TRƯỜng đẠi học luật tp. Hcm khoa luật quốc tế TỔ BỘ MÔn tư pháp quốc tế



tải về 114.76 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu14.10.2017
Kích114.76 Kb.
#33661

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM

KHOA LUẬT QUỐC TẾ

TỔ BỘ MÔN TƯ PHÁP QUỐC TẾ

Số: ………....



CÔNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Tp. Hồ Chí Minh, ngày…. tháng…. năm …..

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC

TƯ PHÁP QUỐC TẾ

1.Thông tin về môn học

Tên môn học: TƯ PHÁP QUỐC TẾ

Trường Đại học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh

Khoa Luật quốc tế

Bộ môn Tư pháp quốc tế - Luật So sánh

Số tín chỉ: 3

Năm thứ: 3 Học kỳ: Từ học kỳ thứ 7

Môn học: Bắt buộc

Các môn học tiên quyết:

- Luật dân sự

- Luật Tố tụng dân sự

- Công pháp quốc tế (học phần 1)



Các môn học kế tiếp: các môn học luật chuyên ngành còn lại

2. Thông tin về Giảng viên (theo thứ tự A, B, C, ...)
STT
Họ

Trình độ

Địa chỉ email

Hướng nghiên cứu

1

Lê Thị Nam Giang

Tiến sĩ

giangle@hcmulaw.edu.vn

-Các vấn đề về TPQT

-Luật sở hữu trí tuệ

-Trọng tài TMQT


2

Đỗ Thị Mai Hạnh

Tiến sĩ

dtmhanh@hcmulaw.edu.vn

-Các vấn đề về TPQT

-Luật so sánh



3

Nguyễn Lê Hoài

Cử nhân

nlhoai@hcmulaw.edu.vn

-Các vấn đề về TPQT

4

Nguyễn Ngọc Lâm

Thạc sỹ

nnlam@hcmulaw.edu.vn

-Các vấn đề về TPQT

-Thương mại quốc tế



5

Phan Hoài Nam

Thạc sỹ

phnam@hcmulaw.edu.vn

-Các vấn đề về TPQT

-Luật so sánh



6

Trần Thị Bảo Nga

Thạc sỹ

ttbnga@hcmulaw.edu.vn

-Các vấn đề về TPQT

-Luật so sánh



7

Lê Trần Thu Nga

Thạc sỹ

lttnga@hcmulaw.edu.vn

-Các vấn đề về TPQT


8

Trịnh Anh Nguyên

Thạc sỹ

tanguyen@hcmulaw.edu.vn

-Các vấn đề về TPQT


9

Mai Hồng Quỳ

PGS, Tiến sĩ

mhquy@hcmulaw.edu.vn

-Các vấn đề về TPQT

-Thương mại quốc tế



10

Phan Ngọc Tâm

Tiến sĩ

pntam@hcmulaw.edu.vn

-Các vấn đề về TPQT

-Luật sở hữu trí tuệ






  1. Mục tiêu của môn học

a. Về kiến thức

Sau khi kết thúc môn học, người học sẽ phải nắm vững những kiến thức lý luận và quy định của pháp luật về Tư pháp quốc tế cũng như việc áp dụng quy định này trong thực tiễn, tập trung vào các nhóm vấn đề:



Nhóm thứ nhất, kiến thức tổng quan về tư pháp quốc tế. Người học sẽ phải nắm vững những kiến thức lý luận về:

  • Đối tượng điều chỉnh; phương pháp điều chỉnh và phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế. Người học phải nhận diện được đặc điểm và bản chất các quan hệ tư pháp quốc tế từ đó phân biệt được các quan hệ này với các quan hệ của Luật dân sự, Luật thương mại, Hôn nhân và gia đình, Lao động, quan hệ công pháp quốc tế cũng như giải thích được tại sao các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế từ đó xác định được phạm vi điều chỉnh của tư pháp quốc tế.

  • Các loại nguồn của tư pháp quốc tế, vị trí, vai trò và cách thức áp dụng các loại nguồn này

  • Quy chế pháp lý của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ Tư pháp quốc tế.

  • Khía cạnh nhân quyền trong việc quy định các quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài khi tham gia vào quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và các quan hệ tố tụng dân sự quốc tế.

  • Quan điểm của các nước về Tư pháp quốc tế trong điều kiện hiện nay.

  • Vai trò của Tư pháp quốc tế trong việc bảo vệ quyền con người trong quan hệ quốc tế

  • Ý nghĩa của việc hoàn thiện các quy định của Tư pháp quốc tế Việt Nam đối với vấn đề bảo vệ quyền con người trong việc thúc đẩy quan hệ quốc tế.

Nhóm thứ hai, những kiến thức lý luận và quy định của pháp luật về xung đột pháp luật và áp dụng pháp luật nước ngoài cũng như kiến thức thực tiễn về các vấn đề này. Người học được cung cấp các kiến thức lý luận và thực tiễn về:

  • Xung đột pháp luật, phương pháp giải quyết xung đột pháp luật trong các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

  • Ý nghĩa của việc giải quyết xung đột pháp luật trong việc đảm bảo thực thi một trong những quyền cơ bản của con người là “tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”

  • Khái niệm, đặc điểm, cơ cấu của quy phạm xung đột và hệ thống các quy phạm xung đột trong pháp luật Việt Nam.

  • Việc bảo vệ quyền của người nước ngoài, của công dân Việt Nam trong các nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng thông qua các quy phạm xung đột trong pháp luật Việt Nam.

  • Các nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng trong một số hệ thống pháp luật tiêu biểu như pháp luật của EU, Hoa Kỳ (Các kiểu hệ thuộc luật cơ bản của Tư pháp quốc tế).

  • Sự cần thiết áp dụng pháp luật nước ngoài, nguyên tắc và cách thức áp dụng, cách xác định nội dung pháp luật nước ngoài cũng như các vấn đề pháp lý có thể phát sinh trong quá trình áp dụng pháp luật nước ngoài như bảo lưu trật tự công; renvoi I và renvoi II…

  • Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền con người thông qua việc thừa nhận khả năng áp dụng pháp luật nước ngoài và việc áp dụng trên thực tế.

Nhóm thứ ba, những kiến thức lý luận và quy định của pháp luật về thẩm quyền của toà án quốc gia đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.

Người học sẽ được cung cấp những kiến thức lý luận và thực tiễn, quy định của pháp luật về:



  • Sự cần thiết phải xác định thẩm quyền của toà án quốc gia đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

  • Xung đột thẩm quyền và cách thức giải quyết xung đột thẩm quyền

  • Ý nghĩa của việc xác định thẩm quyền của toà án quốc gia đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong việc đảm bảo thực hiện một trong những quyền cơ bản của con người là “mọi người đều bình đẳng trước Tòa án.

  • Các quy định về bảo vệ quyền tố tụng của người nước ngoài khi tham gia vào các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.

  • Các vấn đề pháp lý và thực tiễn về xác định thẩm quyền của Tòa án Việt nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.

  • Thực hiện ủy thác tư pháp quốc tế.

Nhóm thứ tư, những kiến thức lý luận và quy định của pháp luật về công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài. Ý nghĩa của chế định này trong việc bảo vệ quyền con người khi tham gia vào quan hệ quốc tế.

Nhóm thứ năm, những kiến thức lý luận, quy định pháp luật cũng như kiến thức thực tiễn về xác định thẩm quyền của Tòa án, về giải quyết xung đột pháp luật trong các quan hệ cụ thể của Tư pháp quốc tế, bao gồm:

  • Quan hệ sở hữu.

  • Quan hệ thừa kế.

  • Quan hệ hợp đồng.

  • Quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

  • Quan hệ hôn nhân và gia đình.

  • Vấn đề bảo vệ quyền con người trong từng chế định cụ thể trên.

b. Về kĩ năng

  • Hình thành và phát triển kỹ năng thu nhập, tổng hợp thông tin, kỹ năng hệ thống hoá các vấn đề trong mối quan hệ tổng thể; kỹ năng so sánh, phân tích, bình luận, đánh giá các vấn đề của tư pháp quốc tế.

  • Xây dựng được hệ thống các căn cứ pháp lý, các lập luận tìm và lựa chọn luận cứ giải quyết các vấn đề pháp lý cụ thể.

  • Lựa chọn, vận dụng một cách phù hợp các nguồn luật áp dụng, lựa chọn cơ quan tài phán trong việc giải quyết các vụ việc dân sự quốc tế.

  • Cung cấp và rèn luyện các kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết được các tình huống thực tế và các tình huống giả định của Tư pháp quốc tế.

  • Thành thạo một số kỹ năng tìm các quy định của pháp luật, phán quyết của toà án, trọng tài (sử dụng phương tiện hiện đại để truy cập kho thông tin tư liệu điện tử của quốc tế)

  • Bước đầu phân tích, bình luận được một số bản án điển hình về TPQT

c. Về thái độ

  • Tích cực nâng cao trình độ nhận thức về các vấn đề của Tư pháp quốc tế trong bối cảnh hội nhập.

  • Chủ động vận dụng các kiến thức đã học trong phân tích và giải quyết các vấn đề của Tư pháp quốc tế Việt Nam.

  • Hình thành tính chủ động, tự tin cho học viên.

d. Các mục tiêu khác

  1. Phát triển kỹ năng làm việc nhóm.

  2. Phát triển khả năng tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi.

  3. Rèn kỹ năng bình luận, thuyết trình trước công chúng.

5. Đề cương chi tiết của môn học
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ TƯ PHÁP QUỐC TẾ

1. Các học thuyết cơ bản về TPQT và tên gọi của ngành luật

2. Đối tượng điều chỉnh của TPQT

3. Phương pháp điều chỉnh của TPQT

3.1. Phương pháp thực chất (Phương pháp điều chỉnh trực tiếp)

3.2. Phương pháp xung đột (Phương pháp điều chỉnh gián tiếp)

4. Chủ thể của Tư pháp quốc tế

4.1. Khái quát về chủ thể của TPQT

4.2. Người nước ngoài

4.3. Pháp nhân nước ngoài

4.4. Quốc gia- chủ thể đặc biệt của TPQT

5. Nguồn của Tư pháp quốc tế

5.1. Khái quát về nguồn của TPQT

5.2. Điều ước quốc tế

5.3. Pháp luật quốc gia

5.4. Tập quán quốc tế

6. Vị trí của TPQT trong hệ thống pháp luật

7. Vai trò của Tư pháp quốc tế trong việc bảo vệ quyền con người trong quan hệ quốc tế
CHƯƠNG 2

XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI

I. Xung đột pháp luật

1. Khái quát về xung đột pháp luật

1.1. Khái niệm và nguyên nhân phát sinh xung đột pháp luật

1.2. Phạm vi của xung đột pháp luật

2. Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật

3. Quy phạm xung đột

3.1. Khái niệm

3.2. Cơ cấu quy phạm xung đột

3.3. Phân loại quy phạm xung đột

3.4. Các kiểu hệ thuộc luật cơ bản

4. Ý nghĩa của việc giải quyết xung đột pháp luật trong việc đảm bảo thực thi một trong những quyền cơ bản của con người là “tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”

II. Áp dụng pháp luật nước ngoài

1. Sự cần thiết áp dụng pháp luật nước ngoài

2. Nguyên tắc áp dụng pháp luât nước ngoài

3. Một số vấn đề phát sinh khi áp dụng pháp luật nước ngoài

3.1. Bảo lưu trật tự công cộng

3.2. Dẫn chiếu ngược trở lại và dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba

3.3. Vấn đề lẩn tránh pháp luật



4. Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền con người thông qua việc thừa nhận khả năng áp dụng pháp luật nước ngoài và việc áp dụng trên thực tế.
CHƯƠNG 3

THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN QUỐC GIA ĐÔI VỚI CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯƠC NGOÀI

1. Khái quát về thẩm quyền xét xử của tòa án quốc gia đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

2. Xác định thẩm quyền của tòa án Việt Nam đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

2.1. Xác định thẩm quyền của tòa án Việt Nam theo các Hiệp định TTTP

2.2. Xác định thẩm quyền của tòa án Việt Nam theo pháp luật Việt Nam

2.2.1 Thẩm quyền chung

2.2.2 Thẩm quyền riêng biệt

3. Ủy thác TPQT

3.1. Tổng quan về ủy thác tư pháp quốc tế

3.2. Thực hiện ủy thác tư pháp tại Việt Nam

4. Vai trò của TPQT trong việc đảm bảo thực thi một trong những quyền cơ bản của con người là “tất cả mọi người đều bình đẳng trước Tòa án”
CHƯƠNG 4

CÔNG NHẬN VÀ THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN NƯỚC NGOÀI, QUYẾT ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI

1. Khái niệm

2. Công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam

3. Công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài

3.1. Công Ước Newyork 1958 về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài

3.2 Công nhận và thi hành quyết định quyết định của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
CHƯƠNG 5

QUYỀN SỞ HỮU TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ


  1. Khái niệm quyền sở hữu trong Tư pháp quốc tế

  1. Giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu

2.1. Nguyên tắc chung trong việc giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu

2.2. Các trường hợp ngoại lệ



3. Quy định của pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu của người nước ngoài, người Việt Nam định cư tại nước ngoài

3.1. Quyền sở hữu của ngừời nước ngoài tại Việt Nam

3.2. Quyền sở hữu người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

4. Vai trò của TPQT trong việc bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài
CHƯƠNG 6

THỪA KẾ TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ

1. Khái niệm thừa kế trong TPQT

2. Giải quyết xung đột về thừa kế có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam

2.1. Theo các Điều ước quốc tế mà VN là thành viên

a. Thừa kế theo di chúc

b. Thừa kế theo pháp luật

2.2. Theo pháp luật VN

a. Thừa kế theo di chúc

b. Thừa kế theo pháp luật

3. Giải quyết di sản không người thừa kế trong Tư pháp quốc tế

4. Vai trò của TPQT trong việc bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực thừa kế có yếu tố nước ngoài
CHƯƠNG 7

HỢP ĐỒNG TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ

1. Khái niệm về hợp đồng trong TPQT

2. Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng

2.1. Giải quyết xung đột pháp luật về tư cách pháp lý của các bên ký kết hợp đồng

2.2. Giải quyết xung đột pháp luật về hình thức của hợp đồng

2.3. Giải quyết xung đột pháp luật về thời điểm và nơi giao kết hợp đồng trong trường hợp hợp đồng đựợc giao kết vắng mặt

2.4. Giải quyết xung đột pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng

2.5. Giải quyết xung đột pháp luật về xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu và chuyển dịch rủi ro trong hợp đồng mua bán quốc tế.



3. Vai trò của TPQT trong việc bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực hợp đồng có yếu tố nước ngoài
CHƯƠNG 8

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ

1. Khái niệm về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong TPQT

2. Giải quyết xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

2.1. Nguyên tắc chung

2.2 Giải quyết xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong một số lĩnh vực cụ thể

3. Vai trò của TPQT trong việc bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài
CHƯƠNG 9

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ

1. Khái niệm quan hệ hôn nhân và gia đình trong tư pháp quốc tế

2. Giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn

2.1. Giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn

2.1.1. Điều kiện kết hôn

2.1.1.1. Theo các Hiệp định tương trợ tư pháp.

2.1.1.2. Theo pháp luật Việt Nam.

2.1.2. Nghi thức kết hôn

2.1.2.1. Theo các Hiệp định tương trợ tư pháp.

2.1.2.2. Theo pháp luật Việt Nam.

3. Giải quyết xung đột pháp luật về ly hôn

3.1. Giải quyết xung đột pháp luật về ly hôn theo các Hiệp định tương trợ tư pháp

3.2. Theo pháp luật Việt Nam.

4. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng

4.1. Luật được áp dụng để điều chỉnh quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng theo Hiệp định tương trợ tư pháp

4.2. Luật được áp dụng để điều chỉnh quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng theo pháp luật Việt Nam

5. Quan hệ giữa cha mẹ và con cái

5.1. Theo Hiệp định tương trợ tư pháp

5.2. Theo pháp luật Việt Nam

6. Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

6.1. Theo các Hiệp định tương trợ



6.2. Theo pháp luật Việt Nam

7. Vai trò của TPQT trong việc bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

  1. Kế hoạch giảng dạy

Lý thuyết: 27 giờ tín chỉ

Thảo luận: 18 giờ tín chỉ

  1. Học liệu

6.1. Tài liệu bắt buộc

    • Giáo trình tư pháp quốc tế - Phần chung, Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh, 2009.

Văn bản pháp luật:

    • Bộ luật dân sự 2005 - Phần thứ 7

    • Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự giữa CHXHCNVN và các nước

    • Bộ luật TTDS 2004 (Phần thứ VI, chương 34, Chương 35)

    • Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Chương XI)

    • Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

    • Pháp lệnh về áp dụng MFN và NT trong thương mại quốc tế

    • Nghị định 138/CP quy định chi tiết thi hành các quy định của BLDS về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

    • Luật nuôi con nuôi 2010

    • Công ước NEWYORK 1958 về công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài

6.2. Tài liệu tham khảo có định hướng:

Tài liệu tiếng Việt

    • Brusells Regulation (2001) về thẩm quyền và thi hành bản án về dân sự thương mại

    • Nghị định Rome I về luật áp dụng cho nghĩa vụ ngoài hợp đồng

    • Nghị định Rome II về luật áp dụng cho nghĩa vụ hợp đồng

    • Giáo trình tư pháp quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân 2005

    • Tư pháp quốc tế Việt Nam. TS Đỗ Văn Đại và PGS.TS Mai Hồng Quỳ. Nxb Đại học quốc gia TP.HCM 2006 (tái bản năm 2010)

    • Tư pháp quốc tế. ThS Lê Thị Nam Giang. NXB Đại học quốc gia TP.HCM 2010

    • Tư pháp quốc tế. Phần 1, 2 ThS Nguyễn Ngọc Lâm, 2006

    • Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quan hệ nhân thân và tài sản trong Tư pháp quốc tế - Kỷ yếu hội thảo- Nhà pháp luật Việt Pháp 2005.

    • Tư pháp quốc tế - Jean Derruppe, Nhà pháp luật Việt Pháp, Hà Nội, 2004.

Tài liệu tiếng Anh

    • P.M. North and JJ Farett, Cheshire and North’s Private Intrnational Law, Butterworth, 2001

    • Adrian Briggs, The Coflict of Law, Oxford University Press 2002

    • J.G. Collier, Coflict of Law, Cambridge University Press 2001

6.3. Tài liệu tham khảo lựa chọn

    • 50 phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc. Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam – Bên cạnh Phòng thương mại và công nghiệp VN.

    • Giáo trình TPQT, khoa Luật ĐHQGHN, 2001.

    • Giáo trình TPQT, viện ĐH mở Hà Nội, 2005

    • Các bản án về các vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài do GV cung cấp

Page of

Каталог: hcmulaw -> images -> stories -> dhluat -> k-quocte
dhluat -> Học vị tiến sĩ và học hàm ở các đại học Úc và Mỹ Phần 1
dhluat -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học luật tp. HỒ chí minh kỷ YẾu hội thảo khoa học thờI ĐIỂm giao kếT
dhluat -> TRƯỜng đh luật tp. Hcm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam khoa luật hành chính độc lập Tự do Hạnh phúc
dhluat -> M mẫu 2 Ẫu bản kê khai tài sảN, thu nhập bổ sung
dhluat -> LỜi mở ĐẦu tính cấp thiết củA ĐỀ TÀI
k-quocte -> ĐỀ TÀi khóa luận tiểu luận tổ BỘ MÔn luật thưƠng mại quốc tế
k-quocte -> TRƯỜng đẠi học luật tp. Hcm khoa luật quốc tế TỔ BỘ MÔn tư pháp quốc tế-luật so sáNH
k-quocte -> LÝ LỊch khoa học trần việt dũng I. LÝ LỊch sơ LƯỢc học vị cao nhất: Tiến sĩ Luật
k-quocte -> LÝ LỊch khoa học lê thị nam giang I. LÝ LỊch sơ LƯỢC
k-quocte -> LÝ LỊch khoa học trần việt dũng I. LÝ LỊch sơ LƯỢc học vị cao nhất: Tiến sĩ Luật

tải về 114.76 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương