TrưỜng đẠi học kinh tế ĐẠi họC ĐÀ NẴng  giao dịch thưƠng mại quốc tế


Đối với Cơ quan Hải quan nước xuất khẩu



tải về 155.82 Kb.
trang4/10
Chuyển đổi dữ liệu18.05.2023
Kích155.82 Kb.
#54704
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10
NHÓM-07 GDTMQT

Đối với Cơ quan Hải quan nước xuất khẩu

C/O là căn cứ để tiến hành thông quan hàng hóa xuất khẩu. Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 27 Luật Hải quan 2014 5 thì Cơ quan hải quan kiểm tra hàng hoá xuất khẩu dựa trên nội dung khai trên C/O vì vậy đây là loại chứng từ không thể thiếu trong quá trình thông quan hàng hoá. Đây sẽ là loại chứng từ giúp Cơ quan Hải quan dễ dàng kiểm tra và kiểm soát được xuất xứ hàng hoá đang làm thủ tục xuất khẩu, từ đó đánh giá được khả năng xuất khẩu thực tế hàng hóa có xuất xứ từ nước mình và xác định tỷ lệ hàng quá cảnh.

  • Đối với Cơ quan Hải quan nước nhập khẩu

C/O là căn cứ để làm thủ tục nhập khẩu. Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 Luật Hải quan 2014 6 thì cơ quan hải quan sẽ xác định xuất xứ hàng hoá dựa trên chứng từ chứng nhận xuất xứ. Vậy nếu không có C/O thì cơ quan Hải quan nước nhập khẩu có quyền không làm thủ tục nhập khẩu đối với những nước có quy định về C/O hoặc sẽ tính thuế nhập khẩu ở mức cao nhất, dù lô hàng nhập khẩu có thuộc trường hợp được giảm hoặc miễn thuế. Ngoài ra, C/O còn giúp Cơ quan Hải quan phát hiện và ngăn chặn kịp thời những mặt hàng hóa đến từ các nước thuộc diện bị hạn chế và cấm nhập khẩu, xác định mức thuế áp dụng cho lô hàng nhập khẩu phù hợp với chế độ thuế quan hiện hành.

  1. Đối với việc phát triển kinh tế và chính sách quản lý của Nhà nước

Thứ nhất, C/O được xem như là chứng cứ để xác định nguồn gốc nước có bị áp dụng trừng phạt không. Vì trong quá trình hoạt động thương mại, nếu nhận thấy hành vi bất thường dẫn đến sự bất bình đẳng, thì một nước có quyền áp dụng các biện pháp trừng phạt như: áp dụng thuế tự vệ, thuế chống phá giá, thuế chống trợ cấp,….
Thứ hai, C/O làm tăng khả năng đầu tư vào các thị trường phát triển cho hưởng ưu đãi. Từ đó giúp mở rộng thị trường và có nhiều khả năng cạnh tranh hàng hoá cùng loại với các nước không được hưởng ưu đãi, tăng lợi nhuận và tăng tốc độ phát triển.
Thứ ba, liên quan đến các chính sách chống phá giá, trợ giá cũng như thống kê và duy trì hệ thống hạn ngạch đối với các nước nhập khẩu.
Thứ tư, C/O là cơ sở để thống kê được tình hình nhập khẩu hàng hoá, hạn ngạch nhập khẩu, chất lượng hàng hóa nhập khẩu từ các nước, thị trường khác nhau, xem xét sự tác động về mặt xã hội và vệ sinh môi trường của hàng hóa nhập khẩu từ đó đưa ra biện pháp phù hợp.

  1. Khi nào doanh nghiệp cần xin C/O?

Theo quy định tại Điều 33 Luật Quản lý ngoại thương 20177 về áp dụng các biện pháp chứng nhận xuất xứ hàng hoá khi thuộc những trường hợp sau:
“1. Đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu có nhu cầu được hưởng ưu đãi thuế quan theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
2. Trường hợp pháp luật quy định việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải có chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
3. Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo đề nghị của thương nhân hoặc do thương nhân tự chứng nhận đối với các trường hợp không thuộc quy định tại 2 đối tượng như trên”.
Vậy nên, doanh nghiệp khi thuộc một trong ba trường hợp trên thì cần phải thực hiện xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O). Trong đó có hai biện pháp theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Quản lý ngoại thương 20178 quy định để chứng nhận xuất xứ, bao gồm: giấy chứng nhận xuất xứ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hoá do thương nhân phát hành.


  1. Sơ đồ hóa quy trình xin C/O

  1. Công việc trước khi nộp hồ sơ xin cấp C/O


tải về 155.82 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương