TRƯỜng đẠi học luật tp. Hcm khoa luật hành chính hưỚng dẫn viết khóa luận- tiểu luận tốt nghiệp cử nhân luậT



tải về 27.84 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích27.84 Kb.
#29915
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM

KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH
HƯỚNG DẪN VIẾT KHÓA LUẬN- TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

(Trích yếu)



A. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

I.

II. NHỮNG YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT:

2.1. Về nội dung:

Khóa luận phải thể hiện được là kết quả của hoạt động nghiên cứu nghiêm túc, nội dung khóa luận phải giải quyết tốt các nhiệm vụ về mặt lý luận cũng như thực tiễn mà đề tài nghiên cứu đã đặt ra.



- Về mặt lý luận:

Khóa luận phải chứa đựng những nhận định, những kết luận, những kiến giải có giá trị, cung cấp kiến thức có tính hệ thống, đào sâu kiến thức chuyên ngành dựa trên những cơ sở và lập luận có tính khoa học. Người viết phải thể hiện được mạch tư duy lô-gíc nhất quán về các vấn đề mà đề tài nghiên cứu đã đặt ra. Mỗi khái niệm, thuật ngữ hay chế định pháp luật phải được trình bày theo trình tự nhất quán từ khái quát đến cụ thể.

- Về thực tiễn:

Khóa luận phải có những đóng góp nhất định, có giá trị đối với thực tiễn áp dụng pháp luật. (Xác định những vướng mắc, bất cập và đề xuất hướng giải quyết có cơ sở khoa học).



2.2. Về bố cục:

Để giải quyết tốt những yêu cầu về nội dung như trên, khóa luận phải được trình bày theo một bố cục mạch lạc, khúc chiết, chặt chẽ và tuân theo trình tự gồm:

- Phần mở đầu: Phải nêu lên được tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài, ý nghĩa khoa học và thực tiễn, mục đích nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu…

- Phần nội dung chính: Với dung lượng hạn chế trong khoảng 40-70 trang đánh máy – không kể phần phụ lục, hình vẽ, bảng, biển, đồ thị, danh mục tài liệu tham tham khảo – phần này có thể chia làm 2 hoặc 3 chương. Chương một của khóa luận phải đề cập và giải quyết những vấn đề lý luận cơ bản của đề tài được nghiên cứu. Chương hai của khóa luận phải đề cập đến những khía cạnh thực tiễn của đề tài một cách cụ thể, chi tiết…

Nói chung, phần nội dung chính phải thể hiện nhất quán mạch tư duy từ khái quát đến cụ thể. Các chương và đề mục nhỏ phải thể hiện đươc tư tưởng chủ đạo của người viết - tức là thể hiện đươc trục chính của tư duy khoa học.

- Phần kết luận: (Yêu cầu ngắn gọn). Phải khẳng định lại những kết quả nghiên cứu, tìm hiểu đề tài và tóm tắt những đề xuất. Không nên có lời bàn hoặc bình luận bổ sung.

- Phần cuối khóa luận: phải có danh mục tài liệu đã đươc tham khảo (có trích dẫn) trong khi viết khóa luận. Danh mục tài liệu tham khảo phải được trình bày theo một hình thức thống nhất (sẽ được nói đến ở phần tiếp theo).

- Về hình thức:

Khóa luận phải được đánh máy vi tính trên khổ giấy A4 với số lượng trang không dưới 40 và không quá 70. Hình thức trang bìa và trang áp bìa phải được trình bày trên một trang giấy A4, thống nhất theo mẫu sau:



TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM

KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH

-----------***------------



NGUYỄN VĂN A


MSSV:


TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ (HUYỆN, TỈNH….)

(Từ thực tiễn tỉnh Trà Vinh)

Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật

Niên khóa: 2002 - 2006

Người hướng dẫn:

(Học vị, học hàm) (Họ và tên)

TP.HCM – Năm 200 . . . .







Lề: Trên: 3,5 cm (số trang)

Dưới: 3,0 cm

Phải: 2,0 cm

Trái: 3,5cm

Khóa luận tốt nghiệp phải đóng thành sách bìa cứng. Trang bìa ngoài in chữ nhũ. Cỡ chữ trong khóa luận thống nhất là 13 hoặc 14; Font chữ VNI-Times theo chương trình phần mềm soạn thảo văn bản trên Winword, dãn dòng đặt chế độ tự động1,5 line. Lề trên 3,5cm, lề dưới 3,0cm hoặc ngược lại tùy vị trí đánh số trang, lề trái 3,5cm, lề phải 2,0cm.

- Cách ghi đề mục trong khóa luận phải thống nhất như sau:

+ Các chương có thể dùng ký hiệu La mã I, II; đề mục phải được ký hiệu bằng chữ số Ả rập (không dùng chữ số La mã).

+ Các mục và tiểu mục được đánh bằng ký hiệu nhóm 2 hoặc 3 chữ số. Ví dụ:

Chương 3:

3.1


3.1.1

3.1.2


3.2

3.2.1


3.2.2

……..


III. HƯỚNG DẪN XẾP DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Tài liệu tham khảo bao gồm những sách báo, tạp chí,… đã đọc và được trích dẫn hoặc được người viết kết luận sử dụng về ý tưởng và phải được chỉ rõ việc sử dụng đó trong khóa luận.

  2. Các tài liệu tham khảo phải được xếp riêng theo từng khối tiếng, Quốc ngữ trước, ngoại ngữ sau (tiếng Việt, tiếng nước ngoài). Tài liệu đã đọc, tham khảo, trích dẫn, sử dụng trong khóa luận bằng thứ tiếng nào thì xếp và khối tiếng đó.

  3. Trình tự sắp xếp danh mục tài liệu tham khảo trong từng khối tiếng theo nguyên tắc thứ tự ABC của họ tên tác giả :

  • Tác giả là người nước ngoài: xếp theo thứ tự ABC theo họ tác giả (kể cả các tài liệu dịch ra tiếng Việt và sắp xếp ở khối tiếng Việt).

  • Tác giả là người Việt Nam: xếp theo thứ tự ABC theo tên tác giả mà không đảo lộn thứ tự họ tên tác giả.

Ví dụ:

1. Aruchinov X.A - Ngôn ngữ miền Đông Nam châu Á. Những vấn đề về ngôn ngữ học, quyển 5.NXB ĐH và THCN, 1972.

2. Võ Bình – Một vài nhận xét về từ ghép trong tiếng Việt. Viện ngôn ngữ 2/1997.

3. Đỗ Hữu Châu - Tính cụ thể và tính trừu tượng của từ và từ tiếng Việt. Luận án PTS. Hà Nội 1997.

……….

54. Tìm hiểu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Tập 1.Viện ngôn ngữ học. Hà Nội 1997.



- Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC theo từ đầu của tên tài liệu. Ví dụ: 1. BLHS

2. NQ


3. TT Liên tịch….

4. Các tài liệu tham khảo khi liệt kê vào danh mục phải đầy đủ các thông tin cần thiết và theo trình tự sau: Số thứ tự. Họ tên tác giả. Tên tài liệu( bài báo, sách,…). Nguồn (tên tạp chí,tập, số, năm; hoặc tên nhà xuất bản, nơi xuất bản, năm xuất bản….)

Số thứ tự ở đây được đánh số liên tục từ 1 đến hết qua tất cả khối tiếng.

5. Trích dẫn vào khóa luận: Tài liệu tham khảo trích dẫn vào khóa luận cần được trích dẫn theo số thứ tự của tài liệu tham khảo ở danh mục tài liệu tham khảo này của khóa luận và số thứ tự đó được đặt trong ngoặc vuông.

Ví dụ: Trích ” …” [15-tr.105].

Nghĩa là câu trích dẫn này lấy ở tài liệu có số thứ tự trong danh mục tài liệu tham khảo và trang 105 của tài liệu này.



  1. TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

- Nội dung và hình thức giống như khóa luận nhưng đơn giản hơn. Tiểu luận không nhất thiết phải đóng bìa cứng và tối thiểu là 15 trang giấy A 4.

C. LƯU Ý

- Sinh viên có thể chọn đề tài giống nhau nhưng phải nghiên cứu tìm hiểu ở hai cơ quan khác nhau.

- Sinh viên có thể chọn đề tài ngòai danh mục của khoa nhưng phải được sự đồng ý của khoa Luật hành chính.

- Sinh viên khoa hành chính có thể làm đề tài tốt nghiệp của khoa khác nhưng phải có sự đồng ý của khoa luật hành chính và khoa sẽ đăng ký đề tài.


TP.HCM, ngày 15 tháng 3 năm 2010

KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH
=========== *****=============
Каталог: hcmulaw -> images -> stories -> dhluat -> k-luathanhchinh
k-luathanhchinh -> TRƯỜng đh luật tp. Hcm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam khoa luật hành chính độc lập Tự do Hạnh phúc
dhluat -> M mẫu 2 Ẫu bản kê khai tài sảN, thu nhập bổ sung
dhluat -> LỜi mở ĐẦu tính cấp thiết củA ĐỀ TÀI
k-luathanhchinh -> ĐỀ TÀi khóa luận tốt nghiệp tổ BỘ MÔn lịch sử nhà NƯỚc và pháp luậT
k-luathanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học luật tp. Hcm độc lập Tự do Hạnh phúc khoa luật hành chính tp. Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 8 năm 2012 phân công giảng viên giảng dạy học kỳ 1 NĂm họC 2012 2013
k-luathanhchinh -> LÝ LỊch khoa học I. LÝ LỊch sơ LƯỢC
k-luathanhchinh -> Thời lượng: 30 tiết. Mục tiêu môn học

tải về 27.84 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương