TRƯỜng đẠi học luật tp. Hcm khoa luật quốc tế TỔ BỘ MÔn tư pháp quốc tế-luật so sáNH



tải về 82.04 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích82.04 Kb.
#30242

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM

KHOA LUẬT QUỐC TẾ

TỔ BỘ MÔN TƯ PHÁP QUỐC TẾ-LUẬT SO SÁNH

Số: ………....



CÔNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc




Tp. Hồ Chí Minh, ngày…. tháng…. năm …..


ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC

LUẬT SO SÁNH
Tên môn học: Luật So Sánh – 45 tiết

  1. Mục đích nghiên cứu của môn học:

a. Về kiến thức: Sau khi hoàn tất môn học một cách thành công sinh viên, học viên có thế:

  1. Hiểu về đối tượng, phương pháp nghiên cứu, vị trí của môn học;

  2. Nắm bắt được sự hình thành và xu thế phát triển của khoa học Luật so sánh;

  3. Xác định được các ứng dụng của Luật so sánh;

  4. Có khả năng phân tích, so sánh và đánh giá nguồn luật của các quốc gia khác nhau trong quá trình nghiên cứu các hệ thống pháp luật;

  5. Có kiến thức về lịch sử hình thành, phát triển của các truyền thống pháp luật chủ đạo trên thế giới và xu thế chung của sự phát triển;

  6. Nhận biết và giải thích về những chế định pháp luật đặc thù trong các hệ thống pháp luật điển hình của các truyền thống pháp luật chủ đạo.

b. Về kỹ năng

- Có khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào nghiên cứu các khoa học pháp lý chuyên ngành tiếp theo trong chương trình đào tạo.

- Có khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào công việc thực tiễn.

- Hình thành kỹ năng tìm kiếm, thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau liên quan đến nghiên cứu khoa học pháp lý chuyên ngành một cách nghiêm túc và khoa học.

- Có khả năng phân tích, đánh giá các vấn đề lý luận và thực tiễn, đưa ra được các ý kiến cá nhân về xu hướng phát triển của các truyền thống pháp luật; xác định được giải pháp pháp chung được áp dụng ở các nước khác nhau khi điều chỉnh về cùng một mối quan hệ xã hội

c. Về thái độ



- Vượt qua cảm giác “sợ” pháp luật nước ngoài,

- Có cái nhìn khách quan, biện chứng về ưu và nhược điểm của từng truyền thống pháp luật ,

- Có sự nghiêm túc, cố gắng trong việc tăng cường nghiên cứu về ngoại ngữ

- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học trong việc nghiên cứu các môn khoa học tiếp theo



  1. Phương pháp nghiên cứu môn học:

  • Nghe giảng.

  • Tự học.

  1. Tài liệu học tập:

3.1 Tài liệu bắt buộc:

  • Giáo trình Luật So Sánh của giáo sư Michael Bogdan (Người dịch: PGS. TS Lê Hồng Hạnh, Th.S Dương Thị Hiền).

3.2 Tài liệu tham khảo:

Sách:

  • Tìm Hiểu Luật So Sánh – Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia, năm 1993.

  • Giáo trình Luật So Sánh – Tác giả PGS-TS Võ Khánh Vinh – Nhà xuất bản Công an nhân dân, năm 2002.

  • Những điều cần biết về luật pháp Hoa Kỳ – Tác giả Phạm Minh – Nhà xuất bản Lao Động, năm 2003.

  • Các hệ thống pháp luật thế giới đương đại – Tác giả René David (đã được dịch sang tiếng Việt)

  • Luật So sánh trong thế giới thay đổi (Comparative Law in changing world) – Tác giả Peter de Cruz- Năm 1998 (Nguyên bản tiếng Anh)

  • Hệ thống Pháp luật nước Anh (English Legal System) – Tác giả Catherine Elliott và Frances Quinn- Nhà xuất bản Pearson Education, năm 2000 (Nguyên bản tiếng Anh)

  • Hệ thống pháp luật nước Pháp (French Legal System) – Tác giả Catherine Elliott và Catherine Vernon - Nhà xuất bản Pearson Education, năm 2000 (Nguyên bản tiếng Anh)

  • Truyền Thống Dân Luật – Giới thiệu về hệ thống pháp luật Tây Âu và Châu Mỹ La Tinh (The Civil Law Tradition – An introduction to the legal systems of Western Europe and Latin America) - Tác giả John Henry Merryman – Nhà xuất bản Stanford University, năm 1985. (Nguyên bản tiếng Anh)

Tạp chí

  • Tạp chí Nhà nước và Pháp luật – Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật, Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia.

  • Tạp chí Khoa Học Pháp Lý – Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Văn phòng Quốc hội.

  • Tạp chí Kiểm sát - Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

  • Tạp chí Tòa án nhân dân – Tòa án nhân dân Tối cao.

Thông tin trên internet:

Đây cũng là nguồn tham khảo tốt để làm giàu kiến thức về luật so sánh, trong quá trình giảng dạy giáo viên sẽ giới thiệu cho sinh viên cách truy cập một số trang web để nghiên cứu môn học.



  1. Nội dung cơ bản các bài trong môn học:



Bài 1: KHÁI QUÁT VÀ VAI TRÒ CỦA LUẬT SO SÁNH

1. Tên gọi và vị trí của môn học:

        • Giải thích nguyên nhân: Tại sao môn học được bắt đầu với tiêu mục – “Tên gọi của môn học”.

        • Xác định thuật ngữ pháp lý của Luật so sánh và giải thích nguyên nhân.

        • Lý giải khẳng định Luật so sánh không phải là một ngành luật mà là một ngành khoa học pháp lý.

        • Phân tích ba trường phái quan điểm về Luật so sánh: (a) Luật so sánh là phương pháp; (b) Luật so sánh là một ngành khoa học pháp lý; (c) Luật so sánh có thể vừa là phương pháp nghiên cứu, so sánh pháp luật, vừa là ngành khoa học pháp lý.

        • Xác định vị trí của Luật so sánh trong hệ thống ngành khoa học pháp lý và mối liên hệ với các ngành khoa học pháp lý và các ngành luật.

2. Khái niệm về Luật so sánh:

    1. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu:

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu:

  • Trình bày về các trường phái quan điểm khác nhau về đối tượng nghiên cứu của Luật so sánh.

  • Phân tích ưu và nhược điểm của mỗi quan điểm.

  • Xác định quan điểm đang được áp dụng và chấp nhận một cách rộng rãi từ hai góc độ lý luận và thực tiễn. Giải thích nguyên nhân của sự lựa chọn.

  • Tách biệt và bình luận về các đặc điểm mang tính đặc thù của đối tượng nghiên cứu của Luật so sánh.

      1. Phương pháp nghiên cứu

  • Xác định các nhóm phương pháp Luật so sánh sẽ áp dụng trong quá trình nghiên cứu, so sánh pháp luật các nước. Giải thích nguyên nhân. Xác định mối liên hệ giữa các nhóm phương pháp.

  • Phân tích nội dung, phương thức áp dụng các phương pháp đặc thù cơ bản như: Phương pháp so sánh lịch sử; phương pháp so sánh kết hợp với thống kê; phương pháp so sánh chức năng.

  • Lý giải nguyên nhân các phương pháp trên được xem là phương pháp đặc thù của Luật so sánh và cho ví dụ minh họa.

  • Diễn giải khẳng định: Phương pháp so sánh pháp luật – phương pháp đặc thù, riêng biệt của khoa học pháp lý.

  • Trình bày về phương pháp luận của phương pháp so sánh pháp luật nhằm: phân biệt áp dụng phương pháp so sánh pháp luật và hoạt động nghiên cứu về phương pháp so sánh pháp luật; xác định vai trò và sự cần thiết của việc nghiên cứu phương pháp so sánh pháp luật.

    1. Khái niệm Luật so sánh:

  • Trình bày các quan điểm khác nhau khi thử định nghĩa môn học, ví dụ: “Luật so sánh là hoạt động trí tuệ về pháp luật có đối tượng là so sánh”; “Luật so sánh là khoa học nghiên cứu một cách có hệ thống các truyền thống pháp lý đặc thù và nghiên cứu các nguyên tắc pháp lý trên cơ sở của sự so sánh”.

  • Giải thích nguyên nhân: Chưa thể đưa ra một khái niệm thống nhất, truyền thống về Luật so sánh.

  • Xác định nội hàm khái niệm “Luật so sánh” đang được chấp nhận và sử dụng cả từ phương diện lý luận và thực tiễn.

3.Vai trò và mục đích của Luật so sánh:

    1. Đối với nền văn hóa pháp lý nói chung:

    2. Hiểu biết tốt hơn về PL của quốc gia mình

    3. Đối với vấn đề lập pháp:

    4. Đối với HHH và NĐH PL

    5. Đối với việc giải thích và AD pháp luật

    6. Đối với CPQT

    7. Đối với TPQT



BÀI 2:MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI

1. Nhận xét chung:

    1. Những sai lầm thường gặp trong thực tiễn nghiên cứu, so sánh pháp luật nước ngoài.

    2. Một số qui tắc chung của hoạt động nghiên cứu, so sánh pháp luật nước ngoài.

2. Giá trị của các nguồn thông tin:

    1. Nguồn thông tin thứ nhất (nguồn chủ yếu):

- Khái niệm.

- Loại hình.

- Qui tắc thu thập.

- Ưu và nhược điểm của nguồn thông tin này.



    1. Nguồn thông tin thứ hai (nguồn thứ yếu):

- Khái niệm.

- Loại hình.

- Qui tắc thu thập.

- Ưu và nhược điểm của nguồn thông tin này.



    1. Căn cứ lựa chọn loại hình thông tin và cách sử dụng các nguồn thông tin trong hoạt động nghiên cứu, so sánh pháp luật nước ngoài.

3. Nguyên tắc giải thích và sử dụng các nguồn luật:

    1. Nguyên tắc tôn trọng trật tự phân cấp các nguồn luật.

    2. Nguyên tắc nghiên cứu toàn diện.

    3. Nguyên tắc nghiên cứu vấn đề pháp luật trong mối quan hệ hữu cơ.

    4. Nguyên tắc giải thích pháp luật đúng với cách thức giải thích pháp luật của nơi đã ban hành hệ thống pháp luật đó.

    5. Nguyên tắc đối với vấn đề dịch thuật.


BÀI 3:CÁC HỆ THỐNG PHÁP LUẬT THẾ GIỚI CHỦ YẾU

1. Khái niệm hệ thống pháp luật quốc gia (HTPL QG) & hệ thống pháp luật thế giới (HTPL TG)

    1. Khái niệm HTPL QG.

    2. HTPL TG( truyền thống hoặc gia đình pháp luật).

    3. Mục đích của việc phân loại HTPLQG vào HTPLTG.

2. Các tiêu chí để phân định HTPL QG vào HTPL TG

    1. Hình thức pháp luật:

  • Tập quán pháp: ưu điểm và khuyết điểm

  • Tiền lệ pháp (án lệ): ưu điểm và khuyết điểm

  • Văn bản pháp luật: ưu điểm và khuyết điểm

    1. Nguồn gốc pháp luật:

  • Nguồn gốc từ luật La Mã cổ

  • Nguồn gốc từ luật Anh cổ

    1. Vai trò làm luật của cơ quan tư pháp trong hoạt động lập pháp.

  • Tòa án dưới góc độ cơ quan tư pháp.

  • Tòa án dưới góc độ vừa là cơ quan tư pháp vừa tham gia vào hoạt động lập pháp.

    1. Vấn đề công nhận việc phân chia pháp luật thành luật công & luật tư.

  • Nguyên nhân của sự phân chia pháp luật thành luật công và luật tư.

  • Sự ảnh hưởng của sự phân chia này tới cấu trúc tòa án.

    1. Vai trò, mối tương quan giữa luật thực chất và luật tố tụng.

  • Bản chất mối tương quan giữa luật thực định và luật tố tụng.

  • Nguyên nhân hình thành mối tương quan này.

  • Sự ảnh hưởng của mối tương quan này tới phương thức đào tạo luật và cấu trúc nghề luật.

    1. Trình độ pháp điển hóa pháp luậ.

  • Khái niệm pháp điển hoá pháp luật.

  • Căn cứ đánh giá trình độ pháp điển hóa pháp luật.

  • Xu hướng pháp điển hóa pháp luật.

3. Các hệ thống pháp luật thế giới (các gia đình luật)chủ yếu

    1. Truyền thống pháp luật Châu Âu Lục địa (Civil Law)

  • Nguồn gốc lịch sử.

  • Sự tiếp nhận luật Lamã và vai trò của các trường đại học.

  • Luật giáo hội.

  • Ảnh hưởng của các nguyên tắc cơ bản của Học thuyết pháp luật tự nhiên và thành tựu của phong trào văn hóa Phục hưng.

  • Đặc điểm cơ bản của truyền thống pháp luật Châu Âu Lục địa.

    1. Truyền thống pháp luật Thông Luật (Common Law)

  • Nguồn gốc và sự phổ cập của Thông luật.

  • Vai trò của thực tiễn xét xử trong sự hình thành Thông luật.

  • Cấu trúc nguồn luật của Thông luật.

    1. Hệ thống PL Xã Hội Chủ Nghĩa

  • Hình thức pháp luật.

  • Nguồn gốc lịch sử.

  • Vai trò làm luật của cơ quan tư pháp.

  • Vai trò, vị trí mối tương quan giữa luật thực chất và luật tố tụng.

  • Vấn đề phân chia pháp luật thành luật công và luật tư.

  • Mức độ pháp điển hóa pháp luật.

  • Xu hướng phát triển của hệ thống pháp luật Xã Hội Chủ Nghĩa.

    1. Hệ thống PL tôn giáo:

3.4.1 Luật Hồi Giáo:

  • Nguồn gốc tôn giáo.

  • Nguồn luật của luật Hồi giáo.

  • Căn cứ xác định hệ thống pháp luật Hồi giáo.

  • Đặc điểm pháp luật Hồi giáo.

  • Pháp luật thương mại của những quốc gia thuộc truyền thống pháp luật Hồi giáo.

3.4.2 Các truyền thống pháp luật tôn giáo khác

BÀI 4: PHÁP LUẬT ANH

1. Các thành phần chủ yếu của luật Anh:

    1. Thông Luật:

      1. Lịch sử hình thành:

  • Giai đoạn trước năm 1066: Bối cảch kinh tế, xã hội; sự tiếp cận với luật Lamã; các miền tập quán chính(Luật Wessex, Luật Mercian, Luật Dane); hoạt động xét xử của các tòa án phong kiến.

  • Sự hình thành các Tòa án Hoàng gia vào thế kỷ XVII

  • Hình thức xét xử lưu động.

  • Phương thức giải thích và áp dụng tập quán, kinh nghiệm xét xử của các thẩm phán.

  • Căn cứ nhận dạng sự hình thành của Thông luật.

      1. Đặc điểm:

  • Thông luật được hình thành tách biệt với quyền lực lập pháp.

  • Thông luật hình thành bằng con đường nội tại

  • Sự hình thành Thông luật có tính liên tục và kế thừa lịch sử pháp luật giai đoạn trước

  • Nội dung và phương thức áp dụng nguyên tắc “Stare decisis” – “tiền lệ phải được tuân thủ”.

  • Tính cứng nhắc và tính linh hoạt của Thông luật.

  • Ưu thế của luật tố tụng so với luât thực định trong Thông luật.

  • Giải pháp bồi thường thiệt hại bằng phạt tiền của Thông luật- không phải là giải pháp thỏa đáng cho mọi trường hợp

    1. Luật Công bằng:

      1. Lịch sử hình thành

  • Bối cảch kinh tế, chính trị, xã hội.

  • Sự khủng khoảng của Thông luật.

  • Nhà Vua với vị trí cấp xét xử cao nhất.

  • Ảnh hưởng của Luật giáo hội và uy tín của Vị Đại chưởng ấn trong bộ máy quyền lực của Nhà Vua.

  • Sự hình thành một tòa án đặc biệt – Tòa đại pháp (Chancery court) với chức năng xét xử những vụ kiện do Đại chưởng ấn làm quan tòa vào thế kỷ XV.

  • Hệ thống nguyên tắc độc lập, áp dụng trong thực tiễn xét xử tại Tòa đại pháp.

      1. Đặc điểm:

  • Tính chất đạo đức của qui phạm Luật công bằng.

  • Tính chất chủ quan, cá nhân của các lý lẽ, lập luận được sử dụng trong hoạt động xét xử.

  • Các “định lý” của Luật công bằng.

  • Tính đa dạng và mới mẻ của phương tiện pháp lý.

  • Tính chất đơn giản và đa dạng của thủ tục xét xử.

1.2.3 Mối tương quan giữa Thông luật và Luật công bằng

- Giai đoạn trước cải cách tòa án 1873-1875.

- Giai đoạn sau cải cách.

2. Hệ thống cơ quan tòa án:


    1. Nhận xét chung về cấu trúc tòa án nước Anh.

  • Tính phức tạp.

  • Sự tập trung của quyền lực tư pháp.

  • Sự khác biệt của cấu trúc tòa án nước Anh và cấu trúc tòa án trong truyền thống Châu Âu lục địa.

  • Căn cứ phân chia cấp tòa.

    1. Các cơ quan tòa án

  • Viện Nguyên lão - House of Lords

  • Tòa Cấp cao: Thành phần; thẩm quyền về vụ việc và lãnh thổ; thủ tục xét xử; thẩm quyền ban hành án lệ

  • Tòa Cấp thấp: Thành phần; thẩm quyền về vụ việc và lãnh thổ; thủ tục xét xử; cấp phúc thẩm

  • Sơ đồ cấu trúc Tòa án nuớc Anh.

    1. Án lệ trong luật pháp nước Anh và các nước theo Thông Luật

  • Khái niệm án lệ.

  • Nhận dạng án lệ trong lĩnh vực hình sự và dân sự:

    • Trong lĩnh vực hình sự: Đưa ví dụ: R v Smith (Giải thích ý nghĩa)

    • Trong lĩnh vực dân sự: Đưa ví dụ: Brown v Smith (Giải thích ý nghĩa)

  • Cấu trúc của án lệ: Ratio Decidendi (phần bắt buộc) và Obiter dictum (phần không bắt buộc).

  • Cách thức xác định Ratio Decidendi - phần bắt buộc.

  • Các tuyển tập án lệ.

3. Nghề Luật và đào tạo luật ở nước Anh:

3.1. Khái niệm nghề luật.

3.2 Cấu trúc nghề luật sư ở nước Anh

- Luật sư tư vấn (Solicitors):Điều kiện về đào tạo; khả năng thăng tiến.

- Luật sư bào chữa (Barristers): Điều kiện về đào tạo; khả năng thăng tiến.
BÀI 5: PHÁP LUẬT NƯỚC PHÁP

1. Lịch sử hình thành pháp luật nước Pháp:

1.1 Giai đoạn trước CMDCTS năm 1789

- Tình hình pháp luật

- Đặc trưng

- Thành quả

1.2 Giai đoạn chuyển tiếp

- Tình hình pháp luật

- Đặc trưng

- Thành quả

1.3. Giai đoạn sau Cách Mạngt

- Tình hình pháp luật

- Đặc trưng

- Thành quả

2 Bộ luật dân sự Pháp

2.1 Về hình thức, ngôn ngữ và kỹ thuật soạn thảo:

2.2 Về nội dung:

- Cấu trúc của Bộ luật

- Ưu điểm tuyệt đối của Bộ luật.



- Sự tiến hóa của Bộ luật.

3. Hệ thống cơ quan Tòa án

3.1 Nhận xét chung về cấu trúc tòa án của nước Pháp.

3.2 Nhánh tòa thẩm quyền chung.

3.3 Nhánh tòa hành chính.

5. Đào tạo luật và hành nghề luật tại Pháp:

5.1 Khái niệm và đặc điểm nghề luật ở Pháp

5.2 Nghề thẩm phán và công tố viên

5.3 Nghề luật sư

5.4 Nghề công chứng viên

5.5 Nghề thừa phát lại.

BÀI 6:PHÁP LUẬT HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ

1 Lịch sử hình thành:

1.1 Lịch sử hình thành nước Mỹ.

1.2 Pháp luật nước Mỹ- sự tiếp nhận pháp luật nước Anh có chọn lọc.

1.3 Đặc điểm cơ bản của pháp luật Luật Mỹ.

1.4 Cấu trúc nguồn luật của nước Mỹ.

2. Hiến pháp Liên Bang - Hiến pháp Hoa Kỳ

    1. Quá trình soạn thảo.

    2. Nội dung Hiến pháp Hoa kỳ.

3. Hệ thống tòa án Hoa Kỳ

3.1 Nét đặc biệt của hệ thống tòa án nước Mỹ

3.2 Nguyên tắc xác định thẩm quyền tư pháp giữa Tòa án Liên bang và tòa án Bang.

3.3 Vị trí và chức năng của Tối cao pháp viện Mỹ trong hệ thống tòa án nước Mỹ.

3.4 Hệ thống tòa án Liên Bang.

- Tòa án quận (U.S District Courts)

- Tòa phúc thẩm (U.S Courts of Appeal)

3.5Khái quát chung về hệ thống tòa án các bang.

4. Nghề luật và đào tạo luật ở Mỹ

4.1 Khái niệm và đặc điểm nghề luật ở Mỹ

4.2 Đào tạo luật ở Mỹ.

4.3 Nghề luật sư ở Mỹ.






Каталог: hcmulaw -> images -> stories -> dhluat -> k-quocte
dhluat -> Học vị tiến sĩ và học hàm ở các đại học Úc và Mỹ Phần 1
dhluat -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học luật tp. HỒ chí minh kỷ YẾu hội thảo khoa học thờI ĐIỂm giao kếT
dhluat -> TRƯỜng đh luật tp. Hcm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam khoa luật hành chính độc lập Tự do Hạnh phúc
dhluat -> M mẫu 2 Ẫu bản kê khai tài sảN, thu nhập bổ sung
dhluat -> LỜi mở ĐẦu tính cấp thiết củA ĐỀ TÀI
k-quocte -> ĐỀ TÀi khóa luận tiểu luận tổ BỘ MÔn luật thưƠng mại quốc tế
k-quocte -> LÝ LỊch khoa học trần việt dũng I. LÝ LỊch sơ LƯỢc học vị cao nhất: Tiến sĩ Luật
k-quocte -> TRƯỜng đẠi học luật tp. Hcm khoa luật quốc tế TỔ BỘ MÔn tư pháp quốc tế
k-quocte -> LÝ LỊch khoa học lê thị nam giang I. LÝ LỊch sơ LƯỢC
k-quocte -> LÝ LỊch khoa học trần việt dũng I. LÝ LỊch sơ LƯỢc học vị cao nhất: Tiến sĩ Luật

tải về 82.04 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương