TRƯỜng cao đẲng nghề CƠ khí NÔng nghiệP



tải về 0.53 Mb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích0.53 Mb.
#17785
  1   2   3   4

Dự thảo Báo cáo hội nghị cán bộ viên chức năm 2014 VCAM

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

CƠ KHÍ NÔNG NGHIỆP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


BÁO CÁO

HỘI NGHỊ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM 2014

(DỰ THẢO)

Năm 2013 là năm có tính chất quan trọng đối với Trường Cao đẳng nghề Cơ khí nông nghiệp; là năm Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn ban hành Quyết định Điều chỉnh, bổ sung Chiến lược phát triển trường Cao đẳng nghề Cơ khí nông nghiệp giai đoạn 2009 – 2020. Năm 2013, nhà trường được chính thức nằm trong danh sách 26 trường được đầu tư là trường chất lượng cao đến năm 2015. Năm 2013 cũng là năm mà nền kinh tế trong nước và quốc tế có chiều hướng suy thoái mạnh, tác động đến tất cả các mặt của xã hội trong đó có đào tạo nghề. Tuy nhiên, với sự định hướng đúng đắn của Đảng ủy và chỉ đạo sát xao của Ban Giám hiệu, toàn trường đã phát huy cao độ sức mạnh tập thể của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và học sinh, sinh viên để cơ bản hoàn thành được các mục tiêu nhiệm vụ của năm 2013, từng bước xây dựng trường trở thành một trung tâm đào tạo nghề trọng điểm quốc gia.


PHẦN I

KIỂM ĐIỂM THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CÔNG TÁC NĂM 2013

Đặc điểm tình hình năm 2013.

* Những thuận lợi:

Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đã Ban hành Quyết định số 228/QĐ-BNN-HTQT ngày 01/02/2013 Phê duyệt Dự án thành phần 3 thuộc Dự án “Đầu tư phát triển các Trường dạy nghề chất lượng cao” sử dụng vốn ODA của Chính phủ Pháp;

Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội đã ban hành Quyết định số 784/QĐ-LĐTBXH ngày 21/05/2013 Phê duyệt danh sách 40 trường công lập để tập trung đầu tư thành trường nghề Chất lượng cao đến năm 2020 trong đó: đến năm 2015 có 26 trường và đến năm 2020 có 40 trường (trường Cao đẳng nghề Cơ khí nông nghiệp là 1 trong 26 trường).

Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đã có Quyết định số 2545/QĐ/BNN-TCCB ngày 30/10/2013 Phê duyệt điều chỉnh Dự án Đầu tư nghề trọng điểm Trường Cao đẳng nghề Cơ khí nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2015.

Nhà trường tiếp tục nhận được sự quan tâm sâu sắc của các Bộ, Ngành về định hướng và đầu tư phát triển cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học, cụ thể năm 2013 nhà trường đã được cấp kinh phí mua trang thiết bị học tập cho học sinh là 24,5 tỷ đồng.

Nhà trường có đầy đủ chương trình đào tạo và tài liệu học tập cho tất cả các nghề; trang thiết bị đào tạo và phòng học tương đối được cập nhật, đổi mới thường xuyên.

Đội ngũ cán bộ, giáo viên cơ bản có trình độ cao, tâm huyết với sự nghiệp, đoàn kết một lòng vì sự phát triển chung của nhà trường.

Thương hiệu của Nhà trường đã được khẳng định trong khu vực; chất lượng đào tạo có chuyển biến tích cực là những điều kiện tốt để thu hút HSSV.

Các doanh nghiệp trong khu vực luôn sẵn sàng tiếp nhận HSSV đến thực tập và CBGV đến tham quan học tập; sẵn sàng tham gia các hội nghị, hội thảo do trường tổ chức nhằm lấy ý kiến về cải tiến chương trình và các giải pháp đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động; hỗ trợ nguồn học bổng cho HSSV có thành tích học tập tốt.

Tỉnh Vĩnh Phúc có chính sách hỗ trợ cho người học nghề.



* Những khó khăn

- Kinh tế trong nước và quốc tế gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, nhiều doanh nghiệp thua lỗ dẫn đến phá sản… làm giảm nhu cầu sử dụng lao động.

- Quy chế tuyển sinh đại học được đổi mới: kéo dài thời gian tuyển sinh, tăng chỉ tiêu tuyển sinh gây nhiều khó khăn cho tuyển sinh dạy nghề.

- Tâm lý bằng cấp của xã hội còn nặng nề, bằng mọi cách để có bằng đại học dẫn đến tâm lý ngại học nghề còn phổ biến.

- Đội ngũ giáo viên được cử đi học tập nâng cao trình độ dẫn tới sự xáo trộn về kế hoạch giảng dạy của các khoa; nhiều giáo viên mới kỹ năng nghề còn yếu, kinh nghiệm giảng dạy ít và công tác quản lý giáo dục HSSV còn hạn chế.

- Công tác tài chính gặp nhiều khó khăn, một số vấn đề về tài chính phát sinh đột xuất trong năm nên nguồn chi cho thu nhập tăng thêm của cán bộ - giáo viên bị hạn chế, tác động đến tâm lý của một bộ phận nhỏ cán bộ - giáo viên.



Tổng quan các hoạt động của nhà trường trong năm 2013 như sau:

1. Công tác đào tạo

1.1. Tuyển sinh

Năm học 2013 - 2014, công tác tuyển sinh tiếp tục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của trường. Trung tâm Tuyển sinh & DVVL của nhà trường đã xây dựng kế hoạch chi tiết, mở các điểm tuyển sinh liên kết, lắp đặt biển tuyển sinh, thông báo tuyển sinh tại nhiều địa điểm và trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức Hội nghị tuyển sinh; cử cán bộ tuyển sinh đến làm việc tại các xã trong tỉnh Vĩnh Phúc và một số địa phương lân cận như Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ...



Với chỉ tiêu tuyển sinh hệ chính quy là 1500, nhà trường đã tuyển sinh được 1057 HSSV đạt 70.5%. Kết quả cụ thể công tác tuyển sinh các hệ đào tạo năm học 2013 -2014 như sau:

TT

Tên nghề
đào tạo


SỐ LƯỢNG TUYỂN SINH THEO CÁC TRÌNH ĐỘ

Tổng

CĐN

TCN

SCN

Dưới
3 tháng


Tổng

Chính quy

Liên
thông

Tổng

Tốt
nghiệp THCS

Tốt nghiệp
THPT

1

Nghề Công nghệ Ôtô




112

103

9

134

134

0







2

Nghề Điện công nghiệp




85

71

14

173

130

43







3

Nghề Điện tử CN




27

27




110

110










4

Điện dân dụng













47

47










5

Nghề Công nghệ TT




10

10




0

0

0







6

Nghề Tin học văn phòng




0

0




21

21

0







7

Nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính




13

12

1

116

116

0







8

Nghề Hàn




0

0




10

10

0







9

Nghề Cắt gọt kim loại




31

31




44

44

0







10

Nghề Kế toán DN




13

13




0

0

0







11

Nghề Kỹ thuật Máy lạnh và Điều hòa không khí




21

21




42

42

0







12

Nghề Vẽ và thiết kế trên máy tính




0

0




0

0

0







13

Nghề Kỹ thuật Máy Nông nghiệp




0

0




25

25

0







14

Nghề Vận hành Máy thi công nền




0

0




12

0

12







15

Nghề Xếp dỡ cơ giới tổng hợp




0

0




0

0

0







16

Nghề Lái xe Ôtô

2033

0

0













2033




17

Quản trị mạng máy tính




11

11



















18

Chứng chỉ sư phạm DN

359

























19

Chứng chỉ bồi dưỡng kỹ năng dạy học

1048






















1048

20

- Lớp Bồi dưỡng KNN Hàn nhôm;

- Lớp Bồi dưỡng KNN Hàn trong MT bảo vệ khí CO2;

- Lớp bồi dưỡng kỹ năng thực KNN Hàn và Điện CN tại Lào Cai


























76

Tổng toàn trường

3440

323

299

24

734

679

55

2033

1124

1.2. Kế hoạch và chương trình đào tạo

Căn cứ chương trình đào tạo, nhà trường đã xây dựng kế hoạch học kỳ, kế hoạch giáo viên và lịch giảng dạy trước khi bắt đầu học kỳ. Thời khoá biểu được xây dựng theo tháng đảm bảo kịp thời và phù hợp với kế hoạch giáo viên của các khoa.

Nhà trường đã lập kế hoạch về nhu cầu giáo viên để đảm bảo đầy đủ đội ngũ giáo viên cho việc thực hiện kế hoạch giảng dạy học kỳ, đáp ứng nhu cầu đột xuất của một bộ phận giáo viên giảng dạy hợp đồng và giáo viên cử đi học, bồi dưỡng và giáo viên cử đi giảng dạy các lớp liên kết ngoài trường.

Tổ chức bố trí giờ giảng đáp ứng nhu cầu đột xuất của một bộ phận giáo viên giảng dạy hợp đồng và giáo viên cử đi học, bồi dưỡng và giáo viên cử đi giảng dạy các lớp liên kết ngoài trường.

Thực hiện tốt việc giảng dạy đối với các lớp liên kết, liên thông, các lớp Chứng chỉ SPDN; các lớp bồi dưỡng ngắn hạn; đào tạo và cấp GPLX ô tô...

Kết thúc các học kỳ, công tác giảng dạy đã hoàn thành đúng kế hoạc đề ra: Đảm bảo tiến độ giảng dạy; tiến độ kiểm tra và thời gian hoàn thiện kết quả học tập trong học kỳ.

Đã xây dựng lại chương trình đào tạo Kỹ năng mềm & Khởi sự doanh nghiệp, tăng thời lượng học tập Kỹ năng mềm, thực hiện đưa vào giảng dạy đại trà với K52, K53.

1.3. Công tác thanh tra - kiểm tra

Hoàn thiện bổ sung qui định về công tác thanh tra, đã có sự đổi mới về hình thức thanh tra (tổ chức kiểm tra chéo giữa các đơn vị) phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo đúng quy chế và thể hiện sự khách quan trong công tác thanh tra.

Xây dựng kế hoạch & tổ chức kiểm tra thí điểm kiểm tra kết thúc Môđun chuyên môn sử dụng ngân hàng câu hỏi.

Đã tổ chức việc lấy ý kiến đánh giá giáo viên thông qua người học.

Ban thanh tra phối hợp với các đơn vị đã tổ chức dự giờ cán bộ - giáo viên trong trường, lấy kết quả làm cơ sở đề xuất phân loại GV theo 3 cấp độ để có biện pháp hỗ trợ về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.

Công tác thanh kiểm tra định kỳ và đột xuất được duy trì nên đã kịp thời chỉ ra những thiếu sót trong công tác quản lý giảng dạy và lên lớp. Công tác dự giờ và sinh hoạt chuyên môn được đẩy mạnh giúp các giáo viên trẻ có thêm nhiều cơ hội để nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng giảng dạy.



Kết quả cụ thể số lượt thanh kiểm tra & SHCM trong năm 2013 như sau:

Nội dung

Dự giờ

Sinh hoạt

chuyên môn

Kiểm tra

quy chế

Học kỳ II năm học 2012-2013

196

103

256

Học kỳ I năm học 2013-2014

193

104

234

Tổng số

389

207

490


tải về 0.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương