TRƯỜng đẠi học hồng đỨc khoa khoa học xã HỘI ĐỀ CƯƠng chi tiết học phầN



tải về 381.94 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích381.94 Kb.
#13506


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
VĂN HỌC THẾ GIỚI II

SỐ TÍN CHỈ: 02

MÃ HỌC PHẦN: 122032

NGÀNH: SƯ PHẠM NGỮ VĂN

BẬC: CAO ĐẲNG


Thanh Hãa, th¸ng 7 n¨m 2013

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

Khoa Khoa học xã hội Văn học thế giới 2

Bộ môn VHNN Mã học phần: 122032


1. Thông tin về giảng viên:


- Họ và tên: Nguyễn Thị Hạnh

- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Thạc sĩ KHXH & NV

- Thời gian làm việc, địa điểm làm việc: Bộ môn VHNN P109 A5, Cơ sở I ĐHHĐ

- Điện thoại: 0373. 724 534. DĐ: 0904 083 308

- Email: hanh_thanh76@yahoo.com

- Thông tin về các hướng nghiên cứu chính (chuyên ngành) của giảng viên: một số vấn đề thuộc về tác giả, tác phẩm của Văn học Âu Mỹ từ cổ đại đến nay.

- Thông tin về giảng viên cùng tham gia dạy học phần này:

1) Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Dung

- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Thạc sĩ KHXH &NV


- Thời gian, địa điểm làm việc: Bộ môn VHNN P109 A5, Cơ sở I ĐHHĐ

- Địa chỉ liên hệ: SN 195 Trịnh Khả, Phường Đông Thọ, TP Thanh Hoá

- Điện thoại: 0373 508 742. DĐ: 0983168898

- Email: thudung.đhhđ@gmail.com


2. Thông tin chung về học phần


- Tên ngành đào tạo: SPNgữ văn, bậc Cao đẳng

- Tên môn học: Văn học thế giới II

- Số tín chỉ: 2

- Học kì:

- Năm thứ:

- Học phần: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Không

- Các học phần kế tiếp: Không

- Các học phần thay thế, tương đương: Không

- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

+ Nghe giảng lí thuyết: 18

+ Bài tập/ Thảo luận trên lớp: 24

+ Thực hành, thực tập: 0

+ Hoạt động theo nhóm: 0 + Tự học: 90

- Địa chỉ của bộ môn phụ trách môn học: Bộ môn VHNN, Khoa KHXH, Trường Đại học Hồng Đức.

Email: Bomonllvh.vhnn@gmail.com



3. Mục tiêu của học phần:

3.1.Kiến thức:


- Nắm được kiến thức cơ bản, nền tảng của môn học. Cụ thể: tổng quan về xã hội, lịch sử, văn học đồng thời có liên hệ với một số nền văn học khác cùng thời đại.

- Nắm được xu hướng cơ bản nhất về tiến trình văn học; những trào lưu, khuynh hướng trong văn học có ảnh hưởng sâu, rộng trên thế giới.

- Trang bị về lí thuyết nghiên cứu văn học song song với thực hành (trên lớp, ở nhà, làm tiểu luận, ...).

3.2. Kĩ năng:


- Có kĩ năng tư duy lôgic, tổng hợp, phân tích văn bản nghệ thuật một cách chính xác, khách quan, khoa học; rèn thao tác sư phạm qua một số giờ tập giảng văn.

- Có kĩ năng tự tìm kiếm và lựa chọn những vấn đề nghiên cứu trước mắt và lâu dài, v.v.


3.3.Thái độ:


- Khách quan, khoa học trong cách nhìn nhận đánh giá văn học

- Tranh luận có văn hoá, khiêm tốn lắng nghe ý kiến của người khác, kiên trì, nhẫn nại trong nghiên cứu khoa học.


4. Tóm tắt nội dung môn học


Giới thiệu diện mạo của nền văn học Âu Mỹ trong quá trình vận động, phát triển (từ cổ đại đến thế kỉ XX đối với văn học phương Tây, từ thế kỉ XIX đến thế kỉ XX đối với văn học Nga) với những đỉnh cao văn học ở từng giai đoạn: văn học cổ đại Hy Lạp, văn học Tây Ban Nha thời Phục hưng, văn học Pháp thế kỉ XVII, văn học Anh thế kỉ XVIII, văn học Pháp, Mỹ thế kỉ XIX, văn học Âu - Mỹ thế kỉ XX và văn học Nga thế kỉ XIX - XX. Đặc biệt, tập trung tìm hiểu các trích đoạn tác phẩm trong chương trình THCS như Đôn Kihôtê đánh nhau với cối xay gió của Xecvantec, Ông Giuốcđanh mặc lễ phục của Môlie, Rôbinxơn ngoài đảo hoang của Đaniel Điphô, Bố của Ximông của Môpatxăng, Chiếc lá cuối cùng của O. Henry, Ông lão đánh cá và con cá vàng của Puskin, Hai cây phong của Aimatốp...

Nội dung 1. Văn học Hy Lạp cổ đại

1. Một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại

1.1. Nước Hy Lạp thời cổ: địa lí, kinh tế, chính trị, xã hội

1.2. Một nền văn minh rực rỡ: văn hoá, văn học, nghệ thuật

2. Những thành tựu nổi bật

2.1. Thần thoại, kho tàng văn học dân gian vô giá

2.2. Hai bản anh hùng ca của Hôme

2.3. Quá trình phát triển của bi kịch từ Etsin đến Ơripit

3. Thần thoại Hy Lạp

3.1. Tính chất phong phú và có hệ thống của thần thoại Hy Lạp

3.2. Thần thoại Hy lạp với thế giới quan và nhân sinh quan của người Hy Lạp thời cổ

3.3. Thần thoại Hy Lạp với trí tưởng tượng giàu chất thơ



Nội dung 2. Văn học Tây Ban Nha thế kỉ XVII

1. Nước Tây Ban Nha trong trào lưu văn hoá thời đại Phục hưng

1.1. Thời đại Phục hưng và chủ nghĩa nhân văn ở châu Âu

1.2. Diễn biến văn học thời đại Phục hưng: Italia, Pháp, Tây Ban Nha, Anh

2. Cervantes và tiểu thuyết Đôn Kihôtê (Don Quijote)

2.1. Nước Tây Ban Nha từ giữa thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVII

2.2. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Cervantes

2.3. Vị trí của Cervantes và tiểu thuyết Đôn Kihôtê trong thời đại Phục hưng Tây Ban Nha

3. Tiểu thuyết Đôn Kihôtê

3.1. Đôn Kihôtê và dạng tiểu thuyết phiêu lưu

3.2. Đôn Kihôtê tiểu thuyết nhại tiểu thuyết hiệp sĩ

3.3. Đôn Kihôtê và tinh thần thời đại Phục hưng

4. Thực hành trích giảng Đôn Kihôtê đánh nhau với cối xay gió ở trường THCS

Nội dung 3. Văn học Pháp thế kỷ XVII

1. Chủ nghĩa cổ điển trong văn học Pháp

1.1. Thuật ngữ “chủ nghĩa cổ điển”. Các đặc trưng của chủ nghĩa cổ điển trong văn học Pháp

2.2. Các thành tựu: bi kịch, hài kịch, thơ ngụ ngôn.

2. Hài kịch của Môlie

2.1. Con đường hình thành tài năng Môlie

2.2. Các vở hài kịch tiêu biểu của Môlie

2.3. Nghệ thuật hài kịch Môlie

3. Thơ ngụ ngôn La Phôngten

3.1. Cuôc đời và sự nghiệp sáng tác của La Phôngten

3.2. Nội dung thơ ngụ ngôn của La Phôngten

3.3. Nghệ thuật thơ ngụ ngôn của La Phôngten

4. Thực hành những bài trích giảng ở trường THCS: Ông Giuốcđanh mặc lễ phục của Môlie.

Nội dung 4. Văn học Anh thế kỷ XVIII.

1. Bối cảnh thế kỷ “Ánh sáng” ở Tây Âu

1.1. Hoàn cảnh xã hội, chính trị ở Tây Âu trong thế kỷ Ánh sáng và đặc điểm riêng của nước Anh

1.2. Tính chất khác biệt của văn học Anh so với văn học Pháp, Đức trong thế kỷ này

1.3. Những gương mặt lớn của văn học Anh thế kỷ XVIII.

2. Defoe (Điphô) và tiểu thuyết Robinson Crusoe (Rôbinxơn Cruxô)

2.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Defoe

2.2. Những nét đặc biệt của Robinson Crusoe xét dưới góc độ tiểu thuyết phiêu lưu

2.3. Kiểu nhân vật Robinson Crusoe trước và sau khi ra đảo hoang

2.4. Các ý nghĩa thẩm mỹ của tiểu thuyết này

3. Thực hành bài trích giảng ở trường THCS: Rôbinxơn ngoài đảo hoang

Nội dung 5. Văn học Pháp thế kỷ XIX.

1. Bức tranh khái quát

1.1. Bước ngoặt lớn về chính trị, xã hội ở Pháp sau Cách mạng 1789


    1.2. Các trào lưu văn học: chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa tự nhiên.

2. Thơ và tiểu thuyết của Hugo (Huygô)

2.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Hugo, nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà soạn kịch.

2.2. Giới thiệu các tập thơ và nghệ thuật thơ Hugo

2.3. Tiểu thuyết và một số đóng góp nghệ thuật tiêu biểu

3. Tiểu thuyết của Balzac (Banzac)

3.1. Thiên tài Balzac và việc xây dựng bộ Tấn trò đời

3.2. Bức tranh hiện thực phê phán xã hội Pháp nửa đầu thế kỷ XIX

3.3. Kiểu nhân vật trở đi trở lại, một sáng tạo của Balzac

4. Truyện ngắn của Maupassant (Môpatxăng)

4.1. Vị trí của truyện ngắn trong sự nghiệp sáng tác của Maupassant

4.2. Giá trị hiện thực và sắc thái bi quan trong truyện ngắn của ông

4.3. Maupassant và nghệ thuật viết truyện ngắn

5. Truyện ngắn của O’Henry

2.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của O’Henry

2.2. Kiểu truyện ngắn của O’Henry

2.3. Giá trị hiện thực và tình thương yêu người nghèo khổ

6. Thực hành trích giảng ở trường THCS: Bố của Ximông (Môpatxăng), Chiếc lá cuối cùng của O. Henry và tác phẩm Miếng da lừa của Banzac.

Nội dung 6. Văn học Âu Mỹ thế kỷ XX.

1. Một thế kỷ văn học phong phú, đa dạng và phức tạp

1.1. Nhiều khuynh hướng tư tưởng khác nhau với các tác giả tiêu biểu

1.2. Nhiều trào lưu nghệ thuật khác nhau nhằm đổi mới tiểu thuyết, kịch... với các tác giả tiêu biểu

2. Truyện cực ngắn và tiểu thuyết của Kafka

2.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Kafka

2.2. Vấn đề “thân phận con người” qua truyện ngắn và tiểu thuyết của Kafka

2.3. Nghệ thuật huyền thoại qua tiểu thuyết Vụ án.

3. Kịch của Brecht

3.1. Kịch tự sự của Brecht và thủ pháp “lạ hoá”

3.2. Kịch tự sự và thủ pháp “lạ hoá” qua vở “Vòng phấn Caucase

3.3. Tư tưởng tiến bộ của Brecht

4. Thực hành, thảo luận: truyện ngắn của Kafka.

Nội dung 7. Văn học Nga thế kỷ XIX

1. Khái quát văn học Nga thế kỷ XIX



1.1. “Một hiện tượng kì diệu”

1.2. Một thế kỉ không ngừng đấu tranh chống ách nông nô chuyên chế

1.3. Một thế kỉ hoàng kim của văn học

2. Giới thiệu một số nhà văn tiêu biểu: Puskin, Lep Tôlxtôi, Đôxtôiepxki, Sêkhôp...

2.1. Puskin với tiểu thuyết và truyện ngắn hiện thực

2.2. Đôxtôiepxki và tiểu thuyết phức điệu (Tội ác và trừng phạt)

2.3. L. Tônxtôi và tiểu thuyết sử thi (Chiến tranh và hoà bình)

2.4. Truyện ngắn của Sêkhôp

3. Thực hành: thảo luận truyện ngắn Ông lão đánh cá và con cá vàng của Puskin

Nội dung 8. Văn học Nga thế kỷ XX

1. Khái quát văn học Nga thế kỷ XX

1.1. Bối cảnh lịch sử

1.2. Tình hình văn học (Thời kì đầu sau cách mạng và nội chiến; Văn học những năm chiến tranh vệ quốc và sau chiến tranh)

2. Giới thiệu một số nhà văn tiêu biểu:

2.1. M. Gorki (1868-1936) - nhà văn trưởng thành từ trong “cay đắng” và đấu tranh cách mạng với truyện ngắn và bộ ba tự truyện Thời thơ ấu, Kiếm sốngNhững trường đại học của tôi

2.2. X.A. Êxênin (1895-1925) – “thi sĩ cuối cùng của đồng quê Nga” và bài thơ Thư gửi mẹ

2.3. M. Sôlôkhôp (1905 - 1984) - Một nhà văn Xôviết lỗi lạc với tiểu thuyết Sông Đông êm đềm và truyện ngắn Số phận con người

3. Thực hành trích giảng ở THCS: Trích đoạn Hai cây phong (truyện ngắn Người thầy đầu tiên) của Aimatôp và truyện ngắn của Gorki

.

6- Học liệu:



* Văn học phương Tây:

6.1. Học liệu bắt buộc

1. Nhiều tác giả (2002), Văn học ph­ương Tây (Toàn tập), NXBGD, Hà Nội .

2. Phùng Văn Tửu, Lê Hồng Sâm (đồng chủ biên) (2005), Lịch sử văn học Pháp từ thế kỷ XVIII – XIX (tập 2), Nxb ĐHQG, Hà Nội.

6.2. Học liệu tham khảo (Chư­a kể tác phẩm):

1. Đặng Thị Hạnh (Chủ biên) (2005), Lịch sử văn học Pháp thế kỉ XX (Tập 3), Nxb ĐH Quốc gia, Hà Nội.

2. Phùng Văn Tửu (1999), Tư liệu tham khảo văn học phương Tây, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

* Tác phẩm và t­ư liệu cần đọc (xếp theo trật tự tác giả - tác phẩm được học trong chương trình) :



Phần Văn học Hy Lạp cổ đại đến thế kỉ XVII:

  1. Nhiều tác giả (1978), Bi kịch cổ điển Pháp, Nxb Văn hoá, Hà Nội.

  2. Nguyễn Văn Khoả (sưu tập) (2004), Thần thoại Hy Lạp, Nxb Văn học, hà Nội.

  3. Homere (2001), Iliat – Odixe, Nxb Văn học, Hà Nội.

  4. Xecvantec (2004), Đôn Kihôtê – nhà quý tộc tài ba xứ Mantra, Nxb Văn học, Hà Nội.

  5. Lê Huy Bắc (chủ biên) (2005), Xecvantec và Đôn Kihôtê, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

  6. Hài kịch Môlie (2004) , Nxb Văn học, Hà Nội.

  7. Thơ ngụ ngôn của La Phôngten (2005), Nxb Văn học, Hà Nội

Phần Văn học thế kỉ XVIII:

8. Nhiều tác giả (2005), Từ điển văn học (Bộ mới), NXB Thế giới, Hà Nội.

9. Đanien Điphô, Rôbinxơn Cruxô (Hoàng Anh Thái dịch), (2001), Nxb Văn học, Hà Nội.

Phần văn học thế kỉ XIX:

10. Hugo (2004), Nhà thờ Đức bà Pari (Nhị Ca dịch), Nxb Văn học, Hà Nội.

11. Hugo (2001), Những người khốn khổ (3 tập, Huỳnh Lý, Vũ Đình Liên... dịch), Nxb Văn học, Hà Nội.

12. Lê Huy Bắc (biên soạn) (2001), Honoré de Balzac, Lão Goriot, Nxb ĐH Quốc gia, Hà Nội.

13. Lê Huy Bắc (2003), Văn học Mĩ, Nxb ĐHSP, Hà Nội.

14. Lê Huy Bắc(2009), Đặc tr­ưng truyện ngắn Anh Mỹ, Nxb ĐHSP, Hà Nội

15. Phùng Văn Tửu (2006), Văn học Âu Mỹ, Nxb ĐHSP, Hà Nội

16. Lê Nguyên Cẩn (2003), Cái kì ảo trong tác phẩm Balzac, Nxb ĐHSP, Hà Nội

17. Balzac (2001), Tấn trò đời (tập 15), Nxb Thế giới, Hà Nội

18. Lê Nguyên Cẩn (2011), Nghệ thuật tự sự trong tác phẩm của Honoré de Balzac, Nxb Giáo duc Việt Nam, Hà Nội.



Phần văn học thế kỉ XX:

19. Lê Huy Bắc (Chủ biên) (2011), Văn học Âu Mỹ thế kỉ XX, Nxb ĐHSP, Hà Nội

20. Lê Huy Bắc (2004), Phranzzơ Kapka, Nxb ĐH Quốc gia, Hà Nội

21. Nguyễn Văn Dân (2002), Văn học phi lí, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

22. Đặng Anh Đào (2004), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết ph­­ương Tây hiện đại, Nxb GD, Hà Nội.

23. Kapka tuyển tập (2003), Nxb Văn học, Hà Nội

24. Patrick Brunel (2006), Văn học Pháp thế kỉ XX, Nxb Thế giới, Hà Nội

* Văn học Nga:

6.1.Học liệu bắt buộc (Chưa tính tác phẩm):

1. Đỗ Hồng Chung (1998), Nguyễn Kim Đính, Nguyễn Hải Hà, Hoàng Ngọc Hiến..., Lịch sử văn học Nga, Nxb GD, Hà Nội

2. Hà Thị Hoà, Đỗ Hải Phong, (2005) Giáo trình văn học Nga, Nxb ĐHSP, Hà Nội


6.2.Học liệu tham khảo:


1. Nguyễn Hải Hà (Chủ biên) (2000), Lịch sử Văn học Nga thế kỉ XIX, Nxb ĐHGD, Hà Nội

2. Hà Thị Hoà (2009), Văn học Nga trong nhà trường, Nxb GD, Hà Nội

3. Trần Thị Phương Phương (2005), Tiểu thuyết hiện thực Nga thế kỷ 19, Nxb. KHXH.

* Các tác phẩm và tư liệu chính cần đọc :

1. A.X.Puskin (1999), Thơ trữ tình (nhiều người dịch), Nxb.VH,

2. A.X.Puskin (1987), Epghênhi Onheghin, Thái Bá Tân dịch, Hà Nội.

3. F.Dostoievsky (2000), Tội ác và trừng phạt, Cao Xuân Hạo, Cao Xuân Phổ dịch, Nxb.VH.

4. L.Tolstoy (2001), Chiến tranh và hoà bình, Cao Xuân Hạo dịch, Nxb.VH .

5.L.Tolstoy (2002), Anna Karenina, Nhị Ca, Dương Tường dịch, Nxb.VH.



  1. Sekhov (2001), Tuyển tập truyện ngắn, Phan Hồng Giang, Cao Xuân Hạo dịch, Nxb.VHTT.

  2. M.Bakhtin (1998). Những vấn đề thi pháp Doxtoiepxki, Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch, Nxb.GD.

8. Đào Tuấn Ảnh, Cách tân nghệ thuật của Sêkhôp, T/c NCVH 8/2004.

9. Lê Nguyên Cẩn (2006), M. Đôxtôiepxki (Tác gia tác phẩm trong nhà trường), Nxb ĐHSP, Hà Nội.

10. Nguyễn Hải Hà (2012), Tinh hoa văn học Nga – Khám phá và thưởng thức, Nxb Giáo dục Việt Nam.

11. Nguyễn Trường Lịch (1986), L.N.Tônxtôi, Nxb. ĐH&THCN.

12. Đỗ Hải Phong (Chủ biên) (2012), Giáo trình văn học Nga (tái bản lần thứ nhất), Nxb Giáo dục Việt Nam.

13. Stefan Zweig (1999). Suy tư sống động của L.Tônxtôi, Nguyễn Dương Khư dịch, Nxb.VHDT.

14. Stefan Zweig (1996). Ba bậc thầy Doxtoiepxki, Balzac, Dickenx, Nguyễn Dương Khư dịch, Nxb.GD.

15. Tuyển tập truyện ngắn M. Gorki (2008), Nxb VH, Hà Nội.

16. Sôlôkhôp (2000), Sông Đông êm đềm (4 tập), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

17. Sôlôkhôp (1984), Truyện Sông Đông, Nxb Văn học, Hà Nội.


7. Hình thức tổ chức dạy học

7.1. Lịch trình chung



Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học phần

Tổng

Lí thuyết

Bài tập/Thảo luận

Thực hành

Tự học, tự NC

Tư vấn của GV

KT-ĐG




  1. Văn học Hy Lạp cổ đại

2

0

0

15

1

0




2. Văn học Tây Ban Nha thế kỉ XVI

1

2

0

10

1

Bài tập cá nhân




3. Văn học Pháp thế kỉ XVII

2

4

0

10

1

Bài tập cá nhân




4. Văn học Anh thế kỉ XVIII

1

2

0

10

1

Bài tập nhóm




5. Văn học Pháp thế kỉ XIX

3

4

0

15

2

Bài kiểm tra giữa kì




6. Văn học Âu Mỹ thế kỉ XX

3

4

0

10

1

Bài tập cá nhân




7. Văn học Nga thế kỉ XIX

3

4

0

10

2

Bài tập nhóm




8. Văn học Nga thế kỉ XX

3

4

0

10

1

Bài tập cá nhân




Tổng

18

24

0

90

10




142



7.2. Lịch trình tổ chức dạy cụ thể

Nội dung 1, Tuần 1: Văn học Hy Lạp cổ đại


Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính

Mục tiêu cụ thể

Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

Lí thuyết



2 tiết, trên lớp



I. Một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại

II. Những thành tựu nổi bật

1. Thần thoại

2. Anh hùng ca của Hôme

3. Bi kịch từ Etsin đến Ơripit

III. Thần thoại Hy Lạp

1. Nội dung cơ bản

2. Lập gia hệ các thần

3. Một số đặc trưng


* Trình bày và phân tích được các kiến thức cụ thể:

- Nước Hy Lạp thời cổ: địa lí, kinh tế, chính trị, xã hội

- Một nền văn minh rực rỡ: văn hoá, văn học, nghệ thuật

- Giá trị nội dung và nghệ thuật của thần thoại Hy Lạp




- Đọc giáo trình [1] bài khái quát tr. 9 - 39

- Đọc [1] và tóm lược nội dung.từ tr. 21 -39.




Bài tập/ Thảo luận

Không













Tự học/tự NC



15 tiết


- Phân tích những đặc sắc về nghệ thuật của hai vở bi kịch: Ơđip làm vua, Prômêtê bị xiềng

- Vì sao nói Iliat là “bản anh hùng ca chiến trận”



- Hiểu và phân tích được những đóng góp lớn của các nhà viết bi kịch cổ đại.

- Lí giải và phân biệt với bản anh hùng ca hoà bình Ôđixê.



-Đọc [1] tr. 39 – 117 Lập đề cương chi tiết





Tư vấn của GV

1 tiết

- SV cần chỉ ra được những đóng góp lớn về nghệ thuật của mỗi thể loại

- Tránh đơn giản và liệt kê máy móc, cần có cái nhìn so sánh hệ thống

Lập đề cương theo chương mục.




KT- ĐG

Không












Nội dung 2 + 3, Tuần 2: Văn học Tây Ban Nha thế kỉ XVI và văn học Pháp thế kỉ XVII


Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính

Mục tiêu cụ thể

Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

Lí thuyết

1 tiết, trên lớp


1 tiết, trên lớp



I. Văn học Tây Ban Nha (TBN)

1 Nước Tây Ban Nha trong phong trào văn hoá Phục hưng

2. Tiểu thuyết Đôn Kihôtê (Xecvantec)

II. Văn học Pháp thế kỉ XVII

1. Đặc trưng của chủ nghĩa cổ điển

2. Hài kịch Môlie

2.1. Con đường hình thành tài năng

2.2. Đặc điểm nghệ thuật hài kịch

2.3. Một số vở kịch tiêu biểu


- Nêu được vị trí của thiên tài Xecvantec đối với nền văn học TBN cũng như văn học TBN trong phong trào Phục hưng nói chung

- Hiểu và phân tích được giá trị nội dung tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm

- Chỉ ra được các đặc trưng và vận dụng phân tích qua một tác phẩm cụ thể.

- Phân tích được các đặc trưng nghệ thuật hài kịch của Môlie và vận dụng cụ thể qua một vở kịch của nhà văn.




- Đọc TL [1] từ tr. 373– 402 của 6.1 và tóm tắt nội dung chính

-Đọc thêm phần Tổng luận của [5] từ tr.1 – 13.

- Đọc TL [1] từ tr.287 – 309 và lập đề cương theo chương mục TL [1] từ tr.t thơ ngụ ngôn của La Phoongten qua một bài thơ cụ thể.






Bài tập/ Thảo luận

2 tiết, trên lớp

- Thảo luận trích đoạn Đôn Kihôtê đánh nhau với cối xay gió (SGK lớp 8, tập 1, tr.75)

- SV phân tích và lí giải được cách triển khai của mình (có thể lập đề cương dự kiến sẽ triển khai trong bài tập giảng)

- nhìn nhận và đánh giá nhân vật khách quan, toàn diện và ý đồ nghệ thuật của nhà văn.



- Đọc tác phẩm số [4] phần VHPT và tư liệu liên quan

- Lập đề cương theo chương mục






Tự học/tự NC

10 tiết


- Phân tích các biểu hiện của thể loại tiểu thuyết phiêu lưu qua tiểu thuyết Đôn Kihôtê.




Đọc [1] tr. 173-189 và lập đề cương vào vở BT




Tư vấn của GV

1 tiết

- Cần vận dụng kiến thức tổng hợp và liên ngành để tìm hiểu về thể loại tiểu thuyết phiêu lưu

- Có phương pháp học và viết bài khoa học

Liệt kê nội dung bài viết trên sách, tạp chí, ...




KT- ĐG

10 phút

Kiểm tra về việc chuẩn bị vấn đề thảo luận (BT cá nhân)

Hoàn thiện khả năng tổng hợp và triển khai vấn đề.

SV chuẩn bị ra vở bài tập



Nội dung 3 + 4, Tuần 3: Văn học Pháp thế kỉ XVII (tiếp) và văn học Anh thế kỉ XVIII


Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính

Mục tiêu cụ thể

Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

Lí thuyết


1 tiết, ở lớp

1 tiết, trên lớp



II. Văn học Pháp thế kỉ XVII (tiếp)

3. Thơ ngụ ngôn La Phôngten

3.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác

3.2. Nội dung thơ ngụ ngôn La Phôngten

3.3. Nghệ thuật thơ ngụ ngôn La Phôngten

III. Văn học Anh thế kỉ XVIII

1. Thuật ngữ Ánh sáng

2. Đặc điểm riêng của nước Anh trong bối cảnh Tây Âu thế kỉ Ánh sáng

3. Đanien Điphô và tiểu thuyết Rôbinxơn Cruxô


- Phân tích đặc điểm nội dung và nghệ thuật thơ ngụ ngôn La Phôngten

- Vận dụng phân tích nghệ thuật thơ ngụ ngôn của La Phôngten qua một bài thơ tự chọn cụ thể

- Hiểu được bối cảnh chung và riêng của các nước Tây Âu và Anh thế kỉ XVIII chi phối sang văn học

- Những đóng góp về nội dung tư tưởng và nghệ thuật của tiểu thuyết Rôbinxơn Cruxô



- Đọc [7] và tự chọn một số bài thơ tiêu biểu để phân tích

- Đọc [1] từ tr. 309 – 355 và lập đề cương theo chương mục






Bài tập/ Thảo luận

2 tiết, trên lớp



- Xác lập hệ thống những vấn đề cơ bản sẽ triển khai khi giảng Ông Giuốc đanh mặc lễ phục (SGK lớp 8, tập 2, tr. 117 ).

-Tập đóng vai các nhân vật trong trích đoạn

- Thảo luận nhóm để đưa ra hệ thống luận điểm cơ bản (trong 10 phút), sau đó mỗi nhóm sẽ cử một đại diện tập giảng trong khoảng 20 phút.

- Rèn kĩ năng nói và nhập vai



- Chuẩn bị Sgk Ngữ văn lớp 8, tập 2 , đọc sách giáo viên hướng dẫn để lập đề cương bài giảng và tập giảng (gọi SV bất kì trong nhóm)




Tự học/tự NC

10 tiết

- Tính chất khác biệt của văn học Anh thế kỉ XVIII so với văn học Pháp, Đức


- Phân biệt và chỉ ra điểm khác biệt của mỗi nền văn học

- Tìm đọc [1] tr. 309 – 330 và lập đề cương




Tư vấn của GV

1 tiết

Tư vấn về nội dung liên quan đến bài học

- Giúp SV giải đáp các thắc mắc

Chuẩn bị câu hỏi và vấn đề cần trao đổi




KT- ĐG

5 phút

Kiểm tra bài tập chuẩn bị và làm việc nhóm

Đánh giá kĩ năng vận dụng kiến thức, lập đề cương và làm việc nhóm

Báo cáo theo nhóm





Nội dung 5, Tuần 4: Văn học Pháp thế kỉ XIX

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính

Mục tiêu cụ thể

Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

Lí thuyết

2 tiết, trên lớp



I.Bức tranh khái quát

II.VictorHugo (1802 – 1885)

1. Hugo – chủ soái của trào lưu lãng mạn Pháp

2. Thơ Huygô

3. Tiểu thuyết:

III. Banzac và bộ Tấn trò đời

1.Banzac - bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực Pháp

2. Đặc trưng nghệ thuật bộ Tấn trò đời



- Chỉ ra những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực Pháp, từ đó vận dụng soi chiếu vào tác phẩm của Hugo và Banzac
- phân tích được một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm của Huygo và Banzac. Từ đó, nhận diện những đặc trưng phong cách nghệ thuật của hai nhà văn này.


- Đọc giáo trình [1] tr.473- 503 và tr. 523 – 552.

- Đọc [2] của 6.1 tr. 280 -347

- Đọc tác phẩm số [6], [7].

- Lập đề cương theo chương mục






Bài tập/ Thảo luận

2 tiết, trên lớp

- Tập giảng trích đoạn Robinxon ở đảo hoang (Sgk lớp 9, tập 2) (1 tiết)


- Xác định những luận điểm cơ bản và tập giảng trích đoạn theo sách hướng dẫn


- Lập đề cương bài giảng vào vở BT, chọn người đại diện giảng



Tự học/tự NC


8 tiết


- Ý nghĩa nghệ thuật của hình tượng nhà thờ Đức bà Paris.

- Bình luận chi tiết cái chết của Cadimodo



- Chỉ ra ý nghĩa biểu tượng của hình tượng này.

- Lí giải được kiểu nhân vật đặc trưng của chủ nghiã lãng mạn và chủ nghĩa nhân đạo của Hugo.



- Đọc [1] từ 493-500 và học liệu [2] .

- Lập đề cương theo chương mục






Tư vấn của GV

1 tiết

So sánh điểm khác biệt căn bản giữa hai trào lưu lãng mạn và hiện thực

Vận dụng kiến thức lí luận văn học và quan niệm của mỗi nhà văn trong sáng tác

Lập bảng so sánh vào vở BT




KT- ĐG

10 phút

Khả năng làm việc nhóm

Có kĩ năng và thao tác giải quyết vấn đề khoa học

- Chuẩn bị báo cáo




Nội dung 5, Tuần 5: Văn học Pháp thế kỉ XIX (tiếp)


Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính

Mục tiêu cụ thể

Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

Lí thuyết




2 tiết, trên lớp



IV. Truyện ngắn của Môpatxăng

1. Cuộc đời và sự nghiệp

2. Nghệ thuật viết truyện ngắn của Môpatxăng

V. Truyện ngắn của O. Henry

1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác

2. Đặc điểm truyện ngắn O. Henry



- Trình bày được những đóng góp cơ bản trong sáng tác của hai tác giả

- Phân tích được sự sáng tạo của mỗi tác giả ở phương diện thể loại truyện ngắn

- Chỉ ra đặc trưng phong cách nghệ thuật viết truyện ngắn của mỗi nhà văn

- Đọc sách hướng dẫn Văn lớp 9, tập 2 dành cho GV


- Đọc và tóm lược nội dung.




Bài tập/ Thảo luận

1 tiết, trên lớp

- Phân tích tác phẩm Miếng da lừa để thấy được những nét đặc trưng phong cách nghệ thuật của Banzac.

- Chỉ ra được khả năng phản ánh hiện thực Pháp thế kỉ XIX, kiểu nhân vật trở đi trở lại...

- Đọc tác phẩm và tài liệu [1] từ tr. 523 – 552 và lập đề cương chi tiết vào vở BT.




Tự học/tự NC

7 tiết


- Phân tích nhân vật Rôbinxơn Cruxô trong tiểu thuyết cùng tên của Điphô.

- Chỉ ra và làm rõ các đặc điểm cơ bản của nhân vật (có dẫn chứng cụ thể, thuyết phục)

-Đọc [1] tr.343 – 354 và những tư liệu liên quan




Tư vấn của GV

1 tiết

Tư vấn về nội dung liên quan đến bài học

- Giúp SV giải đáp các thắc mắc

SV chuẩn bị câu hỏi




KT- ĐG

1 tiết

Kiểm tra giữa kì

Đánh giá kĩ năng viết và giải quyết vấn đề

Chuẩn bị giấy A4.



Nội dung 6, Tuần 6: Văn học Âu Mỹ thế kỉ XX


Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính

Mục tiêu cụ thể

Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

Lí thuyết



2 tiết


I. Một thế kỉ văn học phong phú, đa dạng và phức tạp

II. Kafka và vấn đề thân phận con người

1. Cuộc đời và sự nghiệp

2. Cái nhìn bi quan sâu sắc về thân phận con người và cuộc đời (qua truyện ngắn và tiểu thuyết)

III. B. Brecht và kịch tự sự

1. Kich tự sự và thủ pháp “lạ hoá”

2. Vở kịch Vòng phấn Côcazơ


- Nhận diện được những khuynh hướng tư tưởng khác nhau và các trào lưu nghệ thuật hướng tới sự nỗ lực tìm tòi đổi mới của các nhà văn.

- Có cái nhìn thực sự khách quan và đúng đắn về quan niệm cũng như sáng tác của Kafka.

- Thấy được tư tưởng tiến bộ của Brecht qua sáng tác kịch tự sự - một thể loại mới của thế kỉ XX.


- Đọc [1] từ tr. 597 – 701 và lập đề cương theo chương mục tóm tắt theo những nội dung đã định hướng




Bài tập/ Thảo luận

2 tiết, trên lớp



- Phân tích và tập giảng trích đoạn Bố của Ximông (Môpatxăng) (Sgk lớp 9, tập 2, tr 140)


- Tìm hiểu diễn biến tâm trạng các nhân vật dưới ngòi bút của nhà văn và rút ra bài học về lòng yêu thương con người

- Tập giảng




- Lập đề cương chi tiết và chuẩn bị Sgk lớp 9, tập 2.




Tự học/tự NC

10 tiết

- Bút pháp tương phản trong Những người khốn khổ (Hugo).


- Phân tích biểu hiện và hiệu quả nghệ thuật của bút pháp này.

- Đọc [2] tr. 397 – 418; [13] tr. 43-58 và lập đề cương




Tư vấn của GV

1 tiết

Tư vấn về nội dung liên quan đến bài học

- Giúp SV giải đáp các thắc mắc

Chuẩn bị vấn đề cần trao đổi




KT- ĐG

5 phút

Kiểm tra bài tập

Đánh giá khả năng làm việc cá nhân

Vở BT



Nội dung 7, Tuần 7: Văn học Nga thế kỉ XIX



Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính

Mục tiêu cụ thể

Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

Lí thuyết



2 tiết, trên lớp



I. Khái quát văn học Nga thế kỷ XIX (theo các đặc điểm lớn)

II.. Những gương mặt tiêu biểu:

1. Puskin với tiểu thuyết và truyện ngắn hiện thực

2. Đôxtôiepxki và tiểu thuyết phức điệu (Tội ác và trừng phạt)




- SV có kiến thức cơ bản về tình hình chính trị, xã hội và văn học Nga thế kỉ XIX
- Hiểu và phân tích được những đóng góp cơ bản của các nhà văn.

- Đọc TL [1] của 6.1, phần VH Nga, từ tr.7 – 50, đọc [2] từ 23 - 36 và tóm lược nội dung chính.

- Đọc TL [2] của 6.1, 127 -130 và 204 -212, TL [2] của 6.2, từ tr. 36 -48 để có thể vận dụng phân tích làm rõ các giá trị cơ bản của tác phẩm.






Bài tập thảo luận

2 tiết, trên lớp

- Phân tích đoạn trích Chiếc lá cuối cùng của O. Henry (Sgk lớp 8, tập 1, tr. 86)

.- Hiểu được nghệ thuật kể chuyện độc đáo và chủ nghĩa nhân đạo của O. Henry.

- Chuẩn bị bài tập cá nhân (lập đề cương chi tiết) và Sgk lớp 8, tập 1.




Thực hành

Không













Tự học/tự NC

5 tiết

- Vì sao lại gọi thế kỉ XIX ở Nga là “một thời kì hoàng kim trong văn học”?

- Vấn đề tội ác và hình phạt trong tiểu thuyết Tội ác và trừng phạt của Đôxtôiepxki.



- Nắm vững bối cảnh lịch sử và khả năng vận dụng chứng minh

- Chỉ ra quan niệm sống cùng đặc điểm của tiểu thuyết đa thanh



Đọc [2] của 6.1 phần VH Nga từ tr. 6 – 13 và từ tr.52 – 92 để triển khai và lí giải.




Tư vấn của GV

Không













KT- ĐG

10 phút

Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà (BT cá nhân)

- Đánh giá ý thức và chất lượng BT

Làm vào vở BT



Nội dung 7 + 8, Tuần 8: Văn học Nga thế kỉ XIX (tiếp) và văn học Nga thế kỉ XX





Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính

Mục tiêu cụ thể

Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

Lí thuyết


1 tiết, trên lớp

1 tiết, trên lớp



II. Những gương mặt tiêu biểu: (tiếp)

3. L. Tônxtôi và tiểu thuyết sử thi (Chiến tranh và hoà bình)

3.1. Tiểu thuyết sử thi

3.2. Phép “biện chứng tâm hồn”

4. Sêkhôp và truyện ngắn

4.1. Các giai đoạn sáng tác truyện

4.2. Đặc điểm truyện ngắn Sêkhôp

III. Khái quát văn học Nga thế kỉ XX

1. Bối cảnh lịch sử

2. Tình hình văn học



- Nắm vững những chặng cơ bản trong quá trình sáng tác của mỗi nhà văn với những đóng góp nổi bật.

- Phân biệt được tiểu thuyết sử thi so với tiểu thuyết thông thường

- Chỉ ra những điểm khác biệt trong lối viêt truyện ngắn của Sêkhôp
- Nhận diện diện mạo văn học Nga thế kỉ XX (tình hình chính trị, lịch sử và các khuynh hướng văn học...)


- Đọc [1] mục 6.1, phần VH Nga, từ 387 – 463 và tóm lược nội dung chính theo phần đã định hướng

- Đọc [1] mục 6.1, phần VH Nga, từ 463 -511 và lập đề cương theo chương mục






Bài tập/ Thảo luận

2 tiết, trên lớp

- Phân tích những đổi mới nghệ thuật đặc sắc của Kafka qua truyện ngắn Làng gần nhất.

- Chỉ ra những giá trị nghệ thuật được xem là đổi mới của truyện ngắn thế kỉ XX

- Đọc TL [20], [23] phần VH phươngTây và làm BT




Tự học/tự NC

5 tiết

Phân tích phép biện chứng tâm hồn trong tiểu thuyết Chiến tranh và hoà bình (L. Tônxtôi)

- Phân tích được những biện pháp nghệ thuật cơ bản khi nhà văn miêu tả quy luật vận đông và kết nối của dòng chảy tâm lí con người

Đọc tác phẩm và TL [2] mục 6.1 từ tr. 105 - 107 và lập đề cương.




Tư vấn của GV

Không














KT- ĐG

Không















Nội dung 8, Tuần 9: Văn học Nga thế kỉ XX (tiếp)


Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính

Mục tiêu cụ thể

Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

Lí thuyết


2 tiết, trên lớp

II. Giới thiệu một số nhà văn tiêu biểu:

1. M. Gorki (1868-1936) - nhà văn trưởng thành từ trong “cay đắng” và đấu tranh cách mạng với truyện ngắn và bộ ba tự truyện

2. X.A. Êxênin (1895-1925) – “thi sĩ cuối cùng của đồng quê Nga” và bài thơ Thư gửi mẹ

3. M. Sôlôkhôp (1905 - 1984) - Một nhà văn Xôviết lỗi lạc với tiểu thuyết Sông Đông êm đềm và truyện ngắn Số phận con người



- Nắm vững những đóng góp lớn của nhà văn trong nền văn học Nga

- Phân tích được quan niệm nghệ thuật về con người của Gorki qua cách xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của ông.

- Tìm hiểu những giá trị nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ Thư gửi mẹ của Êxênin.

- Thấy được khả năng kết hợp tính bi kịch với tính sử thi, tạo nên cây bút tiểu thuyết và truyện ngắn xuất sắc trong văn học Nga thế kỉ XX và những đóng góp đối với văn học thế giới hiện đại.



- Đọc TL số [1] của 6.1 từ tr.511- 575 và TL số [2] của 6.1. từ tr. 149 -176 để tham khảo, lập đề cương theo chương mục
- Đọc TL [2] mục 6.1 từ tr. 177 – 206 để hiểu và phân tích bài thơ

- Đọc [2] của 6.1 từ tr. 206 -245 và lập đề cương tóm lược nội dung đã định hướng






Bài tập/ Thảo luận

2 tiết, trên lớp

- Phân tích truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng của Puskin (Sgk lớp 6, tập 1, tr. 91)


.- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện và biện pháp nghệ thuật chủ đạo và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc.

- Chuẩn bị báo cáo nhóm





Tự học/tự NC

2 tiết


Đề tài sông Đông trong sáng tác của Sôlôkhôp

- Thấy được sự gắn bó của nhà văn với quê hương và khả năng hư cấu nghệ thuật

- Đọc tác phẩm và làm đề cương chi tiết




Tư vấn của GV

Không













KT- ĐG

10 phút

Kiểm tra BT tự học

Đánh giá ý thức và sản phẩm cụ thể

Làm vào vở BT




Nội dung 7, Tuần 10: Văn học Nga thế kỉ XIX (thảo luận)



Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính

Mục tiêu cụ thể

Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

Lí thuyết




Không













Bài tập/ Thảo luận

2 tiết, trên lớp

- Phân tích truyện ngắn Anh béo anh gầy hoặc Người trong bao để làm nổi bật đặc điểm truyện ngắn Sêkhôp.

- SV có khả năng vận dụng những đặc trưng nghệ thuật truyện ngắn Sêkhôp vào việc phân tích truyện ngắn cụ thể ( SV tự phân chia theo nhóm để làm đều cả hai truyện)

Đọc TL [2] của 6.1, [2] của 6.2 mục Sêkhôp và chuẩn bị đề cương




Tự học/tự NC

5 tiết

Nêu và phân tích mối quan hệ giữa cuộc đời và sáng tác của Sêkhôp.

- Khả năng vận dụng và soi chiếu những ảnh hưởng từ cuộc đời chi phối đến sáng tác của nhà văn.

- Đọc TL số [2] của 6.1 từ tr. 52 - 66 và đưa ra ý kiến




Tư vấn của GV

1 tiết

Mối quan hệ và sự tương tác hai chiều từ cuộc đời đến sáng tác và ngược lại

- SV có cái nhìn khách quan, tỉnh táo, khoa học để xem xét tìm hiểu, tránh xã hội học dung tục và suy luận tuỳ tiện

Đọc thêm các tư liệu lí luận văn học liên quan để có kiến thức nền cơ bản




KT- ĐG

20 phút

BT nhóm

Làm việc nhóm

Báo cáo






Nội dung 8, Tuần 11: Văn học Nga thế kỉ XX (thảo luận)



Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính

Mục tiêu cụ thể

Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

Lí thuyết




Không













Bài tập/ Thảo luận

2 tiết, trên lớp

Tư tưởng nhân đạo và quan niệm nghệ thuật về con người của Gorki qua truyện ngắn Một con người ra đời.

- Phân tích truyện ngắn để chỉ ra:

+ tư tưởng nhân đạo của nhà văn

+ quan niệm nghệ thuật về con người


- Đọc TL số [2] từ tr. 160 -177 và các bài trao đổi trên mạng, lập đề cương vào vở BT




Tự học/tự NC

3 tiết


Bộ ba tự truyện Thời thơ ấu, Kiếm sống và Những trường đại học của tôi của Gorki được viết trong hoàn cảnh nào? Nhân vật chính có thái độ thế nào đối với cuộc đời?

- Chỉ ra hoàn cảnh sáng tác của bộ ba tác phẩm

- thái độ tích cực và những nỗ lực không ngừng nghỉ để vươn lên trong cuộc sống của nhân vật chính.



- Đọc tư liệu [2] của 6.1 và lập đề cương theo chương mục




Tư vấn của GV

1 tiết

- Có kĩ năng phân tích nhân vật và lí giải các vấn đề từ các biện pháp nghệ thuật khi xem xét tác phẩm

- Có thái độ khách quan và khoa học khi phân tích, đánh giá, lí giải.

Đưa ra câu hỏi và những vấn đề cần trao đổi thêm (nếu có)




KT- ĐG

10 phút

Kiểm tra việc đọc tác phẩm (Kiểm tra SV bất kì theo danh sách) và tính điểm tổng hợp chia đều theo nhóm

- Nắm vững tác phẩm để vận dụng thực hành tốt

- Cá nhân chịu trách nhiệm trước nhóm về phần đã đọc (nhóm được chia điểm đều)



Làm vào vở BT






Nội dung 8, Tuần 12: Văn học Nga thế kỉ XX (thảo luận tiếp)


Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính

Mục tiêu cụ thể

Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

Lí thuyết




Không













Bài tập/ Thảo luận

2 tiết, trên lớp

Phân tích nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của nhà văn Aimatôp qua đoạn trích Hai cây phong (trích Người thầy đầu tiên), Sgk lớp 8, tập 1, tr. 96.

- Hiểu rõ hai cây phong trong đoạn trích được miêu tả bằng ngòi bút đậm chất hội hoạ, với tâm hồn xúc động của người kể chuyện.

Chuẩn bị Sgk lớp 8, tập 1 và lập đề cương vào vở BT.




Thực hành

Không













Tự học/tự NC

2 tiết


Phân tích tính cách nhân vật Anđrây Sôcôlôp trong Số phận con người của Sôlôkhôp.

- Số phận bi kịch của con người trong và sau chiến tranh, là cuộc chiến đấu với số phận của con người nói chung trong cơn bão lịch sử của thế kỉ XX, tuy nhiên đau thương không bẻ gãy được ý chí và nghị lực sống của con người nhập cuộc như Sokolop.

Đọc tác phẩm và TL [2] mục 6.1 từ tr. 233 -243 và lập đề cương.




Tư vấn của GV

2 tiết

Tư vấn về nội dung liên quan đến bài học

- Giúp SV giải đáp các thắc mắc

Liệt kê câu hỏi ra giấy




KT- ĐG

10 phút

- Kiểm tra phần chuẩn bị của cá nhân

Đánh giá ý thức và sản phẩm cụ thể

Làm vào vở BT





Nội dung 8, Tuần 13: Ôn tập, kiểm tra


Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính

Mục tiêu cụ thể

Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

Lí thuyết




Không













Bài tập/ Thảo luận

2 tiết, trên lớp

Ôn tập và kiểm tra

- Hệ thống lại các kiến thức đã học (từ những thắc mắc và băn khoăn của SV)

Chuẩn bị hệ thống câu hỏi vào vở BT, sau đó lên lớp tổ hợp lại theo nhóm và phân loại theo mảng Văn học phương Tây và Văn học Nga.




Tự học/tự NC

8 tiết

Viết bài thu hoạch về những kiến thức đã học và sự bổ trợ cho những bài chuẩn bị tập giảng và lập đề cương các trích đoạn dạy ở trường THCS

- SV thấy được mối liên hệ và hiệu quả của việc học kiến thức chung cua rmoon học với những bài sẽ giảng dạy sau này ở trường phổ thông

- SV chuẩn bị đầy đủ các Sgk Ngữ văn từ lớp 6 – lớp 8 có bài giảng dạy trong chương trình.




Tư vấn của GV

1 tiết

Tư vấn về nội dung liên quan đến chương trình đã học và định hướng ôn tập

- Giúp SV giải đáp các thắc mắc

Mỗi SV chuẩn bị ít nhất 5 câu hỏi




KT- ĐG

1 tiết

Anh (chị) tự chọn một tác phẩm văn học Nga trong chương trình và trình bày cảm nhận riêng của mình

Khả năng cảm thụ văn học và kĩ năng viết văn

Chuẩn bị giấy A4



8.Chính sách đối với môn học


8.1.Sinh viên phải tham gia đầy đủ số giờ học trên lớp theo quy định (không nghỉ quá 20% tổng số giờ học).

8.2.Sinh viên phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ (chuẩn bị bài ở nhà, đọc tài liệu, tham gia thảo luận và làm các bài tập tại lớp, làm kiểm tra giữa môn và thi hết môn) theo đúng yêu cầu của giảng viên phụ trách môn học.

8.3.Sinh viên vi phạm quy định (nghỉ học, đi muộn không có lí do chính đáng; không làm bài tập, bài thi, nộp bài không đúng hạn; vi phạm quy chế thi; trích dẫn tài liệu và làm bài gian dối…) tuỳ theo mức độ sẽ bị trừ điểm thành phần tương ứng.

9. Phương pháp, hình thức kiểm tra- đánh giá kết quả học tập học phần.


Nội dung kiểm tra, đánh giá

Hình thức kiểm tra, đánh giá

Số bài, số con điểm

9.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên:




1. Tinh thần, thái độ học tập (đi học, chuẩn bị bài, nghe giảng…)

- Điểm danh

- Kiểm tra chuẩn bị bài

- Quan sát trên lớp


1

2. Bài tập và thảo luận

- Bài tập tại lớp và bài tập về nhà

- Thuyết trình, thảo luận



1


9.2. Kiểm tra đánh giá giữa kì:







Hình thức làm bài kiểm tra viết ở lớp hoặc làm bài tập trong các giờ thực hành/ thảo luận

2

9.3. Kiểm tra đánh giá cuối kì:


- Có 1 trong 2 hình thức: thi viết, tiểu luận cuối kì.

1

Tổng số con điểm/ số bài




5

9.4. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập: bài tập giao tại lớp và làm tại nhà được cho điểm theo chất lượng bài viết trong tương quan chung so với các bài của lớp.

- Đánh giá cụ thể cho từng bài theo mức độ từ không đạt yêu cầu (không giải quyết đúng các vấn đề đặt ra - dưới điểm trung bình) đến mức đạt yêu cầu (giải quyết đúng hướng nhưng còn sơ lược (đạt mức điểm trung bình từ 5 – 6 ) cho đến bài viết có nhiều sự chuẩn bị công phu, giải quyết đúng hướng (từ 7 đến 8 điểm) và có những kiến giải mới, sáng tạo (đạt tối đa từ 9 đến 10 điểm).

9.5. Lịch thi, kiểm tra (kể cả thi lại): Theo lịch của nhà trường.



10. Các yêu cầu khác:

Thanh Hóa, ngày 24 tháng 7 năm 2013

Trưởng khoa Trưởng bộ môn Giảng viên

TS.Hoàng Thanh Hải TS.Trịnh Đình Hà Ths.Nguyễn Thị Hạnh



Каталог: NewsImages -> file -> de%20cuong%20chi%20tiet%2013 14%20khoa%20xh
file -> UỶ ban nhân dân tỉnh thanh hoá
file -> TRƯỜng đẠi học hồng đỨc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> 284/kh đHHĐ KẾ hoạch đánh giá chương trình giáo dục của trường Đại học Hồng Đức
file -> TIỂu thuyết thứ NĂM
file -> TRƯỜng đẠi học hồng đỨc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 581/QĐ-ttg
file -> TRƯỜng đẠi học hồng đỨc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> Căn cứ Quyết định số 926/QĐ-ct ngày 11/4/2005 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá về việc phê duyệt cơ cấu tổ chức và hoạt động của trường Đại học Hồng Đức

tải về 381.94 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương