TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên bùi thị Ánh dưƠng nghiên cứu sử DỤng liều kế nhiệt huỳnh quang (tld) ĐỂ Đo liều bức xạ gamma trong môi trưỜNG



tải về 0.55 Mb.
trang1/7
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.55 Mb.
#30382
  1   2   3   4   5   6   7

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

------------***------------

BÙI THỊ ÁNH DƯƠNG

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG LIỀU KẾ NHIỆT HUỲNH QUANG (TLD) ĐỂ ĐO LIỀU BỨC XẠ GAMMA TRONG MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội - 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

------------***------------



BÙI THỊ ÁNH DƯƠNG

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG LIỀU KẾ NHIỆT HUỲNH QUANG (TLD) ĐỂ ĐO LIỀU BỨC XẠ GAMMA TRONG MÔI TRƯỜNG

Chuyên ngành: Khoa học môi trường

Mã số: 60440301

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trịnh Văn Giáp

Hà Nội - 2013



LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Trịnh Văn Giáp- Viện trưởng Viện Khoa học và Kỹ thuật Hạt nhân- Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, định hướng và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi cũng xin cảm ơn KS. Vũ Mạnh Khôi và KS. Nguyễn Quang Long cùng các đồng nghiệp trong Trung tâm An toàn bức xạ và Trung tâm Quan trắc Phóng xạ và Đánh giá tác động Môi trường - Viện Khoa học và Kỹ thuật Hạt nhân đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện luận văn này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Môi trường- Trường Đại học Khoa học tự nhiên đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại đây.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn cổ vũ, giúp đỡ tôi để hoàn thành luận văn thạc sỹ này.

Xin chân thành cảm ơn!



Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2013

Học viên


Bùi Thị Ánh Dương

MỤC LỤC


MỤC LỤC 4

DANH MỤC VIẾT TẮT 5

DANH MỤC HÌNH 6

MỞ ĐẦU 1


Chương 1: TỔNG QUAN 3

1.4.Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 15

1.6.Các phương pháp xác định liều bức xạ trong tự nhiên 21

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 51

KẾT LUẬN 51

KHUYẾN NGHỊ 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

59

59


59

60

DANH MỤC VIẾT TẮT




IAEA

International Atomic Energy Agency

Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế

ICRP

International Commission on Radiological Protection

Ủy ban an toàn phóng xạ quốc tế

TLD

Thermoluminescence Dosimeter

Liều kế nhiệt huỳnh quang

VINATOM




Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam

UNSCEAR

United Nation Scientific Committee on the Effects of Atomic Radiations

Ủy ban khoa học Liên Hiệp Quốc về những ảnh hưởng của bức xạ nguyên tử




















DANH MỤC HÌNH



DANH MỤC BẢNG


MỞ ĐẦU


  1. Đặt vấn đề

Thế giới chúng ta đang sống có chứa nhiều chất phóng xạ và các chất này đã có ngay từ khi hình thành nên trái đất. Có trên 60 nhân phóng xạ được tìm thấy trong tự nhiên. Về nguồn gốc, các nhân phóng xạ này có thể phân thành ba loại chính sau:

  1. Các nhân phóng xạ có từ khi hình thành nên trái đất còn gọi là các nhân phóng xạ nguyên thủy.

  2. Các nhân phóng xạ được hình thành do tương tác của các tia vũ trụ với vật chất của trái đất.

  3. Các nhân phóng xạ được hình thành do con người tạo ra.

Các nhân phóng xạ được hình thành do hai nguồn gốc đầu được gọi là các nhân phóng xạ tự nhiên, còn các nhân phóng xạ do con người tạo ra được gọi là các nhân phóng xạ nhân tạo. So với lượng phóng xạ tự nhiên thì lượng phóng xạ do con người tạo ra là rất nhỏ và một phần lượng phóng xạ này đã bị phát tán vào trong môi trường của thế giới. Vì vậy chúng ta có thể phát hiện thấy các nhân phóng xạ tự nhiên và nhân tạo có mặt ở khắp mọi nơi trong các môi trường sống như đất, nước và không khí [2].

Tất cả các nhân phóng xạ có trong tự nhiên gây ra cho con người một liều chiếu bức xạ nhất định vì các nhân phóng xạ phát ra các bức xạ ion hóa có thể gây ra liều chiếu ngoài nếu các nhân phóng xạ ở bên ngoài cơ thể con người và gây ra liều chiếu trong nếu các nhân phóng xạ thâm nhập vào trong cơ thể con người qua đường hô hấp, tiêu hóa hay vết trầy xước trên da. Mức liều chiếu do các nhân phóng xạ tự nhiên gây ra cho con người có thể được xác định bằng các thiết bị đo liều bức xạ xách tay hoặc các liều kế bức xạ môi trường nhiệt phát quang. Trong đó, liều kế nhiệt phát quang có thể xác định được liều chiếu trong thời gian dài, nên loại bỏ được những ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến kết quả đo liều chiếu đối với dân chúng [6]. Sự có mặt của các đồng vị phóng xạ luôn ảnh hưởng dù ít hay nhiều đến tình trạng sức khỏe của con người và môi trường xung quanh bởi sự tác động của bức xạ lên vật chất sống. Con người từ lúc ra đời đã bắt đầu sống chung với phóng xạ và chịu ảnh hưởng của mọi loại phóng xạ. Do đó, việc nghiên cứu kiểm soát bức xạ và những tác động có hại của phóng xạ đến sức khỏe con người cũng như các ảnh hưởng của chúng lên môi trường sống là rất quan trọng và nhận được nhiều sự quan tâm. Vì vâỵ đề tài “Nghiên cứu sử dụng liều kế nhiệt huỳnh quang ( TLD) để đo liều bức xạ gamma trong môi trường” được thực hiện nhằm mục đích xác định liều bức xạ gamma trong môi trường phục vụ cho việc xác định liều chiếu của dân chúng tại các trạm quan trắc phóng xạ môi trường.



  1. Mục tiêu đề tài

-Xây dựng phương pháp đo liều bức xạ gamma trong môi trường bằng liều kế nhiệt huỳnh quang TLD-100.

-Xác định liều chiếu của dân chúng tại địa điểm nghiên cứu.



  1. Nội dung nghiên cứu

  • Xây dựng phương pháp xác định liều bức xạ gamma trong môi trường bằng liều kế nhiệt huỳnh quang.

  • So sánh phương pháp đo liều bức xạ gamma môi trường sử dụng liều kế nhiệt huỳnh quang TLD với các phương pháp đo liều bức xạ gamma trong môi trường khác.

  • Đánh giá liều chiếu của bức xạ gamma môi trường đối với dân chúng tại địa điểm thực nghiệm.

Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 0.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương