phương Bắc - Nam kéo theo nước lạnh lại có gió mùa Đông Bắc nên đây là vùng biển lạnh nhất nước ta. Nhiệt độ có khi xuống tới 130C. Mưa tập trung nhiều vào mùa hạ (hơn 85%) nhất là các tháng 7 và 8. Mùa đông chỉ mưa khoảng 150 đến 400 mm.

So với các tỉnh Bắc Bộ, Quảng Ninh chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc mạnh hơn. Gió thổi mạnh và so với các nơi cùng vĩ độ thường lạnh hơn từ 1 đến 30C. Quảng Ninh cũng chịu ảnh hưởng lớn của bão tố. Bão thường đến sớm (các tháng 6, 7, 8) và có cường độ khá mạnh, nhất là ở vùng đảo và ven biển. Tuy nhiên do diện tích lớn lại nhiều vùng địa hình nên khí hậu giữa các vùng lại khác nhau.

Do đặc điểm địa hình, các sông ở Quảng Ninh phần lớn là nhỏ, ngắn và dốc, có tính chất cuồng lưu, khả năng điều tiết nước yếu và chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều. Các sông này vừa mang tính chất của sông miền núi, vừa mang tính chất của sông ven biển. Phù hợp với chế độ mưa, chế độ sông ngòi cũng có 2 mùa rõ rệt. Mùa lũ từ tháng 5 đến thánng 10, tập trung vào tháng 6, 7 và 8. Mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, cạn nhất là tháng 3.

Quảng Ninh có thể chia thành 3 hệ thống sông:

- Các sông đổ ra sông Bạch Đằng, đều bắt nguồn từ khu vực sườn nam của vùng đồi núi Yên Tử (sông Đá Bạc, sông Uông và sông Kinh Thầy), mùa lũ đưa ra biển một lượng lớn phù sa, tạo ra các bãi sú vẹt ngăn sóng và là nơi cư trú của các loài tôm cá nhỏ, bãi đẻ...

Hệ thống sông đổ ra Cửa Lục - Vịnh Hạ Long, các sông đều bắt nguồn từ vùng núi Hoành Bồ, đều là các sông nhỏ và đốc, không có khả năng bồi đắp phù sa hai bên bờ. Những sông như Thác Cát, Diễn Vọng, Khe Hổ, Sông Trới, Yên Lập...

Hệ thống sông Tiên Yên - Móng Cái: Bắt nguồn từ Lạng Sơn và Trung Quốc như sông Ca Long, về đến Móng Cái chia làm 2 nhánh, một là sông Bắc Luân là ranh giới giữa Việt Nam - Trung Quốc (huyện Hải Ninh và huyện Phòng Thành), tạo ra nhiều bãi bồi ven biển nơi trú ngụ và sinh đẻ của nhiều loại thủy sản.

Vùng biển Quảng Ninh thuộc vịnh Bắc Bộ, là vịnh nông, có hệ thống đảo chắn gió và sóng nên thuận lợi cho quá trình lắng đọng phù sa, tạo nên các bãi triều rộng. Chế độ thủy triều là nhật triều điển hình, biên độ tối đa 3 - 4m.

Do ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc và dòng biển lạnh từ phương Bắc chảy qua, nên ở đây là vùng biển lạnh nhất nước ta, nhiệt độ lạnh nhất vào tháng 2 (13-200C). Vùng biển kín gió, có nhiều bãi bồi, tập trung nhiều loại thủy sản, nghề khai thác phát triển, song còn mang tính tự phát và sản lượng và giá trị cũng không cao.

5.4.2. Sông ngòi Hải Phòng


Nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa Châu Á, sát Biển Đông nên Hải Phòng chịu ảnh hưởng của gió mùa. Mùa gió bấc (mùa đông) lạnh và khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Gió mùa nồm (mùa hè) mát mẻ, nhiều mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.600 - 1.800 mm. Bão thường xảy ra từ tháng 6 đến tháng 9. Thời tiết của Hải Phòng có 2 mùa rõ rệt, mùa đông và mùa hè. Khí hậu tương đối ôn hoà.

Hải Phòng có mạng lưới sông ngòi dày đặc, mật độ trung bình từ 0,6 - 0,8 km trên 1 km2. Sông ngòi Hải Phòng đều là các chi lưu của sông Thái Bình đổ ra vịnh Bắc Bộ.

Vùng cửa sông có nhiều bãi sú vẹt giữ cho phía trong khỏi bị ảnh hưởng của sóng biển, là nơi trú ngụ của các loài tôm cá nhỏ và các lọai động vật thân mềm như nghêu, sò...

Với các sông rạch nhiều, có điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng cảng cá cùng các dịch vụ hậu cần phục vụ cho nghề cá phát triển.

Hải Phòng có 16 sông chính toả rộng khắp địa bàn thành phố với tổng độ dài trên 300 km, bao gồm:

- Sông Thái Bình dài 35 km là dòng chính chảy vào địa phận Hải Phòng từ Quí Cao và đổ ra biển qua cửa sông Thái Bình làm thành ranh giới giữa hai huyện Vĩnh Bảo và Tiên Lãng.

- Sông Lạch Tray dài 45 km là nhánh của sông Kinh Thầy từ Kênh Đồng ra biển bằng cửa Lạch Tray qua địa phận Kiến An, An Hải và cả nội thành.

- Sông Cấm là nhánh của sông Kinh Môn dài trên 30 km chảy qua nội thành và đổ ra biển ở cửa Cấm. Cảng Hải Phòng được xây dựng trên khu vực cửa sông này từ cuối thế kỷ 19.

Sông Cấm cũng là ranh giới hành chính giữa huyện Thuỷ Nguyên và An Hải.

- Sông Đá Bạc - Bạch Đằng dài hơn 32 km cũng là nhánh của sông Kinh Môn đổ ra biển ở cửa Nam Triệu và là ranh giới phía Bắc và Đông Bắc của Hải Phòng với Quảng Ninh. Cửa sông ở đây rộng và sâu, hai bên bờ là những vách núi đá vôi tráng lệ, nơi đây đã 3 lần ghi lại những chiến công hiển hách của dân tộc Việt Nam trong lịch sử chống xâm lược phương Bắc ở thế kỷ thứ X và XIII.

- Sông Văn Úc dài hơn 30 km đổ ra cửa Văn Úc. Ngoài các sông chính là các sông nhánh lớn nhỏ chia cắt khắp địa hình thành phố như sông Giá (Thuỷ Nguyên), sông Đa Độ (Kiến An - Đồ Sơn), sông Tam Bạc...

Vùng biển Hải Phòng là một bộ phận thuộc Tây Bắc vịnh Bắc Bộ. Các đặc điểm cấu trúc địa hình đáy biển và đặc điểm hải văn biển Hải Phòng gắn liền với những đặc điểm chung của vịnh Bắc bộ và Biển Đông.

Độ sâu của biển Hải Phòng không lớn. Đường đẳng sâu 2m chạy quanh mũi Đồ Sơn rồi hạ xuống 5 m ở cách bờ khá xa. Ở đáy biển nơi có các cửa sông đổ ra, do sức xâm thực của dòng chảy nên độ sâu lớn hơn. Ra xa ngoài khơi, đáy biển hạ thấp dần theo độ sâu của vịnh Bắc Bộ, chừng 30 - 40 m.

Ngoài khơi thuộc địa phận Hải Phòng có nhiều đảo rải rác trên khắp mặt biển, lớn nhất có đảo Cát Bà, xa nhất là đảo Bạch Long Vĩ.


5.4.3. Sông ngòi Thái Bình


Thái Bình là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Hồng, miền Bắc Việt Nam. Thái Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa: mùa nóng, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10; mùa lạnh, khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.

Thái Bình có bờ biển dài 52 km, có 4 con sông khá lớn chảy qua: phía Bắc và Đông Bắc có sông Hóa dài 35 km, phía Bắc và Tây Bắc có sông Luộc (phân lưu của sông Hồng) dài 53 km, phía Tây và nam là đoạn hạ lưu của sông Hồng dài 67 km, sông Trà Lý (phân lưu cấp 1 của sông Hồng) chảy qua giữa tỉnh từ tây sang đông dài 65 km. Các sông này tạo ra 4 cửa sông lớn: Diêm Điền (Thái Bình), Ba Lạt, Trà Lý, Lân.

Do đặc điểm sát biển nên chúng đều chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều, mùa hè mức nước dâng nhanh với lưu lượng lớn và hàm lượng phù sa cao, mùa đông lưu lượng giảm nhiều và lượng phù sa không đáng kể khiến nước mặn ảnh hưởng sâu vào đất liền từ 15-20 km.

Dòng chảy ở đây theo hai mùa rõ rệt, mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, chiếm 75% lượng nước trong năm. Mùa kiệt từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, chiếm khoảng 25% lượng /năm. Vùng ven biển Thái bình, với 4 cửa sông lớn nhất miền Bắc đổ ra, có tốc độ bồi lấn hàng năm cao từ 100-120m/năm.

Vùng biển có độ sâu 20m cách bờ nhiều chục km, tạo thành bãi khai thác cá ven bờ lớn nhất vịnh Bắc Bộ. Với 4 cửa sông chính, rất thuận tiện cho việc phát triển nghề thủy sản từ đánh bắt, chế biến và nuôi trồng các loại hải đặc sản.

5.4.4. Sông ngòi Nam Định


Nam Định là một tỉnh nằm ở đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam, tiếp giáp với 3 tỉnh, thành phố: Thái Bình ở phía Bắc, Ninh Bình ở phía Nam, Hà Nam ở phía Tây Bắc, biển (vịnh Bắc Bộ) ở phía đông, có 4 cửa sông lớn: Ba Lạt, Đáy, Lạch Giang, Hà Lặn. Ảnh hưởng của nhiệt đới gió mùa, gần giống với Hà Nội.

Nam Định nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa: mùa nóng, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10; mùa lạnh, khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, có các sông Hồng, sông Ninh Cơ, sông Nam Định (sông Đào) và sông Đáy. Các sông trên đổ ra biển theo 4 cửa trên đất Nam Định là BaLạt, Lại Giang, Hà Lặn và cửa Đáy.

Vùng bờ biển Nam Định cũng có những đặc điểm hoàn toàn tương tự như của Thái Bình.

5.4.5. Sông ngòi Ninh Bình


Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cực nam khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam, tiếp giáp với 4 tỉnh: Hòa Bình ở phía Tây bắc, Hà Nam ở phía Bắc, Nam Định ở phía Đông, Thanh Hóa ở phía Tây và Nam, biển (vịnh Bắc Bộ) ở phía Đông Nam.

Ninh Bình có bờ biển dài 18km, hàng năm được phù sa bồi đắp lấn ra trên 100m. Ninh Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa: mùa nóng, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10; mùa lạnh, khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Hệ thống sông ngòi ở Ninh Bình rất phong phú với mật độ khỏang 0,6 - 0,9 km/km2.

Tuy nhiên, chỉ có sông Đáy là có cửa chảy ra biển mà thôi, vùng ven biển của Ninh Bình có chiều dài ngắn nhất trong các tỉnh ven biển miền Bắc. So với các tỉnh ven biển khác, Ninh Bình là tỉnh có nghề Thủy sản còn nhiều tiềm năng, đặc biệt là nghề khai thác thủy sản.

5.4.6. Sông ngòi Thanh Hóa


Thanh Hóa là một tỉnh đông dân nhất Việt Nam nằm ở vùng Bắc Trung Bộ, có bờ biển dài hơn 102 km, tương đối bằng phẳng, có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc lấn biển, nuôi trồng thuỷ sản, phân bố các khu dịch vụ, khu công nghiệp, phát triển kinh tế biển (ở Nga Sơn, Nam Sầm Sơn, Nghi Sơn).

Hàng năm sông Mã đổ ra biển một khối lượng nước khá lớn khoảng 17 tỷ m³, ngoài ra vùng biển rộng còn chịu ảnh hưởng của thuỷ triều, đẩy nước mặn vào, khối nước vùng cửa sông và đồng ruộng ven biển bị nhiễm mặn.

Hệ thống sông ngòi ở Thanh Hóa rất phong phú, khoảng 20 sông lớn nhỏ, chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, tạo thành 4 hệ thống sông chính là: sông Mã, sông Lạch Bạng, sông Yên và sông Hoạt. Bốn hệ thống sông này đổ ra biển thông qua các cửa sau: Lạch Sung, Lạch Trường, Lạch Hới, Lạch Bạng và Lạch Ghép. Các cửa lạch này tạo điều kiện thuận tiện cho giao thông đường thủy, cho tàu thuyền đánh cá ra vào, xây dựng bến bãi và các cơ sở dịch vụ hạ tầng phục vụ nghề cá.

Vùng cửa các lạch là các bãi bồi bùn rất thuận tiện cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản, trồng cây chắn sóng và các cây công nghiệp như cây cói. Đáy biển gần bờ là cát thoải, bằng phẳng.

Ở đây có một số vụng (như vụng Gầm ở Sầm Sơn, vụng Quyền, vụng Thủi, vụng Biên ở Tĩnh Gia) và đảo (Hòn Nẹ, hòn Mê) là điều kiện thuận lợi cho sự cư trú của các loài hải sản quý hiếm, đồng thời còn là vùng trú ẩn an toàn cho tàu thuyền đánh cá, vận tải.

5.4.7. Sông ngòi Nghệ An


Nghệ An thuộc Bắc Trung Bộ, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp của gió mùa Tây - Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).

Tổng chiều dài sông suối trên địa bàn tỉnh vào khoảng 9.828 km, mật độ trung bình là 0,7 km/km2. Sông lớn nhất là sông Cả (sông Lam), với lưu vực chiếm 80% diện tích tự nhiên, bắt nguồn từ huyện Mường Pẹc tỉnh Xieng Khoảng (Lào), có chiều dài là 532 km (riêng trên đất Nghệ An có chiều dài là 361 km).

Hải phận rộng 4.230 hải lý vuông, từ độ sâu 40m trở vào nói chung đáy biển tương đối bằng phẳng, từ độ sâu 40m trở ra có nhiều đá ngầm, cồn cát.

Bờ biển Nghệ An dài 82 Km, có 6 cửa lạch (Lạch Cờn, Lạch Vạn, Lạch Thời, Lạch Quèn, Của Lò, Cửa Hội). Trong đó: Của Lò, Cửa Hội có khả năng thuận lợi cho xây dựng cảng biển.

Ven biển có trên 3.000 ha diện tích mặt nước mặn lợ, có khả năng nuôi tôm cua, nhuyễn thể.... và có trên 1.000 ha diện tích phát triển đồng muối.

Vùng biển có đảo Ngư, đảo Lan Châu và đảo Mắt. Riêng đảo Ngư cách bờ biển 4 km có diện tích trên 100 ha, quanh đảo có độ sâu 8-12 m, có điều kiện xây dựng thành cảng nước sâu trong tương lai, rất thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá giữa nước ta và các nước trong khu vực.


5.4.8. Sông ngòi Hà Tĩnh


Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp của miền Bắc và miền Nam, với đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có một mùa đông giá lạnh của miền Bắc, nên thời tiết, khí hậu rất khắc nghiệt.

Hà Tĩnh nằm trong lưu vực sông Ngàn Sâu thuộc hệ thống sông Cả. Mạng lưới sông suối trên lưu vực Ngàn Sâu là rất dày, đạt 0,87 - 0,9 km/km2. Sông ngòi ở Hà Tĩnh nhiều nhưng ngắn. Dài nhất là sông Ngàn Sâu 131 km, ngắn nhất là sông Cày 9 km; sông Cả đoạn qua Hà Tĩnh giáp Nghệ An cũng chỉ có 37 km.

Hệ thống cửa sông và cửa lạch ven biển có: nhóm Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng, Cửa Khẩu. Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km. Do chế độ thuỷ triều, độ sâu, địa mạo, địa hình, đường đẳng sâu đáy biển, gió mùa Đông Bắc... nên vùng biển này có đầy đủ thực vật phù du của vịnh Bắc Bộ (có 193 loài tảo) và lượng phù sa của vùng sông Hồng, sông Cả, sông Mã tạo ra nhiều nguồn thức ăn cho các loại hải sản sinh sống, cư trú.

Vùng biển Hà Tĩnh luôn có hai dòng hải lưu nóng ấm, mát lạnh chảy ngược, hoà trộn vào nhau. Một dòng cách ven bờ khoảng 30 - 40km, dòng khác ở ngoài và sâu hơn. Vùng có hai khối nước hỗn hợp pha trộn thường nằm ở độ sâu 20 - 30m, vùng này cá thường tập trung sinh sống.

Cách bờ biển Nghi Xuân 4km có hòn Nồm, hòn Lạp; ngoài khơi Cửa Nhượng có hòn Én (cách bờ 5km), hòn Bớc (cách bờ 2km); ở nam Kỳ Anh cách bờ biển 4km có hòn Sơn Dương độ cao 123m, xa hơn phía Đông có hòn Chim nhấp nhô trên mặt nước.

Với 4 cửa sông là Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng và Cửa Nhàu tạo ra một mặt nước lợ khoảng 600ha, phát triển nuôi trồng và khai thác thủy sản. Nhiều tiềm năng để phát triển ngành thủy sản như khai thác, chế biến và Nuôi trồng thủy sản.


5.4.9. Sông ngòi Quảng Bình


Quảng Bình là một tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Có 5 sông lớn là: Sông Gianh, sông Ròn, sông Nhật Lệ (là hợp lưu của sông Kiến Giang và sông Long Đại), sông Lý Hoà, sông Dinh với tổng lưu lượng 4 tỷ m³/năm. Các sông này do nhiều lưu vực hợp thành và đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn đổ ra biển.

Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động bởi khí hậu của phía Bắc và phía Nam và được chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.000 - 2.300mm/năm. Thời gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11. Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 240 - 250C.

Quảng Bình có bờ biển dài 116,04 km ở phía Đông với 5 cửa sông, trong đó có hai cửa sông lớn, có cảng Nhật Lệ, cảng Gianh, cảng Hòn La, Vịnh Hòn La có độ sâu trên 15 mét và xung quanh có các đảo che chắn: Hòn La, Hòn Cọ, Hòn Chùa. Ngoài khơi lại có các đảo Hòn La, Hòn Gió, Hòn Nồm, Hòn Cỏ, Hòn Chùa nên đã hình thành các ngư trường với trữ lượng hải sản phong phú.

Quảng Bình với mật độ sông ngòi khá phong phú, 0,8 - 1,1km/km2, gồm các sông như: sông Ròn, sông Gianh, sông Lý Hòa, sông Dinh và sông Nhật Lệ. Do các sông ngắn, dốc và lượng nước phong phú có tiềm năng về thủy điện, giao thông giữa đồng bằng và vùng duyên hải với miền núi.

Quảng Bình giáp Biển Đông, vùng đặc quyền kinh tế rộng hơn 2 vạn km2, với 5 cửa sông, tạo điều kiện dễ dàng cho sự phát triển ngành thủy sản, nhất là khai thác và nuôi trồng. Tuy nhiên, do có bờ biển chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam nên bị ảnh hưởng rất lớn của gió mùa Đông Bắc, bờ biển là các bãi cát, luồng lạch thường xuyên bị bồi lấp gây khó khăn rất lớn cho việc đi lại của tàu cá.

5.4.10. Sông ngòi Quảng Trị


Quảng Trị là tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, mang sắc thái khí hậu nhiệt đới ẩm, điển hình của vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu và chịu ảnh hưởng rất lớn của biển đông. Chiều dài bờ biển 75 km và được án ngữ bởi đảo Cồn Cỏ.

Hệ thống sông ngòi ở Quảng Trị khá dày khoảng 1,86km/km2. Toàn tỉnh có 60 phụ lưu sông, đổ vào 3 hệ thống sông chính là sông Bến Hải, sông Thạch Hãn và sông Mỹ Chánh.

Sông bắt nguồn từ Trường Sơn nên không dài, hẹp dốc nhiều thác ghềnh. Phần lớn các sông chảy theo hướng Tây sang Đông đổ vào biển Đông. Ngoài ra, còn có sông Xê Pôn và Xê Băng chảy ở sườn phía Tây Trường Sơn theo hướng Đông sang Tây và đổ vào sông Mê Công.

Cũng giống như Quảng Bình, bờ biển Quảng Trị chạy gần dọc theo kinh tuyến (Bắc ghé Tây - Nam ghé Đông), chịu ảnh hưởng rất mạnh của gió mùa Đông Bắc. Cửa Tùng và Cửa Việt là 2 địa bàn cho phép Quảng Trị đầu tư và xây dựng cơ sở dịch vụ hậu cần phục vụ nghề cá và chế biến thủy sản rất tốt.


5.4.11. Sông ngòi Thừa Thiên - Huế


Thừa Thiên - Huế là một trong 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, đặc trưng cho chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm.

Bờ biển dài 120 km, có cảng Thuận An và vịnh Chân Mây với độ sâu 18 - 20m đủ điều kiện xây dựng cảng nước sâu với công suất lớn. Đầm phá, cồn cát chắn bờ và biển ven bờ tuy khác nhau về hình thái và vị trí phân bố, nhưng lại có quan hệ tương hỗ, quyết định lẫn nhau trong suốt quá trình hình thành toàn bộ hệ thống lãnh thổ này.

Chế độ khí hậu Thừa Thiên Huế diễn biến rất phức tạp theo thời gian và không gian, mang đậm nét vùng chuyển tiếp khí hậu giữa hai miền Nam - Bắc nước ta. Tương tự, các tỉnh duyên hải Trung Bộ, Thừa Thiên Huế cũng chịu tác động của chế độ gió mùa khá đa dạng.

Hệ thống sông ngòi ở Thừa Thiên - Huế rất phong phú và dày đặc, gồm những sông chính như sông Hương, sông Ô Lâu, sông Truồi và các sông ngắn khác. Sông ngòi ở đây có sự chênh lệch về mực nước rất lớn trong các mùa.

Thừa Thiên Huế giáp biển, có 120 km đường bờ biển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có hệ thống đầm phá rất nổi tiếng, diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 22 nghìn ha. Nhìn chung, với hệ thống đầm phá kín gió rất thuận tiện cho việc phát triển nghề cá như xây dựng bến bãi, kho tàng và các cơ sở dịch vụ hậu cần phục vụ cho nghề cá.

Sông ngòi ngắn dốc, ảnh hưởng của dòng chảy là rất lớn trong mùa mưa lũ, gây khó khăn cho việc điều động tàu ra vào cảng, nhất là những loại tàu đánh cá cỡ nhỏ. * 5.4.12. Sông ngòi Đà Nẵng

Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động.

Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc và tỉnh Quảng Nam. Đà Nẵng có hai sông chính chảy qua là sông Hàn và sông Cu Đê. Sông Hàn là phần hạ lưu của sông Thu Bồn, có mực nước dao động phụ thuộc vào thủy triều và dòng chảy thượng nguồn.

Vịnh Đà Nẵng tương đối kín, cho phép phát triển cơ sở hạ tầng cho nghề cá. Sự đi lại của tàu cá tương đối dễ dàng, vùng này cũng là một trong những nơi có nghề cá phát triển nhất toàn quốc.

5.4.13. Sông ngòi Quảng Nam

Tỉnh Quảng Nam nằm ngay giữa miền Trung Việt Nam, trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, ít chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc.

Hệ thống sông ngòi ở Quảng Nam bao gồm 3 sông chính là sông Thu Bồn, sông Vu Gia và sông Tam Kỳ, ngoài ra còn nhiều sông nhỏ khác như Túy Loan, Trường Định, Ly Ly. Sông ở đây đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn có độ dốc lớn, mùa mưa thường gây lụt, mùa khô thì hay bị cạn kiệt. Sông ở Quảng Nam có dòng chảy luôn thay đổi, luân chuyển dòng và bị bồi lắng hoặc xói lở vào mùa mưa lũ.

Quảng Nam có nhiều cửa sông, đầm, phá lớn nhỏ, nhiều bãi sú vẹt, nơi cư trú và sinh sản cho các loài tôm cá. Chế độ thủy triều ở đây khá phức tạp với ưu thế là dạng bán nhật triều không đều. Với hệ thống sông ngòi và điều kiện thiên nhiên, Quảng Nam có điều kiện để phát triển ngành thủy sản, nhất là ngành khai thác thủy sản.

Cũng giống như các tỉnh ven biển miền Trung khác, Quảng Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong mùa gió Bắc, hầu như cá tàu cá đều di chuyển vào phía Nam.



5.4.14. Sông ngòi Quảng Ngãi

Quảng Ngãi nằm ở miền Trung Trung bộ, có 4 con sông chính, lớn nhất là sông Trà Khúc dài 120km, phát nguồn từ núi Đắc Tơ Rôn với đỉnh cao 2.350m do hợp nước của 4 con sông lớn là Sông Rhe, sông Xà Lò, sông Rinh, sông Tang. Sông Vệ dài 80km phát nguồn từ vùng rừng núi phía bắc huyện Ba Tơ, thượng nguồn gọi là sông Liên chạy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, xuyên qua các huyện Ba Tơ, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Tư Nghĩa và đổ ra cửa Lở và cửa Cổ Lũy. Sông Trà Bồng dài 55km phát nguồn từ vùng Thanh Bồng (Trà Bồng), chảy xuyên qua Huyện Trà Bồng và Huyện Bình Sơn và đổ ra cửa Sa Cần. Sông Trà Câu dài 40km phát nguồn từ vùng Hồng Thuyền, Vực Liêm (phía nam đèo Đá Chát) chảy xuyên qua huyện Đức Phổ để ra cửa biển Mỹ Á.

Ngoài 4 con sông nói trên, Quảng Ngãi cón có các con sông nhỏ như Trà Ích (Trà Bồng), sông Cái (Tư Nghĩa), sông Phước Giang (Nghĩa Hành), sông La Vân (Đức Phổ).

Bờ Biển Quảng Ngãi dài 130 km chia thành 3 đoạn :

- Đoạn 1 từ mũi Nam Trân đến mũi Ba Làng An.

- Đoạn 2 từ mũi Ba Làng An đến mũi Sa Huỳnh.

- Đoạn 3 từ mũi Sa Huỳnh đến mũi Kim Bồng.

Bờ biển Quảng Ngãi với 6 cửa sông thuận lợi cho việc tàu thuyền cập bến:

- Cửa Sa Cần ở phía Đông Bắc huyện Bình Sơn.

- Cửa Sa Kỳ nằm lọt giữa phía Đông Nam huyện Bình Sơn và phía Đông Bắc huyện Sơn Tịnh, giữa hai xã Bình Châu và Tịnh Kỳ, có lạch ngầm sâu dài khoảng hơn 1km được xây dựng thành một cảng biển của tỉnh.

- Cửa Cổ Luỹ (Cửa Đại) là nơi hai con Sông Trà Khúc và Sông Vệ đổ về. Cửa biển hẹp nhưng có vũng sâu, tàu từ 50 tấn đến 70 tấn có thể ra vào được, trước đây là cửa biển chính của tỉnh.

- Cửa Lở nằm giữa hai xã Nghĩa An (Tư Nghĩa) và Đức Lợi (Mộ Đức). Cửa biển hẹp và cạn.

- Cửa Mỹ Á ở phía Đông Bắc huyện Đức Phổ, cửa biển hẹp tàu thuyền khó đậu.

- Cửa Sa Huỳnh ở phía Đông Nam huyện Đức Phổ cửa biển hẹp.

Mạng lưới sông ngòi ở Quảng Ngãi tương đối phong phú và phân bố tương đối đều trong toàn tỉnh. Các sông đều bắt nguồn từ Trường Sơn nên đều ngắn và dốc, lòng sông cạn, hẹp, lưu lượng nước có sự phân hóa rõ rệt giữa các mùa trong năm. Mùa mưa gây lũ lụt trầm trọng, mùa khô gây hạn hán kéo dài.

Bốn sông chính là sông Trà Bồng, Trà Khúc, Vệ và Trà Câu tạo ra các cửa sông nối với biển, song do lượng cát bồi và đổi dòng nên việc đi lại ra vào cảng của tàu cá gặp rất nhiều khó khăn, cũng giống ngư Quảng Nam, Quảng Ngãi cũng gặp khó khăn lớn về mùa gió Đông Bắc, hầu hết các ctàu đánh cá phải di chuyển vào phía trong để tránh gió và khai thác.



5.4.15. Sông ngòi Bình Định

Bình Định là một tỉnh thuộc vùng duyên hải miền Nam Trung Bộ được coi như cửa ngõ của các tỉnh Tây Nguyên, có bờ biển dài 134 km. Địa hình của tỉnh tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông.

Ven biển có nhiều đầm, vịnh, cửa biển, chứa đựng nhiều nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

Các sông ngòi không lớn, độ dốc cao, ngắn, gồm 4 con sông là sông Côn, Lại Giang, La Tinh và Hà Thanh cùng mạng lưới các sông suối ở miền núi tạo điều kiện cho phát triển thuỷ lợi và thuỷ điện.

Khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. Bờ biển dài 134 km với nhiều cửa biển: Qui Nhơn, Ðề gi, Tam Quan...và hơn 7.600 ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy hải sản xuất khẩu. Hệ sinh thái biển Bình Ðịnh thích hợp cho nhiều loại hải sản giá trị cao được thị trường trong, ngoài nước ưa chuộng.

Bình Định có một số vịnh kín gió nước sâu rất thuận tiện cho phát trriển nghề cá và thực tế đây cũng là một trong những địa phương có nghề cá phát triển trong cả nước.



5.4.16. Sông ngòi Phú Yên

Phú Yên một tỉnh ven biển thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương.

Bờ biển dài gần 200km, có nhiều dãy núi nhô ra biển hình thành các vịnh, đầm, vũng, là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch, nuôi trồng, đánh bắt hải sản và vận tải biển.

Phú Yên có khoảng 50 sông lớn nhỏ thuộc 4 hệ thống sông chính: sông Ba, sông Bàn Thạch, sông Kỳ Lộ và sông Cầu. Hệ thống Sông Đà Rằng, sông Bàn Thạch, sông Kỳ Lộ... và nhiều sông nhỏ khác đảm bảo đủ nước tưới cho nông nghiệp, thủy điện và sinh hoạt.

Phú Yên có đường bờ biển dài 186km, nhiều đầm vịnh và cửa sông lớn rất thuận tiện cho sự phát triển nghề thủy sản, nhất là nghề câu cá ngừ đại dương.

5.4.17. Sông ngòi Khánh Hòa

Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Bờ biển tỉnh Khánh Hòa kéo dài từ xã Đại Lãnh tới cuối vịnh Cam Ranh, có độ dài khoảng 385 km (tính theo mép nước) với nhiều cửa lạch, đầm vịnh, với hàng trăm đảo lớn, nhỏ và vùng biển rộng lớn. Đặc biệt, huyện đảo Trường Sa là nơi có vị trí kinh tế, an ninh quốc phòng quan trọng của cả nước. Dọc theo bờ biển từ Đại Lãnh trở vào đến ghềnh Đá Bạc, Khánh Hòa có 4 vịnh lớn. Đó là vịnh Vân Phong, vịnh Nha Phu, vịnh Nha Trang (Cù Huân) và vịnh Cam Ranh - được coi là 1 trong 3 hải cảng thiên nhiên tốt nhất thế giới.

Khí hậu ở đây ôn hòa, trung bình là 26,7°C. Mùa mưa tập trung 4 tháng từ tháng 9 đến tháng 12, riêng tại Nha Trang mùa mưa chỉ kéo dài hai tháng.

5.4.18. Sông ngòi Ninh Thuận

Ninh Thuận là tỉnh ven biển thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, nằm trong vùng khô hạn nhất nước, có nền khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với đặc trưng là khô nóng, gió nhiều.

Bờ biển Ninh Thuận dài 105 km với vùng lãnh hải rộng trên 18.000 km2, có 3 cửa khẩu ra biển là Đông Hải, Cà Ná, Khánh Hải.

Vùng biển Ninh Thuận là một trong bốn ngư trường lớn nhất và giàu nguồn lợi nhất về các loài hải sản của cả nước, nhiều tiềm năng để phát triển du lịch và phát triển công nghiệp khai thác thuỷ sản và khoáng sản biển.

Các sông ở đây ngắn và dốc, phụ thuộc vào hai mùa rõ rệt, mùa mưa lũ lụt nghiêm trọng, còn mùa khô hạn hán, dòng sông khô cạn.

Ven biển là các dải cát, gió nước có thể làm thay đổi dòng chảy gây rất nhiều khó khăn cho tàu đánh cá khi ra vào cảng.

Cũng giống như Khánh Hòa, bờ biển ở đây có nhiều vụng vịnh là nơi trú ẩn của tàu đánh cá thuận lợi. Song do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nên mùa Bắc các tàu thuyền phải di chuyển ngư trường vào phía Nam.

5.4.19. Sông ngòi Bình Thuận

Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ, thuộc vùng kinh tế Đông Nam Bộ và nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Bờ biển dài 192 km, ngoài khơi có đảo Phú Qúy cách thành phố Phan Thiết 120 km. Tỉnh Bình Thuận nằm trong khu vực có vùng khô nhất cả nước, nhiều gió, nhiều nắng, không có mùa đông.

Hệ thống sông ngòi ở tương đối dày, nhưng hầu hết đều ngắn và dốc, hướng dòng Tây Bắc - Đông Nam. Dòng chảy có hai mùa rõ rệt, mùa mưa lũ lụt nghiêm trọng, muà khô lại hạn hán kéo dài, dòng sông khô kiệt. Hầu hết các cửa sông vào mùa cạn tàu đánh cá cỡ lớn không có khả năng ra vào hoặc ra vào hết sức khó khăn do hiện tượng cát bồi lấp do thủy triều cũng như nước lũ mang bùn cát từ trên nguồn về.

Với bờ biển dài, thềm lục địa nông và là nơi giao nhau của 2 dòng nước nóng lạnh, ở đây là bãi cá rất lớn cho sự phát triển nghề cá của địa phương. Với nhiều cửa sông như: Sông Lòng Sông, sông Mao, sông Lũy, sông Cà Ty, sông La Ngà, sông Phan và sông Dinh trực tiếp giáp biển, nhưng lại không cho phép tàu bè ra vào dễ dàng, gây trở ngại đáng kể cho sự phát triển nghề khai thác của địa phương.



5.4.20. Sông ngòi Bà Rịa - Vũng Tàu

Bà Rịa - Vũng Tàu nằm ở miền Đông Nam Bộ, là cửa ngõ hướng ra biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ, cho phép tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế biển như: khai thác dầu khí trên biển, khai thác cảng biển và vận tải biển, khai thác và chế biến hải sản, phát triển du lịch.

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hệ thống sông ngòi của Bà Rịa - Vũng Tàu gồm sông Ray và sông Đồng Nai (phần hạ lưu). Nhìn chung dòng chảy ở đây vẫn chia làm hai mùa mưa và mùa khô, song không còn sự khác biệt lớn như các tỉnh vùng Trung Bộ. Hệ thống các sông đều chảy theo hướng Bắc-Nam, bờ biển theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, kín gió rất thuận tiện cho việc phát triển nghề khai thác.

5.4.21. Sông ngòi Sài Gòn

Thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất phát triển. Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Langbiang (Ðà Lạt) và hợp lưu bởi nhiều sông khác, như sông La Ngà, sông Bé, nên có lưu vực lớn.

Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến thành phố với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Sông Ðồng Nai nối thông qua sông Sài Gòn ở phần nội thành mở rộng, bởi hệ thống kênh Rạch Chiếc. Sông Nhà Bè hình thành từ chỗ hợp lưu của sông Ðồng Nai và sông Sài Gòn, cách trung tâm thành phố khoảng 5km về phía Ðông Nam.

Hầu hết các sông rạch Thành phố Hồ Chí Minh đều chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông.

Hệ thống sông ngòi ở đây là phần hạ lưu của các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông/Tây và các nhánh sông Tiền. Mật độ sông ngòi có thể nói là dày đặc, các cửa sông lớn, mực nước sâu tàu đánh cá đi lại thuận tiện. Cho phép phát triển nghề khai thác quanh năm.

5.4.22. Sông ngòi Tiền Giang

Khí hậu Tiền Giang mang tính chất nội chí tuyến - cận xích đạo và khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ bình quân cao và nóng quanh năm.

Sông ngòi Tiền Giang có mạng lưới sông, rạch chằng chịt, bờ biển dài thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hoá với các khu vực lân cận đồng thời là môi trường cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản:

- Sông Tiền: là nguồn cung cấp nước ngọt chính, chảy 115km qua lãnh thổ Tiền Giang, có chiều rộng 600 - 1.800m, chịu ảnh hưởng thủy triều quanh năm.

- Sông Vàm Cỏ Tây: là một sông không có nguồn, lượng dòng chảy trên sông chủ yếu là từ sông Tiền chuyển qua. Sông Vàm Cỏ Tây là nơi nhận nước tiêu lũ từ Đồng Tháp Mười thoát ra và là 1 tuyến xâm nhập mặn chính.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có một số sông, rạch nhỏ thuộc lưu vực sông Tiền và sông Vàm Cỏ Tây góp phần rất quan trọng trong việc lưu thông, vận chuyển hàng hoá và phục vụ sản xuất như: Cái Cối, Cái Bè, Ba Rài, Trà Tân, Phú Phong, Rạch Rầm, Bảo Định, Kỳ Hôn, Vàm Giồng, Long Uông, Gò Công, sông Trà v.v...

Hầu hết sông, rạch trên địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều không đều. Tiền Giang có khu vực giáp biển Đông thuộc huyện Gò Công Đông với bờ biển dài 32km nằm kẹp giữa các cửa sông lớn là Xoài Rạp (sông Vàm Cỏ) và cửa Tiểu, cửa Đại (sông Tiền).

Vùng ven biển, thuộc hệ thống các cửa sông giáp biển nên từ lâu đã thiết lập được hệ thống rừng trồng ngập mặn với diện tích 2.028ha gồm các loại bần, đước, mắm, dừa nước, phi lao. Với điều kiện nằm giữa các cửa sông nên rất thuận lợi cho nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.



5.4.23. Sông ngòi Bến Tre

Bến Tre là tỉnh đồng bằng nằm cuối nguồn sông Cửu Long, tiếp giáp biển Đông và các tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long. Các sông lớn như sông Tiền, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên mang phù sa bồi tụ qua nhiều thế kỷ và đã chia địa hình Bến Tre thành ba dải cù lao lớn là cù lao An Hoá, cù lao Bảo và cù lao Minh. Nhìn trên bản đồ, tỉnh Bến Tre có hình rẻ quạt mà đầu nhọn nằm ở thượng nguồn, các nhánh sông lớn giống như nan quạt xoè rộng ra ở phía Đông.

Khí hậu nhiệt đới. Địa hình bằng phẳng, rải rác có những cồn cát xen kẽ với ruộng vườn, không có rừng cây lớn, bốn bề sông nước bao quanh. Là phần hạ lưu của sông Mê Công (nhánh sông Tiền), lượng nước quanh năm điều hòa, cho phép tàu đánh cá đi lại hết sức dễ dàng. Nhiều cửa lớn là cửa Tiểu, cửa Đại, cửa Ba Lạt, cửa Hàm luông và cửa Cổ Chiên cho phép phát triển nghề khai thác thủy sản quanh năm.

5.4.24. Sông ngòi Trà Vinh

Trà Vinh là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, có chiều dài bờ biển trên 65 km. Nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, Trà Vinh cũng có những thuận lợi chung như: Có điều kiện ánh sáng bức xạ dồi dào, nền nhiệt độ cao và ổn định, tuy nhiên, do đặc thù của vùng khí hậu ven biển tỉnh Trà Vinh có một số hạn chế về mặt khí tượng như: Gió chướng mạnh, bốc hơi cao, mưa ít,... Nhiệt độ tương đối điều hòa và sự phân chia 4 mùa trong năm không rõ chủ yếu 2 mùa mưa, nắng.

Toàn tỉnh có 2 hướng gió chính:

- Gió mùa Tây Nam: từ tháng 5 - 10 dương lịch, gió thổi từ biển Tây vào mang nhiều hơi nước gây ra mưa.

- Gió chướng (gió mùa Đông Bắc hoặc Đông Nam): thịnh hành nhất từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau có hướng song song với các cửa sông lớn. Gió chướng là nguyên nhân gây ra nước biển dâng cao và đẩy mặn truyền sâu vào nội đồng. Tổng lượng mưa từ trung bình đến thấp (1.588 - 1.227 mm), phân bố không ổn định và phân hóa mạnh theo thời gian và không gian. Càng về phía biển, thời gian mưa càng ngắn dần tức là mùa mưa bắt đầu muộn nhưng kết thúc sớm.

Ngoài sông Hậu và sông Cổ Chiên ra, hệ thống kênh rạch trong đồng khá phát triển, rộng và sâu ở cửa, hẹp và cạn dần khi vào trong nội đồng.

Toàn tỉnh chịu ảnh hưởng mạnh của chế độ triều Biển Đông thông qua 2 sông lớn và mạng lưới kênh rạch chằng chịt. Đây là chế độ bán nhật triều không đều, ngày có 2 lần triều lên và 2 lần triều xuống.

Do gần biển, biên độ và mực nước trên sông rạch khá cao nên tiềm năng tiêu tự chảy của tỉnh rất lớn. Phần hạ lưu của sông Mê Công (nhánh sông Hậu) lượng nước quanh năm điều hòa, cho phép tàu đánh cá đi lại hết sức dễ dàng. Nhiều cửa lớn là cửa Cung Hầu, cửa Định An, cửa Bác Xác, Cửa Tranh Đề cho phép phát triển nghề khai thác thủy sản quanh năm.



5.4.25. Sông ngòi Sóc Trăng

Tỉnh Sóc Trăng nằm ở cuối lưu vực sông Hậu và tiếp giáp với Biển Đông, có 72 km bờ biển. Qua sông Hậu và với hệ thống kênh rạch chằng chịt, có thể tới mọi tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Ngược dòng sông Hậu có thể buôn bán với Campuchia, Lào. Xuôi dòng sông Hậu ra biển có thể giao lưu quốc tế.

Các cảng Đại Ngãi, Trần Đề và sân bay Sóc Trăng nối liền Sóc Trăng với cả nước và quốc tế. Phần lãnh hải có một số cù lao, đặc biệt là Cù Lao Dung có vị trí du lịch. Tỉnh Sóc Trăng có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản cả nước.

Do nằm ở vị trí gần bờ biển Đông và Vịnh Thái Lan, với 2 cửa sông lớn là sông Hậu và sông Mỹ Thanh, có nguồn hải sản đáng kể bao gồm cá đáy, cá nổi và tôm. Bờ biển dài là lợi thế so sánh của tỉnh Sóc Trăng so với nhiều tỉnh khác của vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhưng nếu không đầu tư lớn và có chính sách cởi mở xây dựng nền kinh tế biển thì lợi thế đó khó có thể phát huy được.

Sông Hậu thông qua một hệ thống kênh rạch chằng chịt là nguồn cung cấp nước chủ yếu. Hệ thống kênh rạch của tỉnh Sóc Trăng chịu ảnh hưởng chế độ thủy triều ngày lên xuống 2 lần.



5.4.26. Sông ngòi Bạc Liêu

Bạc Liêu là một tỉnh thuộc bán đảo Cà Mau, miền đất cực Nam của tổ quốc Việt Nam, có bờ biển dài 56 km nối với các cửa biển quan trọng như Gành Hào, Nhà Mát, Cái Cùng.

Bạc Liêu có địa hình tương đối bằng phẳng, chủ yếu nằm ở độ cao trên dưới 1,2 m so với mặt biển, còn lại là những giồng cát và một số khu vực trũng ngập nước quanh năm.

Địa hình có xu hướng dốc từ bờ biển vào nội đồng, từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Trên địa bàn tỉnh có nhiều kênh rạch lớn như kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp, kênh Cạnh Đền, kênh Phó Sinh, kênh Giá Rai.

Bạc Liêu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Vùng này ít chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của lũ lụt của hệ thống sông Cửu Long, nhưng lại chịu tác động mạnh của thuỷ triều Biển Đông và một phần chế độ nhật triều biển Tây.

Bờ biển dài 56km, diện tích vùng biển 4 vạn km2. Hệ thống sông ngòi ở đây chủ yếu là hệ thống sông ngòi nhân tạo, phần hạ lưu của sông Mê Công, lưu lượng nước điều hòa quanh năm, các tàu đánh cá cỡ nhỏ ra vào đi lại hết sức thuận lợi, cho phép phát triển các loại nghề khai thác ven bờ.



5.4.27. Sông ngòi Cà Mau

Cà Mau là tỉnh tận cùng ở phía Nam của Việt Nam, có hình dạng giống chữ V, 3 mặt tiếp giáp với biển. Phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang (63 km), phía Đông Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu (75 km), phía Đông và Đông Nam giáp với Biển Đông, phía Tây giáp với vịnh Thái Lan, có bờ biển dài 254 km.

Ngoài phần đất liền, Cà Mau có đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Bương và Hòn Đá Bạc, diện tích các đảo xấp xỉ 5 km2. Địa hình toàn tỉnh thuần nhất là đồng bằng, có nhiều sông rạch, độ cao bình quân 0,5 mét so với mặt nước biển. Hàng năm ở vùng Mũi Cà Mau bồi ra biển trên 50 mét; bờ biển phía Đông từ cửa sông Gành Hào đến vùng cửa sông Rạch Gốc bị sói lở, có nơi mỗi năm trên 20 mét.

Vùng biển Cà Mau rộng trên 71.000 km2, tiếp giáp với vùng biển của các nước: Thái Lan, Malaysia, Indonesia. Biển Cà Mau có vị trí nằm ở trung tâm vùng biển các nước Đông Nam Á nên có nhiều thuận lợi giao lưu, hợp tác kinh tế bằng đường biển, phát triển kinh tế biển, khai thác dầu khí và tài nguyên khác trong lòng biển.

Khí hậu tỉnh Cà Mau mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa mưa, chiếm trên 90% tổng lượng mưa cả năm. Tháng có lượng mưa cao nhất trong năm thường từ tháng 8 đến 10.

Cà Mau nằm ngoài vùng ảnh hưởng của lũ lụt ở hệ thống sông Cửu Long. Chế độ gió thịnh hành theo mùa. Mùa khô hướng gió thịnh hành theo hướng Đông Bắc và Đông, với vận tốc trung bình khoảng 1,6 - 2,8m/s. Mùa mưa gió thịnh hành theo hướng Tây - Nam hoặc Tây, với tốc độ trung bình 1,8 - 4,5m/s. Vào mùa mưa, thỉnh thoảng có giông hay lốc xoáy lên đến cấp 7 - cấp 8.

Cà Mau ít bị ảnh hưởng của bão, cơn bão số 5 đổ bộ vào Cà Mau cuối năm 1997 là một hiện tượng đặc biệt sau gần 100 năm qua ở đồng bằng sông Cửu Long.

Chế độ thủy triều ở khu vực tỉnh Cà Mau chịu tác động trực tiếp của chế độ bán nhật triều không đều Biển Đông và chế độ nhật triều không đều biển Tây. Chế độ thủy văn của hệ thống sông rạch chịu ảnh hưởng trực tiếp của triều quanh năm, với nhiều cửa sông rộng thông ra biển. Phía ngoài cửa sông, ảnh hưởng của thủy triều mạnh; càng vào sâu trong nội địa biên độ triều càng giảm, vận tốc lan triều trên sông rạch nhỏ dần. Thông qua hệ thống sông ngòi, kênh rạch nối liền nhau tạo thành những dòng chảy đan xen trong nội địa, hình thành nên những vùng đất ngập nước và môi sinh rất đặc trưng, phù hợp cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản.

Hệ thông sông gồm sông Ông Đốc, sông Cửa Lớn, sông Gành Hào, sông Đầm Dơi, sông Bảy Háp, tạo ra nhiều cửa sông dọc theo hai bờ Đông và Tây của Cà Mau, cho phép lập các cảng cá và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nghề cá hết sức thuận lợi.

5.4.28. Sông ngòi Kiên Giang

Kiên Giang là tỉnh cực Tây Nam của Tổ quốc, nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Như là một Việt Nam thu nhỏ, được thiên nhiên ưu đãi, phú cho Kiên Giang đủ cả: sông nước, núi rừng, đồng bằng và biển cả...

Phía Đông và Đông Nam giáp các tỉnh Cần Thơ, An Giang, phía Nam giáp tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, phía Tây giáp Vịnh Thái Lan với bờ biển dài 200 km và phía Bắc giáp Campuchia với đường biên giới đất liền dài 56,8 km.

Đặc điểm địa hình cùng với chế độ thủy triều biển Tây chi phối rất lớn khả năng tiêu úng về mùa mưa và bị ảnh hưởng lớn của mặn vào các tháng mùa khô.

Vùng biển có hai huyện đảo với hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ. Điều kiện khí hậu thời tiết ở Kiên Giang có những thuận lợi cơ bản: ít thiên tai, không có bão đổ bộ trực tiếp, không rét. Đồng thời với vị trí địa lý của tỉnh cũng rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế mở cửa, hướng ngoại do có cảng biển, sân bay và có khoảng cách tới các nước ASEAN tương đối ngắn - là khu vực đang có nhịp độ tăng trưởng kinh tế vào loại cao nhất thế giới.

Kiên Giang là tỉnh có nguồn lợi thủy sản đa dạng, phong phú bao gồm: tôm, cá các loại và có nhiều đặc sản quí như: Đồi mồi, hải sâm, sò huyết, nghêu lụa, rong câu, ngọc trai, mực, bào ngư…

- Nguồn lợi biển: Kiên Giang có 200 km bờ biển với ngư trường khai thác thủy sản rộng 63.000km2. Hệ thống sông ngòi ở đây là hệ thống kênh đào nối vùng biển phía Tây với sông Mê Kông, cho phép các tàu nhỏ đi lại dễ dàng.

Vùng biển ven bờ ở đây không bị ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, còn mùa gió Tây Nam không lớn lắm nên cho phép tàu đánh cá hoạt động quanh năm.



5.5. Cảng cá ảnh hưởng đến hoạt động khai thác thủy sản

Việt Nam có bờ biển dài trên 3.260 km, nhiều vũng vịnh kín gió rất thuận tiện cho tàu bè neo đậu, tránh và trú gió bão. Trên dọc chiều dài bờ biển có nhiều cửa sông lớn cho phép tàu đánh cá ra vào dễ dàng và vào sâu trong đất liền xây dựng các cảng cá cũng như các cơ sở hậu cần phục vụ cho nghề cá. Tuy nhiên, hệ thống sông ngòi của Việt Nam hầu hết là ngắn và dốc, lưu lượng nước trong sông phần lớn phụ thuộc theo hai mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa, nước sông dâng cao gây lũ lụt, sạt lở dọc hai bên bờ có khả năng cuốn tôi tàu bè và cả hệ thống cảng. Mùa khô, nước thường cạn kiệt, gây hạn hán nghiêm trọng, gây ra rất nhiều khó khăn cho tàu bè ra vào cửa sông.



Danh sách cảng cá và bến cá theo tỉnh, thành phố:

Tên cảng cá, bến cá theo tỉnh, thành phố

Địa chỉ

1. Quảng Ninh

Bến cá Thắng Lợi

Huyện Vân Đồn

Cảng cá Cống Tây

Huyện Vân Đồn

Bến cá Hạ Long

Thành phố Hạ Long

Bến cá đảo Cô Tô

Đảo Cô Tô

Bến cá Hòn Gai

Thành phố Hạ Long

2. Hải Phòng

Cảng cá Cát Bà

Khu Tùng Vụng, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải

Bến cá Máy Chai

Phường Máy Chai, quận Ngô Quyền

Cảng cá Cát Hải

Huyện đảo Cát Hải

Bến cá Ngọc Hải

Thị xã Đồ Sơn

Cảng cá Bạch Long Vĩ

Đảo Bạch Long Vĩ

Bến cá Mắt Rồng

Xã Lập Lễ, huyện Thuỷ Nguyên

3. Thái Bình

Bến cá Diêm Điền

Xã Diêm Điền, huyện Thái Thuỵ

4. Nam Định

Bến cá Ninh Cơ




5. Thanh Hoá

Cảng cá đảo Hòn Mê

Đảo Hòn Mê

Cảng cá Lạch Bạng

Huyện Tĩnh Gia

Cảng cá Lạch Hới

Xã Quảng Tiến, H. Quảng Xương

Cảng cá Lạch Trường

Huyện Hậu Lộc

Bến cá Lạch Ghép

Huyện Nông Cống

6. Nghệ An

Cảng cá Cửa Hội

Phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò

Bến cá Lạch Quèn

Huyện Quỳnh Lưu

Cảng cá Lạch Vạn

Huyện Diễn Châu

7. Hà Tĩnh

Cảng cá Xuân Phổ

Xã Xuân Phổ, huyện Nghi Xuân

Bến cá Thạch Kim

Xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà

Bến cá Cẩm Nhượng

Huyện Cẩm Xuyên

Bến cá Cửa Khẩu

Huyện Kỳ Anh

Bến cá Kỳ Hà




8. Quảng Bình

Cảng cá Sông Gianh

Xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch

Bến cá Bảo Ninh

Thành phố Đồng Hới

Cảng cá Nhật Lệ

Thành phố Đồng Hới

9. Quảng Trị

Cảng cá Đảo Cồn Cỏ

Đảo Cồn Cỏ

Cảng cá Cửa Việt

Huyện Triệu Phong

Bến cá Cửa Tùng

Huyện Vĩnh Linh

Bến cá Đông Hà

Thành phố Đông Hà

10. Thừa Thiên Huế

Cảng cá Thuận An

Huyện Hoà Vang

Bến cá Tư Hiền

Xã Vĩnh Hiền, huyện Tư Lộc

Bến cá Hoà Duân

Huyện Phú Vang

11. Thành phố Đà Nẵng

Cảng cá Thuận Phước

Phường Thuận An, TP. Đà Nẵng

12. Quảng Nam

Bến cá Tam Giang

Xã Tam Giang, huyện Núi Thành

Cảng cá Tam Xuân

Thành phố Tam Kỳ

Cảng cá Cửa Đại

Thành phố Hội An

Cảng cá Kỳ Hà

Huyện Núi Thành

Cảng cá Cù Lao Chàm

Cù Lao Chàm

13. Quảng Ngãi

Cảng cá Sa Huỳnh

Xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ

Cảng cá Lý Sơn

Huyện Lý Sơn

Cảng cá Sa Kỳ

Xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh

Bến cá Cổ Luỹ (Cửa Đại)

Xã Nghĩa Phú, huyện Tư Nghĩa

Bến cá Sa Cần

Xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn

14. Bình Định

Cảng cá Quy Nhơn

Thành phố Quy Nhơn

Cảng cá Tam Quan

Huyện Hoài Nhơn

Cảng cá Nhơn Châu (Cù Lao Xanh)

Cù Lao Xanh, thành phố Quy Nhơn

Cảng cá Đề Gi

Huyện Phù Cát

15. Phú Yên

Bến cá Phú Lạc

Xã Hoà Hiệp Nam, huyện Tuy Hoà

Bến cá Vũng Rô

Tuy Hoà

Bến cá Đông Tác

Phường Phú Lâm, TP. Tuy Hoà

Cảng cá Tiên Châu

Xã An Ninh Tây, huyện Tuy An

Bến cá Dân Phước

Thị trấn Sông Cầu, huyện Sông Cầu

16. Khánh Hoà

Cảng cá Ba Ngòi

Huyện Cam Ranh

Cảng cá Hòn Rớ

Thành phố Nha Trang

Cảng cá Vĩnh Trường

Thành phố Nha Trang

Cảng cá Cam Ranh

Thành phố Cam Ranh

17. Ninh Thuận

Cảng cá Đông Hải

Thành phố Phan Rang, Tháp Chàm

Cảng cá Cà Ná

Huyện Ninh Phước

Cảng cá Ninh Chữ

Huyện Ninh Hải

18. Bình Thuận

Cảng cá Phan Thiết

Đường Trưng Trắc, TP. Phan Thiết

Cảng cá Phan Rí Cửa

Đường Bạch Đằng, TT Phan Rí Cửa

Cảng cá La Gi

Thị trấn La Gi, huyện Hàm Tân

Cảng cá Phú Quý

Xã Tam Thanh, huyện Phú Quý

Bến cá Tân Bình

Xã Tân Bình, huyện Hàm Tân

Bến cá Mũi Né

Phường Mũi Né, TP. Phan Thiết

Bến cá Chí Công

Xã Chí Công, huyện Tuy Phong

Bến cá Liên Hương

TT Liên Hương, huyện Tuy Phong

Bến cá Phú Hải

Phường Phú Hải, TP.Phan Thiết

Bến cá Tân Hải

Xã Tân Hải, huyện Hàm Tân

19. Bà Rịa-Vũng Tàu

Cảng cá Phước Tỉnh

Xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền

Cảng cá Cát Lở

Thành phố Vũng Tàu

Cảng cá Côn Đảo

Thị trấn Bến Đầm, huyện Côn Đảo

Cảng cá Bến Đá - Bến Đình

Thành phố Vũng Tàu

Bến cá INCOMAP

Thành phố Vũng Tàu

20.Thành phố Hồ Chí Minh

Bến cá Cầu Ông Lãnh




Bến cá Chánh Hưng




Bến cá Cần Giờ

Huyện Cần Giờ

21. Tiền Giang

Cảng cá Mỹ Tho

Phường 2, Thành phố Mỹ Tho

Cảng cá Vàm Láng

Xã Vàng Láng, Gò Công Đông

Bến cá Đèn Đỏ

Xã Tân Thành, Gò Công Đông

22. Bến Tre

Cảng cá Bình Thăng

Huyện Bình Đại

Cảng cá An Thuỷ

Huyện Ba Tri

23. Trà Vinh

Cảng cá Đại An




Bến cá Long Toàn




Bến cá Đồng Cao




Bến cá Bến Đáy




Cảng cá Ba Me




Bến cá Láng Chim




24. Sóc Trăng

Cảng cá Trần Đề

Xã Trung Bình, huyện Long Phú

Bến cá Vàm Láng




25. Cần Thơ

Cảng cá Trà Nóc




26. Bạc Liêu

Cảng cá Gành Hào




Bến cá Nhà Mát




27. Cà Mau

Cảng cá Cà Mau

Thành phố Cà Mau

Cảng cá Hòn Khoai




Cảng cá Sông Đốc

TT Sông Đốc, uyện Trần Văn Thời

Bến cá kết hợp khu neo đậu phòng tránh bão Khánh Hội




Bến cá kết hợp khu neo đậu phòng tránh bão Sông Đốc




Bến cá kết hợp khu neo đậu phòng tránh bão Cái Đôi Vàm




Bến cá kết hợp khu neo đạu phòng tránh bão Rạch Gốc - Tân Ân - Ngọc Hiển




Khu dịch vụ hậu cần Hòn Chuối




28. Kiên Giang

Cảng cá Tắc Cậu

Xã Bình An, huyện Châu Thành

Cảng cá Dương Đông

TT Dương Đông, huyện Phú Quốc

Cảng cá An Thới

Thị trấn An Thới, huyện Phú Quốc

Cảng cá đảo Nam Du

Xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải

Cảng cá đảo Thổ Châu

Xã Thổ Châu, huyện Phú Quốc

Bến cá Rạch Giá

Thành phố Rạch Giá

Bến cá Hà Tiên

Thị xã Hà Tiên

Bến cá Ba Hòn

Huyện Kiên Lương

Cảng cá Hòn Chông

Huyện Kiên Lương


Câu hỏi thảo luận:

1. Những nét đặc trưng cơ bản của hệ thống sông ngòi của mỗi vùng miền, miền Bắc, miền Trung và miền Nam ảnh hưởng tới sự phát triển nghề cá Việt Nam.

2. Hiện trạng hệ thống cảng cá từ Móng Cái đến Hà Tiên.

3. Các vị trí neo đậu, tránh, trú bão cho tàu cá ở các tỉnh, thành nghề cá.




Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 1.36 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương