7.2. Nâng cao trình độ áp dụng công nghệ trong cộng đồng
Hiện nay ở Việt Nam còn thiếu các doanh nghiệp thương mại cung cấp các thiết bị năng lượng tái
tạo và dịch vụ điện liên quan đến năng lượng tái tạo. Do vậy, các công nghệ năng lượng tái tạo
phần lớn chưa chế tạo được trong nước mà phải nhập khẩu. Các dịch vụ sau lắp đặt chưa có, đặc
biệt là ở vùng nông thôn và vùng sâu, vùng xa. Thực trạng áp dụng công nghệ hiện nay ở Việt Nam
còn gặp nhiều khó khăn, như:
- Công nghệ điện gió đang trải qua những thay đổi nhanh chóng, đặc biệt về gam công suất (10
năm trước công suất tiêu chuẩn là 250kW thì ngày nay phổ biến là từ 1 đến 2MW), ngoài ra còn
phải kể đến những tiến bộ trong khoa học vật liệu. Tuy nhiên đối với Việt Nam, cho đến nay chưa
có công nghệ hoàn chỉnh nào được thử nghiệm ở các điều kiện khí hậu đặc trưng (như bão, độ ẩm
cao, các thông số khí quyển...). Ngoài ra, còn thiếu kinh nghiệm về lựa chọn thiết bị đồng bộ, kỹ
năng khai thác, vận hành và bảo dưỡng, kể cả điện gió quy mô nhỏ.
- Các dự án điện nối lưới, mặc dù các công nghệ điện sinh khối được kiểm chứng và có hiệu suất
cao đã được áp dụng trên thế giới, nhưng chúng còn chưa được biết đến nhiều ở Việt Nam (như
điện trấu, các công nghệ khí hoá, thu hồi khí mê tan tại các bãi rác, đốt rác thải sinh hoạt...). Hiện
nay, không có các công ty trong nước cung cấp các công nghệ điện sinh khối. Hầu hết các công
nghệ đều phải nhập khẩu. Các dịch vụ tư vấn và kỹ thuật đối với các công nghệ điện sinh khối còn
hạn chế, đặc biệt là dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa sau khi lắp đặt.
- Các công nghệ khác cũng còn nhiều rào cản, đang nổi lên trong thời gian gần đây, như khí sinh
học, pin mặt trời, năng lượng thủy triều và sóng. Sản xuất nhiệt và điện từ khí sinh học còn gặp
những rào cản về mặt công nghệ như các thiết bị sử dụng (bếp, đèn, máy phát điện...), chủ yếu còn
chế tạo thủ công hoặc cải tạo từ các thiết bị sử dụng khác. Do đó, chất lượng và độ tương thích của
thiết bị chưa được tiêu chuẩn hóa.
Do những thực trạng tồn tại trong việc khai thác và áp dụng nguồn năng lượng mới, nhu cầu về
nâng cao trình độ áp dụng công nghệ năng lượng tái tạo là một nhu cầu cấp thiết hiện nay, để giải
quyết vấn đề này về lâu dài cần đưa thêm mục tiêu giảng dạy về nguồn năng lượng mới trong
chương trình giáo dục, đặc biệt là trong một số ngành đào tạo ở đại học và sau đại học như Điện -
Điện tử, Năng lượng để xây dựng đội ngũ đáp ứng được hiểu biết về công nghệ và cung cấp các
dịch vụ bảo dưởng, sửa chữa và lắp đặt sau khi triển khai hệ thống.
13
Chia sẻ với bạn bè của bạn: |