TRƯỜng đẠi học nha trang viện khoa học và CÔng nghệ khai thác thủy sảN



tải về 1.36 Mb.
trang15/20
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.36 Mb.
#22360
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20

4.4. Phân vùng nghề cá biển Việt Nam

4.4.1. Điều kiện tự nhiên - nguồn lợi thuỷ sản vịnh Bắc Bộ

4.4.1.1. Điều kiện tự nhiên vịnh Bắc Bộ


Vị trí, diện tích: Vịnh Bắc Bộ nằm ở phía Tây Bắc biển Đông, trong phạm vi vĩ độ từ 17000Bắc đến 21040Bắc và kinh độ từ 105040Đông đến 110000Đông có diện tích khoảng 36.207,5 hải lý vuông tương đương 126.250,7 km2 (diện tích vịnh thuộc chủ quyền Việt Nam khoảng 67.203 km2), phía Bắc giáp tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, phía Đông giáp đảo Hải Nam, phía Tây giáp 10 tỉnh của Việt Nam và phía Nam thông với Biển Đông.

Bờ biển: Vịnh Bắc Bộ có đường bờ khúc khuỷu, lồi lõm. Bờ phía Tây có nhiều cửa sông lớn như sông Bạch Đằng, sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, sông Đáy, sông Gianh...Bờ phía Tây của vịnh (phía Việt Nam) kéo dài khoảng 680 km, dọc theo 10 tỉnh gồm: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị. Có 41 cửa sông, lạch chảy ra biển, hàng năm cung cấp một lượng khổng lồ các chất hữu cơ làm thức ăn cho nhiều loài sinh vật biển. Vì vậy vịnh Bắc Bộ được đặc trưng bởi các hệ sinh thái cửa sông, bãi bồi và vùng triều rộng lớn, nơi tập trung sinh sống và đẻ trứng của nhiều loài hải sản.

Đảo: Ven bờ phía Tây có nhiều đảo và quần đảo như Đảo Trần, Thanh Lân, Cô Tô, Thượng Mai, Hạ Mai, Cát Bà, Hòn Mê, Cồn Cỏ... Đảo Bạch Long Vĩ thuộc thành phố Hải Phòng, gần như nằm giữa vịnh, ở toạ độ: 20007’35” - 20008’36” Bắc và 107042’20” - 107044’15” Đông cách đảo Hòn Dấu - Hải Phòng 110km, cách đảo gần nhất là Hạ Mai - Quảng Ninh 70km, cách mũi Ta Chiao - Hải Nam 130 km. Đảo Bạch Long Vĩ là cơ sở hậu cần và nơi trú gió đặc biệt quan trọng cho tàu cá trên vịnh Bắc Bộ. Phía Đông vịnh có ít đảo hơn gồm hai đảo lớn là Vị Châu, Tà Dương.

Đáy vịnh: Nền đáy vịnh khá bằng phẳng, có dạng lòng chảo, độ dốc nhỏ hướng từ phía Bắc về cửa vịnh và từ phía Tây về phía Đông vịnh; Độ sâu trung bình 38,5m, trên 60% diện tích có độ sâu dưới 50m, nơi sâu nhất không quá 100m. Nề đáy vịnh chủ yếu là phù sa bùn cát tập trung ở phía Bắc và Tây vịnh, phía Đông và Nam vịnh có nhiều cồn rạn đá xen kẽ. Trầm tích chủ yếu là cuội, sạn, cát cacbonat, tập trung ở phía Nam. Cát lớn, cát trung lẫn nhiều vỏ sinh vật và mảnh san hô, tập trung nhiều nhất ở phía Tây Nam vịnh.

Gió biển: vịnh Bắc Bộ nằm trọn trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng trực tiếp của hai mùa gió Đông Bắc và Tây Nam kết hợp với bờ biển có hướng Tây Bắc - Đông Nam. Mùa gió Tây - Nam từ tháng 4 đến tháng 9, mùa gió Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

Tháng 1 hướng gió ổn định với tần suất xấp xỉ 100% hướng Đông - Đông Bắc (ENE) đến Bắc (N), sức gió chủ yếu cấp 4 - 5 với tần suất 62 - 68%. Tháng 7 là thời kỳ gió mùa Tây Nam thịnh hành, gió có hướng Tây Nam (SW) đến Đông Nam (SE) chiếm 89 - 100%. Sức gió chủ yếu từ cấp 3 - 5 với tần suất 86 - 97%.

Tháng 4 và tháng 10 là thời gian giao thời giữa hai mùa gió, hướng gió không ổn định, sức gió cấp 2 - 4 chiếm đa số, gió mùa Đông Bắc (NE) hoạt động với sức gió mạnh cấp 5 - 6 chiếm tới 24%.

Sóng biển: Sóng biển có sự phân mùa rõ rệt, theo mùa gió, hướng sóng thường trùng với hướng gió. Độ cao sóng chủ yếu từ cấp 3 - 4. Sóng lừng thường quan trắc được ở khu vực phía Nam vùng đánh cá chung, nơi chịu ảnh hưởng mạnh của chế độ thủy văn từ biển Đông.

Dòng chảy: Các tháng có gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh, nước lạnh ở phần phía Bắc của vịnh dưới ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc hình thành dòng hải lưu chảy song song với đường bờ theo chiều Bắc- Nam. Tại vùng giữa vịnh từ dòng nước lạnh tách ra một nhánh uốn cong dần về hướng Đông rồi cùng với dòng nước ấm từ phía Nam của vịnh đi lên tạo thành một vòng tuần hoàn khép kín ngược chiều kim đồng hồ (xoáy thuận). Tại đây có hiện tượng nước từ dưới sâu được đưa lên tầng trên (nước trồi). Dòng chảy vào thời gian gió mùa Đông Bắc hoạt động khá ổn định từ tầng mặt tới tầng sâu sát đáy.

Thời gian hoạt động của mùa gió mùa Tây Nam, hướng dòng chảy tầng mặt có xu thế ngược lại hoàn toàn so với mùa gió Đông Bắc. Trong vùng đánh cá chung ở khu vực vĩ độ 17°45- 18°30 Bắc và kinh độ 107°00’ - 108°00’ Đông, dưới tầng sâu hình thành xoáy thuận nhưng kém ổn định hơn so với mùa gió Đông Bắc.

Hệ thống dòng chảy trên đóng vai trò quan trọng trong việc di chuyển và phân bổ vật chất trong vịnh, ảnh hưởng lớn đến phân bố nguồn lợi thủy sản, ngư trường vịnh Bắc Bộ.

Nhìn chung, Vịnh Bắc Bộ có điều kiện tự nhiên tương đối tốt cho nghề cá hoạt động. Gió và sóng biển tốc độ dòng chảy không lớn, thời gian thịnh hành của sóng, gió, dòng chảy cao nhất chỉ chiếm 1- 2 tháng trong năm khoảng cách đến ngư trường không quá xa. Ven bờ có nhiều cửa sông, đảo nhỏ. Ngư trường gần nơi trú đậu cho tàu thuyền vì vậy thuận tiện cho tàu cá hoạt động, nhất là tàu cá loại nhỏ.

Do tác động của hai loại gió mùa thay nhau hoạt động trên vịnh nên các yếu tố như dòng chảy, nhiệt độ chia làm hai mùa rõ rệt tương ứng với vụ cá Nam và vụ cá Bắc. Vì vậy cơ cấu nghề khai thác ở vịnh Bắc Bộ được phân biệt rõ theo hai vụ.

Các yếu tố như sóng, gió, trong vịnh Bắc Bộ không lớn lắm, đây là điều kiện tốt để các tàu cá bám biển hoạt động dài ngày và nhóm tàu nhỏ có thể tham gia hoạt động ở vùng khơi trong vịnh.

Đáy vịnh tương đối bằng phẳng, độ sâu không quá lớn (trung bình 38,5m), phù hợp cho nghề lưới kéo, nghề rê đáy hoạt động.

Trong vịnh Bắc Bộ có sự phân biệt về ngư trường, nguồn lợi giữa phía Đông và Tây đường phân định. Phía Tây đường phân định (vùng biển phía Việt Nam) có nhiều cửa sông nên lượng phù sa nhiều, đáy biển nông và bằng phẳng hơn phù hợp cho các nghề khai thác cá đáy như lưới kéo, câu, rê tầng đáy. Phía Đông đường phân định đáy biển sâu và nhiều rạn, sỏi, thích hợp cho các nghề khai thác cá nổi như vây, rê nổi, chụp mực.


4.4.1.2. Nguồn lợi thuỷ sản vịnh Bắc Bộ

a) Thành phần loài


Thành phần loài của nguồn lợi thuỷ sản vịnh Bắc Bộ có 317 loài thuộc 171 giống nằm trong 98 họ. Phong phú nhất về số lượng loài bắt gặp ở dải độ sâu 30 - 50m nước, với 202 loài, 123 giống, 84 họ, tiếp đó là dải độ sâu 50 - 100 m nước bắt gặp 178 loài, 106 giống 70 họ.

Bảng 4.9: Số họ, giống, loài hải sản bắt gặp ở vùng biển vịnh Bắc Bộ

Dải độ sâu

Số họ

Số giống

Số loài

<20 m

63

96

160

20-30 m

65

97

164

30-50 m

84

123

202

50-100 m

70

106

178

Vịnh Bắc Bộ

98

171

317

Vùng nước ven bờ bắt gặp số lượng giống, loài ít hơn, ở dải độ sâu dưới 20m nước đã bắt gặp 160 loài thuộc 96 giống nằm trong 63 họ hải sản; dải độ sâu 20 - 30m nước gặp 164 loài thuộc 97 giống và 65 họ hải sản.

Chiếm ưu thế về số lượng giống/loài là họ cá khế (Carangidae) với 19 loài và 14 giống, tiếp sau đó là họ cá lượng (Nemipteridae) với 13 loài thuộc 3 giống, họ cá đù (Sciaenidae) với 11 loài thuộc 5 giống, họ tôm he (Penaeidae) gặp 10 loài thuộc 6 giống. Có 2 họ hải sản bắt gặp 9 loài, 1 họ gặp 8 loài và 7 họ bắt gặp 7 loài, các họ khác số loài bắt gặp ít hơn, từ 1 đến 6 loài.


b) Sản lượng và năng suất đánh bắt


Năng suất đánh bắt và tỉ lệ % sản lượng của các họ hải sản theo từng dải độ sâu của vùng biển vịnh Bắc Bộ. Xét chung cho toàn vùng biển, năng suất đánh bắt trung bình khoảng 104,7 kg/giờ kéo lưới. Ở các dải độ sâu khác nhau, năng suất chênh lệch nhau khá rõ rệt. Năng suất cao nhất quan sát được ở dải độ sâu 30-50m nước (khoảng 130 kg/giờ), tiếp theo là dải độ sâu 50 - 100m nước đạt 113,3 kg/giờ, dải độ sâu 20 - 30 m nước năng suất tương đối thấp, trung bình khoảng 65 kg/giờ.

Trên toàn vùng biển, họ cá khế (Carangidae) có năng suất đánh bắt cao nhất, năng suất đánh bắt trung bình đạt 14,5 kg/giờ; sản lượng khai thác chiếm 14,1% tổng sản lượng. Loài cá bánh đường (Evynis cardinalis) có năng suất đánh bắt cao nhất. Họ cá miễn sành (Sparidae) đứng thứ 2 về năng suất đánh bắt và tỉ lệ sản lượng với năng suất trung bình khoảng 13,3 kg/giờ và chiếm khoảng 12,5% tổng sản lượng. Các họ khác có năng suất đánh bắt cao là: họ cá sơn sáng (Acropomatidae), họ cá hố (Trichiuridae), họ cá liệt (Leiognathidae), họ mực ống (Loliginidae), họ cá mối (Synodontidae), có 18 họ hải sản đóng góp sản lượng trên 1% vào tống sản lượng.

Ở các dải độ sâu khác nhau, năng suất và sản lượng đánh bắt có sự thay đổi khá rõ rệt. Họ cá khế tập trung nhiều ở vùng nước ven bờ, năng suất đánh bắt đạt trên 39 kg/giờ (chiếm 39,9% tổng sản lượng) ở dải độ sâu dưới 20 m nước, các dải độ khác năng suất đánh bắt thấp hơn, ở dải độ sâu 20 - 30m nước năng suất chỉ khoảng 7,2 kg/giờ. Họ cá miễn sành năng suất có xu hướng tăng lên theo chiều tăng của độ sâu vùng biển, năng suất đánh bắt trung bình khoảng 7 kg/giờ ở dải độ sâu dưới 20 m nước, năng suất tăng lên ở các dải độ sâu tiếp theo, khoảng 11 kg/giờ ở dải độ sâu 20-30 m nước và khoảng 26 kg/giờ ở dải độ sâu 30 - 50 m nước; khi độ sâu tiếp tục tăng thì năng suất đánh bắt cá Sơn sáng đã giảm xuống, khoảng trên 6 kg/giờ ở dải độ sâu trên 50 m nước. Xu hướng tăng hoặc giảm ở năng suất đánh bắt theo độ sâu cũng thể hiện ở một số họ hải sản khác.

Một số ngư trường đánh bắt có năng suất cao là: vùng biển quanh đảo Bạch Long Vĩ (20000’- 21000’ Bắc; 107045’ - 108030’ Đông), vùng Trà Cổ thuộc tỉnh Quảng Ninh (21000’ - 21030’ Bắc; 107030’ - 108000’Đông) và biển ngoài khơi tỉnh Quảng Bình (17045’ - 18000’Bắc; 107045’-108000’ Đông). Ở những ngư trường này, năng suất đánh bắt cá đáy có thể đạt trên 200 kg/giờ kéo lưới. Vùng biển ngoài khơi tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị năng suất đánh bắt cũng tương đối cao, dao động trong khoảng 100-200 kg/giờ kéo lưới. Một số ngư trường ở vùng biển ven bờ Hải Phòng, Nghệ An và Hà Tĩnh trước đây năng suất đánh bắt khá cao thì nay năng suất đánh bắt chỉ dao động trong khoảng dưới 50 kg/giờ kéo lưới.


c) Trữ lượng cá


Trữ lượng cá tầng đáy ở vịnh Bắc Bộ trong mùa gió Tây Nam năm 2004 ước tính khoảng 171.880 tấn và khả năng khai thác bền vững khoảng 121.918 tấn. Trữ lượng cao nhất ở dải độ sâu 30-50m nước, khoảng 63.209 tấn và khả năng khai thác bền vững khoảng 85.940 tấn, mật độ phân bố cá đáy ở dải độ sâu 20 - 30 m khoảng 0,8 tấn/km2, thấp nhất so sới các dải độ sâu khác.

Trữ lượng của một số họ hải sản chiếm ưu thế ở vịnh Bắc Bộ. Họ cá tráp (Sparidae) có trữ lượng cao nhất, khoảng 29.943 tấn, tiếp đó là họ cá khế (Carangidae) khoảng trên 20.000 tấn. Các họ cá chất lượng thấp như: họ cá sơn sáng (Acropomatidae), họ cá liệt (Leiognathidae) có trữ lượng khá cao (18.942 tấn và 14.209 tấn). Các họ hải sản có giá trị thương phẩm cao như: họ mực ống (Loliginidae), họ mực nang (Sepiidae) và họ ghẹ (Portunidae) có trữ lượng tương đối cao so với các họ khác.

tổng hợp kết quả điều tra nguồn lợi bằng các phương pháp khác nhau cho từng nhóm sinh thái ở vịnh Bắc Bộ được trình bày ở bảng 4.10.

Bảng 4.10. Trữ lượng và khả năng khai thác nguồn lợi hải sản vịnh Bắc bộ

Thành phần

Trữ lượng

Khả năng khai thác

(tấn)

(%)

(tấn)

(%)

Cá nổi nhỏ

433.100

73,86

173.200

69,32

Cá đáy

153.270

26,14

76.640

30,68

Cộng

586.370

100,00

249.840

100,00

Tổng trữ lượng nguồn lợi hải sản trên toàn vùng biển vịnh Bắc Bộ ước tính khoảng 586.370 tấn và khả năng khai thác bền vững vào khoảng 249.840 tấn. Cá nổi nhỏ là nhóm nguồn lợi chiếm ưu thế trong tổng nguồn lợi hải sản 73,86%. Trữ lượng nguồn lợi hải sản ở vịnh Bắc Bộ chỉ chiếm 11,5% tổng trữ lượng nguồn lợi biển Việt Nam.

Nhìn chung, nguồn lợi thủy sản ở vịnh Bắc Bộ tương đối phong phú về thành phần loài. Cá nổi nhỏ chiếm ưu thế 73,86%, phân bố không đều ở các khu vực có độ sâu khác nhau. Vì vậy, cơ cấu nghề nghiệp đội tàu cần phải đa dạng để tận dụng khai thác được các loài cá kinh tế ở các độ sâu khác nhau.

Năng suất đánh bắt một số loài cá kinh tế như cá khế, bánh đường, miễn sành tương đối cao có thuận lợi cho nghề lưới kéo ở khu vực có độ sâu 30 - 50m

Tổng trữ lượng khoảng 586 nghìn tấn và khả năng khai thác bền vững khoảng 250 nghìn tấn.


4.4.1.3. Nguồn lợi thuỷ sản ở vùng đánh cá chung


Trong Hiệp định Hợp tác Nghề cá ở vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, Điều 6 đã qui định: “... căn cứ vào sản lượng được phép đánh bắt được xác định trên cơ sở kết quả điều tra định kỳ về nguồn lợi thủy sản và những ảnh hưởng đối với hoạt động nghề cá của mỗi bên ký kết cũng như nhu cầu của sự phát triển bền vững, … hàng năm xác định số lượng tàu cá của mỗi bên ký kết vào hoạt động trong vùng đánh cá chung. Ủy ban Liên hợp nghề cá vịnh Bắc Bộ Việt - Trung điều chỉnh số tàu hoạt động ở vùng đánh cá chung”.

Kết quả giai đoạn 1 (2005 - 2007) của Dự án “Điều tra Liên hợp Việt Nam - Trung Quốc đánh giá nguồn lợi hải sản trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ” đánh giá thành phần loài và trữ lượng nguồn lợi tại vùng đánh cá chung, vịnh Bắc Bộ như sau:



a) Thành phần loài

Số lượng loài/nhóm loài hải sản bắt gặp trong các chuyến điều tra ở Vùng đánh cá chung trong giai đoạn 2006 - 2007 là tương đối lớn. Điều này cho thấy nguồn lợi hải sản ở vùng đánh cá chung khá phong phú. Đã bắt gặp 385 loài/nhóm loài hải sản, thuộc 178 giống và 102 họ.

Phần lớn các loài cá có dạng đồng sinh trưởng về chiều dài và khối lượng, có tốc độ sinh trưởng khá lớn, có vòng đời tương đối ngắn. Điều này phản ánh nguồn lợi này đã bị khai thác quá mức. Hầu hết các loài có giá trị kinh tế cao ở vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ đang bị khai thác quá mức cho phép, một số loài hiện đang bị khai thác quá mức nghiêm trọng là: cá mối thường, cá mối vạch, cá trác ngắn, cá lượng dài, cá nục sồ, cá bánh đường, cá sòng Nhật, cá hố và cá bạc má.

b) Trữ lượng nguồn lợi thuỷ sản trung bình

Trữ lượng nguồn lợi thủy sản của vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ ước tính từ các chuyến điều tra của Việt Nam là 76.760,7 tấn (phần biển phía Việt Nam: 42.323,3 tấn; phía Trung Quốc là 34.437,4 tấn).

Từ các chuyến điều tra của Trung Quốc là 96.088,1 tấn (phần biển phía Việt Nam: 58.867,5 tấn; phía Trung Quốc là 37.220,6 tấn).

Trung bình tính theo số liệu điều tra của cả hai nước là 88.181,2 tấn.


4.4.2. Vị trí địa lý và địa hình vùng biển miền Trung


Vùng biển miền Trung gồm 14 tỉnh từ Thanh Hóa đến Bình Thuận trải dài gần 10 vĩ độ, từ vĩ độ 10o30 N đến vĩ độ 20010 N. Chiều dài bờ biển tính từ xã Nga Tiến huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) đến xã Tân Thắng huyện Hàm Tân (Bình Thuận) dài 1.827 km chiếm 55% tổng chiều dài bờ biển của cả nước.

Vùng biển từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh độ sâu nhỏ, đáy biển bằng phẳng, thuận lợi cho nghề lưới kéo. Vùng biển từ Quảng Bình trở vào tới Khánh Hòa mang đặc tính của vùng biển sâu tiếp giáp với đại dương, thềm lục địa hẹp, đáy biển gồ ghề, đường đẳng sâu 100 - 200 m nằm sát bờ, có nơi cách bờ 4 hải lý đã gặp đường đẳng sâu 200 m, nhiều nơi núi ăn sát ra bờ biển.

Vùng biển nước sâu chỉ thuận lợi cho nghề khai thác cá nổi, nghề lưới kéo đáy hoạt động khó khăn. Vùng biển từ Phan Rang trở vào, biển nông dần, ngoài các nghề khai thác cá nổi, lưới kéo đáy hoạt động thuận lợi hơn.

Thềm lục địa Bắc Trung Bộ thu hẹp và dốc dần về phía Nam, đến địa phận Đà Nẵng thềm lục địa mở rộng về phía biển khơi, mép thềm lục địa ra tới độ sâu 800  1.000 m. Từ Quy Nhơn đến Khánh Hòa có bồn trũng kéo dài theo hướng kinh tuyến, vát nhọn ở phía Bắc, mở rộng ở phía Nam, độ sâu trung bình từ 2.000  2.500 m.

Phía Nam quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa) có vùng trũng rộng lớn sâu tới 3.000  4.000 m, có chỗ có độ sâu trên 5.500 m, những khu vực này chỉ có nghề câu hoặc lưới rê hoạt động để khai thác cá nổi đại dương di cư vào vùng biển nước ta.

4.4.2.1. Cửa sông lạch


Dọc bờ biển của 14 tỉnh Trung Bộ có 72 cửa sông, lạch lớn nhỏ, trong đó kể cả những cửa lạch do tác động của tự nhiên và con người đã tạm thời bị bồi lấp như cửa Mỹ Á, cửa Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), cửa Hà Ra (Bình Định)...

Các cửa sông lớn phải kể đến là Lạch Trường (Thanh Hóa), Cửa Hội (Nghệ An), Cửa Gianh (Quảng Bình), Cửa Việt (Quảng Trị), cửa Thuận An (Thừa Thiên Huế), cửa Sông Hàn (Đà Nẵng), cửa An Hòa (Quảng Nam), cửa Ninh Chữ (Ninh Thuận), Cửa Phan Rí (Bình Thuận). Tại các cửa sông này tàu đánh cá có công suất 500 cv ra vào thuận lợi.

Một số cửa sông ăn thông với các vịnh kín tạo thành các cảng lớn phục vụ cho nhiều ngành kinh tế quốc dân như cảng Đà Nẵng, cảng Quy Nhơn, cảng Vũng Rô, cảng Cam Ranh. Ngoài việc xây dựng các cảng cá, ở đây còn là nơi trú gió bão tốt cho tàu thuyền đánh cá.

4.4.2.2. Bãi ngang


Giữa các cửa sông do tác động của sóng và gió đã hình thành các cồn cát ven biển. Dọc bờ biển Trung Bộ có 976 km bãi ngang, bao gồm 260 xã, phường thuộc 60 huyện, thị xã chiếm trên 80% tổng số xã, phường có nghề cá bãi ngang của cả nước Những địa phương có nhiều bãi ngang phải kể đến là Tĩnh Gia, Quảng Xương (Thanh Hóa), Quỳnh Lưu (Nghệ An), Thạch Hà, Kỳ Anh (Hà Tĩnh), Quảng Trạch (Quảng Bình), Vĩnh Linh (Quảng Trị), Phú Vang (Thừa Thiên Huế), Núi Thành (Quảng Nam), Bình Sơn (Quảng Ngãi), Tuy Hòa (Phú Yên), Vạn Ninh (Khánh Hòa), Tuy Phong (Bình Thuận).

Những làng cá bãi ngang nghèo, tàu thuyền đánh cá nhỏ, loại thuyền nan được ngư dân sử dụng khá phổ biến. Sau khi về bến thuyền thường được kéo lên bãi cát ven làng.


4.4.2.3. Đầm phá


Bờ biển trong quá trình tích tụ mài mòn do sóng đã hình thành các đầm phá (Lagoon), toàn bộ đầm phá của cả nước đều nằm trong các tỉnh miền Trung. Từ Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận có 12 đầm phá lớn nhỏ.

- Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai: thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế có quy mô lớn nhất với diện tích 216 km2 kéo dài 70 km, bao gồm:

Phá Tam Giang có diện tích 5.200 ha kéo dài 24 km từ cửa sông Ô Lâu đến cửa biển Thuận An, chiều rộng trung bình là 2,5 km, độ sâu bình quân là 1,6 m.

Đầm Sam và Thủy Tú có diện tích gần 6.000 ha kéo dài 33 km từ cửa Thuận An đến đầm Cầu Hai, chiều rộng trung bình là 1 km, chiều sâu là từ 1,5  2 m.

Đầm Cầu Hai như một lòng chảo hình bán nguyệt có diện tích 10.600 ha, dài 13 km từ cửa sông Truồi đến chân núi Vĩnh Phong, độ sâu trung bình từ 1  1,5 m .

Đầm Lăng Cô (còn gọi là đầm An Cư) nằm dưới chân đèo Hải Vân, đầm có địa thế dựa lưng vào núi và thông với biển qua cửa Lăng Cô diện tích 1.600 ha.

- Đầm Trường Giang nối với sông Tam Kỳ và thông ra biển qua cửa An Hòa, đầm thuộc huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam, diện tích của đầm là 3.000 ha.

- Đầm An Khê và đầm Sa Huỳnh là hai đầm nhỏ, diện tích của đầm An Khê là 330 ha và Sa Huỳnh là 350 ha nằm rất gần nhau thuộc huyện Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi.

- Đầm Trà Ổ nằm ở phía Bắc huyện Phù Mỹ. Trước kia đầm là đặc hữu của thôn Châu Trúc xã Mỹ Châu, nay chia cho 4 xã gồm: Mỹ Châu, Mỹ Đức, Mỹ Thắng, Mỹ Lợi. Đầm đã ngọt hóa hoàn toàn. Đầm thông với biển qua cửa Hà Ra - Phú Thứ, diện tích 1.200 ha.

- Đầm Đề Di nằm giữa hai huyện Phù Mỹ và Phù Cát tỉnh Bình Định, có 3 xã thuộc huyện Phù Mỹ là: Mỹ Thành, Mỹ Cát, Mỹ Chánh và hai xã thuộc Phù Cát là Cát Khánh và Cát Minh. Nước từ sông La Tinh (La Xiêm) đổ vào đầm ở phía Tây Bắc và ăn thông ra biển qua cửa Đề Di ở phía Đông Nam, diện tích đầm 1.580 ha.

- Đầm Thị Nại là một vùng sinh thái đặc thù nằm ở phía Đông Nam tỉnh Bình Định với chiều dài 16 km, chiều rộng từ 500 đến 3.000 m. Phía Tây Bắc đầm là cửa sông Côn, phía Tây Nam là cửa sông Hà Thanh. Phía Nam đầm là cửa biển Quy Nhơn rộng 500 m có độ sâu 20 m, vì vậy đầm còn mang tính chất của một vịnh biển, diện tích 5.060 ha.

- Đầm Cù Mông trải dài qua nhiều xã thuộc huyện Sông Cầu tỉnh Phú Yên, đầm rộng ở 2 đầu, hẹp và dài ở phần giữa, diện tích của đầm là 2.000 ha.

- Đầm Ô Loan là một thắng cảnh của tỉnh Phú Yên với diện tích 1.570 ha. Đầm nhận nước sông Phường Lụa và sông Gò Duối, thông với biển qua cửa Tân Quy. Có 5 xã ven đầm gồm: An Cư, An Ninh Đông, An Hải, An Hòa, An Hiệp thuộc huyện Tuy An tỉnh Phú Yên.

- Đầm Thủy Triều nằm ở phía Bắc vịnh Cam Ranh, chạy dài theo hướng Bắc - Nam với chiều dài gần 15 km qua 7 xã: Cam Hải Đông, Cam Hòa, Cam Hải Tây, Cam Đức, Cam Thành Nam, Cam Nghĩa. Đầm thông với vịnh Cam Ranh qua eo Mỹ Ca. Diện tích đầm 3.400 ha, độ sâu trung bình 2,5  3 m, chỗ sâu nhất 6 m.

- Đầm Nại nằm ở phía Đông Bắc thành phố Phan Rang - Tháp Chàm thuộc địa phận huyện Ninh Hải tỉnh Ninh Thuận. Bao quanh đầm có thị trấn Khánh Hải và 4 xã Tân Hải, Hộ Hải, Tri Hải và Phương Hải. Đầm có hình lòng chảo, diện tích 700 ha, đầm thông ra biển qua con lạch dài 2 km rộng từ 150 đến 300 m.

Ven 12 đầm phá của vùng Trung Bộ hình thành 85 xã có hoạt động nghề cá trong đó bao gồm cả các cộng đồng ngư dân sống thủy cư, trong đó nhiều nhất là đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.


4.4.2.4. Đảo


Vùng biển miền Trung có 2 quần đảo lớn là Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa). Vùng biển quanh các đảo này nước rất sâu, do vậy chỉ có các nghề như lưới rê, nghề câu khai thác cá nổi đại dương và nghề lặn bắt cá rạn đá ở ven các đảo.

Một số đảo là những căn cứ hậu cần dịch vụ tốt và là nơi trung chuyển sản phẩm vào bờ gồm có:

Đảo Cồn Cỏ thuộc xã Vĩnh Quang huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị. Diện tích của đảo 4 km2 cách bờ biển Mũi Lay 27 km.

Cù Lao Chàm thuộc xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An tỉnh Quảng Nam có diện tích 15,44 km2 gồm 8 đảo trong đó Hòn Lao lớn nhất có diện tích 13,17 km2. Trung tâm đảo cách Cửa Đại (thành phố Hội An) 14 km.

Huyện đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi gồm 2 xã An Vĩnh và An Hải do 2 hòn đảo hợp thành, đảo lớn có diện tích 10 km2 và cách cửa biển Sa Kỳ 32 km, đảo nhỏ là một thôn thuộc xã An Vĩnh.

Cù Lao Xanh thuộc xã đảo Nhơn Châu của thành phố Quy Nhơn (Bình Định) có diện tích 3,5 km2 cách đất liền 25 km.

Ven biển tỉnh Khánh Hòa có tới 200 đảo lớn nhỏ, trong đó có 70 đảo nằm trong các vịnh, đảo lớn nhất là Hòn Lớn nằm trong vịnh Vân Phong có diện tích 44 km2. Có 12 đảo có dân sinh sống phân ra làm 3 xã, phường gồm xã Vạn Thạnh (Huyện Vạn Ninh), phường Vĩnh Nguyên (Thành phố Nha Trang), xã Cam Bình (thành phố Cam Ranh). Các đảo có nghề khai thác hải sản gồm Hòn Lớn, Hòn Ông huyện Vạn Ninh, Hòn Miếu, Hòn Tầm, Hòn Nọc, Hòn Tre (Thành phố Nha Trang), đảo Bình Ba thành phố Cam Ranh.

Huyện đảo Phú Quý là 1 quần đảo có 10 đảo trong đó đảo Phú Quý là lớn nhất với diện tích 32 km2 cách thành phố Phan Thiết 107,5 km. Huyện đảo gồm 3 xã Tam Thanh, Ngũ Phụng, Long Hải.

Ngoài ra ở vùng biển Trung Bộ còn có khá nhiều đảo nhỏ như Hòn Mê, Hòn Nẹ (Thanh Hóa), Hòn Mắt, Hòn Nồm, Hòn Ngư (Nghệ An), Hòn Con Chim, Hòn Sơn Dương, Hòn Búc (Hà Tĩnh), Hòn La, Hòn Vũng Chùa, Hòn Gió (Quảng Bình), Hòn Lao, Hòn Yến, Hòn Chùa, Hòn Than, Hòn Dứa, Hòn Khô, Hòn Nưa (Phú Yên)... Tuy các đảo này chưa có ngư dân cư trú, nhưng có ý nghĩa về kinh tế và an ninh, quốc phòng.

Diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế của các tỉnh Trung Bộ trên 600.000 km2 chiếm 60% diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế của cả nước. Diện tích vùng biển khai thác tương đối thuận lợi (gần bờ và có độ sâu không qua lớn), tính từ kinh độ 1100 E trở vào là 164.320 km2 chiếm 27,4% tổng diện tích vùng biển. Phía ngoài kinh độ 1100 E là vùng nước rất sâu 1.000  3.000 m, thậm chí có nơi sâu đến hơn 5.000 m, ở vùng biển này hiện tại chúng ta chỉ có thể khai thác cá nổi.

Diện tích vùng biển Trung Bộ phân theo cấp độ sâu như sau:

- Dưới 50 m: chiếm 7%.

- Từ 50 - 200 m: chiếm 13%.

- Trên 200 m: chiếm 80%.

Diện tích vùng biển gần bờ từ vĩ độ 10030 N đến 20010 N là 32.688 km2 chiếm 5,5% diện tích vùng đặc quyền kinh tế và chiếm gần 20% diện tích khu vực khai thác thuận lợi của vùng biển từ Thanh Hóa đến Bình Thuận trong đó bao gồm 2 phần:

- Phần biển Bắc miền Trung tính từ vĩ độ 20010 N đến 170 N, giới hạn từ đường đẳng sâu 30 m trở vào bờ, thuộc vùng biển từ Thanh Hóa đến Quảng Trị có diện tích 13.779 km2 chiếm 42%.

- Phần biển Nam miền Trung tính từ vĩ độ 170 N đến 10030 N giới hạn từ đường đẳng sâu 50 m vào bờ, thuộc vùng biển Nam Quảng Trị đến Bình Thuận có diện tích 18.909 km2 chiếm 58%.

4.4.2.5. Nhiệt độ nước biển


Vùng biển từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế rộng và chịu nhiều ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, vùng biển từ Đà Nẵng đến Bình Thuận chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc ít hơn. Nhiệt độ tầng mặt trung bình mùa Đông 21  240C, mùa hè 28  300C. Mùa đông nhiệt độ tăng dần từ bờ ra khơi và từ Bắc vào Nam. Mùa hè nhiệt độ biến đổi theo hướng ngược lại. Biên độ dao động nhiệt độ giữa tầng mặt và tầng đáy trong mùa đông khoảng 100C, trong mùa hè khoảng 6  100C. Sự thay đổi nhiệt độ dẫn đến sự di cư của cá theo chiều thẳng đứng và giữa trong lộng và ngoài khơi, về mùa đông cá có xu hướng dịch chuyển ra vùng xa bờ là nơi ấm áp hơn.

4.4.2.6. Gió bão và áp thấp nhiệt đới


Theo thống kê hàng năm có 6  7 cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào nước ta, trong đó các tỉnh miền Trung phải hứng chịu trên 40% số trận bão. Ngoài bão còn có áp thấp nhiệt đới xuất hiện vào khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12. Bão và áp thấp nhiệt đới đã hạn chế số ngày đi biển và gây nhiều thiệt hại cho tàu thuyền đánh cá và hệ thống dịch vụ hậu cần trên bờ.

Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, vùng biển Trung Bộ còn chịu ảnh hưởng của nhiều đợt gió mùa Đông Bắc với sức gió cấp 6  7, sóng to, biển động, do đó tàu đánh cá không hoạt động được. Trong năm, ở vùng biển miền Trung có khoảng 200  250 ngày có gió cấp 3 trở xuống, tàu thuyền đánh cá hoạt động khá thuận lợi.


4.4.2.7. Thủy triều


Dọc bờ biển miền Trung chế độ thủy triều rất khác nhau.

Thanh Hóa - Quảng Bình: Chế độ nhật triều không thuần nhất, hàng tháng có 18  20 ngày nhật triều, độ cao thủy triều kỳ nước cường trung bình từ 1,2  2,6 m.

Nam Quảng Bình đến cửa Thuận An: Chế độ bán nhật triều không đều, độ cao thủy triều kỳ nước cường 0,6  1,1 m và có chiều hướng giảm dần từ Bắc vào Nam.

Nam Thừa Thiên Huế - Bắc Quảng Nam: Chế độ bán nhật triều không đều, độ lớn thủy triều kỳ nước cường trung bình 0,8  1,2 m và tăng dần về phía Nam.

Giữa Quảng Nam - Bình Thuận: Chế độ nhật triều không đều, độ lớn thủy triều kỳ nước cường trung bình 1,2  2,0 m và tăng dần về phía Nam.

Trên cơ sở chế độ thủy triều kể trên có thể dự kiến loại tàu và giờ ra vào bến ở các cảng cá, bến cá thuộc vùng biển miền Trung.


4.4.2.8. Hải lưu


Trong mùa Đông có dòng nước lạnh chảy từ Bắc xuống Nam, tốc độ dòng chảy đạt 50  60 cm/s, từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau dòng chảy cực đại đạt 75 cm/s và đến tháng 4 đạt cực tiểu 25 cm/s.

Về mùa hè dòng chảy hướng từ Nam lên Bắc và hướng vào sát bờ với tốc độ dòng chảy 30  50 cm/s. Từ mũi Đại Lãnh đến mũi Cà Ná từ tháng 4 đến tháng 10 có hiện tượng nước trồi tạo ra các khu vực cá tập trung cao, đặc biệt là cá nổi.


4.4.3. Ngư trường, nguồn lợi hải sản miền Trung

4.4.3.1. Ngư trường


Ngư trường miền Trung nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa gió thịnh hành: gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 9. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.000mm đến 2.500mm. Hàng năm khu vực này chịu ảnh hưởng trực tiếp từ 3 đến 8 cơn bão.

Chế độ thuỷ triều trong vùng là bán nhật triều không đều, biên độ dao động từ 0,9 đến 1,1m. Độ mặn nước biển tương đối cao với nhiệt độ tăng đều thích hợp cho nhiều loại hải sản sinh sống. Địa hình đáy biển dốc và sâu cùng với mặt Đông tiếp giáp Biển Đông nên ngoài nguồn lợi sẵn có, trong vùng còn có nguồn lợi khác là nguồn cá nổi đại dương hàng năm di chuyển vào rất gần bờ, đây là những đối tượng có gía trị tương đối cao.


4.4.3.2. Nguồn lợi hải sản vùng biển gần bờ Bắc miền Trung


Vùng biển Bắc miền Trung được tính từ tỉnh Thanh Hoá đến tỉnh Quảng Trị giới hạn từ vĩ độ 20o10 N đến 170 N và phía Đông là kinh độ 108040 E. Hiện tại chúng ta chưa có số liệu điều tra mới về nguồn lợi theo phân định ranh giới giữa Việt Nam và Trung Quốc nên trong báo cáo này vẫn sử dụng tài liệu điều tra nguồn lợi hải sản đã có trước đây.

Cá ở khu vực này tương đối phân tán, có thể khai thác quanh năm. Về mùa thu và mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, cá thường di chuyển từ Bắc xuống Nam và từ vùng gần bờ ra khu vực nước sâu giữa vịnh phía Đông Hòn Mê, Hòn Mắt. Từ tháng 6  8 cá phân bố ven bờ phía Tây vịnh, tháng 9  10 phân bố phía Bắc và Tây Nam Bạch Long Vĩ.

Nguồn lợi hải sản gần bờ ở một số vùng biển chủ yếu như sau:

a) Nguồn lợi hải sản gần bờ vùng biển Thanh Hóa

Tại vùng biển gần bờ tỉnh Thanh Hóa đã bắt gặp 120 loài hải sản thuộc 80 giống, 58 họ, riêng cá có 104 loài, trong đó cá nổi 35 loài chiếm 29,1%, cá đáy 69 loài chiếm 57,5%, hải sản khác 16 loài chiếm 13,4%. Trong số 46 họ bắt gặp trong mùa gió Đông Bắc có 15 họ có tỷ lệ từ 1,5% tổng sản lượng đánh bắt trở lên, trong đó một số họ có tỷ lệ cao là họ cá liệt (Leiognathidae) chiếm 16,7%, cá trích (Clupeidae) chiếm 15,03%, miễn sành (Sparidae) chiếm 11,16%. Họ mực ống (Loliginidae) chiếm 3,96%, mực nang (Sepiidae) chiếm 3,63% ...

Trong số 46 họ bắt gặp trong mùa gió Tây Nam chỉ có 8 họ có tỷ lệ trong tổng sản lượng từ 1,5% trở lên như miễn sành (Sparidae) chiếm 60,77%, họ cá trổng (Engraulidae) chiếm 6,67%, mực ống (Loliginidae) chiếm 6,44%.

So sánh 2 mùa thì mùa gió Đông Bắc có nhiều họ cá có giá trị kinh tế cao xuất hiện ở vùng biển Thanh Hóa hơn mùa gió Tây Nam. Theo kết quả điều tra mới nhất thì trữ lượng hải sản cá ở vùng biển gần bờ tỉnh Thanh Hóa khoảng 65.000 tấn, khả năng khai thác khoảng 26.000 tấn.



b) Nguồn lợi hải sản gần bờ vùng biển Nghệ An - Hà Tĩnh

Đã bắt gặp 267 loài thuộc 91 họ, trong đó 61 loài có ý nghĩa khai thác. Bãi cá từ đảo Hòn Mê đến đảo Hòn Mắt ở độ sâu 10  15 m thành phần chủ yếu gồm các loài cá trích lầm và trích xương (chiếm 60  70%), nục, bạc má, chỉ vàng.

Bãi cá dưới đảo Hòn Mắt đến phía Bắc đảo Nhượng giới hạn ở độ sâu từ 15  25 m thành phần chủ yếu là cá nục, trích, chỉ vàng.

Thành phần cá tầng đáy có 14 loài có tỷ lệ từ 1% trở lên trong sản lượng khai thác, riêng miễn sành, trác, bò, hồng, mối đã chiếm 30  40% sản lượng khai thác.



c) Nguồn lợi hải sản gần bờ vùng biển Quảng Bình - Quảng Trị

Vùng biển này có bãi cá kéo dài từ Hòn Gió đến cửa biển Thuận An, trong đó có bãi cá từ Hòn La đến Nam cửa Nhật Lệ thuộc Quảng Bình, bãi cá xung quanh đảo Cồn Cỏ thuộc Quảng Trị. Các loài cá chủ yếu thuộc họ cá phèn, cá lượng, cá mối, cá khế và cá bạch điều.


d) Nguồn lợi tôm gần bờ vùng biển Bắc miền Trung

* Bãi tôm phía Bắc Thanh Hóa ở độ sâu 5  25 m thành phần sản lượng tôm gồm tôm sắt, tôm he, tôm bộp, tôm vàng.

* Bãi tôm Lạch Bạng - Lạch Quèn: Mùa vụ khai thác chính từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, thành phần loài khai thác chủ yếu là tôm he mùa, tôm he phương Đông, tôm sắt và tôm vàng.

* Bãi tôm vịnh Diễn Châu ở độ sâu 5  15 m: Thành phần đánh bắt chính là tôm Sắt, tôm he phương Đông và tôm bộp.

* Bãi tôm cửa Hội - cửa Sót ở độ sâu 5  30 m thành phần sản lượng khai thác chủ yếu gồm: tôm sắt, tôm vàng, tôm bộp.

* Vùng biển cửa Dinh, cửa Nhật Lệ, cửa Lý Hòa, cửa Tùng là những vùng tập trung khá nhiều loại tôm rồng.


4.4.3.3. Nguồn lợi hải sản gần bờ vùng biển Nam miền Trung


Vùng biển này được tính từ vĩ độ 170 N đến 10030 N. Trong vùng biển này ít phát hiện bãi cá, bãi tôm tập trung cao, nguồn lợi cá nổi lớn hơn nguồn lợi cá đáy.

a) Nguồn lợi hải sản gần bờ vùng biển Thừa Thiên Huế

Vùng biển gần bờ có một phần bãi cá Hòn Gió - Thuận An được giới hạn từ vĩ độ 16030 N đến 170 N và từ kinh độ 107030 E trở vào bờ. Bãi cá này có cá đáy tập trung cao từ tháng 4 đến tháng 7. Các loài chủ yếu thuộc họ cá phèn, cá lượng, cá mối, cá khế và cá bạch điều.



b) Nguồn lợi hải sản gần bờ vùng biển Quảng Ngãi - Bình Định

Các đàn cá nổi và cá đáy phân bố dọc bờ biển trong phạm vi rất hẹp, cá nục xuất hiện nhiều trong tháng 4  6 từ Phù Cát đến Quy Nhơn, trong tháng 6  8 từ Phù Mỹ đến Bình Sơn. Cá trích đạt sản lượng cao từ tháng 6  8 từ Sa Cần (Bình Sơn) đến Quy Nhơn. Cá cơm thường xuất hiện từ tháng 1 đến tháng 7, sản lượng đạt cao trong tháng 3  5 tại khu vực Đức Phổ đến Bình Sơn, sau đó là Phù Cát và Quy Nhơn. Cá Chuồn thường áp lộng từ tháng 4 đến tháng 6. Cá mối thường xuất hiện từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau và từ tháng 7 đến tháng 9 tại vùng biển Sa Huỳnh và Quy Nhơn. Cá hố khai thác đạt sản lượng cao tại Quy Nhơn từ tháng 1 đến tháng 3, tại Sa Huỳnh từ tháng 6 đến tháng 9.



c) Nguồn lợi hải sản gần bờ vùng biển Phú Yên - Khánh Hòa

Vùng ven bờ cá tập trung cao từ tháng 3  5 và tháng 8  10 trong đó cao nhất vào tháng 4 và tháng 8. Từ tháng 2 đến tháng 6 cá di chuyển từ Nam lên phía Bắc và từ tháng 7 đến tháng 11 cá di chuyển ngược lại. Trữ lượng cá nổi chiếm 67%, cá đáy 33%.



d) Nguồn lợi hải sản gần bờ vùng biển Ninh Thuận - Bình Thuận

Thành phần loài ở vùng biển này rất phong phú, đã xác định được 538 loài thuộc 133 họ. Cá nổi phân bố ở 4 bãi cá chính Phan Rang  mũi Cà Ná, Phan Rí  Phan Thiết, Hàm Tân  Vũng Tàu và Tây Nam đảo Phú Quý. Mùa vụ khai thác cá nổi từ tháng 8 đến tháng 10, cá đáy tập trung ở vùng ven bờ trong tháng 9, từ tháng 10 trở đi cá di chuyển ra xa bờ.



e) Nguồn lợi mực

Trong vụ Nam từ tháng 5 đến tháng 10 mực ống phân bố ven bờ từ Nha Trang đến mũi Cà Ná và từ mũi Né đến Hàm Tân, trong vụ này sản lượng mực nang đạt sản lượng thấp.

Trong vụ Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau mực ống di chuyển ra xa bờ về phía Đông Bắc đảo Phú Quý. Sản lượng khai thác mực ống vùng biển ven bờ đạt thấp.

g) Nguồn lợi tôm

Vùng ven biển từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận ít bãi tôm tập trung như ở vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Tôm thường xuất hiện trong các đầm phá hoặc các vùng cửa sông. Đối tượng đánh bắt gồm tôm Sú, tôm He ấn Độ, tôm Rảo, tôm Sắt.

Các địa điểm khai thác tôm chủ yếu bao gồm: Cửa Tùng, cửa Việt, cửa Thuận An, cửa Tư Hiền, vịnh Lăng Cô, phá Tam Giang, ven bán đảo Sơn Trà, vịnh Đà Nẵng, Cù Lao Chàm, Bình Sơn, Sơn Tịnh, cửa sông Trà Khúc, đầm Thị Nại, Lương Sơn, Quán Duối, vịnh Cam Ranh, Đại Lãnh, Tuy Hòa, cửa sông Cấm, cửa Phan Rí, Hàm Tân, Phan Rang, Tân Hiệp, Phước Hòa, Tân Long...

Tôm Rồng là một đặc sản quan trọng của vùng gần bờ Trung Bộ. Những nơi khai thác tôm Rồng chủ yếu phải kể đến: Cửa Tùng, Cù Lao Chàm, Xuân Tự, Vĩnh Hy, Cà Ná, mũi Kê Gà.



h) Trữ lượng và khả năng khai thác cá

Theo kết quả điều tra nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Hải sản, nguồn lợi cá gần bờ của vùng biển từ Thanh Hóa đến Bình Thuận gồm:

Trữ lượng cá khoảng 380.000 tấn chiếm 33% tổng trữ lượng cả xa bờ và gần bờ. Trong đó: Cá đáy: 95.000 tấn chiếm 25%.

Cá nổi: 285.000 tấn chiếm 75%.

Khả năng khai thác cá 140.000 tấn chiếm 26% tổng khả năng khai thác cả xa bờ và gần bờ, trong đó:

Cá đáy: 35.000 tấn chiếm 25%

Cá nổi: 105.000 tấn chiếm 75%.

Nguồn lợi cá biển gần bờ phân bố trên hai vùng biển như sau:

* Vùng biển phía Bắc miền Trung tính từ vĩ độ 20010 N (thuộc tỉnh Thanh Hóa) đến vĩ độ 170 N (thuộc tỉnh Quảng Trị) có trữ lượng 160.000 tấn chiếm 42% trữ lượng cá gần bờ các tỉnh miền Trung.

Trong đó: Cá đáy: 75.000 tấn chiếm 47%.

Cá nổi: 85.000 tấn chiếm 53%.

Khả năng khai thác là: 52.000 tấn, trong đó:

Cá đáy: 27.000 tấn chiếm 52%

Cá nổi: 25.000 tấn chiếm 48%.

* Vùng biển phía Nam miền Trung từ tỉnh Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận giới hạn từ vĩ độ 170 N đến 10030 N có trữ lượng cá gần bờ 220.000 tấn chiếm 58%.

Trong đó: Cá đáy: 20.000 tấn chiếm 9%.

Cá nổi: 200.000 tấn chiếm 91%.

Khả năng khai thác là: 88.000 tấn, trong đó:

Cá đáy: 8.000 tấn chiếm 9%.

Cá nổi: 80.000 tấn chiếm 91%.



i) Trữ lượng và khả năng khai thác tôm

Theo kết quả điều tra nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Hải sản, trữ lượng tôm vùng biển gần bờ từ Thanh Hóa đến Bình Thuận khoảng 2.600 đến 2.800 tấn, khả năng khai thác khoảng 1.200 đến 1.400 tấn chiếm 18% khả năng khai thác tôm cả xa bờ và gần bờ. Hai vùng biển có nhiều tôm là Thanh Hóa và vùng biển từ Khánh Hòa đến Bình Thuận.



k) Trữ lượng và khả năng khai thác mực

Kết quả điều tra nguồn lợi đã đưa ra con số trữ lượng mực ở vùng biển gần bờ từ Thanh Hóa đến Bình Thuận khoảng 4.000 tấn, khả năng khai thác 2.000 tấn chiếm 12% khả năng khai thác mực cả xa bờ và gần bờ. Thực tế khai thác tôm và mực trong những năm gần đây cho thấy kết quả điều tra đưa ra con số thấp hơn nhiều so với sản lượng khai thác thực tế.

* Diện tích vùng biển gần bờ từ Thanh Hóa đến Bình Thuận được giới hạn từ vĩ độ 20010’ N đến 10030’ N là 32.688 km2, chỉ chiếm 5,5% diện tích vùng đặc quyền kinh tế của vùng biển này.

* Dọc bờ biển có 72 cửa sông, lạch lớn nhỏ, 976 km bãi ngang và 12 đầm phá.

* Vùng biển này nước sâu, đường đẳng sâu 200 m rất gần bờ, không thuận lợi cho nghề khai thác cá tầng đáy.

* Trữ lượng cá nổi phong phú hơn cá đáy, trữ lượng cá vùng biển ven bờ khoảng 380.000 tấn chiếm 33% trữ lượng cá cả xa bờ và gần bờ. Khả năng khai thác khoảng 140.000 tấn. Trong đó: Cá nổi là: 105.000 tấn chiếm 75%. Cá đáy là: 35.000 tấn chiếm 25%.

* Nguồn lợi mực vùng biển này rất phong phú chiếm 56% khả năng khai thác mực của cả nước nhưng nguồn lợi mực gần bờ chỉ chiếm 18% nguồn lợi mực của vùng.

* Nguồn lợi tôm biển chiếm 11% khả năng khai thác tôm cả nước trong đó tôm ở vùng gần bờ chiếm 12% khả năng khai thác tôm của vùng.

* Nguồn lợi cá nổi chiếm tỷ trọng lớn nhưng vị trí xuất hiện thay đổi theo thời gian trong năm. Đầu vụ xuất hiện ở vùng biển Quảng Nam - Đà Nẵng, sau đó dịch chuyển dần xuống phía Nam. Vì vậy ngư dân Nam miền Trung thường di chuyển ngư trường rất linh hoạt để bám sát sự biến động của đàn cá nổi.

4.4.3.4. Những ngư trường thuận lợi cho nghề khai thác khơi


- Bãi cá Đông Bắc Đà Nẵng từ 16000’Bắc đến 16050’Bắc và 108000’Đông đến 1100 00’Đông. Độ sâu từ 100 đến 300m. Trữ lượng đạt trên 38.000 tấn.

- Bãi cá Đông Nam Quy Nhơn: từ 13010’ Bắc đến 13030’ Bắc và kinh độ từ 107000’ Đông đến 1080 00’ Đông. Độ sâu từ 45 đến 70m. Trữ lượng khoảng 27.000 tấn.

- Bãi cá Hòn Gió - Thuận An từ 16030’N đến 17030’N vĩ Bắc và kinh độ từ 1070 00’E đến 1080 00’E. Độ sâu từ 45 đến 70m. Trữ lượng khoảng 52.000 tấn.

4.4.3.5. Nguồn lợi và đối tượng khai thác

Theo các tài liệu nghiên cứu thì vùng ven biển miền Trung có nguồn lợi phong phú, đa dạng về chủng loại. Các loài cá chiếm sản lượng cao trong khai thác gồm:

- Cá đáy: cá mối, cá phèn, cá trác, cá lượng,..

- Cá nổi: cá nục, cá chuồn, cá trích, cá hố, cá cơm,..

Đối với các đàn cá nổi là đối tượng khai thác của nghề lưới vây (lưới vây ngày và lưới vây kết hợp ánh sáng). Cá chuồn xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 6, cá nục xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 6, cá trích xuất hiện nhiều từ tháng 6 đến tháng 8, cá cơm từ tháng 1 đến tháng 7. Các đàn cá nổi thường xuất hiện cách bờ từ 15-20 hải lý, cá nổi đại dương như cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to, cá nục heo tập trung nhiều ở độ sâu từ 15 đến 20m.

+ Cá nục sồ: Cá nục sồ sống ở tầng trên, tầng giữa và các vùng ven bờ. Từ tháng 4 đến tháng 9 cá di cư lên tầng mặt để sinh sản và kiếm mồi. Tháng 11 đến tháng 3 năm sau, di cư xuống sâu hơn. Kích thước khai thác được từ 13 đến 17 cm, cá 1 tuổi dài từ 13 đến 14cm, cá 2 tuổi dài từ 16 đến 17cm, thức ăn chủ yếu là các loài tôm và cá con. Cá nục thành thục là 1 tuổi, tuổi thọ lớn nhất là 4 tuổi.

+ Họ cá ngừ: Các loại cá ngừ có thân hình thon, trên thân có vây nhỏ, vây đuôi dạng hình lưởi liềm. Họ cá Ngừ phong phú về hình dạng, giống loài và phân bố nhiều ở vùng biển Đông Nam nước ta.

Từ tháng 5 cá ngừ xuất hiện ở nơi có độ sâu khoảng 40m, nhiệt độ thích hợp từ 24đến 260C, độ mặn từ 32,6 đến 34,70/00 vào khoảng tháng 5 đến tháng 8 là mùa sinh sản của chúng. Cá di chuyển theo mùa vụ trên những quãng đường dài. Mùa đông ít thấy cá xuất hiện. Những nơi có đàn cá xuất hiện thì rất dễ phát hiện nhờ các tăm sủi bọt và hiện tượng cá nhảy lên mặt nước. Cá ngừ thuộc họ cá dữ, ăn tạp. Mùa vụ khai thác hiệu quả từ tháng 4 đến tháng 7 kể cả ven bờ lẫn ngoài khơi.


Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 1.36 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương