Triết học kitô giáo thời trung cổ I. triết họC giáo phụ VÀ triết học thời trung đẠI



tải về 105.68 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu12.09.2017
Kích105.68 Kb.
#33127

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Lịch sử triết học Phương Tây


TRIẾT HỌC KITÔ GIÁO THỜI

TRUNG CỔ

I. TRIẾT HỌC GIÁO PHỤ VÀ TRIẾT HỌC THỜI TRUNG ĐẠI (KÉO DÀI 1000 NĂM )

1. Hoàn cảnh lịch sử cho sử cho sự ra đời của triết học thời trung cổ

Triết Học Thời Trung Cổ, đó là giai đoạn mà triết học trở thành nô lệ của thần học mà những nguyên nhân, những hoàn cảnh giai đoạn lịch sử đã học giờ trước, tức là Chúa ra đời trong hoàn cảnh giai cấp nô lệ chiếm ¾ dân số, con người đau khổ bị xem như công cụ, đồ chơi, bị xem như hàng hóa mà mua bán trả giá.

Chúa sinh ra nơi một cái máng lừa, trong cái máng cỏ đó nên gần gũi với người nô lệ. Khi Chúa lớn lên với quan điểm sống hi sinh, làm cho mọi người bình đẳng giữa nam và nữ, nô lệ và quý tộc. Chúa làm giảm đi đau khổ trong đời sống. Với tinh thần đó, mọi người theo Chúa một cách tự nguyện. => Tuy nhiên, vào thế kỉ thứ nhất sau CN, tức là giai đoạn Chúa giáng sinh ở Do Thái (Palestine), những ai theo Chúa đều bị lên án và đàn áp do đi ngược với quyền lợi giai cấp thống trị nhưng đến thế kỉ III và IV, Thiên Chúa Giáo trở thành tôn giáo được công nhận và phổ cập trong hệ thống La Mã, Hy Lạp và nhiều nước phương Tây. Do các vị hoàng đế như Constantinus nhận thấy người dân đi theo Chúa một cách dễ dàng, trên tinh thần và tình yêu đối với Chúa như vậy, nếu những người thống trị đi ngược lại, họ sẽ gặp khó khăn trong việc cai trị, chiếm hữu đất đai, con người và trong cuộc chiến tranh giành những mảnh đất phì nhiêu.

Cuối cùng Kitô giáo trở thành tôn giáo được công nhận. Nhưng theo giáo lý của Kitô giáo, Chúa tạo ra Adam và Eva, được ở trong vườn địa đàng đầy đủ mọi thứ, nhưng không cho ăn trái cấm của Chúa. Nhưng hai người vì muốn thử xem trái cấm ra sao và ăn vào, tự nhiên lòng dục lạc nổi lên. Từ đó, con người xuất hiện, chính vì đó, mỗi người sanh ra đều mang cái gọi là Tội Tổ Tông, tức là vì phạm trái cấm mà sanh ra con người, cho nên ai sinh ra trên đời đều mang tội tổ tông cả. Vì mặc cảm đó, lúc nào họ cũng sống với thái độ ăn năn để làm sao Chúa tha thứ cho họ. Gọi là con người mang tội với tổ tông, chính vì vậy họ sống với tình trạng sám hối, ăn năn với Chúa.

Bất kỳ đàn áp nào họ cũng mong là vào ngày phán xử cuối cùng, nhưng kẻ đàn áp, bóc lột, đối xử bất công với họ sẽ bị Chúa phán quyết. Trông đợi vào điều đó, nên họ lấy đó làm niềm tin trong cuộc sống. Do đó, giai đoạn này, tinh thần người nô lệ được an ủi, vì vậy Chúa ra đời là một yếu tố hết sức “lịch sử”. Chúa phải ra đời đề chế độ chiếm hữu nô lệ cáo chung và chế độ phong kiến xuất hiện và thống trị ở phương Tây hơn ngàn năm

Và Kitô giáo cũng tồn tại song song thời gian đó. Kể từ đây, triết học trở thành nô lệ của thần học trong một nghìn năm, hay còn được gọi là giai đoạn “đêm trường Trung Cổ”. Trong giờ học vừa qua, chúng ta đã học về hoàn cảnh lịch sử để triết học Trung Cổ ra đời,



2. Tìm hiểu triết học của Kitô giáo, quan điểm triết học của họ là gì ?

Như vậy, Kitô giáo ra đời khi chế độ chiếm hữu nô lệ tan rã được đánh dấu với sự kiện đế quốc La Mã tan rã vào năm 476 sau CN. Tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử, chúng ta thấy Chúa ra đời là một điều tất yếu, người nô lệ chiếm đến ¾ dân số Athens, đó là “công cụ” biết nói, bị mua bán và đem làm thú tiêu khiển, hành hạ không thương tiếc... Alexandros đại đế mở rộng các cuộc chiến tranh đẫm máu nhưng vẫn không làm dịu bớt không khí ngột ngạt trong chế độ chiếm hữu nô lệ.

Sau khi Alexandros qua đời, thế giới Hy Lạp càng lún sâu vào khủng hoảng, và người Hy Lạp trong hoàn cảnh như thế, đất nước bị khủng hoảng mọi mặt như vậy thì Kitô giáo (còn gọi là nhất thần giáo; một người sinh ra ở Palestine, đem Kitô giáo truyền bá vô cùng nhanh chóng). Quý thầy lưu ý: Kitô giáo là Nhất thần giáo, còn các tôn giáo ở Ấn Độ là đa thần giáo vì tôn thờ nhiều vị thần. Còn Phật giáo chúng ta là tôn giáo như thế nào ?

Phật giáo là tôn giáo không đề cao một vị thượng đế nào hết. Cho nên trong kinh Pháp Hoa, Đức Phật đã dạy: “ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành...”. Và khẳng định tất cả mọi người và chúng sanh (luôn cả các loài vật) đều có Phật tánh, một khi được giác ngộ, Phật tánh trở lại, con người ta được sống trong “bản lai diện mục”, trở về cái chân tâm Phật tánh vốn có. Chẳng hạn như các tôn giáo khác trên thế giới, chẳng hạn như Kitô giáo được mang tên nhất thần giáo bởi vì họ đưa giáo lý đó trở về một tôn giáo có một vị thượng đế sáng tạo ra thế giới vũ trụ và sắp xếp an bài tất cả vạn pháp trên thế gian này, nên gọi là Nhất thần giáo.



3. Đặc điểm chính triết học Kitô giáo

Chúng ta không quên từ thế kỷ IV, chính quyền thay đổi thái độ đối với Kitô giáo, chấm dứt các cuộc tàn sát và hợp thức hóa Kitô giáo từ năm 311 trở đi. Bắt đầu là người dân đi theo Kitô giáo hết, Kitô giáo tiếp tục đấu tranh cho mục đích lớn hơn là quốc giáo.

Đến năm 324-325 mục tiêu đã đạt được, toàn đất nước La Mã theo Kitô giáo hết, nhà thờ toàn cõi Kitô giáo ra đời, công bố biểu tượng và thuyết giáo chính thức. Từ đó trở đi, Kitô giáo trở thành thế lực lớn của “đêm trường Trung Cổ”. Thần quyền lấn áp tất cả thế quyền.

Thứ hai, tên gọi triết học Kitô giáo đã cho thấy liên minh của triết học và tôn giáo. Lúc đó, triết học và tôn giáo giống như là một, cho nên mới gọi triết học là nô lệ của thần học. Sự chi phối của tôn giáo đối với tư duy triết học rất là lớn.

Chính từ triết học Kitô giáo nói lên rằng triết học và tôn giáo là một. Những gì tôn giáo tuyên bố thì triết học đồng thuận như vậy. Cho nên dùng chữ triết học Kitô giáo, nhưng đúng hơn phải dùng chữ Thần học, cho nên các Cha nhà thờ đều tốt nghiệp tiến sĩ thần học trước khi ra làm Cha. Họ phải nắm vững tất cả các vấn đề thuộc về tri thức thời đại, ít nhất là tốt nghiệp phổ thông, có bằng đại học đồng thời tốt nghiệp tiến sĩ thần học (yêu cầu bắt buộc), nắm vững tất cả lời dạy của Thiên Chúa, nguyên tắc giáo điều và những gì căn bản cho một vị Cha. Trước khi làm Cha phải làm Thầy. Giống như mình phải trải qua giai đoạn tập sự, Sa Di rất là lâu mới thọ giới Tỳ Kheo chẳng hạn.

Tên gọi triết học Kitô giáo để thấy được liên minh giữa triết học và Kitô giáo cũng như là chi phối của tôn giáo đối với tư duy triết học. Triết học Kitô giáo do vậy, (mang tính chất) triết học là công cụ của thần học, giải quyết các vấn đề triết học theo tư tưởng Kitô giáo, cho nên triết học lúc đó trở thành công cụ của thần học.

Tư tưởng Kitô giáo chi phối toàn bộ diện mạo tinh thần xã hội, vì triết học bị ảnh hưởng hoàn toàn. Nó chi phối hết các vấn đề diện mạo tinh thần xã hội. Sự độc tôn này thể hiện trong thái độ đối với các di sản cổ đại. Nhà thờ chỉ cho phép truyền bá những tư tưởng phù hợp hoặc gần với hệ thống Nhất Thần giáo và đạo đức Kitô giáo.

=> Như vậy quý thầy thấy nhà thờ chỉ cho phép truyền bá những tư tưởng về Nhất Thần giáo và đạo đức Kitô giáo như học thuyết Duy Tâm của Socrates và Plato, tức là ta đã từng học về thuyết Ý Niệm. Quan niệm Ý Thức có trước Vật Chất của Plato. Và như vậy Kitô giáo đã (truyền bá) lấy tư tưởng của Socrates của Plato, Nhị Nguyên luận, Duy Tâm của Aristotle hay chủ nghĩa Khắc Kỷ trường phái Plato để làm tư tưởng chính cho Nhất Thần giáo này. Đa Thần giáo bị bài xích, tinh thần đa nguyên triết lý cũng không còn.

Lúc đó người ta không còn tin vào đa thần như trước đây, tất cả quy về một mối đó là Thượng Đế. Chính vì vậy, người ta không còn quan tâm đến các triết lý Đa Thần nữa mà tất cả chỉ theo Thượng Đế, quan điểm của các giáo phụ. Tinh thần ấy đã gây chia rẽ con người và bất ổn xã hội. Theo quan điểm của các giáo phụ, tinh thần Đa Thần giáo nếu cứ theo như vậy là chi phối hết cho nên người ta đưa tất cả phải về một tư tưởng đó là Nhất Thần giáo.


  • Nó có những giáo điều, mà bắt buộc người theo Kitô giáo phải chấp hành, nó có những cái để ràng buộc con người thưa quý thầy, như là phép Thông Công. Nếu không chấp hành những điều đó thì buộc lòng sẽ bị rút phép Thông Công, chúng ta có những cái như vậy.

  • Nó có những cái ràng buộc con người ta, chẳng hạn như (không) đi lễ nhà thờ hay bỏ đạo đều liên quan đến các Cha. Các Cha sẽ rút phép thông công và sẽ bị đọa địa ngục. Cho nên người ta rất là sợ hãi và sống theo nếp đó. Kế đến, người nào dắt một người khác tôn giáo theo Chúa sẽ được Chúa chứng nhận và đưa về Thiên Đàng. Cho nên chính vì những điều đó làm cho người ta, nhất là Kitô giáo (hay Cơ Đốc giáo) có hai hướng là Thiên Chúa và Tin Lành. Đạo Tin Lành rất tích cực trong việc đưa người ta quay về Tin Lành. Bởi vì quan niệm càng đưa nhiều người quay về dạo Tin Lành bao nhiêu, người đó càng được Chúa đón tiếp bấy nhiêu.

Thế thì quý thầy có biết Tin Lành với nhà thờ khác nhau chỗ nào không ? Tuy đều thờ dấu Thánh Giá hết nhưng nhà thờ và Tin Lành khác nhau ở chỗ: Tin Lành tin Chúa Jesus (Jesus Christ), còn nhà thờ cũng tin có Chúa Jesus, còn tin có Đức Mẹ Đồng Trinh mà sanh ra Chúa Jesus. Còn bên Tin Lành không tin Đức Mẹ, trong nhà thờ của họ không bao giờ có để Đức Mẹ hết. Trong các nhà thờ bao giờ cũng có Đức Mẹ, tin Đức Mẹ, cầu nguyện Đức Mẹ rất là khẩn thiết. “Mẹ ơi đoái thương dân nước Việt Nam, trời u ám chiến tranh điêu tàn, mẹ hãy đưa tay ban phước bình an...”.

Ngày xưa có vần (nghe không rõ) đi rước Đức Mẹ thưa quý thầy, trước mùa Noel là mùa đi rước Đức Mẹ. Bởi vì không có Đức Mẹ thì không có Chúa Jesus, Chúa Jesus là đi cứu thế nha! Người ta đọc: “Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen !” Chúa Jesus là con, ngôi nhân danh Cha là trời và con và Thánh Thần. Chúa Jesus đây là nhân vật ra đời để cứu dân, cứu giai đoạn chiếm hữu nô lệ đau khổ của La Mã giai đoạn đó. Nhà thờ họ tin có Đức Mẹ Đông Trinh nhưng Tin Lành họ không tin có Đức Mẹ Đồng Trinh, nên chia ra thành hai nhánh.

Nhưng mà cả hai, đặc biệt là nhánh Tin Lành này họ làm từ thiện rất là “dữ dội. Nhưng từ thiện của Tin Lành phải có hiệu quả là phải đi theo. Đạo Phật không có vấn đề đó, hãy đến để thấy chứ không phải đến để mà tin. Đức Phật khẳng định như vậy. “đến để mà thấy, điều gì có lợi với cái nhìn của bậc trí thì làm theo...” Chứ không phải Đạo Phật đến để mà tin. Trong khi các tôn giáo này chỉ một vấn đề là niềm tin Thiên Chúa, tất cả mọi thứ Chúa đều an bài cả.

Cho nên chúng ta thấy Đa Thần giáo bị bài xích, cho nên triết lý gì liên quan đến Đa Thần giáo không đục có “đất” để tồn tại. Quan điểm của các giáo phụ, tinh thần ấy chia rẽ con người và gây bất ổn xã hội. Khát vọng khám phá cái mới bị thay bằng sự tuân phục lời Chúa dạy. Mình phải là người phụng sự trung thành nhà thờ Kitô giáo. Do vậy, liên hệ chặt chẽ với Thần học, Triết học có nhiệm vụ chứng minh cho chân lý đã có sẵn the sự dẫn dắt của niềm tin. Một điều duy nhất đó là niềm tin thôi. Còn tất cả mọi con người trên thế gian này là người phụng sự trung thành cho nhà thờ Kitô giáo.



Triết học Trung Cổ kết hợp chặt chẽ với ý thức hệ Tôn Giáo, được xây dựng trên nguyên lý Mặc Khải (revelation) và Nhất Thần giáo. Tức là, cái gì cũng được lời Chúa phán trước. Mặc Khải là được báo trước, Nhất Thần là của một vị Chúa, một vị Thượng Đế ban ra. Chúng ta gạch dưới Triết học Trung Cổ kết hợp chặt chẽ với ý thức hệ tôn giáo xây dựng trên nguyên lý Mặc Khải và Nhất Thần. Đó là nguyên lý chung của Kitô giáo. Như vậy khi được hỏi nguyên lý chung của Kitô giáo là gì?

Chúng ta trả lời sự kết hợp giữa Mặc Khải và Nhất Thần giáo (Revelation and Monotheism). Kết hợp giữa Mặc Khải và Nhất Thần. Điều này rất xa lạ với thế giới quan tôn giáo thần thoại của Hy Lạp và La Mã cổ đại. Những điều này cua Chúa, của Kitô giáo nên khác với tín ngưỡng ngày xưa. Kinh Thánh Kitô giáo chi phối cả ở ba bình diện: Bản Thể luận, Nhận Thức luận và Đạo Đức. Đây là những điều chù ta phải đánh dấu, những đặc điểm chính, chúng ta sẽ không có thời gian để viết hết. Khi trình bày, chúng ta chỉ viết nhưng cái chính thôi. Nếu không nắm vững lúc đó chúng ta không bao giờ viết kịp, chúng ta sẽ có rất nhiều câu ngắn trong vòng 60 hay 90 phúc làm bài đó. Chúng ta viết rất nhanh những câu hỏi rất ngắn, cho nên nếu không nắm ý chính sẽ bị viết tràn lan, cho nên nói là nguyên lý chung của Kitô giáo, Do Thái giáo hay Hồi giáo đều là Nhất Thần giáo; Hồi giáo tin Thánh Alla. Đạo Phật chúng ta Đức Phật không phải là Thượng Đế để mà ban phước giáng họa. Đức Phật chỉ ra con đường, người nào theo con đường đó thì hạnh phúc. Cho nên người ta nghe ông Karl Marx, rồi nói Karl Marx mà là cái gì ! Ông nói: “ Tôn giáo là liều thuốc phiện của quần chúng”. Nhưng câu đó, ông muốn nói các tôn giáo Nhất Thần. Thượng Đế tạo ra tất cả, sắp xếp muôn loài, ông gọi đó là thuốc phiện, mê hoặc quần chúng . Ông nói như vậy là ông nghĩ đến Nhất Thần giáo. Lúc đó, Karl Marx chưa biết đạo Phật, Karl Marx mà gặp Đức Thích Ca thì Karl Marx cũng đảnh lễ thôi. Tại vì ông nói đến câu đó là nghĩ đến Nhất Thần giáo. Cho nên chúng ta phải nắm những nguyên tắc về Kitô giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo được xây dựng trên nguyên lý Mặc Khải và Nhất Thần giáo. Kinh Thánh Kitô giáo chi phối Triết học cả ba phương diện: Bản Thể luận, Nhận Thức luận và Đạo Đức. Như vậy là ba vấn đề. Bản thể là vấn đề bắt đầu có triết học là người ta đã tìm hiểu. Bản nguyên của vũ trụ là gì ? Con người từ đâu ?... Tất cả các vấn đề này Kitô giáo chi phối luôn. Thượng Đế tạo ra tất cả, con người cũng do Thượng Đế tạo ra từ Adam và Eva. Chính vì những điều như thế chi phối luôn cả Bản Thể, Nhận Thức luận và cả Đạo Đức. Tất cả Nhận Thức trên cơ sở niềm tin, Đạo Đức trên cơ sở những lời Chúa dạy. Cho nên chúng ta nói là Kinh Thánh Kitô giáo chi phối triết học ở những bình diện nào thì phải viết là: Bản Thể, Nhận Thức và Đạo Đức. Những câu hỏi như vậy quý thấy phải trả lời đi chính vào trọng tâm, không nói dông dài. Thần học cần đến hệ thống các khái niệm triết học trong phạm vi Thần học, tư duy triết học chủ yếu hoàn thành vai trò kẻ phụng sự bởi vì nó chỉ tiếp nhận chú giải, phân tích lời Thiên Chúa mà thôi. Trong nguyên phần này chúng ta thấy để nói lên tư duy triết học trong giai đoạn này là nô lệ của Thần học, chỉ phân tích, tiếp nhận dẫn giải lời Thiên Chúa mà thôi, nhưng quý Thầy thấy là Thần học lúc đó rất cần tới Plato, Aristotle. Bởi vì, những ông triết gia vĩ đại mà nhân loại phải ngưỡng mộ, mà Plato với quan niệm Duy Tâm (Ý thức có trước vật chất, với các vấn đề triết thuyết của cái hang, đế nói con người ta, vật chất và tinh thần là hai thế giới tách biệt); thế giới lý trí là ở trên trời, của một đáng huyền diệu siêu nhiên nào đó. Chứ không phải vật chất ý thức là một mà nó là hai. Chính những điều đó, Kitô giáo đã lợi dụng các cơ sở này để đưa ra các quan niệm của Nhất Thần, cái yếu tố vật chất là đây còn cái yếu tố tinh thần lý trí là của Chúa, của Thượng Đế. Người ta vin vào cơ sở lý thuyết của Aristotle, của Socrates hay là Plato liên quan đến một thế giới vô hình, điều hành thế giới này. Như Aristotle nói thế giới này như một con thuyền mà người hoa tiêu là một cái lực vô hình điều khiển. Cái lực vô hình đó, Kitô giáo họ giải thích đó là Thiên Chúa, cho nên họ lợi dụng các vị này để giải thích Kinh Thánh, triết học Kitô giáo. Như vậy, Kitô giáo ảnh hưởng triết học ba mặt Bản Thể, Nhận Thức và Đạo Đức. Về mặt Bản Thể đó là: Thượng Đế là trung tâm, thuyết sáng tạo là nền tảng, tất cả mọi thứ là do Chúa và thong qua sự sắp đặt của Chúa. Quý thầy nhớ vấn đề Bản Thể giai đoạn triết học thời sơ khai không ? Bản Nguyên vũ trụ từ đâu ? Các triết gia lý giải từ các vật chất như đất, nước, gió, lửa, nguyên tử... nhưng mà đến giai đoạn này thì Bản Nguyên, Bản Thể đem thần làm trung tâm và thuyết sáng tạo là nền tảng, tất cả mọi thứ đều từ Chúa, do Chúa và thông qua Ch, trong sách Sáng Thế phần Cựu Ước, vấn đề Chúa Trời sáng tạo và sự sống trên Trái Đất được trình bày theo trình tự 6 ngày sáng thế. Tức là, ngày thứ nhất Chúa tạo ra cái gì ? Ngày thứ hai Chúa tạo ra cái gì ? Tất cả trong 6 ngày là có vũ trụ này, ngày cuối cùng là tạo ra ông Adam và bà Eva. Đó là thuyết sáng thế trong 6 ngày. Quý thầy biết là hồi lúc con đi bên Canada, cái ông Cha mà ông làm thầy như quý thầy, mặc áo nâu nhưng gọi là Sư, hỏi Sư tên gì ? Gọi là Sư Cha nên mọi người rất buồn cười. Thật là ông là một vị Linh mục cải sang đạo Phật, Sư thuyết Phật Pháp rất giỏi . Khi về với Phật Pháp, ông xem lại thuyết Sáng Thế, 6 ngày tạo ra vũ trụ rồi con người, đất nước, núi, sông, biển... do bàn tay Chúa tạo ra hết và mọi thứ đều do bàn tay Chúa sáng tạo. Sau đó, ông quay qua triết học Phật giáo, tất cả đều là nhân quả, nhân duyên vận hành vũ trụ này, ông lập tức từ bỏ nhà thờ sang đạo Phật, không phải trở thành người Phật tử, mà làm người xuất gia luôn, thuyết pháp rất hay, thường được gọi là ông Sư Cha. Cho nên, đạo Phật hiện nay chinh phục nhiều người trên thế giới bởi cơ sở khoa học của nó. Nếu không nắm vữg điều này, mơ mơ hồ hồ sẽ thua các ông Cha rất xa. Các vị cha nắm rất vững, các loại triết học, họ cũg nghiên cứu về triết học Phật giáo, cho nên không khéo mình sẽ khô nắm vững một vấn đề nản thân tôn giáo mình đang nghiên cứu, và đối với tôn giáo bạn mình cũng không hiểu họ sống trên cơ sở nào. Họ cũng có những cơ sở của họ để mà tồn tại và nắm vững vai trò của triết học và Thần học. Như vậy, Bản Thể luận là thuyết Sáng Tạo (Thượng Đế an bài, sáng tạo ra mọi thứ theo trình tự 6 ngày sáng thế), về Nhận Thức luận thì tư tưởng Kitô giáo nhấn mạnh ưu thế của niềm tin trước lý trí, lý trí rất quan trọng nhưng niềm tin là ưu thế, cái gì cũng phải lấy niềm tin Thiên Chúa làm căn bản. Tertullien tuyên bố: “tôi tin vì đó là điều phi lý”, các vị nghe một vị Cha nói không ? Tertullien (trong giá trình có) đã tuyên bố: “tôi tin vì đó là điều phi lý”. Giáo Phụ Lactantius tuyên bố: “ để lý trí đi đúng hướng, cần quăng cho một cái ách”, cái ách đó là niềm tin.

Quý thầy thấy các vị Giáo Phụ lại tuyên bố tôi tin vì đó là điều phi lý bởi vì trong thuyết Sáng Thế có những điều phi lý. Thượng Đế sáng tạo ra nên tất cả phải biết ơn Thượng Đế. Nhưng sao lại tạo ra chiến tranh, giàu nghèo, khổ đau. Nếu tất cả vì tình yêu Thiên Chúa, tại sao lại tạo ra những điều như vậy ? Tại sao tạo ra Adam và Eva còn tạo ra trái cấm làm chi đề người ta phạm tội? Nếu đặt ra câu hỏi thì nhiều điều khó giải đáp, cho nên các vị Giáo Phụ trả lời tôi tin vì đó là điều phi lý, tin một cách tuyệt đối khỏi có nói...(nghe không rõ) gì hết. Chúng ta học: “niềm tin là mẹ sanh ra các công đức”, nhưng trí tuệ vẫn là nền tảng. Ta không thể tin điều gì một cách mờ ám. Tuy kinh Hoa Nghiêm dạy: “niềm tin là mẹ sanh ra các công đức” nhưng cái tin này khác với niềm tin (tôi tin vì nó phi lý), trong kinh Phật không có một điều nào tương tự như thế, tất cả đều dùng trí tuệ để giải quyết, giải thích vấn đề một cách thấu đáo và rõ ràng. Cho nên, đạo Phật càng lúc càng trở thành niềm tin của nhân loại giống như Einstein đã từng khẳng định: “Nếu có một tôn giáo thích ứng với nhân loại ở một thế kỷ mà khoa học, kỹ thuật, văn minh phát triển. Tôn giáo đó chỉ có thể là Phật giáo mà thôi”. Einstein ăn chay trường, một nhà bác học vĩ đại lừng danh, nhưng ông khẳng định tôn giáo thích ứng với nhân loại chỉ có thể là Đạo Phật, bởi vì không có những vấn đề niềm tin phi lý. Niềm tin của chúng ta đặt trên cơ sở của trí tuệ. Ngay trong pháp môn Tịnh Độ, Tín – Hạnh - Nguyện; nói tin là tin có cõi Tây Phương là chúng ta giải thích không thấu đáo, ai nói chữ Tín là tin có cõi Tây Phương, nói vậy là chúng ta thua rồi, cũng giống như Kitô giáo tin Đức Chúa Trời vậy thôi. (Phải hiểu là) niềm tin nhân quả, gieo nhân Phật sẽ thành Phật, niệm Phật, làm việc Phật, nói lời Phật để về xứ Phật, và Tịnh Độ ở cõi Ta-bà này ở niềm ti nhân quả trong cõi Tịnh Độ. Muốn sống trong Tịnh Độ phải gieo nhân Tịnh Độ, chứ gieo nhân địa ngục làm sao về Tịnh Độ. Niềm tin đó chúng ta phải hướng Phật tử về gieo nhân Phật về cõi Phật. Hỏi tin mà nói tin Tịnh Độ là chúng ta đang đưa Phật tử vào một thế giới giống như tin vào cõi trời. Cho nên do mình không nói đến nơi đến chốn, người ta xem thường giáo lý Tịnh Độ. Lactantius cho rằng: “để lý trí đi đúng hướng cần quàn cho nó một cái ách”, đó là niềm tin. Lý trí mà cần có niềm tin để đi đúng hướng thì đó đâu còn là lý trí ! Lấy niềm tin đặt lên trên. Mà bấy giờ chúng ta thấy sự cuồng tín của những người Kitô giáo không thể nào nói hết. Nhưng bây giờ nhiều người bỏ nhà thờ vì họ cảm nhận đây là tôn giáo đặt cái ách của niềm tin mà thôi. Đó là về mặt Nhận Thức. Như vậy nói về mặt Bản Thể là gì ? Đó là thuyết Sáng Tạo (Thượng Đế là trung tâm, tất cả là Chúa sáng tạo), nếu nói so sánh Bản Thể luận của các triết gia Hy Lạp cổ đại với Bản Thể luận thời Trung Cổ quý thầy trả lời được không ? Các triết gia tời Trung Cổ tìm hiểu bản nguyên vũ trụ từ đất, nước, gió, lửa... nhưng sang thời Trung Cổ tất cả đều do Chúa sáng tạo. Nếu có thể viết thêm, ví dụ: Thales quan niệm nguồn gốc thế giới từ nước, Anaximenes quan niệm từ Apeiron... nếu dẫn chứng được như vậy càng chứng minh tư duy triết học của người viết. Theo thuyết Nhân Bản và Đạo Đức học của Kitô giáo, con người là khâu trung gian đặc thù giữa vương quốc tinh thần và vương quóc tự nhiên nghĩa là con người là trung gian giữa tinh thần và vật chất. Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa thần và thú trong con người là quá trình gắn con người tồn tại với trần gian này. Các khái niệm “tội tổ tông”, “nguyên tội tổ tông”, “chuộc lỗi”, “cứu rỗi”, “phục sinh” thường được nhắc đến trong đạo đức Kitô giáo nhằm nhắc con người luôn biết tự kiểm điểm về hành vi của mình và vươn đến cái thiện. Đạo đức học và Nhân Bản nói mỗi con người luôn có thiện và ác, mỗi con người khi sinh ra đời đều mang nguyên tội tổ tông, cho ne lúc nào cũng mong “Chúa chuộc lỗi và cứu rỗi cho con”. Sinh ra đã là nhân vật tội lỗi rồi, cái tội tổ tông là gì, quý thầy nhớ không ? Do ăn trái cấm đẻ ra mình nên ai cũng có tội với Chúa hết. Và như vậy phải xin Chúa cứu rỗi và chuộc cho mình để về trời chứ không thì sa hỏa ngục. Cho nên luôn luôn mong Chúa ban phước để chuộc lỗi, cứu rỗi, do vậy lúc nào cũng biết tự kiểm điểm những hành vi của mình. Nếu không kiểm điểm, Chúa sẽ không cứu rỗi đâu vì đa mang tội tổ tông mà không biết ăn năn sám hối sẽ bị sa hỏa ngục, cái gì cũng tùy theo ý muốn của Chúa. Còn đạo Phật tất cả tùy theo nhân quả thôi, mình tạo Thiên Đường, mình tạo Địa ngục. Từ việc mang tội tổ tông đó phải luôn kiểm điểm hành vi của mình để vươn đến cái thiện. Đối với con người, chết không phải là kết thúc hoàn toàn, mà chỉ là sự kết thúc cuộc sống ở cõi trần chờ phán xử để đón nhận cuộc sống khác ở cõi vĩnh hằng. Cho nên Kitô giáo không có quan niệm luân hồi. Khi chết có hai thế giới để về, một là thiên đường hai là địa ngục. Nếu chết được về trời, Chúa đón ngay tại cổng trời, Chúa nói: “khi còn tại trần gian, con làm được điều gì thiện, kể cho ta nghe”. Người đó thưa khi còn ở trần gian con đã làm việc thiện thế nào, bố thí cho ai... kể tất cả “thành tích” của mình để Chúa mở cửa trời đón vô. Đó là được lên, nhưng Chúa vẫn “đón” ở cửa trời phán xét lần cuối. Còn những người tội lỗi quá nặng khi chết đi ngay vào hỏa ngục không bao có ngày trở lại, trong đạo Phật, tội lỗi sa vào địa ngục, còn có bao nhiêu kiếp trong địa ngục, khi đắc phục nhân thân được tu tập với nhân quả đó, tội họ bấy nhiêu thì ở dưới địa ngục bao nhiêu lâu, nhiều hay ít. Có người suốt cuộc đời sông thiện, mà khi chết nổi niệm sân sa vào địa ngục trong thời gian ngắn thôi bởi vì niệm sân trong giờ phúc cận tử nghiệp chứ không phải tu suốt đời mà mình chết mà sân được Phật hay Chúa cứu rỗi, không có. Mình sân thì niệm sân đó dắt mình đi đầu thai vào một kiếp sống, tham thì ngạ quỷ, sân thì địa ngục và si là cầm thú. Trong giờ phúc cận tử nghiệp cứ theo đó mà đi thôi, nhưng đó là lúc chết thôi, nếu cả đời sống rất tốt. Chẳng may lúc chết, đệ tử lỡ tay đổ thuốc vô lỗ mũi nổi điên lên tắt thở chết, niệm đó đưa ta vào địa ngục. Nhưng ngắn thôi do vị này tu tốt, hoặc thần thức đọa lọa cõi tồi tăm sân hận trong thời gian bao nhiêu lâu đó. Rồi quả phước đưa người đó đi vào một kiếp sống khác. Nhưng nếu tội lỗi quá nhiều, thần thức trầm luân trong bao nhiêu kiếp sống đó. Nếu hành Thập thiện thì về trời, nếu tu tập gieo hân Tịnh Độ thì về Tịnh Độ, “phàm thánh đồng cư”. Tất cả các cõi giới nhà Phật đều dựa trên niềm tin nhân quả. Còn Kitô giáo khi chết phải chờ sự phán xử rồi phán xử là hảo ngục hay thiên đường. Trong khi chúng ta khẳng định cõi trời cũng có lúc hết phước mà rơi xuống. Còn Kitô giáo thì đón cuộc sống vĩnh hằng dù địa ngục hay thiên đường vẫn là mãi mãi không bao giờ thay đổi, cho nên Kitô giáo nói luân hồi họ không chấp nhận. Tại sao con người như vậy có lúc làm thú vật, học chỉ tin chết một thiên đường hai địa ngục đời đời. Nếu chết xong làm thú vật sao triết học Phật giáo nặng nề phi nhân bản, nhưng thật sự hết sức nhân bản vì làm thú sẽ trở lại các kiếp sống để tu tập, còn hơn địa ngục đời đời, thiên thiên đường mãi mãi. Họ trông chờ vào sự phán xét của Chúa. “Chúa ơi ! Chúa ơi ! Chúa cho con về thiên đường với Chúa !”, cầu khấn mãi, mỗi sáng 3h họ đi lễ vì tin rằng sự chuyên cần sẽ được Chúa cứu rỗi về thiên đường. Đến ngày thứ bảy, họ xưng tội, chúa mới rửa cho hết, người này chết chắc chắn sẽ lên thiên đường vì Cha rửa tội cho rồi. Còn chúng ta có dám “rửa tội” cho ai không ? Bản thân cũng phải sám hối nói chi rửa tội cho ai, ở đây nói lên cuộc sống mong chờ cuộc sống khác ở cõi vĩnh hằng. Triết học Duy Lý (Duy Lý = Trí Tuệ) chỉ đóng vai trò người phiên dịch, những hình ảnh và ngôn ngữ Kinh Thánh, ngôn ngữ logic và khái niệm trừu tượng thì triết học Duy Lý làm công việc giải thích. Đem triết học ra giải thích Kinh Thánh, giải thích hình ảnh, ngôn ngữ, khái niệm, làm nô lệ cho Thần học. Như vậy đặc điểm cơ bản nhất của triết học thời Trung Cổ là liên minh với Thần học, chịu sự chi phối của Thần học thông qua chú giải , chứng minh cho Kinh Thánh như chân lý duy nhất và đó là “cái vòm” của sự uyên bác, tức là. Chính vì thế triết học Kitô giáo là loại triết học mang nặng tính giáo huấn, bảo thủ và chủ nghĩa truyền thống. Không dám “nhúc nhích”, cái gì cũng Chúa hết. Trong kinh Kàlàma, Phật dạy: “Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì lý luận suy diễn; chớ có tin vì diễn giải tương tự; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình”. Nhưng với Kitô giáo, tất cả là niềm tin Thiên Chúa hết, cho nên mang tính giáo huấn, bảo thủ, truyền thống. Còn kinh điển Phật giáo, “tùy duyên ứng biến” không có bảo thủ, lý giải mọi vấn đề trên khía cạnh trí tuệ, chứ không hẳn là bảo thủ hay truyền thống. Phải hiểu để thấy đạo Phật khoa học như thế nào. Đặc điểm tiếp theo là thái độ thù địch với các giá trị văn hóa và khoa học cổ đại, bởi vì văn hóa và khoa học cổ gắn với tri thức và trí tuệ con người. Xin quý thầy ghi chép kĩ, đặc điểm thứ nhất là chịu sự chi phối từ Bản Thể, Nhận Thức cho đến Đạo đức, triết học trở thành người phiên dịch thôi. Thứ hai là thái độ thù địch với giá trị văn hóa và khoa học cổ đại. Các nhà tư tưởng Trung Cổ kết án Hy Lạp, La Mã cổ đại là tạo nên bất ổn xã hội, chia rẽ con người không biết hướng đến chân lý thống nhất và phổ biến. Tức là, quay trở lại cho rằng các tư tưởng cổ đại gây bất ổn xã hội và chia rẽ con người trong khi Thiên Chúa ra đời chỉ có Nhất Thần giáo thôi. Lấy quan niệm đó quay lại đả phá các quan niệm cổ đại. Sau một ngàn năm, thời kỳ Phục Hưng, người ta lấy lại các quan niệm Hy Lạp, La Mã cổ đại để kháng lại quan điểm Thần học. Tinh thần đa nguyên triết lý (một trong những biểu hiện của tư duy Hy Lạp, La Mã) bị thay bằng độc quyền tư tưởng. Nhà thờ Trung Cổ không muốn xã hội bị xáo trộn bởi các lý luận khác, tất cả chỉ đưa một quan điểm Nhất Thần. Nhà thờ Trung cổ chỉ tiếp thu những tư tưởng có lo cho việc truyền bá tín điều của Kinh Thánh, Kitô giáo và các Giáo Phụ. Những gì xa lạ với giáo lý Nhất Thần, mang ý nghĩa khám phá và lệch chuẩn đều bị xem là biểu hiện của tà giáo. Lúc đó ai có gì “ho he” ra đều bị xem là tà giáo, dị giáo hết, chỉ những quan điểm phù hợp với Nhất Thần giáo và Kitô giáo mới được chấp nhận. Chủ nghĩa phổ quát Kitô giáo không dành chỗ cho cái mới, cái độc đáo, cá nhân bị hòa tan vào xã hội, ngày càng rơi vào trạng thái trì trệ và ngưng đọng. Những gì phát kiến và độc đáo đều bị dập tắt, tất cả chỉ có một, đó là Thiên Chúa. Đó là hai đặc điểm, đặc điểm thứ ba là triết học Trung Cổ là triết học của chế độ phong kiến châu Âu. Đây là giai đoạn chế độ phong kiến hình thành và giữ vai trò thống trị, lãnh đạo trong xã hội phương Tây hàng ngàn năm. Mặc dù chế độ đó ra đời sau sự hình thành phong cách tư duy Trung Cổ nhưng nó đã phát triển và đồng hành với triết học Trung Cổ. Xã hội phong kiến tồn tại trong 10 thế kỷ. Ở bình diện chính trị, thời Trung cổ được xác định bằng sự liên minh giữa thần quyền và thế quyền, giữa nhà thờ và nhà nước; mà trong đó nhà thơ chiếm ưu thế. Lúc đó, các vị Giáo Hoàng hoặc các vị Đại Đế đồng thời cũng đứng đầu tòa thánh. Một người đứng đầu tòa thánh đồng thời cũng đứng đầu nhà nước, hoặc là chi phối các vị đại đế hay các vị vua phương Tây, đó là các vị giáo hoàng trong các tòa thánh điều khiển các vị vua ở các xứ sở phương Tây. Chúng ta thấy niềm tin nhà thờ là tuyệt đối, mở miệng ra là Chúa sắp xếp an bài. Chính triết học đã thực hiện chức năng bảo vệ, củng cố liên minh này. Ở bình diện đạo đức, triết học Kitô giáo khẳng định giá trị đạo đức thời Trung cổ chứa đựng trong kinh Thánh. Bên cạnh đó, những tư ttug dân chủ, bình đẳng, tình yêu con người, sự trung thực trong Kitô giáo, nhất là Kitô giáo thời sơ kỳ vẫn có. Những lời Chúa dạy đầu tiên rất là thuần chất, tốt đẹp, bình đẳng, yêu thương nhau. Tư tưởng bình đẳng, yêu thương, trung thực đó tất nhiên đầu tiên là Chúa rất tuyệt vời chứ nếu “xảo quyệt” làm sao con người ta tin được. Thế nhưg, tư tưởng đó thời gian bị biến dạng, xuyên tạc, trở thành công cụ phục vụ cho lực lượng thống trị xã hội, nô dịch, quần chúng, cản trở sự tiến bộ khoa học. Yếu tố phản nhân văn được xem xét từ góc độ này. Nghĩa là đầu tiên (Kitô giáo) không phải như thế nhưng lâu dần bị xuyên tạc, bóp méo... Sau này nếu quý thầy chọn nghành triết, có bộ mn Triết Học Chính Trị Xã Hội, chúng ta thấy vấn đề chính trị và xã hội nằm trong triết học Phật giáo không phải như thế này. Nó không lấy đạo Phật cản trở và nô dịch quần chúng hay nô lệ bởi bất cứ giáo điều nào. Bởi Đức Phật khẳng định người tu sĩ không tham gia vào các vấn đề chính trị, không thân cận với quốc vương, nếu người Sa môn làm những việc đó gây phương hại đến giáo đoàn và cản trở sự tu tập. Sự giải thoát, trí tuệ, sự tự do của người Sa môn đạo Phật là sự tư do về mặt tư tưởng và làm cho xã hội tốt đẹp thêm. Chứ không trở thành công cụ cho lực lượng thống trị hay nô dịch quần chúng, cản trở tiến bộ khoa học kỹ thuật.... Nhiều khi lực lực lượng thống trị xã hội độc tài, vô nhân bản, bất công mà người Sa môn trở trở thành công cụ của họ, điều đó theo lời Phật dạy hoàn toàn không chấp nhận. Việc này khác hẳn với giáo điều Kitô giáo, lời Chúa dạy bị lực lượng thống trị xuyên tạc lợi dụng để cai trị đất nước. Sự ngự trị của nền chuyên chính tinh thần sinh ra chủ nghĩa Thầy Tu Khổ Hạnh lẫn tầng lớp Tăng Lữ nhiều đặc quyền. Tức là vẫn có nhiều vị Cha tu hành rất là chân chính nhưng cũng có những Cha có nhiều đặc quyền, họ kết hợp với nhà nước chiếm đoạt đất đất đai của dân chúng. Để tư tưởng nhân văn Kitô giáo thời kì sơ kì được phục hồi, cần có một phong trào rộng lớn đấu tranh đòi giải phóng cá nhân và quyền tự do tín ngưỡng. Phong trào này được biết dưới tên gọi Phục Hưng, bùng nổ cuối thời kỳ Trung Cổ. Người ta thấy tinh thần bình đẳng, yêu thương, nhân ái thời kỳ đã mất. Tất cả phải chấp hành theo sự an bài của Chúa làm cho xã hội bị biến chất, cho nên người ta mong ước được giải phóng và tự do tín ngưỡng, không bị tòa tòa thánh áp đặt nữa. Như vậy, hình thức tư duy Trung Cổ xuất trước khi chế độ phong kiến hình thành và ra đi trước khi nó sụp đổ. Khi được hỏi, sự tồn tại của triết học Trung Cổ, chúng ta sẽ trả lời: hình thành trước khi chế độ phong kiến bắt đầu và suy tàn trước khi chế độ phong kiến sụp đổ. Thế kỷ thứ I vẫn còn chế độ chiếm hữu nô lệ, sang thế kỷ thứ III chuyển sang chế độ phong kiến. Thế kỷ III, IV Kitô giáo bắt đầu được công nhận, phổ cập. Nhưng nó đã suy tàn trước khi chế độ phong kiến sụp đổ bởi phong trào Phục Hưng cuối thời trung cổ. Đó là biểu hiện tính độc lập của ý thức con người. Triết học trung cổ được phân ra làm hai thời kỳ chính. Hai thời kỳ này gắn liền với sự suy vong của chế độ phong kiến. Thứ nhất là thời kỳ của các Giáo Phụ (Thế kỷ I – VIII). Đây là thời kỳ của các giáo phụ, lúc đó đồng thời xuất hiện các tác phẩm Tân Ước đạt đến cực thịnh ở phươg Tây vào thế kỷ thứ IV -V, thứ VII – VIII tại phương Đông. Tư tưởng của các giáo phụ được nghiên cứu bởi các giáo phụ học và khoa học về tư tưởng giáo phụ. Thời kỳ thứ hai là thời kỳ thống nhất, chuẩn hóa tri thức diễn ra khi ch dộ phong kiến dần dần đi vào ổn định, đó là triết học Kinh Viện. Lúc đầu chỉ là các Cha truyền bá tư tưởng giáo phụ thôi, sang giai đoạn thứ hai từ thế kỷ IX – XIV. Triết học chính thống trong các trường trung cổ được giảng dạy theo một chương trình thống nhất từ trên xuống, lấy kinh Thánh làm nền tảng tư tưởng. Thuật ngữ Scholastic đã nói lên điều đó, tức là bắt đầu dạy dỗ với tính cách phổ cập trường học. Tư tưởng giáo phụ, môn học nghiên cứu tư tưởng các giáo phụ trong nhà thờ Kitô giáo. Những người tiên phong truyền bá những tư tưởng Kitô giáo trong nhiều thế kỷ, đặt biệt là vào thời kỳ khó khăn nhất, về sau nhà thờ được xem như là tiêu chuẩn, còn tư tưởng của họ được đưa vào hệ thống quan điểm, có ý nghĩa giáo huấn đối với tín đồ. Đây là uy quyền về tinh thần. Như vậy, đầu tiên chỉ là tư tưởng các giáo phụ về sau tiêu chuẩn thành giáo trình chính thức được nghiên cứu trong các trườn học. Các giáo phụ trước thế kỷ IV thiên về yếu tố thuần túy tôn giáo hơn là triết học. Yếu tố dung hòa bắt đầu từ Philon (26 TCN – 50), một người Do Thái giáo. Theo Philông sở dĩ triết học Hy Lạp và Kinh Thánh gặp nhau vì chúng thừa nhận một sức mạnh nền tảng là Lời thiêng (hay Logos), trong đó Kinh Thánh là Lời Chúa, còn triết học Hy Lạp là Lời Chúa đã được nhận thức và cải biến ở con người. Thông qua trực giác huyền bí, hay mặc khải, con người linh cảm về Chúa như cái bất biến, vô hạn, bất phân và siêu việt, siêu thời gian. Khác với tinh thần Hy Lạp, Philông xem Logos vừa là lý trí của Chúa, vừa là ý chí sáng tạo, “khuôn mẫu” của tồn tại. Con người, với tính cách là khâu trung gian giữa Chúa và vũ trụ, thừa hưởng sức mạnh từ cả hai, song chỉ nhờ sức mạnh lý trí của Chúa – Logos – con người mới có khả năng không chỉ tồn tại trong thế giới, mà vượt lên trên cả thế giới hữu hình. Tức Philon là người khẳng định, lời Chúa dạy nằm trong Kinh Thánh, còn triết học nghĩa là con người hiểu biết Chúa ra sao, có sự sáng tạo, nhưng là trong “khuôn mẫu” (tức lời Chúa dạy). Tư tưởng đạo đức của Philon mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa khắc kỷ và phái Plato. Theo ông, con người được đặt ở vị trí cao nhất trong đẳng cấp các sự vật. Theo Plato có hai thế giới: vật chất và tinh thần. Tinh thần được điều khiển bởi Thiên Chúa, Philon chấp nhận quan điểm của Plato như thế, ông không phải là giáo phụ mà được xem là triết gia Do Thái – Hy Lạp hóa, kết hợp giữa tư tưởng Do Thái và Hy Lạp. Như vậy, câu hỏi được đặt ra quan điểm triết học của Philon là gì ? Chúng ta sẽ trả lời kết hợp kinh Thánh và triết học Hy Lạp cổ đại thành một. Nhiều khi đề “bẫy” mình, quan điểm của Philon có phải là quan điểm của hàng ngũ giáo phụ không ? Tại sao ? Ta sẽ trả lời Philon thuộc thời Trung cổ nhưng không phải là giáo phụ, ông là triết gia Do Thái – Hy Lạp hóa, ông kết hợp giữa kinh Thánh và triết học Hy Lạp cổ đại, ông kết hợp lợi cho Kitô giáo. Sau Philông các học thuyết bảo vệ nhất thần giáo lần lượt ra đời, được biết đến dưới tên gọi Hộ giáo, hay đơn giản là Biện hộ (Apologetics), với các tên tuổi như Justin, Tatian, Athenagoras, Teofilo, Irenaus. Như vậy, triết học Nhất Thần giáo có ưu thế hơn so với triết học “dị giáo” ở tính phổ biến, tính đơn giản, tính thống nhất, tính bền vững và uy quyền. Lúc đó, cũng có nhiều Dị giáo khác lắm nhưng kinh Thánh có ưu thế do nhiều người bảo vệ. Khi Đức Phật xuất thế có bao nhiêu ngoại đạo. Trên 90 trườg phái ra đời phản bác, Đức Phật bằng trí tuệ của mình chinh phục các trườn phái đó. Còn Kinh Thánh giáo ra đời chỉ một mình nó, quá đơn giản, phổ biến, dễ hiểu, thống nhất, được nhà nước và các triết gia bảo vệ. Đối lập với phong cách tư duy Hy Lạp, Justin cho rằng nhiệm vụ của triết học là bảo vệ chân lý, chứ không phải tìm kiếm chân lý. Justin lúc đó nói mình ra đời chỉ bảo vệ Thần học chứ không cần tìm kiếm gì hết. Nếu đặt câu hỏi tại sao kinh Thánh lại có ưu điểm hơn các dị giáo. Ta sẽ trả lời: Nó quá thống nhất, đơn giản, không có nhiều tư tưởng, được bảo vệ bởi nhà nước, bởi các triết gia chỉ “cắm đầu” bảo vệ Thần quyền chứ không đi tìm chân lý. Justin có thiện cảm đặc biệt với Socrates, xem ông như Kitô hữu mẫu mực, dù chưa biết đến Kitô. Cũng phê phán tinh thần Hy Lạp, nhưng ngoài yếu tố bản thể luận và nhận thức luận Tatian (120 – ?), học trò của Justin, kết án các triết gia Hy Lạp ở phương diện đạo đức. Athenagoras (thế kỷ II) thì được biết đến qua 5 luận chứng minh oan cho Kitô giáo, đó là:

1) Kitô giáo không phải là tà giáo, vì nó hướng con người đến điều thiện, với sự tôn thờ biểu tượng cao nhất của điều thiện – Chúa Trời

2) Kitô giáo mang tính đại chúng, được các tầng lớp ủng hộ, tin theo.

3) Kitô giáo thể hiện ước muốn đưa mọi cái tản mác về sự thống nhất, nghĩa là có tính đoàn kết.

4) Kitô giáo là tôn giáo nhất thần, phù hợp với xu hướng nhất thần trong tư tưởng của các triết gia Hy Lạp vĩ đại, như Plato và Aristotle.

5) Kitô giáo là tôn giáo của sự khoan dung, xa lạ với sự thù địch và đố kỵ. Athenagoras bác bỏ vai trò của mặc khải trong sự chiêm nghiệm Chúa Trời, và là người đầu tiên sử dụng các phương pháp khoa học (quy nạp, diễn dịch) nhằm chứng minh các vấn đề tôn giáo như Đấng sáng thế, phục sinh, Chúa ba ngôi … Đi xa hơn Athenagoras, Teofilo, sống vào cuối thế kỷ II, nhấn mạnh vai trò của niềm tin trong đời sống con người, báo hiệu một thời kỳ mới trong quan hệ giữa niềm tin và lý trí. Theo ông, cuộc sống bắt đầu từ niềm tin. Tin là cơ sở của thành công; lý trí là phương tiện thực hiện niềm tin: tin có nghĩa là gửi gắm, gửi gắm tức là hy vọng; để hy vọng biến thành hiện thực cần có lý trí sáng suốt. Teofilo phản đối sự dung hòa nhất thần với đa thần, Kitô giáo với triết học Hy lạp, vì theo ông không thể đồng nhất chân lý với sai lầm, mật ong với thuốc độc. Cùng với các nhà Hộ giáo, trong thời kỳ hình thành và truyền bá Kitô giáo đã xuất hiện những nhà triết học chủ trương xu hướng triết lý hóa Kinh Thánh dựa trên nguyên tắc chiết trung tư tưởng, nhưng vẫn nhấn mạnh ưu thế của thần học so với triết học. Chẳng hạn, nhằm chống lại cả phái sùng tín lẫn phái Ngộ đạo, Clement (150 – 215) đưa ra 5 luận cứ về sự liên kết triết học và thần học: 1) Triết học là nô lệ của thần học, nhưng là chúa tể của các khoa học “hạ đẳng”. Nhiệm vụ của triết học là chứng minh các chân lý thần học, còn các khoa học “hạ đẳng” (vật lý, thiên văn, lịch sử…) là công cụ của triết học.

2) Con đường của triết học tất yếu dẫn đến Kitô giáo, như từ những chân lý tản mác đến sự thống nhất tuyệt đối.

3) Thần học cần đến triết học để củng cố niềm tin.

4) Tri thức và niềm tin thống nhất với nhau, nhưng trong sự thống nhất đó ưu thế nghiêng về niềm tin; niềm tin là tri thức giản ước, tri thức là niềm tin cần chứng minh, tóm lại, không có niềm tin sẽ không có tri thức, nhưng niềm tin mà không cần tri thức chẳng khác nào một nền móng mà không có nhà xây trên đó.

5) Niềm tin thiêng liêng nhất là niềm tin vào Chúa, giá trị của Kinh Thánh là dẫn dắt con người vào cõi tin bằng sự linh cảm thiêng liêng về ánh sáng từ Chúa truyền xuống cho con người. Các triết gia trong giai đoạn này nói chung đều bảo vệ Thiên chúa, bác bỏ quan điểm các triết gia cổ đại Hy Lạp. Ngày xưa, các triết gia Hy Lạp cho rằng vũ trụ này là do các kiến trúc sư toàn năng nhào nặn nên từ hỗn mang hay vật chất ban sơ. Origen cho rằng Thiên Chúa sáng tạo ra thế giới từ hư vô, bởi lẽ vật chất không thể tồn tại cùng với Chúa, không thể xuất hiện mà không có nguyên nhân. Cho nên những vị này không thể gọi là triết gia mà là người bảo hộ Thần học. Từ thế kỷ VIII phương pháp được sử dụng nhiều nhất là chứng lý logic của Thomas Aquinas, một Giáo phụ, sử dụng ngôn ngữ Latinh trong việc truyền bá tư tưởng Kitô giáo , từ thế kỷ II đến thế kỷ V. Những người trước đây chỉ bảo vệ bằng các triết thuyết, đến thời Thomas Aquinas sử dụng ngôn ngữ để bảo vệ, chiếm vị trí đặc biệt trong tư tưởng các Giáo phụ; nó ra đời trong bối cảnh khủng hoảng của chế độ chiếm hữu nô lệ và cuộc đấu tranh chống phái Ngộ đạo (Gnosticism) và thế giới quan đa thần giáo. Đi tiên phong trong cuộc đấu tranh ấy là Tertullien (160 – 230), một nhà thần học mạnh mẽ và độc đáo trong Giáo hội Latinh, hay một nhà thần học “dấn thân” theo đánh giá của giới nghiên cứu lịch sử tôn giáo. Chủ nghĩa sùng tín của Tertullien đối lập niềm tin và lý trí, thể hiện qua tuyên bố cô đọng: “tôi tin, vì đó là điều trái với lý trí”. Kết án triết học Hy Lạp là thứ đặc quyền dành cho một số ít nhà thông thái, nhưng xa rời đại chúng. Tertullien cũng chống lại các nhà Ngộ đạo vì đã sử dụng triết học Hy Lạp để chú giải Kinh Thánh, biến nó thành sản phẩm pha tạp. Không chỉ khẳng định Thiên Chúa như bản thể hữu vị, Tertullien còn là người đầu tiên sử dụng cấu trúc ba ngôi thống nhất (trinitas) để diễn đạt các nấc thang tồn tại của Chúa. Thứ bậc ấy như sau: trước tiên là Chúa – đấng sáng thế; tiếp đó Chúa nhân hóa Logos, đem đến cho nó tồn tại hữu vị; sau cùng là thánh thần. Chúa là gốc, Chúa Con là thân, thánh thần là quả. Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu một số quan điểm của các triết gia với mục đích bảo vệ quan điểm Kitô giáo một cách tuyệt đối. Trong giờ sau, chúng ta sẽ tìm hiểu Thánh Thomas Aquinas với một cuộc đời rất kỳ thú bỏi các cuộc tình, ông là Linh Mục. Ông nói: “thưa cha, hãy làm cho con trong sạch, nhưng không phải là lúc này !” Ông có một cuốn sách thú tội, nhưng cuối cùng được phong Thánh vì sự trung thực của mình và những quan điểm đối với triết thuyết Kitô giáo thời bấy giờ.



Bài số 7: Triết học Kitô giáo thời Trung cổ

Trang /11


tải về 105.68 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương