TRƯỜng đẠi học khxh&nv tp. HỒ chí minh



tải về 0.85 Mb.
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích0.85 Mb.
#35357
  1   2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV TP.HỒ CHÍ MINH


KHOA GIÁO DỤC

-----------------

BÀI TIỂU LUẬN


GIÁO DỤC VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI

Đề tài:

NỀN GIÁO DỤC INDONESIA

THỰC TRẠNG VÀ CƠ HỘI HỢP TÁC

VIỆT NAM-INDONESIA

GVHD : PGS.TS. PHẠM LAN HƯƠNG

HVTH : NHÓM 2.4 KINH TẾ

LỚP : NVSP K14


TP. HỒ CHÍ MINH - 2013



Danh sách nhóm 2.4: KINH TẾ

STT

Họ và Tên

Điện thoại

Email

Nơi công tác

1

Quan Minh Quốc

Bình

0904.399.352

quanminhquocbinh@gmail.com

Đại học Mở TP.HCM

2

Phạm Thùy

Dung

094.8355.369

thuydungph@gmail.com

ĐH Tôn Đức Thắng

3

Lưu Công

Đức

 090.33.99.891

zard3210@yahoo.com

Công ty TOA CORP

4

Nguyễn Thị Mỹ

Hạnh

0989821966

mhanh105@gmail.com

Đại học Ngân hàng TP.HCM

5

Trần Thị Mỹ

Hằng

0919183545

hanghts@gmail.com

Công ty HTS Trading

6

Nguyễn Văn

Hậu

0989.94.97.96

haunv310783@gmail.com

Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Phú Lâm (GV thỉnh giảng)

7

Nguyễn Đức

Hiền

0986 179 005

Nhathien.vn@gmail.com

TCCN Tôn Đức Thắng

8

Nguyễn Thị Thanh

Hương

0937 919 472

Thanh.huong410@gmail.com

Eblock JSC

9

Lê Hồ Phong

Linh

01214807976

lhphonglinh@gmail.com

Đại học Mở TP.HCM

10

Lương Anh

Kiệt

0933.80.9960

uniquelove.aros@gmail.com

Công ty thiết kế Ak


MỤC LỤC

1.Tổng quan về đất nước Indonesia 1

1.1 Giới thiệu chung 1

1.2Lịch sử phát triển của Indonesia 1

1.3 Tình hình kinh tế của Indonesia 2

1.4 Văn hóa Indonesia 5

1.5 Chính phủ và chính trị 6

1.6 Quá trình gia nhập Asean của Indonesia 7

2.Tổng quan về nền giáo dục Indonesia 8

2.1 Tóm tắt quá trình Cải cách giáo dục ở Indonesia qua các giai đoạn 8

2.1.1 Thời kỳ tiền thuộc địa (trước 1800): Hồi giáo và quyền tự chủ của

nhà trường 8

2.1.2 Thời kỳ thuộc địa của Hà Lan (c.1800-1942): tập trung hóa và thất bại

của giáo dục đại chúng 8

2.1.3 Giai đoạn hậu thuộc địa (1945 đến hiện tại) 11



2.2. Xu thế mới và những thách thức 16

3. Phân tích những thành tựu và hạn chế của nền giáo dục Indonesia 19

3.1 Những thành tựu của nền giáo dục Indonesia 19

3.2 Những hạn chế của nền giáo dục Indonesia 20

4.Hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Indonesia 20

4.1. So sánh tương quan các giai đoạn lịch sử giữa Việt Nam và Indonesia 20

4.2. Áp dụng những ưu điểm nền giáo dục Indonesia và Việt Nam 23

4.3 Hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Indonesia 24

Kết luận 24

Tài liệu tham khảo 26


NỀN GIÁO DỤC INDONESIA

THỰC TRẠNG VÀ CƠ HỘI HỢP TÁC

VIỆT NAM-INDONESIA
1.Tổng quan về đất nước Indonesia

1.1 Giới thiệu chung

Tên đầy đủ: Cộng hòa In Đô Nê Xi A

Thể chế chính trị: Cộng hòa

Thủ đô: Jakarta

Diện tích: 1,904,569 km2

Khí hậu: nhiệt đới nóng ẩm

Tài nguyên: dầu, thiếc, khí đốt, nickel, gỗ, bauxite, đồng

Dân số: 248,216,193. Xếp thứ 4 trên thế giới

Dân tộc: Javanese 40.6%, Sundanese 15%, Madurese 3.3%, Minangkabau 2.7%, Betawi 2.4%, Banten 2%, Banjar 1.7%, other 29.9%

Tôn giáo: Đạo hồi 86.1%, Tin lành 5.7%, Thiên chúa giáo La Mã 3%, Ấn Độ Giáo 1.8% và các đạo khác

Tiền tệ: Rupiah – IDR

1.2 Lịch sử phát triển của Indonesia

Vào năm 500, đế quốc lớn đầu tiên được lịch sử ghi nhận của Indonesia là xứ Sri-Vijaya được dựng lên ở phía nam đảo Sumatra. Thủ đô của xứ ấy là thành Palembang, nay là đô thị đông trên 1 triệu dân.

Vào năm 1222, xứ Singhasari được thành lập ở đông bộ Java, nhanh chóng trở thành thế lực lớn nhất nhì của quần đảo. Singhasari đánh đuổi được quân xâm lược Mông Cổ năm 1293, rồi đổi quốc hội thành Majapahit.

Thế nhưng, đến năm 1319, một viên tướng thủ lĩnh ngự lâm quân là Gajah Mada dần nắm hết mọi quyền binh trong triều.

Từ năm 1319 đến 1364, Gajah Mada bành trướng Majapahit thành rộng lớn như Indonesia ngày nay, có thêm miền nam của Phi-Luật-Tân (Philipine hiện nay).

Khoảng năm 1250 trở đi, Đạo Hồi (Islam) ngày càng có đông tín đồ trên quần đảo. Đến khoảng năm 1550 thì đạo Hồi trở thành tôn giáo có đông tín đồ nhất trong vùng. Lúc đó Majapahit đã yếu, và người Bồ Đào Nha bắt đầu đến lập căn cứ. Ít lâu sau đến lượt người Hà Lan.

Năm 1619, người Hà Lan đổi tên thành Jayakarta (có nghĩa là “Chiến thắng huy hoàng”, tức Jakarta, đọc rút ngắn) thành Batavia, tên của chủng tộc tổ tiên của người Hà Lan, và đặt trung tâm hành chính của họ ở đấy. Từ đó trở đi, người Hà Lan đô hộ phần lớn quần đảo Indonesia đến năm 1945.

Đến cuối năm 1945, Indonesia tuyên bố độc lập vào ngày 17/08/1945. Vào ngày 27/12/1975, Indonesia được Hà Lan công nhận là quốc gia độc lập và bàn giao lại hệ thống hành chính.



Từ 25 tháng 10 năm 1950, Indonesia là thành viên Liên hợp quốc. Vào ngày 30 tháng 8 năm 1999, nhân dân Timor Timur đã bỏ phiếu tán thành tách khỏi Indonesia. Đến ngày 20 tháng 5 năm 2002, Đông Timor tách khỏi Indonesia và được quốc tế công nhận là một quốc gia độc lập.

Hình 1. Vị trí của Indonesia trên bảng đồ thế giới


1.3 Tình hình kinh tế của Indonesia

Bảng 2: Các chỉ tiêu kinh tế của Indonesia

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Indonesia ước khoảng 408 tỷ đô la (1.038 tỷ đô la theo PPP- Purchasing power parity, tức là theo sức mua tương đương trên thế giới). Năm 2007, ước tính GDP bình quân đầu người danh nghĩa là 1.812 đô la, và GDP trên đầu người theo sức mua tương đương (PPP) là 4.616 (đô la quốc tế) (Worldbank, 2012). Lĩnh vực dịch vụ là ngành lớn nhất của nền kinh tế và chiếm 45,3% GDP (2005). Tiếp theo là công nghiệp (40,7%) và nông nghiệp (14,0%). Tuy nhiên, nông nghiệp sử dụng nhiều lao động hơn các lĩnh vực khác, chiếm 44,3% trong tổng số lực lượng lao động 95 triệu người. Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ (36,9%) và công nghiệp (18,8%). Các ngành công nghiệp chính gồm dầu mỏ và khí thiên nhiên, dệt, may, và khai thác mỏ. Các sản phẩm nông nghiệp chính gồm dầu cọ, gạo, chè, cà phê, gia vị, và cao su.

Các thị trường xuất khẩu chính của Indonesia (2005) là Nhật Bản (22,3%), Hoa Kỳ (13,9%), Trung Quốc (9,1%), và Singapore (8,9%). Indonesia nhập khẩu nhiều hàng của Nhật Bản (18,0%), Trung Quốc (16,1%), và Singapore (12,8%). Năm 2005, Indonesia có thặng dư thương mại, với kim ngạch xuất khẩu đạt 83,64 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu là 62,02 tỷ. Nước này có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên lớn, gồm dầu mỏ, khí tự nhiên, thiếc, đồng, và vàng. Các mặt hàng nhập khẩu chính của Indonesia gồm máy móc và thiết bị, hoá chất, nhiên liệu và các mặt hàng thực phẩm.(Wikipedia)

Trong thập kỷ 1960, nền kinh tế đã suy giảm nghiêm trọng vì sự bất ổn chính trị, một chính phủ trẻ và không có kinh nghiệm, và chủ nghĩa kinh tế quốc gia yếu kém, dẫn tới tình trạng nghèo đói nghiêm trọng. Sau khi chế độ Sukarno sụp đổ hồi giữa thập niên 1960, chính sách Trật tự Mới đã mang lại một mức độ kỷ lục cho chính sách kinh tế nhanh chóng làm giảm lạm phát, ổn định tiền tệ, tái cơ cấu nợ nước ngoài, và thu hút đầu tư cũng như viện trợ từ nước ngoài. Indonesia là thành viên duy nhất của OPEC tại Đông Nam Á, và sự bùng nổ giá dầu mỏ thời thập niên 1970 đã mang lại một nguồn thu xuất khẩu lớn giúp duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Sau những cải cách thêm nữa hồi thập niên 1980, Đầu tư nước ngoài đổ vào Indonesia, đặc biệt vào những khu vực chế tạo phát triển nhanh và định hướng xuất khẩu, và từ năm 1989 tới năm 1997, kinh tế Indonesia phát triển với tốc độ trung bình trên 7%.



Indonesia là nước chịu tác động mạnh nhất từ cuộc Khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997–1998. Tỷ giá tiền tệ nước này so với đồng đô la Mỹ đã giảm từ khoảng 2.000 Rp tới 18.000 Rp, và nền kinh tế giảm 13,7%. Từ đó đồng rupiah đã ổn định ở mức trong khoảng 10.000 Rp/dollar, và đã xuất hiện dấu hiệu khôi phục kinh tế quan trọng tuy còn chậm chạp. Sự bất ổn chính trị, cải cách kinh tế chậm chạp và tham nhũng ở mọi cấp độ chính phủ và kinh doanh từ năm 1998 đã ảnh hưởng tiêu cực tới sự phục hồi kinh tế. Ví dụ, Tổ chức Minh bạch Quốc tế xếp Indonesia đứng hạng 143 trên 180 nước trong bảng Chỉ số nhận thức tham nhũng của họ. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng GDP đã vượt 5% trong cả hai năm 2004 và 2005, và được dự báo sẽ còn tăng thêm. Mặc dù vậy, tốc độ tăng này chưa đủ mạnh đề dẫn tới một sự thay đổi lớn trong tỷ lệ thất nghiệp, và mức tăng lương, giá nhiên liệu và gạo tăng cao càng làm trầm trọng hơn vấn đề đói nghèo. Năm 2006, ước tính 17,8% dân số sống dưới mức mức nghèo khổ, 49,0% dân số sống với chưa tới 2 đô la mỗi ngày, và tỷ lệ thất nghiệp ở mức 9,75%.

Hình 3: Cảnh một cánh đồng ở Indonesia


tải về 0.85 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương