6.4. Năng lượng địa nhiệt
Khai thác năng lượng địa nhiệt ở Việt Nam có hiệu quả về kinh tế, có khả năng thực hiện và thân
thiện với môi trường, nhưng trước đây bị giới hạn về mặt địa lý đối với các khu vực gần các ranh
giới kiến tạo mảng. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật gần đây đã từng bước mở rộng phạm vi và quy
mô của các tài nguyên tiềm năng này, đặc biệt là các ứng dụng trực tiếp như dùng để sưởi trong
các hộ gia đình. Các giếng địa nhiệt có khuynh hướng giải phóng khí thải nhà kính bị giữ dưới sâu
trong lòng đất, nhưng sự phát thải này thấp hơn nhiều so với phát thải từ việc đốt nhiên liệu hóa
thạch thông thường. Công nghệ này có khả năng giúp giảm thiểu sự nóng lên toàn cầu nếu nó được
triển khai rộng rãi.
11
Mặc dù nguồn địa nhiệt chưa được điều tra và tính toán kỹ. Tuy nhiên, với số liệu điều tra và đánh
giá gần đây nhất cho thấy tiềm năng điện địa nhiệt ở Việt Nam có thể khai thác đến trên 300MW.
Khu vực có khả năng khai thác hiệu quả là miền Trung.
7. Giải pháp phát triển bền vững tài nguyên tái tạo ở Việt Nam
7.1. Các chính sách hỗ trợ của nhà nước
Việt Nam là một nước có tiềm năng lớn về nguồn năng lượng tái tạo nhưng cho đến nay số các dự
án thực hiện còn rất ít, tỷ trọng điện tái tạo trong tổng lượng điện sản xuất là không đáng kể, vì vậy
nhà nước cần có các chính sách khuyến khích để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo như:
- Tăng cường giáo dục, tuyên truyền phổ biến thông tin, vận động cộng đồng, nâng cao nhận thức,
thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nâng cấp, cải tiến, hợp lý hóa dây chuyền công
nghệ nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Phát triển các tiêu chuẩn và dán nhãn chứng
nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng cho một số sản phẩm sử dụng năng lượng được lựa chọn.
- Tăng cường thực hiện một số dự án kỹ thuật - công nghệ sử dụng nhiên liệu, nhiệt và điện cụ thể,
thích hợp cho từng đối tượng thực tế, chú trọng việc trang bị dây chuyền công nghệ tận dụng nhiệt
thừa từ khói thải các lò hơi công nghiệp, tiết kiệm năng lượng trong sử dụng động cơ điện, điều
hòa và thông gió, chế biến nông, thủy sản...
- Triển khai cuộc vận động xây dựng mô hình “Sử dụng tiết kiệm năng lượng”. Khai thác tối ưu
năng lực của phương tiện, thiết bị giao thông, giảm thiểu lượng nhiên liệu tiêu thụ, hạn chế lượng
phát thải ô nhiễm vào môi trường cho người dân.
- Có cơ sở pháp lý và qui chế rõ ràng làm cơ sở cho điều tra, thăm dò, khảo sát, khai thác sử dụng
các nguồn năng lượng tái tạo theo hướng khuyến khích họ sử dụng và sản xuất năng lượng từ các
nguồn này trong cộng đồng cư dân nông thôn, miền núi.
- Có cơ chế tài chính hiệu quả nhằm giúp cho các hộ nông thôn và miền núi, các nhà đầu tư, các
hợp tác xã hoặc chính quyền địa phương có thể nhận được những khoản đầu tư ban đầu cho năng
lượng tái tạo dưới hình thức tín dụng trợ cấp hoặc các khoản vay ưu đãi thích đáng, nhằm giúp họ
vượt qua những chi phí ban đầu thường là lớn để phát triển ứng dụng công nghệ năng lượng tái tạo
và đối phó với những rủi ro trong quá trình ứng dụng này.
12
Chia sẻ với bạn bè của bạn: |