TRƯỜng đẠi học nha trang viện khoa học và CÔng nghệ khai thác thủy sảN


Nghề cá của các nước công nghiệp và các nước đang chuyển đổi kinh tế



tải về 1.36 Mb.
trang11/20
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.36 Mb.
#22360
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   20

3.5. Nghề cá của các nước công nghiệp và các nước đang chuyển đổi kinh tế


3.5.1. Nghề cá của các nước công nghiệp

3.5.1.1. Những nét đặc trưng của nghề cá các nước công nghiệp

Các nước hiện được Liên Hiệp Quốc xếp vào nhóm nước công nghiệp, trước tiên là nhóm G7 (G-group: Hoa kỳ, Nhật Bản, Anh, Đức, Pháp, Ý, Cannada) + Nga, sau đó là các nước thuộc cộng đồng Châu Âu, Hàn Quốc, Ixraen v.v. Do những điều kiện lịch sử khác nhau đã tạo cho nền kinh tế các nước này có sự phát triển cao hơn mặt bằng chung của thế giới. Với nền công nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến đã tạo điều kiện cho ngành công nghiệp cá của các nước này phát triển ngày một nhanh và mạnh hơn, mang lại hiệu quả cao hơn, trở thành các chủ nhân ông cường quốc về biển, hầu hết các nước này vẫn duy trì lãnh hải 3 hải lý.

Tuy nhiên, ở đây cũng cần nói thêm một điều là thành quả phát triển của các nước công nghiệp trong đó có ngành công nghiệp cá, có sự đóng góp không nhỏ của các quốc gia đang phát triển (cung cấp nguồn tài nguyên, nguyên nhiên liệu, đội ngũ lao động v.v.), thông qua các chính sách kinh tế và hoạt động của các công ty tư nhân xuyên quốc gia.

Tuy nhiên, do những điều kiện về mặt địa lý, tài nguyên và tình hình kinh tế xã hội v.v. mà sự phát triển nghề cá của các nước công nghiệp có sự tăng trưởng khác nhau và không ổn định, điều này có thể thấy qua các con số thống kê chính thức từ Liên Hiệp Quốc về sản lượng đánh bắt của một số nước như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Anh v.v. (bảng 3.3).




Bảng 3.3: Sản lượng đánh bắt của một số nước công nghiệp giai đoạn 1965-1996

TT

Quốc gia

Sản lưng đánh bắt ( 103 tấn)

1965

1968

1970

1987

1990

1996

1

Nhật Bản

6.907,6

8.670,2

9.314,6

11.118,5

9.550,0

5.964,1

2

Hoa Kỳ

2.696,4

2,451,7

2.755,3

5.612,1

5.555,5

5.000,8

3

Anh

1.047,1

1.040,2

1.099,0

-

-

-

4

Pháp

767,6

803,1

764,4

618,8

610,5

542,2

5

Đức

632,7

662,3

612,9

332,5

326,3

236,6

6

Ý

-

-

-

416,3

381,7

358,7

7

Canada

1.262,3

1.498,7

1.389

1.556,6

1.637,7

900

Đánh giá một cách tổng quát về sự phát triển ngành công nghiệp cá (thông qua sản lượng khai thác từ 1950 đến 1996 của các nước công nghiệp) của các nước công nghiệp phát triển cho thấy sản lượng có xu hướng giảm theo thời gian, nhất là thời gian gần đây. Nếu so sánh với các nhóm nước đang phát triển, vào giai đoạn thập kỷ 50 sản lượng đánh bắt của các nước công nghiệp vượt xa các nước đang phát triển, sang giai đoạn 60 và 70 có sự cân bằng giữa hai nhóm, nhưng sang thời kỳ 80 và 90 các nước đang phát triển có sản lượng đánh bắt vượt xa các nước công nghiệp.

Để lý giải điều này cũng không quá khó, vì các nước công nghiệp đã chuyển giao công nghệ cũng như cơ sở vật chất sang các nước phát triển, nơi có nhân công giá rẻ hơn, đầu tư chi phí cho một đơn vị sản lượng thấp hơn nhiều ở các nước công nghiệp. Mặt khác, nghề khai thác cá biển là nghề nặng nhọc, rất vất vả, luôn luôn đứng trước nguy hiểm đến tính mạng, nên người lao động ở các nước công nghiệp không còn hứng thú với nghề này nữa, nhưng các nước công nghiệp vẫn là nơi tiêu thụ nhiều nhất sản lượng thủy sản trên thế giới.

Nét đặc trưng khác của ngành công nghiệp cá ở các nước công nghiệp là được trang bị công cụ và phương pháp đánh bắt hiện đại (tàu thuyền, các trang thiết bị dò tìm cá, ngư cụ …) và cơ sở dịch vụ hậu cần phục vụ nghề cá tốt.

Ở các nước công nghiệp đã sớm hình thành các đội tàu đánh cá hiện đại, chẳng những hoạt động ven bờ mà còn có thể hoạt động trên các đại dương. Theo con số thống kê của Anh Quốc, số tàu lưới kéo và các tàu đánh lưới khác trong năm 1972 của một số nước công nghiệp như bảng 3.4.



Bảng 3.4: Số lượng tàu đánh bắt của một số nước công nghiệp năm 1972

Quốc gia

Nhật Bản

Hoa Kỳ

Canada

Anh

Pháp

Đức

Số lượng tàu cá

(Chiếc)


2.830

1.042

463

589

232

149

Do sự phát triển mạnh của đánh cá công nghiệp, sản lượng đánh bắt chủ yếu lại do các hạm tàu đánh bắt ở vùng cận hải và các đại dương.

Ví dụ: Năm 1971, tổng sản lượng đánh bắt của các nước công nghiệp chiếm 32% sản lượng đánh bắt của thế giới, thì trong đó chỉ có 13% là từ đánh bắt truyền thống của ngư dân hoạt động ven bờ.

Chính sách về nghề cá của các nước công nghiệp mang tính chất bình đẳng, đặc biệt trong sử dụng tài nguyên biển, chính sách nghề cá của các quốc gia này là hướng tới sự khai thác bền vững nguồn tài nguyên biển, đặc biệt là cá.

a) Nghề cá Nhật Bản

Nhật Bản là một nước công nghiệp phát triển, có tiềm lực kinh tế đứng thứ hai thế giới (sau Hoa Kỳ). Nhật Bản nằm ở vùng Đông Bắc Á, có diện tích 337.845km2, dân số 128 triệu (1998), bốn mặt giáp biển (Quần đảo), phía Tây là biển Nhật Bản, phía Bắc giáp biển Ô-khốt, phía Đông và Nam giáp Thái Bình Dương. Đất nước Nhật Bản có một vị trí thuận lợi cho sự phát triển nghề cá. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, lại có nền kinh tế phát triển hùng mạnh đã tạo cho Nhật Bản có sự phát triển nhanh chóng ngành công nghiệp khai thác cá.

Sản lượng đánh bắt ngày càng tăng và có thời gian đứng đầu thế giới (1963), và luôn chiếm tỷ trọng cao trong sản lượng khai thác của toàn thế giới (chiếm 14% năm 1970). Theo con số thống kê cuả FAO, sản lượng đánh bắt của nghề cá Nhật Bản từ năm 1938 đến 1996 được trình bày ở bảng 3.5.

Bảng 3.5: Sản lượng đánh bắt của Nhật Bản từ năm 1938 đến năm 1996

Năm

1938

1965

1970

1987

1990

1994

1996

Sản lượng

(103 tấn)



3.562,0

6.907,6

9.314,6

11.118,5

9.550

6.617,3

5.964,1

Vai trò nghề cá trong nền kinh tế Nhật Bản có một vị trí cực kỳ quan trọng, bởi rằng cá và các thực phẩm thủy sản khác là nguồn thức ăn chính của mỗi gia đình người Nhật.

Ở một khía cạnh khác do đất đai ít, dân số đông, các sản phẩm nông nghiệp không đủ đảm bảo đáp ứng yêu cầu của người dân, điều đó cũng đòi hỏi chính phủ Nhật Bản có sự quan tâm phát triển nghề cá để đảm bảo cho nhu cầu xã hội.

Ở Nhật Bản 85% sản phẩm cá dùng trong bữa ăn và chủ yếu là ăn dưới dạng Surumi (ăn sống với mù tạt-dầu hạt cải), ngoài ra Nhật Bản còn nhập một lượng thủy sản rất lớn để thỏa mãn nhu cầu của xã hội. Tỷ trọng của nghề cá Nhật Bản trong nền kinh tế quốc gia là hết sức khiêm tốn (chiếm khoảng 1,45%).

Nghề cá Nhật Bản được trang bị một đội tàu, thuyền có số lượng rất lớn, trên 375 ngàn chiếc (theo con số thống kê 1972), trong đó có 67% gắn máy với công suất khác nhau, số còn lại không gắn máy. Số lượng tàu thuyền đã tăng lên vào những thập niên 80, 90, đặc biệt là đội tàu công suất lớn hoạt động trên các đại dương.

Ngư trường hoạt động của nghề cá Nhật Bản gồm các vùng ven bờ, vùng biển Ô-khốt, biển Hoàng Hải, biển Đông Hải, biển Nhật Bản, Biển Đông, các khu vực thuộc Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và trong những năm gần đây là vùng biển Nam Cực.

Theo con số thống kê của tác giả AI. Sevađin, sản lượng đánh bắt của một số ngư trường của nghề cá Nhật Bản được trình bày trên bảng 3.6.



Kết quả phân tích cho thấy, có khoảng 70% sản lượng khai thác là vùng ven bờ và các biển lân cận, 30% từ các đại dương, trong đó chủ yếu là Thái Bình Dương.

Bảng 3.6: Sản lượng đánh bắt một số ngư trường từ 1966 đến 1969

Vùng hoạt động

Sản lượng đánh bắt  103 tấn

1966

1967

1968

1969

1. Ven bờ và biển lân cận

5.050

5.230

5.510

5.663

Biển Ô-khốt

320

390

410

985

Đông Thái Bình Dương

1.640

1.710

1.900

1.820

Tây Thái Bình Dương

740

710

760

557

Biển Nhật Bản

910

1.070

1.040

723

Biển Đông

1.120

990

1.060

1.032

Biển nội địa

320

340

350

381

Bắc Thái Bình Dương

840

1.340

1.780

1.635

Phần còn lại TBD

300

260

250

280

2. Đại Tây Dương

370

320

310

290

3. Ấn Độ Dương

90

131

130

110

Tổng

6.650

7.261

7.990

7.813

Chính phủ Nhật Bản đã có sự quan tâm và đầu tư rất lớn đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật về nghề cá và nghiên cứu khoa học biển. Hoạt động nghiên cứu được thực hiện trên nhiều vùng biển và các đại dương.

Chính phủ Nhật Bản cũng đã quan tâm tới việc xây dựng một hệ thống cơ sở dịch vụ hậu cần hiện đại, bao gồm các bến cảng, hệ thống kho lạnh, nhà máy chế biến .v.v. trên khắp nước Nhật Bản. Các vùng có các cơ sở dịch vụ hậu cần lớn như Tokio, Iokohana, Osaka, Kobe, Nagasaki v.v.

Cảng Tokyo có độ sâu nhỏ nhất là 8m, lưu lượng hàng hóa 76 triệu tấn mỗi năm, cảng Iokohana có độ sâu 12m, lưu lượng vận chuyển 70 triệu tấn/năm, và cảng Osaka độ sâu 11m, lưu lượng vận chuyển 90 triệu tấn năm. Ngoài các cảng lớn phục vụ vận tải hàng hóa, ở Nhật Bản còn có trên 3.000 cảng thuộc loại nhỏ và trung bình ở các vùng nghề cá địa phương.

b) Nghề cá Hoa Kỳ

Hoa kỳ nằm ở phần phía Bắc Châu Mỹ, có diện tích 9.372.614 km2, dân số dự báo đến ngày 1/1/2013 là 315.091.138 người (Số liệu công bố ngày 28/12 của Cục Điều tra dân số Hoa Kỳ). Hoa Kỳ tiếp giáp với 3 đại dương, với Đại Tây dương ở phía Đông và tiếp giáp với Thái Bình dương ở phía Tây và với Bắc Băng dương ở phía Bắc (bang Alatsca). Do điều kiện tự nhiên thuận lợi với nền kinh tế phát triển, đã tạo cho nghề cá công nghiệp của Hoa Kỳ phát triển liên tục trong hơn 200 năm kể từ ngày lập quốc.

Nếu như năm 1938, sản lượng đánh bắt mới chỉ đạt 225.300 tấn thì đến năm 1965 đạt 2.696.000 tấn, và đến năm 1996 đã tăng lên 5.000.800 tấn. Sản lượng đánh bắt của nghề cá Hoa Kỳ được thống kê và trình bày trong bảng 3.7.

Bảng 3.7: Sản lượng đánh bắt ở một số ngư trường của nghề cá Hoa Kỳ

1965 - 1970

Vùng khai thác



Sản lượng khai thác ( 103 tấn)

1965

1966

1967

1968

1969

1970

Đông Bắc Thái Bình Dương

345,4

389,3

361,0

342,3

303,0

378,0

Trung Thái Bình Dương

202,0

198,4

220,7

192,5

250,5

305,6

Đông Nam Thái Bình Dương

4,4

2,9

0,5

-

-

-

Tây Bắc Đại Tây Dương

821,3

974,5

940,6

917,8

800,0

908,7

Trung Đại Tây Dương

1.230,5

873,5

858,5

920,7

1.038,1

1.055,3

Nội địa

66,0

84,7

74,5

64,0

71,5

66,7

Tổng

2.669,6

2.523,3

2.455,8

2.437,3

2.463,1

2.714,3

Nghề cá Hoa kỳ được trang bị một đội tàu khai thác không lớn lắm, con số thống kê vào năm 1972 có 1.042 chiếc. Một nét đặc trưng về cơ cấu ngư cụ sử dụng đó là lưới kéo và lưới vây chiếm vai trò chính trong sản lượng khai thác cá của Hoa Kỳ (chiếm khoảng 70% sản lượng khai thác), ngoài ra có một số lượng nhỏ nghề lưới rê và nghề câu.

Công nghệ chế biến và bảo quản cá của Hoa Kỳ đạt trình độ cao với các phương pháp bảo quản thực phẩm hiện đại.

Do đặc điểm thị trường tiêu thụ cá gần vùng khai thác (3/4 dân chúng sống dọc bờ biển gần vùng khai thác), cùng với hệ thống bảo quản sản phẩm tuyệt hảo đã đảm bảo số lượng đáng kể (33%) lượng cá đánh bắt ở dạng tươi sống, số còn lại mới chuyển sang dạng cấp đông.

Các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá Hoa kỳ được xây dựng dọc bờ biển khắp nước, ví dụ ở Boston, New York, Maiami, Capendo, Philadenphia, Bantimo, San franxico v.v.

Chính phủ Hoa Kỳ cũng rất quan tâm chú trọng tới việc xây dựng hệ thống các trường đại học và viện nghiên cứu nghề cá và biển ở khắp toàn quốc, nhất là các thành phố lớn ven bờ biển.

3.5.2. Nghề cá ở một số nước có kinh tế chuyển đổi

3.5.2.1. Nghề cá Liên bang Nga (Liên Xô cũ)

Liên xô (tên gọi tắt của Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết) được thành lập vào năm 1917 và trở thành Liên bang Nga năm 1990, là quốc gia có diện tích rộng nhất thế giới, bằng 1/6 diện tích quả đất, nằm ở phía Bắc bán cầu, một phần diện tích thuộc châu Âu, phần lớn diện tích nằm ở châu Á. Với đường bờ biển rất dài chạy dọc phần phía Đông tiếp giáp biển Nhật Bản, biển Ô-khốt, biển Berin và thông ra Thái Bình dương, phần phía Bắc tiếp giáp với Bắc Băng dương, phía Tây giáp biển Bantic và thông ra Đại Tây Dương, phía Nam và Tây Nam giáp biển Đen, biển Caspien và thông ra Địa Trung hải và Đại Tây Dương.

Thập niên 80, 90 của thế kỷ XX, nghề cá Liên Bang Nga có sự sụt giảm nghiêm trọng về sản lượng do có sự thay đổi thể chế và nhiều nước cộng hòa đã tách ra khỏi Liên xô để trở thành các quốc gia độc lập.

Bảng 3.8: Sản lượng đánh bắt của Liên Bang Nga từ 1988 đến 1996

Sản lượng khai thác giai đoạn 1988-1996 (  103 tấn)

Năm

1988

1990

1992

1994

1996

Sản lượng

8.119,3

7.553,5

5.507,5

3.705,1

4.675,7

Vùng hoạt động chính của nghề cá Liên Bang Nga bao gồm:

Khu vực Viễn Đông, gồm biển Nhật Bản, biển Ô-khốt, biển Berin, khu vực Thái Bình Dương, sản lượng khai thác của khu vực này khoảng 33%.

Khu vực phía Bắc, gồm biển Đông Xibêri, biển Lachep, Biển Baren v.v., sản lượng khai thác khu vực này khoảng 14%.

Khu vực phía Tây, gồm biển Bantic, biển Bạch Hải, Đại Tây Dương, sản lượng đánh bắt chiếm khoảng 26%.

Khu vực biển Đen, biển Azop, sản lượng đánh bắt chiếm khoảng 13,8%.

Khu vực biển Caspien và biển Aran và biển nội địa v.v.. sản lượng chiếm khoảng 13%.

Nghề cá của Liên xô trước đây và Liên Bang Nga ngày nay, được trang bị một cơ sở vật chất dịch vụ hậu cần phục vụ nghề cá rất lớn và hiện đại, bao gồm đội tàu khai thác, hệ thống cầu cảng, kho bảo quản và nhà máy chế biến. Đội tàu khai thác của Liên Bang Nga, vào loại hiện đại nhất nhì thế giới và số lượng cũng nằm trong số ít quốc gia có nhiều đến vậy, gồm các tàu nhỏ và vừa khai thác nội địa và vùng ven bờ, còn đội tàu cỡ trung và lớn hoạt động trên khắp các đại dương.

Về cơ sở dịch vụ hậu cần phục vụ nghề cá công nghiệp, chính phủ Liên Xô trước kia đã cho xây dựng ở khu vực Viễn Đông 200 nhà máy chế biến thủy sản, vùng biển Bắc 50 nhà máy chế biến thủy sản, vùng biển Bantic 100 nhà máy chế biến thủy sản, vùng biển Đen, biển Azop là 250 nhà máy chế biến thủy sản. Ngoài ra, ở các vùng nghề cá trọng điểm còn cho xây dựng hệ thống cầu cảng, kho bảo quản lạnh hết sức hiện đại.

Ở vùng Viễn Đông có cảng Vladivostoc, phía Tây Bắc có cảng Muromanxko, cảng Kalinigrat, phía Nam có cảng Odessa, cảng Astorakhan v.v.

Chính phủ Liên xô đã rất chú trọng phát triển khoa học về nghề cá và đào tạo đội ngũ cán bộ phục vụ nghề cá. Các Viện, trường đại học nghề cá được xây dựng ở Kaliningrat, Astorakhan, Vladivoxtoc…

Ngày nay, Liên Xô không còn nữa nhưng cơ sở vật chất và kỹ thuật nghề cá xưa vẫn được Liên Bang Nga tiếp quản đầy đủ và phát triển sang cơ chế mới- cơ chế sản xuất hàng hóa thị trường.

c) Nghề cá Trung Quốc

Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (gọi tắt là Trung Quốc), thành lập năm 1949, nằm ở châu Á, có diện tích 9.574.000 km2 , với dân số khoảng trên 1,3 tỉ người. Trung quốc có đường bờ biển dài khoảng 12.000 km, tiếp giáp với biển Bột Hải, biển Hoàng Hải, Biển Đông, Thái Bình dương.



Hình 3.2: Bản đồ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Nghề cá của Trung Quốc đã có sự phát triển từ lâu đời. Tuy nhiên, chỉ sau năm 1949 ngành công nghiệp cá mới được quan tâm và phát triển mạnh mẽ.

Nếu năm 1957, sản lượng đánh bắt mới đạt con số 3.120 ngàn tấn, đến 1970 đã là 6.255 ngàn tấn và đến 1996 đã là 14.222,3 ngàn tấn, đứng ở vị trí đầu tiên của thế giới. Nét đặc trưng của nghề cá Trung Quốc là nghề cá vùng nước nội địa chiếm tỷ trọng khá lớn, điều này được thể hiện trong cơ cấu sản lượng khai thác của nghề cá Trung Quốc từ năm 1957 đến năm 1971.

Bảng 3.10: Sản lượng đánh bắt của Trung Quốc giai đoạn 1957-1971

Khu vực

đánh bắt


Sản lượng khai thác  103 tấn

1957

1958

1967

1968

1969

1970

1971

Biển

1.810

2.100

1.741

1.845

1.860

2.102

2.312

Nội địa

1.310

1.960

3.446

3.556

3.676

4.153

4.568

Tổng

3.120

4.060

5.187

5.401

5.535

6.255

6.880

Nghề cá Trung Quốc tiếp tục phát triển mạnh mẽ ở giai đoạn gần đây, sau thập niên 80 của thế kỷ trước. Theo con số thống kê của FAO, sản lượng đánh bắt của Trung Quốc từ năm 1987 đến 2003 như bảng 3.11.

Bảng 3.11: Sản lượng đánh bắt của Trung Quốc giai đoạn 1987-2003

Sản lượng khai thác hàng năm của Trung Quốc ( 103 tấn)

1987

1989

1990

1992

1994

1996

2001

2002

2003

5.378,3

6.165

6.654,4

8.322,5

10.866,8

14.222,3

16.529,4

16.553,1

16.755,7

Vùng khai thác chủ yếu của nghề cá Trung Quốc bao gồm vùng nước nội địa, các biển Hoàng Hải, Bột Hải, Biển Đông, và vùng Tây Thái Bình Dương. Ngoài ra, trong những năm gần đây đội tàu khai thác của Trung Quốc đã vươn tới hầu khắp các đại dương trên thế giới.

Phương pháp khai thác cũng vẫn là các nghề truyền thống như lưới kéo, lưới vây, câu và các ngư cụ cố định khai thác ở vùng nước nội địa và ven biển, đặc biệt việc khai thác kết hợp ánh sáng Trung Quốc có những cải tiến đáng kể để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cá đánh bắt. Trung Quốc cũng đã xây dựng được các trung tâm dịch vụ hậu cần cho nghề cá công nghiệp (bao gồm: bến cảng, nhà máy chế biến, kho đông lạnh, nhà máy nước đá v.v.) ở Quảng Châu, Thượng Hải, Thanh Đảo .v.v

Chính phủ Trung Quốc cũng đã quan tâm tới xây dựng hệ thống các trường, viện phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu chuyên sâu ngành thủy sản, hai viện Nghiên cứu Thủy sản lớn nhất của Trung Quốc được xây dựng ở Thượng Hải và Quảng Châu.


Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 1.36 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương