Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa Dầu Khí Lời mở đầu



tải về 0.92 Mb.
trang4/9
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.92 Mb.
#1472
1   2   3   4   5   6   7   8   9

2.5 Kết luận

  • Nhà máy chế biến khí Dinh Cố chế biến khí đồng hành chứa nhiều hydrocacbon nặng hơn khí tự nhiên.

  • Điểm khác nhau cơ bản trong ba chế độ công nghệ ở nhà máy GPP Dinh Cố là khả năng thu hồi các sản phẩm lỏng. Từ chế độ AMF đến chế độ GPP chuyển đổi thì sản phẩm lỏng thu hồi tăng lên.

CHƯƠNG 3

CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN KHÍ

Khí tự nhiên, khí đồng hành, khí nhà máy dầu đều chứa rất nhiều nước, các tạp chất cơ học, hydrosunful, cacbonic và các hợp chất của lưu huỳnh (mecarptan, COS...) ... Do đó muốn chế biến khí thành các sản phẩm mong muốn ta phải qua các quá trình chế biến. Một trong những công nghệ chế biến khí thường phải qua một số giai đoạn sau:



Sơ đồ quá trình chế biến khí chung:

Cụm thiết bị 1: Xử lý sơ bộ nguồn nguyên liệu bao gồm:

+ Tách hai pha lỏng và pha khí ra khỏi nhau

+ Loại bụi (tách các tạp chất rắn)

Cụm thiết bị 2: Làm ngọt khí:

+ Loại bỏ từng phần hoặc toàn bộ: H2S, CO2, RS2, COS, CS2, RHS

+ Loại khí N2.

Cụm thiết bị 3: Tách ẩm:

+ Loại từng phần hoặc toàn bộ hơi nước trong khí

Cụm thiết bị 4: Phân tách thành các sản phẩm riêng biệt có giá trị

+ Khí hoá lỏng (LPG)

+ Condensate



    1. Làm sạch khí khỏi các tạp chất cơ học và tách lỏng-khí.

Khí khai thác lên thường gặp ở hệ dị thể: hệ 2 pha (pha lỏng - pha hơi) hoặc hệ 3 pha (pha hơi và hai pha lỏng). Để thuận tiện cho quá trình chế biến và vận chuyển phía sau ta phải tách chúng thành từng khối riêng biệt. Sự tách đó được tiến hành trong các thiết bị tách.

Thiết bị tách dùng để tách các hạt rắn khỏi hỗn hợp rắn - lỏng thường được gọi là thiết bị lọc. Thiết bị tách các hạt rắn khỏi pha khí gọi là thiết bị loại bụi.



3.1.1. Tách lỏng khí

Khí đồng hành hoặc khí tự nhiên khi khai thác và vận chuyển vào bờ sẽ cuốn theo các hạt lỏng. Khi vận chuyển các hạt lỏng này theo lực quán tính sẽ va đập vào đường ống dẫn khí gây hỏng đường ống. Ngoài ra, sự có mặt của những hạt lỏng này còn làm giảm hiệu suất của máy nén và ảnh hưởng đến các thiết bị khác. Trước những nguyên nhân nêu trên việc loại chất lỏng là bắt buộc.

Để tách sơ bộ lượng lỏng ra khỏi dòng khí người ta thường dùng bình tách lỏng - hơi. Bình tách lỏng - hơi được xem như là thiết bị chưng cất chỉ có một đĩa lý thuyết và nó có khả năng cho ra khối lỏng, khối hơi thuần khiết hơn nghĩa là khối này ít chứa những tiểu phân của pha tạo ra khối kia hơn.

Hình dạng của bình tách:


  • Bình tách thường có dạng hình viên trụ nằm ngang hoặc để thẳng đứng, hai đầu bình tách, cũng như ở nhiều thiết bị cùng dạng, được làm tròn bằng đầu bịt. Bình tách dạng cầu ít được dùng hơn.

  • Slug Catcher cũng là một bình tách, so với một trong các kiểu bình tách trên thì khả năng tách của nó kém nhất. Nhưng bù lại nó lại có một không gian đủ lớn dùng để tách lỏng và khí tốt đảm bảo tách một lượng lớn khí nguyên liệu đi qua mà không gây ảnh hưởng đến các quá trình phía sau.

Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng bình tách:

  • Ưu điểm: So với tháp chưng cất thì bình tách có công suất thể tích lớn hơn, cấu trúc đơn giản, dễ chế tạo, giá thành thấp lên rất nên hay được dùng

  • Nhược điểm: Điểm khác nhau cơ bản giữa bình tách và tháp chưng cất là nhiệt độ và áp suất làm việc của chúng. Nhiệt độ và áp suất của tháp chưng cất ở đỉnh và đáy khác nhau còn nhiệt độ và áp suất của bình tách là như nhau ở mọi điểm. Do đó, bình tách chỉ tách được những cấu tử có nhiệt độ sôi khác xa nhau.

3.1.2. Loại các tạp chất cơ học

Các phương pháp làm sạch khí có thể chia thành các nhóm chính sau:

+ Làm sạch khí bằng phương pháp cơ học

+ Làm sạch khí bằng phương pháp ướt

+ Làm sạch khí bằng phương pháp lọc

+ Làm sạch khí bằng điện



3.1.2.1. Làm sạch khí bằng phương pháp cơ học:

Phương pháp đơn giản nhất để làm sạch các phần tử lơ lửng trong khí là lắng, các phần tử này lắng xuống dưới tác dụng của trọng lực và lực ly tâm.



Một số loại thiết bị:

  • Thiết bị lắng (phòng lắng): chỉ dùng để tách bụi sơ bộ. Hỗn hợp khí được thổi qua phòng lắng. Dưới tác dụng của trọng lực, các hạt bụi được lắng xuống đáy phòng với vận tốc tự do. Phòng lắng được thiết kế với chiều dài nhất định đủ để cho dòng khí thổi qua phòng với vận tốc cho sẵn sẽ đảm bảo lắng xuống đáy.

  • Xyclon làm việc dựa trên lực ly tâm: dòng khí chứa bụi được thổi với tốc độ cao theo phương tiếp tuyến với thành thiết bị sau đó chuyển động theo đường xoắn ốc. Khi đó dưới tác dụng của lực ly tâm các hạt bụi sẽ văng ra khỏi dòng khí và đi vào thùng chứa, còn khí sạch bụi theo đường ống giữa xycol đi ra ngoài.

Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này:

- Ưu điểm: + Đối với thiết bị lắng thì chỉ tách được bụi có đường kính m và độ làm sạch là 40 - 70%.

+ Với xyclon hiệu quả lắng bụi tăng khi nồng độ bụi cao, do các phần tử lớn lên (tích tụ) và kéo theo các hạt nhỏ. Hơn nữa xyclon lại có kết cấu gọn gằng hơn so với thiết bị lắng. Kích thước hạt bụi loại được là và độ làm sạch là 45 - 85%.

- Nhược điểm: + Thiết bị lắng thì cồng kềnh, hiệu quả thấp, không tách được những hạt bụi có kích thước m.

+ Xyclon không loại được những hạt bụi có kích thước m và rất tốn năng lượng để vận chuyển khí. Ngoài ra, do tiếp xúc với dòng khí nên thiết bị rất dễ bị ăn mòn.

3.1.2.2 Làm sạch khí bằng phương pháp ướt:

Phương pháp này được dùng trong trường hợp khi khí cần làm sạch được phép ẩm và lạnh, còn các phần tử rắn lơ lửng ra khỏi khí thì không có giá trị.



Nguyên tắc làm việc:

  • Phương pháp ướt được thực hiện bằng cách dùng nước hoặc chất lỏng khác để rửa khí. Nước có thể chảy thành màng trên bề mặt các ống hoặc tấm, hoặc phun thành bụi sương vào toàn bộ thể tích của thiết bị. Làm sạch ướt có thể thực hiện dưới tác dụng của lực ly tâm, lực quán tính và trọng lực.

  • Dưới tác dụng của lực ly tâm và lực quán tính các phần tử lơ lửng được tách khỏi khí gần hoàn toàn, khi được làm nguội và bão hoà hơi chất lỏng. Làm nguội khí đến thấp hơn nhiệt độ ngưng tụ của hơi chất lỏng ở trong khí thì có khả năng tách các phần tử rắn nhỏ ra khỏi khí. Trong trường hợp này các phân tử rắn đóng vai trò tâm ngưng tụ, chất lỏng sẽ bám vào bụi làm cho kích thước của bụi lớn lên và lắng xuống.

Một số thiết bị của phương pháp ướt:

  • Thiết bị loại tĩnh.

  • Thiết bị loại động.

  • Thiết bị loại bề mặt ướt.

  • Thiết bị loại sủi bọt.

Ưu điểm và nhược điểm:

- Ưu điểm: + Đối với thiết bị loại tĩnh học thì cấu tạo khá đơn giản và nó hoạt động như một tháp hấp thụ.

+ Thiết bị loại động được dùng trong ngành luyện kim để làm sạch khí lò. Loại thiết bị này có năng suất cao, tiêu tốn năng lượng ít.

+ Thiết bị loại bề mặt ướt làm việc dưới tác dụng của lực ly tâm. Thiết bị này có độ làm sạch lớn, trở lực nhỏ và có cấu tạo đơn giản.

+ Thiết bị loại sủi bọt có độ làm sạch cao đối với những hạt bụi có kích thước từ 50m trở lên.

+ Kích thước của các hạt bụi loại được trong phương pháp này và độ làm sạch khí khoảng 85 - 99%.

- Nhược điểm: Do làm việc với chất lỏng nên khí sau khi được loại bụi sẽ bị nguội và bão hoà hơi chất lỏng. Vì thế trong một số trường hợp sẽ không dùng được.

3.1.2.3 Làm sạch khí bằng phương pháp lọc:

Nguyên lý làm việc:


  • Cho dòng khí đi qua vách ngăn xốp, khí sẽ chui qua các lỗ mao quản xốp, còn bụi bị giữ lại trên bề mặt vắn ngăn.

  • Năng suất của thiết bị lọc phụ thuộc vào vận tốc lọc. Vận tốc lọc ở đây được hiểu là lượng khí đi qua một đơn vị bề mặt của vách ngăn trong một đơn vị thời gian. Ngoài ra, vận tốc lọc của khí còn được quyết định bởi áp suất dòng khí và trở lực vách ngăn.

Một số loại thiết bị:

  • Thiết bị lọc với vách ngăn bằng vải.

  • Thiết bị lọc với vách ngăn xốp.

  • Thiết bị lọc với vách ngăn bằng sứ.

Ưu điểm và nhược điểm:

- Ưu điểm: + Đối với thiết bị lọc với vách ngăn bằng vải có cấu tạo đơn giản, độ làm sạch cao ngay cả đối với khí có nồng độ bụi thấp.

+ Thiết bị lọc với vách ngăn bằng xốp hoặc bằng sứ cũng có cấu tạo đơn giản, có thể dùng cho các loại khí có tính ăn mòn hoá học .

+ Khí thước hạt khi dùng phương pháp lọc sẽ và độ làm sạch của khí là 85 - 99,5%.

- Nhược điểm: Thiết bị lọc với vách ngăn bằng vải không dùng được với khí nóng và khí có tính ăn mòn hoá học. Ngoài ra, nó còn bị đóng cặn nhanh và mau hỏng.

3.1.2.4 Làm sạch khí bằng điện trường:

Nguyên tắc làm việc:

Nguyên tắc hoạt động của loại thiết bị này dựa trên quá trình ion hoá khí để phân chia các phân tử khí thành các ion và các điện tử tự do, dưới tác dụng của điện thế hoặc dưới tác động của nhân tố khác như: tia phóng xạ, tia rơnghen. Các ion và các điện tử tự do sẽ chuyển động về các cực trái dấu. Do trong khí có bụi nên khi chuyển động thì ion làm cho bụi bị nhiễm điện và kéo theo các hạt bụi đến cực dương, tại đây các hạt bụi bị phóng điện và rơi xuống do lực trọng trường.



Một số thiết bị:

  • Thiết bị lọc điện loại ống.

  • Thiết bị lọc điện loại tấm.

Ưu điểm và nhược điểm:

- Ưu điểm: + Độ làm sạch cao, đạt 90 - 99%. Kích thước hạt bụi loại được sẽ .

+ Năng lượng tiêu hao ít.

+ Có thể làm việc ở nhiệt độ cao và môi trường ăn mòn hoá học.

+ Có thể tự động hoá và cơ khí hoá hoàn toàn.

- Nhược điểm:+ Thiết bị lọc điện loại ống khó lắp ráp, cồng kềnh, tốn kim loại, khó rũ bụi và năng lượng tiêu hao tính theo chiều dài dây dẫn lớn.

+ Thiết bị lọc điện loại tấm có điện thế của điện trường thấp nên làm sạch khí kém; vận tốc khí trong thiết bị nhỏ nên năng suất thấp; đối với khí có độ ẩm nhỏ khó làm sạch.

Tuỳ theo tính chất, thành phần của khí và mục đích sử dụng mà người ta lựa chọn ra một trong các phương pháp loại bụi đã nêu trên.



        1. Phương pháp tách bụi bằng bộ lọc (Filter):

Phương pháp này có hiệu quả cao nhất đối với hiệu suất tách 99-99,9% với cá tạp chất cơ học có kích thước từ 1trở lên. Thiết bị nhỏ, dễ vận hành. Hiện nay phương pháp này được sử dụng tại nhà máy chế biến khí Dinh Cố.

    1. Các phương pháp ngăn ngừa sự tạo thành hydrat

Khi khí khai thác từ mỏ khí hoặc khí đồng hành có áp suất cao lẫn rất nhiều nước. Trong quá trình chế biến và vận chuyển khí sẽ xẩy ra hiện tượng giảm nhiệt độ, giảm áp suất tại những chỗ mà dòng khí thay đổi lưu lượng một cách đột ngột như: van giảm áp, đường ống dẫn khí hẹp, qua hệ thống các đồng hồ đo (đồng hồ đo áp suất, đồng hồ đo lưu lượng, đồng hồ đo nhiệt độ...). Sự giảm áp, giảm nhiệt độ này sẽ kéo theo việc tạo thành hydrat gây tắc nghẽn đường ống dẫn khí làm gián đoạn quá trình sản xuất.

Ngoài ra, sự có mặt của nước còn gây ăn mòn đường ống và thiết bị đặc biệt khi có mặt HS, CO2 và còn làm ngộ độc chất xúc tác trong một số quá trình chế biến. Khi có hơi nước thì nhiệt trị của khí sẽ giảm xuống.

Chính vì các lý do trên việc loại nước là một khâu quan trọng không thể thiếu trong quá trình chế biến khí. Để ngăn ngừa sự tạo thành hydrat người ta có thể sử dụng một hay nhiều phương pháp sau:


  • Phương pháp ức chế sự tạo thành hydrat khí

  • Tách loại nước bằng phương pháp hấp thụ

  • Tách loại nước bằng phương pháp hấp phụ.

      1. Một số phương pháp ức chế sự tạo thành hydrat.

ức chế nhiệt:

  • Gia nhiệt cho dòng khí bơm trước khi bơm vào đường ống. Phương pháp này chỉ sử dụng khi vận chuyển khí trong những đoạn ngắn.

Dùng chất ức chế:

  • Dùng chất ức chế làm giảm ẩm trong khí, không cho hơi nước tạo thành hydrat trong khí bằng cách cho chất ức chế vào dòng khí ẩm, chất ức chế tan trong nước tự do sẽ làm giảm áp suất hơi bão hoà của nước do đó nhiệt độ tạo thành hydrat sẽ giảm.

  • Khi chọn chất ức chế phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Hút ẩm tốt.

+ Không ăn mòn kim loại.

+ Không độc, không gây ô nhiễm môi trường.

+ Phải có giá cả hợp lý.



  • Hiện nay các chất ức chế đáp ứng được những yêu cầu nêu trên là metanol và glycol.

Metanol có áp suất hơi bão hoà cao, do đó khó tách nó ra khỏi dòng khí, việc tái sinh nó rất phức tạp nên sự tiêu hao chất ức chế này tương đối lớn. Metanol chủ yếu được sử dụng trong các hệ thống vận chuyển (ở các giếng khoan, đường ống dẫn khí) nhằm phá vỡ các hydrat tạo thành.

Các loại glycol cũng rất thông dụng trong việc chống tạo thành hydrat mặc dù giá thành cao hơn metanol. Vì glycol có áp suất hơi bão hoà rất thấp và khả năng thu hồi rất cao bằng phương pháp vật lý đơn giản là cô đặc các dung dịch nước chứa glycol.



  • Sự hạ nhiệt độ tạo thành hydrat do ức chế có thể xác định theo phương trình Hamershmidt:

(3.1)

Trong đó:

M: Khối lượng phân tử của chất ức chế.

w: Nồng độ % khối lượng của chất ức chế (%).

: Độ giảm nhiệt độ tạo thành hydrat ở áp suất đã cho (0C)

k: Hằng số

Khi sử dụng các chất ức chế, đòi hỏi phải có sự phân bố đồng đều và tạo được mặt tiếp xúc lớn nhất giữa chúng với hơi nước. Do đó chất ức chế thường được đưa vào dòng khí bằng cách phun và các thiết bị phun được lắp ráp trong ống dẫn ngay ở đầu vào của khí hoặc trực tiếp trong các thiết bị.

Chất ức chế được dùng để ngăn sự tạo thành hydrat và phá các hydrat đã hình thành tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vận chuyển khí hoặc chế biến khí ở những giai đoạn sau.


      1. Công nghệ loại nước bằng phương pháp hấp thụ

Phương pháp hấp thụ được sử dụng rộng rãi trong các công trình đường ống dẫn khí cũng như trong các nhà máy để loại ẩm tránh hiện tượng tạo thành hydrat.

  • Chất hấp thụ phải thoả mãn những yêu cầu như:

+ Hút ẩm tốt trong khoảng nồng độ, nhiệt độ và áp suất rộng.

+ Có áp suất hơi bão hoà thấp để mất mát trong quá trình là ít nhất.

+ Có độ nhớt không cao đảm bảo tiếp xúc tốt với hỗn hợp khí trong thiết bị hấp thụ, thiết bị trao đổi nhiệt.

+ Nhiệt độ sôi khác nhiệt đô sôi của nước nhằm tách nước ra khỏi chất hấp thụ dễ dàng trong quá trình giải hấp.

+ Có khả năng hấp thụ chọn lọc (tức hấp thụ tối đa nước và hạn chế hấp thụ hydrocacbon).

+ Khả năng ăn mòn thấp.

+ Khả năng tạo bọt kém khi tiếp xúc với dòng khí.

+ Bền với nhiệt và khả năng oxy hoá thấp.

+ Không độc hại, không gây ô nhiễm môi trường.

+ Giá cả hợp lý.



  • Một số chất đạt những tiêu chuẩn đã nêu là:

Momo-Etylen Glycol (MEG)

Di-Etylen Glycol (DEG)

Tri-Etylen Glycol (TEG)

Propylen Glycol (PG)



Một số tính chất hoá lý quan trọng của glycol được trình bày trong bảng sau:

Các đại lượng hoá lý

EG

DEG

TEG

PG

Khối lượng phân tử

62,07

106,12

150,18

76,09

Tỷ trọng tương đối

1,116

1,118

1,125

1,034

Nhiệt độ sôi ở 760 mmHg, 0C

197,3

244,8

278,3

188,3

Nhiệt độ nóng chảy, 0C

-13

-8

-7,2

60

Nhiệt độ tái sinh, 0C

165

164

206

-

Nhiệt độ bắt đầu phân huỷ, 0C

-

164

206

-

Độ nhớt ở 200C, cP

2,35

2,09

2,2

2,47

Nhiệt dung riêng, kJ/kg.K

2,35

2,09

2,20

2,47

  • Ưu điểm và nhược điểm của từng loại chất hấp phụ được đề cập trong bảng 3.2



Bảng 3.2: Ưu điểm và nhược điểm của từng loại chấp hấp thụ.

Chất hấp thụ

Ưu điểm

Nhược điểm

MEG

Độ hút ẩm cao

Làm bay hơi mạnh do đó dễ thất thoát. Vì có áp suất hơi bão hoà cao nên rất khó tái sinh.

DEG

Độ hút ẩm cao

Khá bền khi có mặt các hợp chất của lưu huỳnh, oxy và CO2 ở nhiệt độ thường. Dung dịch đậm đặc không bị đông đặc.



Tiêu hao do bay hơi cao hơn TEG. Khi tái sinh rất khó được dung dịch có nồng độ DEG lớn hơn 95%. Điểm sương thấp hơn so với khi sử dụng TEG. Giá thành cao.

TEG

Độ hút ẩm cao, độ bền cao khi có mặt các hợp chất của lưu huỳnh, oxy và CO2 ở nhiệt độ thường. Khi tái sinh có thể đạt nồng độ .

Chịu được nhiệt độ thấp.



Dung dịch TEG có khả năng tạo màng khi có mặt các hydrocacbon nhẹ. Hoà tan hydrocacbon nhiều hơn DEG.

Chi phí đầu tư cao.



  • Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp hấp thụ

+ Ưu điểm: sơ đồ đơn giản, dễ tính toán thiết kế, dễ vận hành, quá trình liên tục lên có thể tự động hoá được, giá thành thiết bị thấp, ít tiêu hao tách nhân làm khô khí, các chất hấp thụ dễ chế tạo. Đạt hiệu quả kinh tế cao và được sử dụng để làm lạnh khí đến điểm sương -250C - 300C

+ Nhược điểm: không loại được triệt để nước nên sẽ rất khó khăn khi chế biến khí ở những giai đoạn sau.



  • Sơ đồ công nghệ loại nước bằng glycol

Hình 3.1 trình bày công nghệ loại nước bằng glycol.



  • Chế độ hoạt động

Chế độ hoạt động - điều kiện và các thiết bị phụ thuộc chủ yếu vào độ khô cần đạt được của dòng khí khô. Kích thước tháp hấp thụ phụ thuộc chủ yếu vào tốc độ thể tích dòng khí nguyên liệu. Kích thước và cấu trúc tháp tái sinh glycol cũng như điều kiện làm việc của nó chủ yếu phụ thuộc vào độ tinh khiết và lưu lượng dùng glycol sạch và độ tinh khiết của glycol sạch lại chính là một trong những yếu tố quyết định độ khô của dòng khí khô.

Nếu muốn khí có điểm sương càng thấp thì nồng độ glycol càng phải đậm đặc. Nhưng nếu dùng glycol đậm đặc thì khi tái sinh rất khó để đạt tới nồng độ này. Do đó, tuỳ vào điểm sương yêu cầu mà ta chọn nồng độ glycol cho hợp lý.



      1. Công nghệ loại nước bằng phương pháp hấp phụ

Hấp phụ là quá trình tập trung các chất trên bề mặt hoặc trong không gian các vi lỗ xốp của chất rắn. Quá trình tách ẩm bằng các chất hấp phụ dựa vào khả năng của các thể rắn với cấu trúc xác định hấp phụ lượng ẩm từ khí ở nhiệt độ tương đối thấp và sau đó tách ẩm khi tăng nhiệt độ. Trong giai đoạn đầu là quá trình hấp phụ, giai đoạn sau là quá trình giải hấp. Kết hợp hai quá trình này trong một thiết bị cho phép thực hiện tách ẩm một cách liên tục từ khí. Tách ẩm ra khỏi khí thực chất là một quá trình vật lý, hiệu quả của nó phục thuộc vào nhiệt độ và áp suất làm việc.

  • Một số yêu cầu kỹ thuật dùng để chọn chất hấp phụ:

+ Khả năng hút ẩm mạnh.

+ Dễ tái sinh.

+ Có độ bền cơ học để chống lại sự biến dạng của hạt trong quá trình hấp phụ và giải hấp.

+ Bền với nhiệt.

+ Không độc.

+ Có tính hấp phụ chọn lọc.

+ Giá cả hợp lý.

Các chất hấp phụ đạt được một số yêu cầu kỹ thuật trên và hay được dùng gồm một số loại: boxit là những khoáng vật tự nhiên chủ yếu là oxyt nhôm (Al2O3), oxyt nhôm hoạt hoá; các loại gel là các chất cấu tạo từ oxit silic hay alumogel; các rây phân tử và các zeolite (natri-kali silicat). Các chất hấp phụ này có bề mặt riêng lớn (500 - 800 m2/g), bề mặt này được tạo thành bởi các mao quản hay mạng tinh thể. Trong bảng 3.3 giới thiệu một số tính chất của các chất hấp phụ. Điểm sương của khí sau khi dùng các chất hấp phụ trên là:

Silicagel: -600C

Oxit nhôm hoạt tính: -730C

Zeolite (rây phân tử): - 900C


Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id50526 114188
UploadDocument server07 id50526 114188 -> MỤc lục mở ĐẦU 10 Xuất xứ của dự án 10
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Thiết kế MÔn học nhà MÁY ĐIỆn lời nóI ĐẦU
UploadDocument server07 id50526 114188 -> ĐỀ TÀi ngân hàng trung ưƠng trưỜng trung cấp kt-cn đÔng nam
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Seminar staphylococcus aureus và những đIỀu cần biếT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Bài thảo luận Đánh giá chất lượng sản phẩm dầu thực vật Môn Phân Tích Thực Phẩm Nhóm 2 : Hoàng – Hùng Hiếu Hồng
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Luận văn tốt nghiệp gvhd: pgs. Ts nguyền Ngọc Huyền MỤc lục danh mục các chữ viết tắT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Aïi Hoïc Quoác Gia Tp
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Mục lục Tổng quan về thịt
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Gvhd: Nguyễn Minh Hùng Đề tài: Tìm Hiểu & Nghiên Cứu cpu
UploadDocument server07 id50526 114188 -> MỤc lục phầN 1 20 MỞ ĐẦU 20 chưƠng 1 21 giới thiệu chung về ĐỒ ÁN 21 Chương 1 nêu ra tính cấp thiết của đồ án, từ đó xác định mục tiêu và phạm VI nghiên cứu, xác định các phương pháp, công cụ cần sử dụng tới khi làm đồ án

tải về 0.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương