Triết học hy lạp la mã thời cổ ĐẠi chế ĐỘ chiếm hữu nô LỆ



tải về 56.37 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích56.37 Kb.
#20143

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Lịch Sử Triết Học Phương Tây


TRIẾT HỌC HY LẠP - LA MÃ THỜI

CỔ ĐẠI

  1. CHẾ ĐỘ CHIẾM HỮU NÔ LỆ

Hy Lạp, nơi thể hiện ánh sáng, sự khởi đầu của một nền triết học Hy Lạp cổ mà cho đến ngày hôm nay, nhân loại vẫn phải ghi nhận đó là một thành tựu lớn của trí tuệ nhân loại. Triết học Hy lạp La Mã thời cổ đại. Hy Lạp cổ đại thời xưa rộng lớn hơn ngày nay rất nhiều. (Nền triết học bắt đầu ở Hy Lạp, sau đó lan sang La Mã, và đó là điều chúng ta cần lưu ý giai đoạn lịch sử triết học Phương tây hình thành là ở Hy Lạp), bao gồm nhiều miền nam Bán đảo Pankans, các đảo ở biển Egie, gồm nhiều hải cảng, nhiều thương thuyền, chiến thuyền để làm cho Hy lạp có một đời sống phong phú, phồn vinh về mặt kinh tế. Triết học Phương Tây bắt nguồn ở Hy Lạp, còn ở Phương Đông nền minh triết, người ta sẽ nhắc đến Ấn Độ, Trung Quốc, Babylon. Triết học Phương Tây bắt nguồn từ Hy Lạp với lãnh thổ rộng lớn gồm các đảo, bán đảo, vùng ven các vùng biển tiểu Á và egie, cho nên xuất phát nhiều thương thuyền, chiến thuyền và do vậy Hy Lạp thời đó rất phong phú về đời sống do sự giao lưu, nếu nó chỉ đóng khung trong 1 nơi và chỉ bảo thủ trong vùng của nó, sẽ có những vùng giữ nền văn hóa riêng của nó, nhưng sự giao lưu để phát triển thì khó, giống như Việt Nam chúng ta đang giai đoạn thời kì hội nhập, lúc nào cũng quan trọng, nó đưa con người ta tiến bộ nhiều điều hay, phát triển, nhưng đồng thời sẽ tiếp thu cả cái xấu lẫn cái tốt. Riêng ở Hy Lạp, chúng ta nhấn mạnh đó là giai đoạn, là nơi xuất phát nhiều thương thuyền buôn bán, cho nên chính nền triết học Phương Tây Hy Lạp nó vẫn ảnh hưởng rất nhiều thứ ở phương Đông, như có sự qua lại, phương Đông ảnh hưởng ở Phương Tây, và Phương Tây ảnh hưởng ở Phương Đông.

Chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hy lạp là vào thế kỉ VII TCN đến cuối thế kỉ VI TCN, mà triết học bắt đầu ở Hy Lạp là giai đoạn thế kỉ thứ VI TCN. Chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hy lạp cuối thế kỉ VII, cho đến cuối thế kỉ VI TCN sản sinh ra một nền triết học rực rỡ trong lịch sử nhân loại, Giai đoạn đó số lượng nô lệ chiếm tỉ lệ lớn trong dân số như ở Athen, dân số 34 vạn thì nô lệ chiếm 25 vạn. Như vậy, giai đoạn thời mà Hy Lạp cổ đại để có nền triết học ra đời: nói về giai đoạn phát triển lịch sử ở giai đoạn chiếm hữu nô lệ. Xuất hiện bầy người nguyên thủy, phát triển chế độ thị tộc mẫu hệ, thời kỳ đồ đá, chế độ thị tộc, hình thành xã hội bắt đầu tan rã xã hội nguyên thủy thì đến hình thành xã hội có giai cấp, sau đó phát triển chế độ công xã thị tộc mẫu hệ, phụ hệ, chuyển sang phát sinh chế độ dân tộc mẫu hệ, bắt đầu xuất hiện chế độ tư hữu. Đất nước riêng của tôi, đời sống riêng của tôi, để xem ai hơn ai.

Athen – một trong những thành phố lớn, điển hình cho những ý tưởng triết học ở Hy Lạp, dân số 340 ngàn người. Ở Hy Lạp có kiểu nhà nước như là cộng hòa, cộng hòa Span. Từ thế kỉ thứ VI TCN, cách đây mấy ngàn năm mà ở Hy Lạp đã tồn tại một nền cộng hòa mà nơi đó phát sinh một nền triết học rực rỡ như cộng hòa Athen, Cộng hòa quý tộc Spat, cộng hòa La Mã. Đó là nhà nước chiếm hữu nô lệ theo kiểu thành bang với nền dân chủ khá hoàn hảo.

Văn hóa Hy Lạp La Mã thời cổ đại là một nền văn minh sớm nhất trên thế giới. Cuối thế kỉ thứ 6 TCN, đã dự báo được nguyệt thực, nhật thực, vẽ được bản đồ thế giới, Pythagore biết quả đất hình cầu, Aristotle quan niệm được quả đất quay chung quanh mặt trời, Và Y học thì có những triết gia như Hippocrates đặt cơ sở cho nền Y học nổi tiếng ở châu Âu về sau. Về văn Tự thì người Hy Lạp biết sử dụng 24 chữ cái vào thế kỉ VIII TCN. “Trong triết học cũng như trong các lĩnh vực khác, chúng ta phải luôn trở lại với thành tựu của dân tộc nhỏ bé đó, dân tộc mà năng lực và hoạt động toàn diện của nó đã tạo ra cho nó một địa vị mà không một dân tộc nào khác có thể mong ước được trong lịch sử của nhân loại” đó là lời nhận định của Ph.Ăngghen khi nói về thành tựu trí tuệ của đất nước Hy Lạp.

Khoảng thế kỉ VI TCN (600 – 430 TCN), tại thành phố Mile ở vùng Tiểu Á ven bờ ở Địa Trung Hải đã xuất hiện trường phái duy vật đầu tiên của Hy Lạp, là những trường phái triết học đầu tiên trên thế giới, cái gì bàn đến vật chất cụ thể thì đó là duy vật, có những quan niệm hình thành vũ trụ con người theo tính cách hết sức thần thoại. Nhưng bắt đầu đến thế kỉ VI TCN trên đất Hy Lạp có những tư tưởng minh triết đầu tiên, người ta bắt đầu tìm về bản nguyên của vũ trụ này. Sự xuất hiện quan điểm Hy Lạp với điểm tựa lý trí đã đẩy lùi thần thoại thơ ca về dĩ vãng, mở đầu cho sự suy tư về thế giới khoa học, khi loài người bắt đầu tìm cách giải thích thiên nhiên và nguồn gốc Vũ Trụ vạn hữu bằng lý luận và quan sát thay vì bằng thơ ca và thần thoại. Loài người đi những bươc đi đầu tiên về tư duy triết họ. Tư duy triết học là khi con người muốn tách ra khỏi thần thoại và thơ ca. Bằng tư duy lý trí con người giải thích các vấn đề bản nguyên của vũ trụ. Như vậy triết học Phương Tây hình thành trên cơ sở đó. Mặc dù vậy, cái gì mới bắt đầu cũng sơ khai, vì vậy khi giải thích bản nguyên của vũ trụ, nó vẫn dựa vào thơ ca, thần thoại.

Điều kiện tự nhiên để cho nền kinh tế công thương phát triển ở Hy Lạp là ngoại giao bằng hải cảng, thương thuyền và chiến thuyền. Một nền văn hóa tinh thân phong phú, đó là cơ sở cho nền văn minh Phương Tây hiện đại, từ đó đề cao lao động trí óc, thúc đẩy hình thành tầng lớp trí thức. Họ đã sử dụng tư duy lý luận để nghiên cứu thế giới và xây dựng một nền triết học đồ sộ và sâu sắc.

Những triết gia đầu tiên đã giới hạn việc tìm ra bản nguyên đầu tiên cho thế giới này. Aristotle là một triết gia đã khẳng định các triết gia trong giai đoạn này thường nghiên cứu về vũ trụ luận và vật lý học, tức là những vấn đề thuộc về vật lý học và vũ trụ luận. Sự tích lũy tư hữu phát triển quan hệ hàng hóa, phân hóa giàu nghèo, đối kháng giữa các lực lượng xã hội để ra đời một tiết chế xã hội mới, đó là chuyển tiếp từ xã hội nguyên thủy sang chế độ chiếm hữu nô lệ. Đi từ thần thoại đến triết học là con đường từ hình thức diễn đạt thông qua biểu tượng đến diễn đạt bằng khái niệm. Triết học ra đời không có nghĩa thần thoại mất đi mà tiếp tục tồn tại trong tôn giáo, nghệ thuật văn chương nhưng để xem xét ở bình diện khác, đó là triết lý sống, thể hiện những chuẩn mực, những giá trị, những bài học đạo đức và nhân văn.

Hy lạp là nền văn hóa cổ sớm nhất, tuy nhiên theo sự đánh giá nghiên cứu, người ta vẫn khẳng định là ảnh hưởng của văn hóa Phương Đông đến sự hình thành tư duy triết học là khoa học Hy Lạp, đó là văn mình lưỡng hà, Babylon, Trung Cận Đông. Khi hình thành tư duy triết học của Phương Tây cũng như nền văn minh Hy Lạp, người ta khẳng định là có ảnh hưởng của nền văn hóa Phương Đông qua các thương thuyền ban giao qua lại. Tiếp thu chữ viết tượng hình của văn minh lưỡng hà. Các thành quả khoa học và cách tính lịch của người Babylon, yếu tố huyền học các nền văn minh phương Đông, nhất là Trung Cận Đông và Bắc Phi. Huyền học – chiêm tinh là Phương Tây ảnh hưởng ở Phương Đông. Những vấn đề toán học, thiên văn, địa lý, ở phương Tây là nền văn hóa cổ đại nhất, cho nên nó mở đầu cho toán học, văn, địa lý, hệ thống đo đạc. Nhưng người ta khẳng định rằng vẫn ảnh hưởng của tri thức phương đông. Vì cùng trong giai đoạn đó ở phương Đông như các nền văn minh lưỡng hà, các nước chúng quanh khu vực lưỡng hà cũng có những vấn đề thuộc về toán học, thiên văn, địa lý, hệ thống đo lường y học. Ban giao lẫn nhau và cùng phát triển trong một thời kì.

Tư tưởng của Socrate lại gặp tư tưởng của Đức Phật ở nhiều điểm. Socrate là một triết gia vĩ đại, là một người giáo dục âm thầm, bài học chính của ông là Hãy tự biết mình, trong khi đó ở Phương Đông, Đức Phật với quan điểm là Hãy trở về nội tâm, quay lại chính mình.

Socrates là người mở đầu cho nền triết học Phương tây. Triết học sơ khai hay tiền Socrat les trường phái triết học đầu tiên tại Hy Lạp thế kỉ VI – V TCN.



  1. SỰ PHÂN KỲ TRIẾT HỌC HY LẠP THỜI CỔ ĐẠI

CÓ 3 THỜI KÌ:

1. Sơ khai (giải thích bản nguyên vũ trụ)

a) Triết học tự nhiên trường phái Mile:

- Thalet (khoảng 624 - 547 TCN).

Thalet sinh ra từ giai đoạn 620 TCN là một vị triết gia xuất sắc về toán học, ông đưa ra các định lý Thalet, đo khoảng cách tàu ngoài biển, hay chiều cao kim tự tháp là sáng kiến của Thalet. Thalet đã báo được nhật thực vào năm 584 TCN, và hoàn toàn chính xác. Ông là nhà chiêm tinh về dự báo biến cố thời tiết, làm lịch. Ông cũng là nhà chính trị bởi Thalet đã kêu gọi nhân dân đoàn kết vì sự sống còn của cộng đồng, dù sự kêu gọi này không có kết quả. Thalet là người tiền phong xây dựng nên nền khoa học thuần lý, đưa ra những quan điểm đầu tiên về bản nguyên vũ trụ. Ông là 1 trong 7 nhà hiền triết thời cổ đại. Ông được mệnh danh là cha đẻ của triết học, nhà toán học và vật lý học. Ông cho rằng bản nguyên thế giới là nước, tồn tại với nhiều trạng thái tự nhiên khác nhau, cần thiết để duy trì và phát triển bản thể do nước sinh ra và tất cả đều trở lại thành nước. Bản nguyên đầu tiên để có thế tạo ra vũ trụ cũng là nước.

- Anaximandre (khoảng 610 - 546 TCN).

Anaximandre: Ông là triết gia, học trò Thalet. Ông có một quan điểm cho rằng: Bản nguyên của vũ trụ là một thực thể vô cùng, không thể phân định được.

-Anaximen (588 - 525 TCN)

Anaximen: Giải thích mọi vật trong vũ trụ bắt nguồn từ không khí, khí là nguồn gốc của vạn vật, khí tự nó đổi hình, ông cho không khí là sự bắt đầu cho vũ trụ, ông cho tư duy nhân loại đến một trình độ cao hơn. Nguồn gốc vũ trụ là Aperon, nảy sinh ra các mặt đối lập nội sinh như nóng, lạnh, khô, ướt, cứng, mềm mà ra. Quan điểm của Anashimen tạo nét đặc biệt trong triết học, đưa ra tư tưởng biện chứng về các mặt đối lập hàm chứa trong vật thể, có nóng, có lạnh, có cứng, có mềm, khô, ướt,…khi quan điểm vũ trụ bắt nguồn từ không khí. Đó là tư tưởng biện chứng về các mặt đối lập.

Điểm chung của các nhà triết học: Vượt qua tư tưởng thần thoại, bắt đầu giải thích về vũ trụ, về thế giới tự nhiên, đó là bước ngoặc lớn trong ý thức các nhà triết học.

b) Trường phái Pythagore:

- Pythagore (570 - 496 TCN)

Ông sống ở đảo Samost, khi đứng tuổi, ông chống đối nhà cầm quyền nên ông chuyển đến croton trên bán đảo Ý, xuất thân là nhà toán học, và ông giải thích mọi cơ sở của tự nhiên từ những con số, ông cho con số thiết lập trật tự xã hội. Con người muốn nhận thức về vũ trụ thì phải nhận thức con số điều khiển vũ trụ. Đối với Pythagore, tất cả là con số. Ông cho rằng chính các con số là cơ sở của các hiện tượng tự nhiên, thiết lập trật tự cũng là con số, con người cũng từ con số. Ông tuyệt đối hóa và thần thánh con số. Ông Pythagore đại biểu cho chủ nô phản động, ông bênh vực những con người chủ nô, ông cho rằng nô lệ thì phải là thân phận nô lệ, bênh vực quyền lợi của chủ nô phản động, chống tư tưởng tiến bộ dân chủ, tuy nhiên nhắc đến Pythagore thì ta phải nói là 1 người có cống hiến lớn về toán học.



  • Hecralitee (Heraclitos) - “mọi thứ đều tuôn chảy

Hecralite sinh 544 TCN. Hecralite là một triết gia đặc biệt trong giai đoạn này, là người đầu tiên đặt thành vấn đề triết lý, làm sao trong thế giới vừa đa dạng vừa nhất thể, vừa biến hóa lại vừa ổn định, như vậy trên thế giới này mọi vật không ngừng trôi chảy, mọi vật luôn thay đổi. Ông đã đưa ra câu nói: “Không ai tắm 2 lần trên một dòng sông”. Bản nguyên đầu tiên của vạn vật vũ trụ là lửa, Thế giới là một chỉnh thể, không phải do thần thánh sinh ra mà chỉ là một ngọn lửa sớm bùng cháy và tắt đi theo quy luật. Ông cho rằng không có gì vĩnh cửu ngoài trừ sự biến hóa. (There is nothing permanence except change).

Mỗi thứ trên thế gian này mang tính tương phản mâu thuẫn tương khắc để sinh ra muôn vật. Trong 4 yếu tố chính đất nước lửa gió là những yếu tố căn bản của thiên nhiên. Và lửa là nguyên tố đầu tiên của vạn hữu, dưới dạng năng lượng nó chuyển hóa biên dạng muôn hình vạn vật và không có ý niệm nào là không có sự đối lập trong lòng nó, đó là nguyên lý logot hợp nhất 2 mặt đối lập của vạn vật. Mọi sự tồn tại đều có quy luật đối lập nhau trong lòng nó, mọi sư vật tồn tại trong sự vận động không ngừng, dù là chia rẻ đấu tranh thì nó vẫn nằm trong một cái nội hàm của nó, tức là các mặt đối lập nằm trong 1 thể,

=>Khái niệm logot: luôn tồn tại các mặt đối lập tồn tại nội hàm trong một bản thể.

c) Trường phái Hecralite và Élee (không ai tắm 2 lần trên 1 dòng sông)

Cuộc tranh luận của Hecralite và Élee

Élee gồm Xenophane và Parmenide

Xenophane: con người đã tạo ra thượng đế bằng sự tưởng tượng. Ông nhấn mạnh con người tưởng tượng ra các vi thần, phác thảo nguyên lý vạn vật đồng nhất thể, tạo ra thần linh.

Parmenide quan điểm thế giới như một quả cầu vật chất đóng chặt nén đầy không vận động lấp đầy không có không gian rộng.

Thời cổ đại đã có sự tranh luận, đã có tư tưởng quan kiến bất đồng như vậy tư tưởng con người đã có sự tiến bộ cho nên Socrat nói rằng đời sống con người không có truy vấn, không xứng đáng 1 kiếp sống con người.

=> Chủ yếu nói về vũ trụ và vật lý để giải thích bản nguyên vũ trụ.
2. Cực thịnh: Thời Socrate

Triết học Hi-Lạp cổ đại có ba thời kì: tiền Socrate (sơ khai), thời Socrate (cực thịnh (có Socrate, Pla-tông và Aristote,…) và hậu Socrate (suy tàn).



Thời sơ khai, tức là thời kì tiền Socrate, ta đã nghe về trường phái Mi-lê và Pythagore. Trong đó, trường phái Mi-lê tìm hiểu về bản nguyên của vũ trụ, còn Pythagore thì tìm hiểu về sự kì diệu của những con số. Một điều đặc biệt là có thể nói triết gia Pythagore lại vừa là một đạo sư bởi ông có một trường phái, một cộng đồng tôn giáo chính trị riêng. Ông quan niệm rằng chỉ có người Thầy là bậc chí tôn, còn tất cả các học trò đều bình đẳng. Dù nam hay nữ đều phải tu học trong môi trường khắc khổ và phải giữ kín những gì mình đã học được. Tại sao ông không cho phép học trò được tiết lộ ra những gì đã học? Đó là bởi lẽ ông không muốn họ bị rơi vào tình trạng khoe khoang về trình độ tu học của mình. Ngoài ra còn có trường phái Hecralite và trường phái Élee. Nói thêm về triết gia Pythagore, ông vốn là con của một gia đình khá giả. Chính vì vậy mà ông mới có khả năng để tập hợp nhiều người lúc bấy giờ thành một cộng đồng tôn giáo chính trị riêng. Điều đó cho thấy ông đã từ bỏ đời sống vương giả của mình để tu học trong một môi trường khắc khổ. Điều này lại càng giống với lối sống của một người xuất gia là không cầu được sống trong một cuộc sống đầy phước báo. Có lẽ vì được học từ các nhà tu hành khổ hạnh ở xứ Ấn, thông qua các cuộc giao lưu hàng hóa giữa các tàu bè qua lại lúc bấy giờ, Pythagore luôn tin vào nhân quả và kiếp sống luân hồi. Ông tin rằng mọi loài vật đều có thể giáo hóa và hiểu được ta và ông đưa ra chủ trương ăn chay thuần túy (thức ăn không nấu chín). Hiện nay, nhiều tôn giáo trên thế giới vẫn áp dụng biện pháp ăn chay để duy trì sức khỏe tốt, vì họ tin rằng mọi bệnh tật đều xuất phát từ thịt mà ra. Ăn chay đối với người tu học không phải là ép thân xác vào khổ hạnh, mà là từ bỏ lối sống vật dục. Có một điểm chung ở các triết gia phương Tây, họ phải bị chết thảm. Ví dụ như Socrate bị ép thuốc độc chết, Pythagore bị chết trong cuộc hỏa hoạn của phe đối lập,…Chỉ có Đức Phật, ngài nhập Niết bàn sau khi đã độ những đệ tử xuất gia của mình. Ở những giây phút cuối của cuộc đời mình, ngài cũng vẫn hoàn thành tâm nguyện xuất gia của vị đệ từ cuối cùng. Nói về Hecralite, ông là một nhà biện chứng nổi tiếng với câu nói “không ai tắm hai lần trên một dòng sông”. Ông muốn ám chỉ rằng thiên nhiên luôn là một sự vận động không ngừng. Trong khi đó, trường phái của Élee thì có quan điểm hoàn toàn ngược lại với Hecralite, ông cho rằng vạn vật đồng nhất thể, thế giới như một quả cầu vật chất đóng chặt không hoạt động, không có trạng thái biến chuyển hay vận động. Như vậy, ta thấy rằng, thời bấy giờ đã xuất hiện những quan điểm, suy nghĩ trái ngược nhau giữa các triết gia, khiến họ phải suy tư và tranh luận không ngừng. Điều này đã khiến cho trí tuệ được khai mở. Chính vì vậy, các vị thánh Tăng ở trường đại học Na-lam-đà lúc này rất giỏi về lýnh vực tranh luận do các phe đối lập quá nhiều. Họ phải nắm rất rõ về các cơ sở và nền tảng để có thể bảo vệ quan điểm của mình. Nhưng bên cạnh đó, vẫn có những lập luận bất hợp lý nhưng vẫn được khuyến khích để được gọi là bảo vệ chân lý của họ. Từ những sự tranh luận của các trường phái này, hai thứ triết học khác nhau đã hình thành. Đó là con đường chân lý dựa vào lý trí và con đường thường kiến dựa vào cảm giác. (Ví dụ). Như vậy, có thể nói triết học sơ khai đã đặt ra một nền tảng cho triết học hiện đại.

2. Cực thịnh – Thời Socrate

Chuyển qua giai đoạn cực thịnh, trong đó đời sống sinh hoạt tinh thần bị ảnh hưởng bởi nền dân chủ chủ nô. Có các triết gia nền tảng như Anaxago (Anaxagoras), Empeđốc (Empedocles), Socrate,…



  1. Các nhà vật lý học như Empedocles.

Họ là những người bàn về vấn đề nguyên tử đầu tiên. Các nhà triết gia như Democrite, Epiquya, Lơxíp.

Một nhà triết gia khác, lại vừa là nhà thơ và nhà hoạt động chính trị Solon, ông là người đã đề ra các chính sách cải cách mới ở cộng hòa Athens như xóa bỏ nợ cho người nghèo, phát hành tiền mới,...đồng thời chông tiêu xài xa xỉ trong các tục lễ hỏi, ma chay,…Về chính trị, quy định địa vị xã hội, quyền hành của một người đượ dựa trên số tài sản mà người đó có. Quyền lực tói cao thuộc về Hội nghị Công dân (giống như Hội nghị hay Quốc hội hiên nay). Tất cả đều có quyền tham dự bình đẳng, lập ra Hội đồng xét xử (như Tư pháp ngày nay). Chính vì vậy mà nền dân chủ Athens được coi là hình thức cai trị ưu việt nhất trong thời cổ đại. Nó thúc đẩy Athens từ chế độ Công xã nguyên thủy thời cuối sang một chế độc khác văn minh hơn. Họ không cho phép đối xử bất công với đồng bào của mình, không mua bán nô lệ với chính dân tộc mình,…Đồng thời họ tạo ra hiều phát minh giá trị. Các lĩnh vực toán học, khoa học, vật lý,…đều in đậm dấu ấn Hi-Lạp. Nói về bản nguyên vũ trụ, trong khi ở giai đoạn sơ khai, đó được cho là nước, là lửa,…thì ở giai đoạn này, vũ trụ được cho là cấu tạo từ nhiều thứ khác nhau. Anaxagoras đã từng bị đuổi ra khỏi Athens vì theo quan điểm tự do và bang bổ thần linh. Ông cho rằng vũ trụ được cấu thành từ những hạt vật chất nhỏ nhất chính là nguyên tử. “Không có gì sinh ra, không có gì hủy diệt, chỉ có sự hỗn hợp hoặc phân li của các vật hiện hữu”. Về Empedocles, ông bị ảnh hưởng triết lý của phương Đông, đó là thuyết luân hồi, sự đào thải và thanh tẩy linh hồn của con người. Ông cho rằng sự sống con người có tính biện chứn tự hát thông qua quan hệ tình yêu và thù hận. Tuy quan điểm của ông không nổi bật nhưng ông có cống hiến to lớn, đó là phát hiện ra sự tuần hoàn máu trong cơ thể con người. Bắt đầu từ Lơxíp, rồi Anaxagoras, sau này đến Democrite, ông vẫn tiếp tục khẳng định thế giới cấu tạo từ hạt vật chất nhỏ nhất không phân chia được nữa, dù khác nhau về lượng nhưng giống nhau về chất. Vận động là thuộc tính của nguyên tử tuân theo luật nhân quả tích tụ tạo thành và hủy diệt. Một số quan điểm nổi bật của ông là: hạnh phúc là trạng thái mà trong đó con người được hưởng an lạc và thanh thản, nhu cầu vật chất của con người là động lực phát triển của xã hội, một xa hội tốt phải là xã hội theo chế độ dân chủ, mọi lợi ích của đất nước phải là lợi ích chung của công dân. Mục tiêu quản lý của nhà nước là toàn dân phải được hạnh phúc, vinh quang, tự do và dân chủ. Có thể nói Democrite là một nhân vật rất quan trọng trong trường phái nguyên tử luận thời kì cực thịnh trong lịch sử triêt học Hi-Lạp cổ đại.



Triết học Hi-Lạp khai sinh ra chủ nghĩa duy vât tự nhiên và chủ nghĩa duy vật tự phát. Bản nguyên thế giớ là một chất hoặc nhiều yếu tố tạo thành. Đỉnh cao của thuyết nguyên tử là khi kết hợp triết lý đạo đức nhân sinh của Democrite.

  1. Phái biện thuyết gồm các nhà triết gia như Goócgiát, Protagoras, Platon, Socrate, Aristotes.

Socrate sinh năm 469 TCN và mất năm 399 TCN tại Athens. Cha làm nghề tạc tượng đá, mẹ làm nghười hộ sản. Có lẽ vì vậy mà ông luôn giúp đỡ người khác bằng cách truy vấn và nâng đỡ họ. Ông còn là một chiến sĩ dũng cảm, từng cứu Xenophane, Anaximandre trong chiến trận. Cuộc đời Socrate từng được học với nhiều vị thầy nhưng ông luôn tự học là chính. Ông có một câu nói nổi tiếng là: sự hiểu biết chân chánh chính là không biết gì cả. Giai đoạn lão thành của ông nhằm ngay lúc phái ngụy biện suy đồi. Ông không viết sách nữa và sống với chủ thuyết của mình. Đồng thời giảng truyền nó. Do vậy cuộc đời Socrate là sự minh họa chân thực nhất cho tư tưởng của ông. Đời sau được biết về cuộc đời của Socrate thông qua lời tường thuật của học trò ông là Platon, Xenophane và nhiều người khác. Một nhà tiên tri đền Đên-pheo bảo rằng: không ai thông minh, sáng suốt hơn Socrate, nhưng Socrate đã chế nhạc và chứng minh ngược lại. Trong khi ai cũng muốn chứng tỏ mình là thông thái thì ông lại nói rằng: tất cả những gì tôi đã biết ấy là tôi không biết gì hết.


Bài số 2,3: Triết học Hy Lạp – La Mã Trang /6


tải về 56.37 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương