TRƯỜng đẠi học nha trang viện khoa học và CÔng nghệ khai thác thủy sảN



tải về 1.36 Mb.
trang18/20
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.36 Mb.
#22360
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20

Nguồn lợi vùng biển khá phong phú. Theo tài liệu dự thảo chiến lược thời kỳ 1996 - 2000 của Bộ Thuỷ sản thì vùng biển Đông Nam Bộ đã xác định được 661 loài, trong đó có giá trị kinh tế khoảng 60 loài tập trung chủ yếu là vùng nước có độ sâu từ 30 - 80 m. Trữ lượng của vùng biển này là 2,067 triệu tấn, trong đó khả năng khai thác là 0,83 triệu tấn trong đó cá nổi nhiều hơn cá đáy. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề lưới vây.


b) Ngư trường vùng biển Tây Nam Bộ

Vùng biển Tây Nam bộ là một trong những ngư trường trọng điểm của nước ta. Trữ lượng và nguồn lợi rất lớn, có địa hình bằng phẳng, ít chướng ngại vật, chất đáy chủ yếu là bùn, bùn pha cát và có độ sâu tương đối. Điều kiện tự nhiên như chế độ khí tượng thuỷ văn, sóng gió, mưa bão…tương đối ổn định nên thuận lợi cho nghề cá của tỉnh Cà Mau nói chung và cho nghề lưới vây kết hợp ánh sáng nói riêng.



c) Khó khăn về ngư trường, nguồn lợi

- Ngư trường, nguồn lợi Đông Nam Bộ:

Vùng biển này tuy có trữ lượng cá tương đối lớn nhưng thành phần cá kinh tế không nhiều, trữ lượng của mỗi loài không cao. Vì vậy, cần phải đầu tư tàu thuyền lớn trang bị hiện đại vươn ra khơi xa nên chi phí cho khai thác lớn, thời gian chuyến biển dài. Mặt khác, mật độ tập trung của các loài cá không cao, thường xuyên biến động vì vùng biển này có nhiều tàu đánh cá của các tỉnh khác cùng khai thác trên ngư trường. Do đó, nguồn lợi ngày càng cạn kiệt, sản lượng khai thác ngày một giảm. Nguyên nhân chính là do ngư dân không có ý thức bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản chung.

- Ngư trường, nguồn lợi Tây Nam Bộ:



Đây là một trong những ngư trường trọng điểm của nước ta nên mật độ tàu thuyền khai thác đông đúc làm giảm sản lượng khai thác, nguồn lợi thuỷ sản nhanh chóng bị cạn kiệt. Hơn nữa là một ngư trường nằm ở cuối đất nước, tiếp giáp với một số nước trong khu vực ASEAN như: Thái Lan, Campuchia, Malaixia, Indonesia và Philippin nên việc khai thác ngoài khơi khá phức tạp, thường xuyên xảy ra các vụ đánh cướp các tàu trên biển cho nên tính mạng và tài sản của ngư dân trên biển không an toàn. Điều này gây khó khăn cho nghề cá xa bờ tỉnh Cà Mau nói chung và cho nghề vây kết hợp ánh sáng xa bờ nói riêng.

d) Một số đối tượng khai thác của nghề lưới vây ở vùng biển Đông - Tây Nam Bộ

- Cá thu: Tất cả các loài cá thu đều có nguồn dinh dưỡng cao, ngư dân thường đánh bắt được cá thu vạch và cá thu chấm. Cá thu sống ở ngoài khơi có độ sâu từ 30 - 200m nước. Hàng năm vào tháng giêng chúng tập trung thành đàn và di cư vào bờ để sinh sản, trên đường di cư chúng thường bám theo các dòng chảy. Thời gian sinh sản thường từ tháng 5 đến tháng 7 âm lịch, sau đó chúng di cư ra khơi để kiếm mồi. Ngư dân thường đánh bắt được các loại cá thu ảo, thu vạch, thu chấm xanh, nhiều nhất là loài cá thu ảo.

- Cá ngừ: phân bố ở Việt Nam rất rộng với trữ lượng lớn. Nó phong phú về hình dạng, giống loài và đặc biệt phân bố nhiều nhất là vùng biển Đông Nam Bộ. Vào tháng 5 cá ngừ xuất hiện ở ngoài khơi có độ sâu từ 40 - 150m nước, nhiệt độ thích hợp từ 24 -260 C. Từ tháng 4 đến tháng 8 âm lịch cá di cư từ phía Đông sang phía Tây, độ sâu từ 15 - 30 m nước. Chúng sinh sản từ tháng 5 đến tháng 8 và di cư theo mùa trên chặng đường hàng ngàn km.

Cá ngừ thuộc loài cá dữ, thức ăn của chúng là các loài cá nhỏ. Mùa vụ khai thác thường từ tháng 4 đến tháng 7 kể cả ven bờ và ngoài khơi. Cá khai thác được có chiều dài từ 200 đến 600mm và nặng từ 0,6 đến 2,2 kg. Các loài cá ngừ thường khai thác được bao gồm cá ngừ chù, ngừ ồ, ngừ sọc dưa…

- Cá nục: sống ở tầng mặt và tầng giữa ở cả ven bờ và ngoài khơi. Từ tháng 4 đến tháng 9 cá di cư vào bờ để đẻ và kiếm mồi, từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau cá ra xa bờ và ở độ sâu lớn hơn. Kích thước cá khai thác được từ 130 - 170mm. Cá một tuổi có chiều dài từ 130 -170mm, cá 2 tuổi có chiều dài từ 160 - 170mm, tuổi thọ của cá lớn nhất là 4 tuổi. Thức ăn bao gồm tôm và cá con. Mùa đẻ trứng từ tháng 3 - 4.

- Cá trác: sống gần đáy, thân bầu dục, mắt và miệng to, xương nắp mang nhiều răng cưa. Cá phân bố chủ yếu ở độ sâu 50 - 60m nước, tập trung sinh sản vào mùa hè, mùa đẻ khoảng tháng 5-9, tập trung từ tháng 6-8. Khi đi sinh sản thường tách khỏi đàn, thức ăn là cá con và tôm. Tuổi thọ cao nhất là 3 tuổi, cá trưởng thành dài từ 220- 280mm, kích thước khai thác từ 150 -190mm.


- Cá bạc má: sống chủ yếu ở tầng mặt và tầng giữa, khi có nguy cơ bị tấn công thì lặn sâu dưới đáy. Tốc độ di chuyển từ 1,2 - 1,3m/s. Cá có tính tạo đàn và mật độ tập trung lớn, rất nhạy cảm và sự biến động của môi trường. Chiều dài thân cá gấp 3-4 lần chiều cao, thân hình có màu xanh, chấm sọc bụng màu trắng có vây. Mùa sinh sản từ tháng 5 đến tháng 9, thích hợp ở nhiệt độ từ 19 - 250C, ở nồng độ muối 30 - 350/00, chất đáy là bùn pha cát, cát pha sỏi hoặc nhuyễn thể. Kích thước khai thác từ 150 - 200mm, trọng lượng từ 50 - 100g.

- Cá tráo: phân bố ở Ấn Độ Dương, Hồng Hải, Indonesia, Philippin, Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. ở vịnh Bắc Bộ, Đông-Tây Nam Bộ mùa vụ khai thác quanh năm. Lưới vây, lưới kéo là nghề đánh bắt đạt sản lượng cao nhất. Kích thước cá khai thác từ 150 - 250mm..


Câu hỏi thảo luận:

  1. Lịch sử phát triển nghề cá với chủ quyền biển đảo của Nhà nước Việt Nam.

  2. Những nét đặc trưng cơ bản của các ngư trường nghề cá Việt Nam.

  3. Những nét đặc trưng cơ bản của nguồn lợi thủy sản nghề cá Việt Nam.

  4. Hiện trạng nghề cá Việt Nam, những thuận lợi và thách thức.

  5. Hợp tác giữa nghề cá Việt Nam với cộng đồng ASEAN và thế giới.

Chương 5: ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI ẢNH HƯỞNG TỚI KHAI THÁC

THỦY SẢN

5.1. Khái quát


Ở nước ta, mạng lưới sông khá dày nhưng phân bố không đều trên các vùng lãnh thổ. Với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, lượng mưa phong phú, trên lãnh thổ mà địa hình là rừng núi, chiếm 2/3 diện tích đã tạo điều kiện cho dòng chảy hình thành và phát triển, xói mòn và chia cắt lãnh thổ lập nên một mạng lưới tưới tiêu nước ra biển khá dày.

Dọc bờ biển Việt Nam trung bình khoảng 25km có một cửa sông. Đây là điều kiện tự nhiên thuận lợi để hình thành và phát triển các bãi cá con, xây dựng hệ thống cảng cá và hệ thống dịch vụ hậu cần cho nghề các hết sức thuận lợi. Những vùng có lượng mưa lớn thì mật độ lưới sông suối rất dày có thể đạt 1,5 - 2 km/km2 như vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, Tây Côn Lĩnh, thượng nguồn sông Đồng Nai. Những vùng núi trung bình, núi thấp lượng mưa tương đối lớn có mật độ từ 1- 1,5km/km2 như vùng cánh cung Ngân Sơn, vùng núi Quảng Ninh... Còn đại bộ phận có mật độ 0,5 - 1km/km2.

Hàng năm, đặc biệt là mùa lũ, hệ thống sông ngòi vận chuyển ra biển một lượng lớn phù sa, tạo điều kiện cho các vi sinh vật và cá con sinh sống và trưởng thành, hình thành các bãi cá đẻ trứng và cá con rất phong phú tại các cửa sông (Cửa Ba Lạt, Nam Triệu, Cửa Lạch Bạng, Lạch Quèn, Cửa Hội, Cửa Gianh, Cửa Thuận An, Cửa Hội An, Cửa Soài Rạp, Cửa Cần Giờ, Cửa Định An...).


Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 1.36 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương