Trích thông bạch của Thánh truyền Trung Hưng, Hội thánh Truyền giáo Cao Đài



tải về 82.99 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích82.99 Kb.
#19670
Trích THÔNG BẠCH của Thánh truyền Trung Hưng, Hội thánh Truyền giáo Cao Đài.

Sau khi Đạo Cao Đài được định hình và phát triển mạnh mẽ ở miền Nam, các bậc Hướng Đạo muốn truyền bá ra Trung, Bắc, nhưng hoàn cảnh lúc bấy giờ thật là khó khăn. Năm 1929 Ngài Phối sư Thái Thơ Thanh ra Huế, Ngài Giáo sư Vương Quang Kỳ ra Bình Định. Năm 1932 Ngài Giáo sư Thái Gấm Thanh ra Quảng Nam... tất cả đều bị chính quyền Nam Triều và Bảo Hộ ngăn cấm cưỡng chế buộc phải trở về Nam. Đến khoảng năm 1934 - 1940, những người dân miền Trung từ các tỉnh Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam vào làm ăn, buôn bán, học hành ở miền Nam được Ơn Trên bố hóa gặp Đạo, gặp Thầy, họ đã nhập môn, mang kinh sách Thánh ngôn về truyền bá quê nhà. Tiếng kinh Cao Đài đã thu hút được quần chúng rất rộng rãi.Vào đêm 23 rạng ngày 24 tháng 7 năm Giáp Tuất (1934) tại Thánh Tịnh Đại Thanh, Gò Vấp, Gia Định, Đàn cơ đầu tiên Thầy ban chỉ "Truyền Đạo Trung Kỳ".



"NGỌC chỉ ban ra dạ nghẹn ngùng,

HOÀNG cầu thế giới vẫn trời chung;

THƯỢNG cờ qui nhứt Minh Chơn Đạo,

ĐẾ mạng chừ ai gánh vác cùng?"

..."Ngày nay một phận sự quan hệ là truyền Đạo Trung Kỳ. Ban, Thầy sai con và Tứ Linh Đồng Tử khá kíp về Trung đặng hoát khai Chơn Đạo..."

Kể từ đó đoàn người sứ mạng lãnh lệnh đưa Đạo về Quảng Nam với tinh thần:



"Nghìn dặm xa xôi cánh nhạn trương,

Cùng nhau xốc gánh Đạo lên đường..."

Để rồi chấp nhận:



"Thuyền lướt sóng lúc dồi lúc dập,

Sóng bổ thuyền lượn thấp lượn cao"...

Tứ Linh Đồng Tử là bộ phận thông công do Thầy chọn làm phương tiện chuyển mối Đạo từ Thầy qua Thiên điển để cơ trình từng bước hiện bày, nhân duyên từng nơi kết tụ. Cùng lúc đó, cácmối Đạo Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi tùy thuận cơ duyên, nhập dòng thành cơ Đạo miền Trung Nam, Ngãi, Bình, Phú.

Nền Tân pháp từ đó đã thâm nhập vào mọi tầng lớp mà không do bởi một Chức sắc của Chi Phái hay Hội Thánh nào ở miền Nam ra truyền. Do đó bổn đạo miền Trung không thống thuộc một Chi Phái nào mà gồm đủ cả Tiên Thiên, Cầu Kho, Tây Ninh, Minh Chơn Đạo, Liên Hòa Tổng Hội.v.v...Các tỉnh miền Trung vốn là mảnh đất nghèo nàn, kham khổ nhưng có nhiều linh khí văn vật, lắm nhân sĩ ưu thời mẫn thế, nhiều bậc uyên thâm, đạo đức chân tu, sở đắc Đạo học Tam giáo đồng nguyên, với bản chất hiền hòa luôn thị hiện tâm Bồ Tát. Đó là nhân tố để Thầy và các Đấng Thiêng Liêng chuyển Đạo Trung Kỳ lập cơ qui nhứt ban truyền sứ mạng Trung Hưng. Thầy, Mẹ, các Đấng Thiêng Liêng, chư Thần, Thánh Việt Nam đã hội hiệp điễn quang, chung dòng Pháp nhũ, khơi mạch dưỡng sinh, ươm mầm Thánh thiện, đưa ơn Tận độ đến mọi nhà.

  Gặp lúc non sông khốn đốn, đất nước điêu linh, từ cảnh bị trị chuyển sang chiến tranh khốc liệt. Người dân không những chịu tình trạng phân ly tao loạn, cửa nát nhà tan, sớm còn tối mất mà thêm thảm cảnh rẽ chia nghi kỵ. Bên này hành, bên kia phạt để rồi có kẻ tù đày, có người thọ tử. Đối với một nền Đạo mới, phương tiện truyền giáo lại là thông công Cơ bút nên đã phải nếm trải nhiều thử thách gian lao, anh tù em tội, chùa bế thất niêm. Các Hướng đạo miền Trung đã dâng trọn thân tâm, chư Đạo đồ cũng đã hy sinh tất cả cho sự nghiệp truyền giáo độ đời. Qua bao thử thách vàng đá phân vân, kể từ năm Nhâm Thìn (1952), do Đồng Tử Liên Hoa chấp cơ. Trong những đêm vắng lặng, từ nơi này, nơi kia, từ miền xuôi lên mạn ngược khắp cùng Nam, Ngãi, Bình, Phú nguồn Thiên điển đã kết nên lời vàng, tiếng ngọc, tạo chất sống tâm linh cho mọi mảnh hồn chí thành chí kỉnh. Ơn trên đã mở ra vận hội mới, muôn vàn lời Thánh ý Tiên đã chan rưới cho chúng sanh. Từ giai đoạn Chỉnh Cơ Lập Pháp sang Khai Cơ Giáo Pháp tất cả đều được lý giải thành các Chương Đạo Pháp.

- Phong thưởng cho người có công

- Hình thành bốn Cơ quan trị Đạo

- Ban 4 Pháp Bí tích

- Ban 4 tầng bậc công phu

- Xây dựng Bửu Tòa, Linh Tháp

- Hình thành Hội Thánh miền Trung với các tiêu ngữ:



* Thuần chân vô ngã

* Thiên nhân hiệp nhất

* Vạn giáo nhất lý

* Tâm vật bình hành

 

- Chỉnh tu hình thức Thiên ân



- Ban Thiên phục và gởi gắm nhân sanh cho Đầu Họ Đạo.

Nguyen nhân hình thành sự mau lẹ của cao đài:Giải thích nguyên nhân sự thành công mau lẹ của đạo Cao Đài, người ta có thể cho rằng: do phải sống trong hoàn cảnh chính trị xáo trộn, dân chúng Nam Kỳ muốn tìm một lối thoát cho tâm hồn thông qua tôn giáo, và họ đã đến với Cao Đài. Nói như thế cũng có vẻ phù hợp với bối cảnh chính trị xã hội Nam Kỳ vào đầu thế kỷ XX vốn rất gay go và phức tạp. Nhưng, nếu giải thích rằng do hoàn cảnh thời cuộc mà dân chúng Nam Kỳ tìm đến một lối thoát ở tôn giáo, thì tại sao lại là một tôn giáo còn quá non trẻ như đạo Cao Đài, trong lúc ở miền Nam lúc ấy chẳng phải thiếu các hình thức tôn giáo khác?

Xét như vậy, có thể thấy rằng: nếu chỉ nhìn sự thành công mau lẹ của Cao Đài lúc khai nguyên đơn thuần qua lăng kính chính trị thì phải chăng thiếu toàn diện? Có lẽ người ta cần thiết tìm hiểu thêm vấn đề ở các góc cạnh khác, chẳng hạn như về phương diện tâm linh.

ĐẠO CAO ĐÀI :

tôn giáo ra đời ở Việt Nam năm 1926. Người sáng lập là Ngô Văn Chiêu (1878 - 1932) và một số các công chức, quan lại Việt Nam thời Pháp. Tự xưng là Đại Đạo, đạo của nhân loại tập hợp các tôn giáo. ĐCĐ tôn vị đứng đầu là Đức Chí tôn tức Ngọc Hoàng Thượng đế, viết Cao Đài Tiên ông Đại Bồ Tát Mahatat giáo đạo Nam Phương lần thứ ba (tam kì) xuống cứu nhân loại (phổ độ), lấy biểu tượng là Mắt Trời (Thiên Nhãn), chủ trương Tam giáo (Nho, Phật, Lão) đồng nguyên, chủ yếu gồm Đạo giáo và Ngũ chi hợp nhất là [Phật đạo (Phật), Tiên đạo (Lão Tử – Laozi), Thánh đạo [Giêsu (Jésus)], Thần đạo (Khương Tử Nha – Qiang Ziya), Nhân đạo (Khổng Tử – Kongzi). Ngoài ra, còn thờ một số danh nhân, anh hùng Việt Nam, Trung Quốc, Pháp.

ĐCĐ dùng phương pháp cầu cơ của Đạo giáo làm phương pháp giao tiếp giữa Đức Chí tôn và các thánh thần với trần gian. Coi trọng đạo tổ tiên. ĐCĐ phát triển ở các tỉnh phía Nam, chia làm nhiều chi phái, phái thiên về "vô vi", phái thiên về "phổ độ". Chi phái lớn ở Tây Ninh với một Toà thánh trong đó có một Đền Thánh. Ở các địa phương có các thánh thất.



1. Đạo Cao Đài với tên đầy đủ là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ ra đời vào năm 1926 tại chùa Từ Lâm (còn gọi là chùa Gò Kén) thuộc làng Long Thành, tỉnh Tây Ninh.

ĐẠO CAO ĐÀI :Đạo Cao Đài ra đời từ một nhóm quan lại, địa chủ, tiểu tư sản, công chức ở Sài Gòn. Công cuộc vận động lập đạo Cao Đài bắt đầu từ năm 1925, nhưng trước đó (năm 1921) tại Phú Quốc, ông Ngô Văn Chiêu, một quan chức trong chính phủ thuộc địa, đã đặt nền tảng gầy dựng đạo này bằng việc lập bàn thờ, xây dựng kinh sách, tiến hành tu đạo. Theo tài liệu của đạo Cao Đài, ông Ngô Văn Chiêu là người học trường Pháp (tốt nghiệp bằng Thành Chung của Trường Chasseloup Laubat Sàigòn – nay là trường Lê Quí Đôn), làm công chức thời Pháp thuộc, là người rất say mê thuật cầu cơ. Qua những buổi cầu cơ, ông Chiêu đã đặt niềm tin vào “thế giới siêu linh”, một thế giới “hư ảo” mà nội dung tôn giáo đề cập. Thế giới hư ảo đó là nơi tồn tại của các đấng siêu linh, trong đó “Cao Đài Tiên Ông” giáng đàn vào năm 1919 tại Tân An đã trở thành một trong những đấng siêu linh quan trọng trong “thế giới hư ảo” của đạo Cao Đài. Đấng “Cao Đài Tiên Ông” xuất hiện khi ông Chiêu cùng những người bạn tổ chức cầu cơ tại Tân An. Sau đó, đấng siêu linh này thường xuyên xuất hiện trong những buổi cầu cơ của ông Chiêu tại Hà Tiên và Phú Quốc. Năm 1921, thông qua những buổi cầu cơ tại Phú Quốc, Đấng “Cao Đài Tiên Ông” đã nhận ông Chiêu làm đệ tử, khuyên ông ăn chay trường và tu luyện tâm pháp. Cũng trong năm này, ông Chiêu tạo hình tượng “Thiên nhãn” (Mắt trời) làm biểu tượng thờ cúng và đã cụ thể hóa “thế giới hư ảo” bằng cảnh “Bồng Lai” khi cho rằng mình đã được “Tiên ông” tưởng thưởng cho công phu tu hành bằng việc cho thấy “Tiên cảnh” (thế giới của sự giải thoát). Cuối năm 1924 đầu năm 1925, khi làm việc ở Dinh Thống Đốc Nam Kỳ tại Sài Gòn, ông Chiêu đã cùng ông Vương Quan Kỳ (người làm cùng sở), Đoàn Văn Bản (Đốc học Trường Cầu Kho), Nguyễn Văn Hoài, Võ Văn Sang, Lý Trọng Quí lập thành nhóm tu theo đạo Cao Đài tại Sài Gòn. Nhóm tu này do ông Chiêu đứng đầu và là người hướng dẫn. Bên cạnh nhóm ông Chiêu, giữa năm 1925 tại Sài Gòn, một số người cũng cổ vũ tu theo đạo Cao Đài. Đó là các ông Phạm Công Tắc, Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang. Họ là những người đồng thanh khí (cùng yêu âm nhạc, sính thơ văn và đều tin có thế giới siêu hình hiện hữu) và là đồng hương, bạn học, đồng nghiệp nên thường qua lại chơi thân với nhau, thường xuyên tổ chức hội họp đàm đạo thơ văn và thế sự. Họ đến với đạo Cao Đài cũng xuất phát từ sự say mê tiếp xúc với “thế giới siêu linh” như nhóm của ông Chiêu, nhưng dưới một hình thức khác là “xây bàn”.

Năm 1925, bằng hình thức xây bàn, các ông đã trò chuyện được với chơn linh của cụ Cao Quỳnh Tuân (cha của ông Cao Quỳnh Cư), Vương Thị Lễ (cháu của ông Vương Quan Kỳ), chơn linh của các thi sĩ và các bậc tiên thánh như thi sĩ Huỳnh Thiên Kiều (hiệu là Quí Cao), Đức Nhàn Âm Đạo Trưởng, Thanh Sơn Đại Sĩ (Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm), Đại tiên Lê Văn Duyệt… để cùng làm thơ, họa phú. Các ông còn tiếp xúc được với Diêu Trì Kim Mẫu và Cửu vị Tiên nương. Đặc biệt, các ông đã tiếp xúc với chơn linh của “Cao Đài Tiên Ông” dưới danh xưng ban đầu là AĂÂ. Cũng giống như ông Chiêu, Cao Đài Tiên Ông đã nhận các ông làm đệ tử để truyền đạo; sau đó có thêm sự tham gia của ông Lê Văn Trung, Trương Hữu Đức, Nguyễn Trung Hậu… Trong đó, ông Trung là người rất có uy tín trong chính quyền thuộc địa lúc bấy giờ. Ông nguyên là Thượng nghị viện Đông Dương (Membre du Conseil Supérieur de L’Indochine), được chính phủ Pháp thưởng Đệ ngũ đẳng Bắc Đẩu Bội Tinh (Chevalier de l’ordre National de la Légion d’honneur) và được cử vào Hội Đồng Tư Vấn (Conseil Privé) năm 1912.

Cuối năm 1925, nhóm ông Cư, Tắc, Trung… hiệp với nhóm ông Chiêu, Kỳ, Bản… để hình thành nên nhóm tu theo đạo Cao Đài ở Sài Gòn, và bắt đầu công cuộc truyền bá tôn giáo mới.

Với những sự kiện nêu trên cho thấy, năm 1925 đạo Cao Đài đã trở thành một tôn giáo mới tại Nam Bộ với đầy đủ những yếu tố như:

- Về niềm tin tôn giáo: những người khởi xướng cho việc hình thành đạo Cao Đài đều tin tưởng vào một thế giới siêu thực; một thế giới tồn tại bởi các siêu linh, nơi đó có sự tồn tại của các vị Thần, Thánh, Tiên, Phật… và vong hồn của những người quá vãng, đó là cảnh “Bồng Lai”, một thế giới hoàn toàn khác thế giới trần tục. Do tin tưởng sự tồn tại của thế giới siêu thực đó mà những người như Ngô Văn Chiêu, Vương Quan Kỳ, Đoàn Văn Bản, Cao Hoài Sang, Phạm Công Tắc, Lê Văn Trung… đều là những bậc trí thức, có địa vị cao trong xã hội lúc bấy giờ, đã tìm cách tiếp xúc bằng các hình thức khác nhau như cầu cơ, xây bàn. Thông qua những lần tiếp xúc với thế giới siêu linh, những người này lại càng củng cố niềm tin của mình về sự tồn tại của các “chơn linh siêu việt” ở thế giới bên kia. Những nhân vật như Diêu Trì Kim Mẫu, Cửu Vị Tiên Nương, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Lữ Đồng Tân, Bạch Hạt Đồng Tử… là những nhân vật tưởng như không thật được biết đến trong các truyện thần tiên của Trung Quốc thì nay lại xuất hiện, trò chuyện với họ thông qua thuật xây bàn hoặc cầu cơ. Điều này đã làm cho họ “ngây ngất” và tin tưởng tuyệt đối vào sự tồn tại của thế giới siêu linh. Lại thêm những vong hồn quá vãng là cha (chơn hồn của Cao Quỳnh Tuân), cháu (chơn hồn của Vương Thị Lễ), bạn (thi sĩ Quí Cao là bạn của ông Nguyễn Trung Hậu) của những người còn đang tại thế quay trở về cùng tâm sự, đàm đạo thơ văn… lại một lần nữa củng cố niềm tìn tôn giáo của họ.

Tất cả những điều trên đã nói lên rằng, niềm tin về một thế giới bên kia cùng với sự tồn tại của các chơn linh siêu việt đã được củng cố ngay từ buổi đầu khi đạo Cao Đài có những yếu tố manh nha hình thành trong bối cảnh thế giới cũng quan tâm nghiên cứu về linh hồn. Đây chính là niềm tin để dẫn đến sự ra đời của một tôn giáo bản địa.

Về nghi lễ tôn giáo: lễ nghi tôn giáo được thực hành nhằm dâng niềm tin tôn giáo lên các đấng siêu linh mà họ tôn thờ. Đấng siêu linh được tôn thờ chính là “Cao Đài Tiên Ông”; biểu tượng tôn giáo được sử dụng để chiêm bái cho lễ nghi tôn giáo là hình tượng “Thiên nhãn” (mắt Trời). Khi có đấng siêu linh và biểu tượng tôn giáo, ông Chiêu đã lập bàn thờ trong nhà và bắt đầu hành lễ. Mỗi ngày ông hành lễ bốn lần theo bốn thời: Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu. Kinh sách được dùng trong hành lễ là các bài Cửu Thiên, Nhụy Châu trích từ kinh sách của đạo Minh Sư. Lễ vật dùng để cúng là hoa, trà, rượu, quả. Việc thờ cúng và hành lễ này được ông duy trì và truyền lại cho các ông Vương Quan Kỳ, Đoàn Văn Bản, Cao Quỳnh Cư, Phạm Công, Lê Văn Trung… nhằm mục đích biểu hiện niềm tin tôn giáo của mình.

- Chức sắc tôn giáo: Mặc dù các ông Ngô Văn Chiêu, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang, Lê Văn Trung… trong những buổi đầu chưa có những chức phận tôn giáo rõ ràng, như họ lại chính là những người đang thực hiện hành vi tôn giáo. Ông Ngô Văn Chiêu trở thành người hành lễ chuyên nghiệp khi được giao trọng trách phải ăn chay trường, luyện đạo để giữ tâm pháp và truyền thụ cách thờ cúng và hành lễ cho những người khác. Các ông còn lại giữ vai trò buổi đầu như là những người hành lễ thông thường. Các ông phải học tập từ ông Chiêu và nhất nhất phải xem ông Chiêu là anh cả. Như vậy, năm 1925 đạo Cao Đài đã trở thành một tôn giáo của người dân Nam Bộ, do những quan lại, công chức người Việt trong chính quyền thuộc địa lập nên. Sau đó, đạo Cao Đài bắt đầu phát triển.



2. Việc phát triển đạo Cao Đài diễn ra mạnh mẽ từ năm 1926, được đánh dấu bằng lễ khai đạo tại chùa Từ Lâm, Tây Ninh. Lễ khai đạo được xem là sự ra mắt chính thức của tôn giáo này. Đây là bước khởi đầu để đạo Cao Đài phát triển. Chỉ sau lễ khai Đạo một năm (từ năm 1925 đến 1926) đạo Cao Đài đã có vị thế trong xã hội Nam Bộ. Bằng chứng là số người tham gia vào đạo mỗi lúc một đông. Số người nhập môn theo đạo mỗi ngày đếm có từ 90 đến 100 người[2]. Giải thích việc người dân Nam Bộ theo Cao Đài, trong sách Tôn giáo, Nguyễn An Ninh có viết “Dân đã mê muội trong tôn giáo, mà các tôn giáo, các đạo lý của nước nhà đều suy sụp, làm sao mà không theo đạo Cao Đài được. Không từng thấy, không suy ra, gặp đạo Cao Đài có màu mới mẽ, mà lại dễ dàng cho tâm trí như ngựa quen đường cũ. Đạo Cao Đài là cái nhà cũ của dân mê tín mà sơn lại mới; mọi vật cũ ngày xưa, nay đều mang một cái tên mới; coi nó mới mà lại có quen[3] nên đã theo Cao Đài. Trần Văn Giàu cũng đồng quan điểm khi cho rằng “nhân dân khốn khổ mà chưa giác ngộ cách mạng lại càng chìm sâu vào mê tín dị đoan thì tất phải trông mong vào sự giải thoát ở đời sau, đi vào đường tôn giáo. Mà theo đạo nào bây giờ?... Bây giờ có đạo mới, đạo Cao Đài, may ra có lối thoát? Người ta hy vọng; người ra vào đạo Cao Đài. Nó mới mà cũ, mới về tổ chức, về tên tuổi, mà cũ về nội dung, phương tiện, dễ theo[4]. Chính những yếu tố “mới mà cũ” đã làm cho người dân cảm thấy có sự mới mẽ trong tôn giáo Cao Đài, nhưng lại không quá xa lạ với cuộc sống tâm linh đời thường của họ nên đã thu hút được đông đảo người dân tham gia. Theo các tài liệu nghiên cứu về đạo Cao Đài[5], chỉ sau một năm truyền đạo, số người tin và theo đạo Cao Đài lên đến 5 vạn người (50.000 người vào năm 1926). Con số này tiếp tục tăng lên như đến năm 1928, số tín đồ của Cao Đài khoảng 150.000 người, năm 1931 là 350.000 người, năm 1935 gần 1.000.000 người[6]; đến năm 1975, con số này là 2.820.000 người[7]; năm 1995, con số này chỉ còn khoảng 2.000.000 người[8] và theo thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ vào tháng 12 năm 2004, số tín đồ của đạo Cao Đài là 2.471.351 người, trong đó đạo hữu là 2.434.429 người; chức sắc là 11.030 người, chức việc là 20.039 người và cơ sở thờ tự là 1.205 cơ sở. Số người có sớ cầu đạo chính thức là 1.043.119 người. Đây là những người có tên trong sổ đạo, do các Hội thánh của Cao Đài nắm giữ. Số người này được phân bố khắp các tỉnh thành ở Nam Bộ.

Số tín đồ có sớ cầu đạo và cơ sở thờ tự của Cao Đài ở Nam Bộ

TT

Tên tỉnh,
thành phố


Chức sắc

Chức việc

Đạo hữu

Cơ sở
thờ tự


1

An Giang

163

681

73829

45

2

Bà Rịa - Vũng Tàu

191

345

9147

19

3

Bạc Liêu

30

342

7813

25

4

Bến Tre

1076

1535

45000

134

5

Bình Dương

131

85

3739

18

6

Bình Phước

6

42

1911

5

7

Cà Mau

479

816

42730

59

8

Cần Thơ

152

347

17407

28

9

Đồng Nai

28

459

11117

28

10

Đồng Tháp

493

1259

55273

54

11

Hồ Chí Minh

567

1476

47427

88

12

Kiên Giang

285

327

14410

49

13

Long An

739

200

98000

119

14

Tây Ninh

2976

6140

390416

110

15

Tiền Giang

1514

1332

41176

93

16

Hậu Giang

26

90

11636

19

17

Sóc Trắng

194

274

10096

29

18

Trà Vinh

337

569

27119

44

19

Vĩnh Long

511

861

22872

49




Tổng cộng

9898

17180

931.118

1015

(Nguồn: Ban Tôn giáo Chính phủ tháng 12/2004)

3. Trong quá trình phát triển, đạo Cao Đài đã có sự phân hóa để hình thành nên các chi phái trong đạo. Việc dẫn đến sự chia rẽ là do mâu thuẫn nội bộ chức sắc lãnh đạo. Khởi đầu là sự mâu thuẫn giữa ông Ngô Văn Chiêu với các ông Lê Văn Trung, Phạm Công Tắc, Cao Quỳnh Cư… dẫn đến việc ông Chiêu tách riêng để lập nên phái Chiếu Minh tại Cần Thơ vào năm 1926. Sau đó, mâu thuẫn giữa các ông Nguyễn Hữu Chính, Lê Văn Lịch (chức sắc cao cấp trong đạo) với các ông Lê Văn Trung, Phạm Công Tắc, Lê Bá Trang… dẫn đến việc ông Chính tách riêng lập nên phái Cao Đài Tiên Thiên tại Tiền Giang 1930. Ông Nguyễn Văn Ca (chức sắc trong đạo) tách ra lập nên phái Cao Đài Minh Chơn Lý tại Mỹ Tho năm 1932. Ông Trần Đạo Quang lập nên phái Minh Chơn Đạo năm 1934 tại Bạc Liêu. Ông Lê Bá Trang, Nguyễn Ngọc Tương lập nên phái Ban Chỉnh Đạo tại Bến Tre vào năm 1934. Ông Tô Bửu Tài, Trương Minh Tòng lập nên Cao Đài Bạch Y Liên Đoàn Chơn Lý vào năm 1936…

Hiện nay, đạo Cao Đài có 9 chi phái được nhà nước công nhận tư cách pháp nhân là Chiếu Minh Long Châu (công nhận ngày 27/7/1996), Cao Đài Tiên Thiên (29/7/1995), Minh Chơn Lý (14/3/2000), Minh Chơn Đạo (2/8/1996), Ban Chỉnh Đạo (8/8/1997), Bạch Y Liên Đoàn Chơn Lý (8/7/1998), Cao Đài Tây Ninh (27/9/1997), Cầu Kho – Tam Quan (28/4/2000) và Cao Đài Truyền Giáo (24/9/1996). Trong đó, 7 chi phái được hình thành ở Nam Bộ và 2 chi phái được hình thành ở miền Trung là Cầu Kho – Tam Quan và Cao Đài Truyền Giáo.



4. Về giáo lý và cách hành đạo, những người sáng lập ra đạo Cao Đài đã khôn khéo kết hợp tư tưởng Tam giáo truyền thống, tôn giáo phương Tây (đạo Công giáo) và tín ngưỡng dân gian, tạo nên sự hỗn dung văn hóa trong hoạt động tôn giáo của mình. Điều này để người dân cảm thấy có sự mới mẽ, nhưng không quá xa lạ trong tín ngưỡng đời thường của họ. Sự hỗn dung văn hóa đó được biểu hiện trong triết lý, nơi thờ tựlối hành đạo của tôn giáo này.

- Về triết lý: Đạo Cao Đài với tư tưởng hiệp nhất ngũ chi, là sự hợp nhất 5 nhánh đạo gồm: Nhơn đạo (do Khổng tử chủ trương), Thần đạo (do Khương Tử Nha lập ra), Thánh đạo (đạo Công giáo), Tiên đạo (đạo của Lão tử), Phật đạo (đạo của Phật Thích Ca) để làm tư tưởng giải thoát, nên người dân dù trước đây đã từng theo tôn giáo nào thì nay cũng cảm thấy gần gũi nếu gia nhập Cao Đài. Đạo Cao Đài còn đưa ra tôn chỉ là “Tam kỳ phổ độ”, nghĩa là cứu rỗi nhân sinh lần thứ ba. Theo đạo Cao Đài, việc cứu rỗi nhân sinh lần thứ nhất là sự xuất hiện của Thái Thượng Đạo Tổ (Thái Thượng Lão Quân) và Nhiên Đăng Cổ Phật, gọi là thời kỳ thượng ngươn khai đạo; lần thứ hai là sự xuất hiện của Lão Tử, Phật Thích Ca, Khổng Tử, và Chúa Giêsu, gọi là hội trung ngươn; lần thứ ba là sự xuất hiện của đạo Cao Đài, do chính Ngọc Hoàng Thượng Đế làm chủ mối đạo, và cũng là lần cuối cùng để cứu vớt nhân sanh nên đã gộp thâu tất cả các tôn giáo trước đó vào trong một đạo, do đó được gọi là Đại đạo tam kỳ phổ độ. Với triết lý “bình dân”, dễ hiểu như trên đã thuyết phục được người dân ở Nam Bộ.Thêm vào đó là kinh sách được viết dưới dạng văn vần theo thể thơ lục bát hoặc song thất lục bát nên dễ đọc, dễ hiểu và dễ thuộc, đã làm cho người dân cảm thấy không mấy khó khăn để trở thành tín đồ của đạo. Hơn nữa, đạo Cao Đài luôn tôn trọng tín ngưỡng và phong tục của

người dân, không ép buộc tín đồ phải từ bỏ hoặc hạn chế các hoạt động liên quan đến tín ngưỡng hay phong tục cổ truyền của mình nên làm cho người dân cảm thấy thoả mái khi tham gia vào đạo.

- Về nơi thờ tự: Đạo Cao Đài với nơi thờ tự gọi là Tòa thánh và Thánh thất (trực thuộc Toà thánh) được xây dựng khá uy nghi. Bố cục ở nơi thờ tự được chia thành ba phần gọi là Tam đài, gồm Bát quái đài, nơi dùng để thờ Thượng Đế (qua hình tượng Thiên nhãn) và các Giáo chủ của các tôn giáo khác; Cửu trùng đài, nơi tín đồ quỳ hành lễ Thượng Đế và các Giáo chủ, và cũng là nơi biểu hiện các bước tu hành của tín đồ; Hiệp thiên đài, nơi thờ Hộ Pháp của đạo và cũng là nơi mà chức sắc có nhiệm vụ quản lý và bảo vệ luật pháp chơn truyền của đạo, nơi lập ra các Toà đạo để xử phạt những tín đồ phạm luật. Ba đài này là biểu tượng thiêng liêng của đạo Cao Đài, được kết hợp khá hài hòa trong kiến trúc của Tòa thánh hoặc Thánh thất, làm cho tín đồ cảm thấy nơi đây luôn là sự tôn nghiêm bậc nhất của đạo.



Tín đồ đến Toà thánh hoặc Thánh thất đều phải mặc lễ phục. Đặc biệt, Chức sắc của đạo có những bộ lễ phục với các màu khác nhau như xanh (những người theo phái Thượng, đại diện cho đạo Lão), đỏ (người theo phái Ngọc, đại diện cho đạo Nho), vàng (người theo phái Thái, đại diện cho đạo Phật), được may rất công phu với những chi tiết phức tạp và đội mão (mũ) rất cầu kỳ giống như trong hát bội. Mọi người khi hành lễ tại Toà thánh hoặc Thánh thất đều phải quỳ lạy kính cẩn, có thứ tự, không ồn ào… biểu hiện rõ sự tôn nghiêm và nghiêm túc trong tổ chức của đạo. Cách thờ tự trong gia đình tín đồ cũng biểu hiện sự đặc biệt của nó. Bàn thờ luôn đặt ở nơi trang nghiêm nhất trong gia đình, được che rèm cẩn thận (chỉ mở rèm khi hành lễ). Các đồ vật trên bàn thờ được sắp xếp trật tự theo một nguyên tắc nhất định, không có sự xáo trộn. Tín đồ hành lễ trước bàn thờ cũng mặc lễ phục, quỳ lạy kính cẩn, đọckinh theo cùng một giọng và rất rập khuôn.Tất cả những điều trên tạo nên sự chú ý đặc biệt cho người dân về tôn giáo này. Sự chú ý đó còn được chú trọng hơn khi mà tín đồ và chức sắc thực hành tôn giáo của mình trong cộng đồng.

- Về thực hành tôn giáo: Những hoạt động tôn giáo của đạo Cao Đài được thực hành trong cộng đồng thường chú trọng đến các nghi lễ trong gia đình liên quan đến phong tục truyền thống của người Việt ở Nam Bộ như cưới hỏi, tang ma, cầu siêu… Đặc biệt là tang ma. Trong gia đình tín đồ khi có người đau nặng sắp qua đời, toàn thể đạo hữu trong Họ đạo cùng đến làm lễ tiếp qui, nhằm mục đích hướng dẫn “chơn hồn” của người sắp chết trở về cõi Thiêng. Lễ được tổ ngay tại nhà của tín đồ. Hình thức và mục đích tổ chức lễ không khác nhiều so với lễ cầu an (sốt môn) của người Khmer theo Phật giáo nguyên thủy, hay thực hiện bí tích xức dầu bệnh nhân dành cho người sắp qua đời của đạo Công giáo. Trong tang lễ, chức sắc, chức việc và đạo hữu luôn túc trực cầu nguyện cho người chết. Đến lúc hạ huyệt, công việc cầu nguyện tạm kết thúc, nhưng sau đó lại chuẩn bị cho các lễ Tuần Cửu. Lễ Tuần Cửu được tổ chức 9 ngày một lần, bắt đầu tính từ ngày chết của người quá cố, và phải làm 9 lần lễ như vậy. Lễ được tổ chức tại nhà của tín đồ (nếu trong gia đình đó có bàn thờ của đạo) hoặc tại Thánh thất hay Tòa thánh. Trong buổi lễ, tất cả đạo hữu của Họ đạo đều tập trung để cùng cầu siêu cho người quá cố. Hình thức cũng như mục đích tổ chức lễ đều không khác nhiều so với cách cúng Tuần của tín đồ Phật giáo Bắc truyền. Đạo hữu, chức việc, chức sắc phục vụ trong tang lễ và trong các buổi cúng Tuần Cửu đều không nhận tiền thù lao từ gia đình, và xem những việc làm đó như là hình thức công qua để tích đức. Những nghi lễ trước đám tang, trong đám tang và những ngày cúng Cửu, mặc dù được tổ chức theo nguyên tắc và triết lý của đạo Cao Đài, nhưng lại không quá xa lạ với phong tục truyền thống của người Việt. Hơn nữa, các nghi lễ này đều được tổ chức qui cũ, có sự tham gia đông đảo của chức sắc, chức việc và đạo hữu, làm không khí trong các buổi lễ trở nên trang trọng, tôn nghiêm, tạo được niềm tin trong lòng tín đồ và những người chứng kiến, là người quá cố sẽ được siêu thoát. Chính những yếu tố ấy đã thu hút sự chú ý của người dân để họ gia nhập trở thành tín đồ của đạo Cao Đài. Nhờ tính hỗn dung trong triết lý, cách thờ tự và lối hành đạo mà đạo Cao Đài đã phát triển mạnh mẽ, thu hút được nhiều tín đồ ở khu vực Nam Bộ kể từ khi ra đời đến nay. Đến nay đạo Cao Đài đã trở thành một trong những tôn giáo bản địa ở Nam Bộ được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân, với 9 chi phái đang hoạt động trên cả nước; ngoài ra, đạo Cao Đài còn có mặt trong cộng đồng người Việt ở Mỹ, Úc, Pháp…Như vậy, đạo Cao Đài là sản phẩm của người Việt, được hình thành trong bối cảnh xã hội Nam đang bị người Pháp độ hộ, nên nó trở thành một trong những cứu cách về mặt tâm linh của người Việt lúc bấy giờ. Hiện nay, đao Cao Đài vẫn đang hoạt động, và trở thành một trong những tổ chức tôn giáo bản địa độc đáo của cư dân Nam Bộ nói riêng và của người Việt nói chung.

----o0o----



Thánh Thất Cao Đài (Miền Nam)

- Tháng 3 năm 1927 Thánh thất Cao Đài được khởi công xây dựng tại làng Long Thành, cách chân núi Bà Đen khoảng 3km. Đó là quần thể kiến trúc trong khuôn viên 1km2 với nhiều điện thờ, nhà việc, công viên, đường sá, khá quy mô và nguy nga. Thánh địa giống như một khu vực tự trị riêng của một quốc gia, có tường thành bao bọc xung quanh, nhiều cổng ra vào cao lớn. Thánh thất hoàn thành ngày 22-05-1937 với kiến trúc tôn giáo phối hợp giữa Thánh đường Thiên Chúa giáo và Chùa Phật giáo. Cao Đài là một tôn giáo mà những người sáng lập hy vọng có thể tổng hợp và hòa đồng các tôn giáo, đạo giáo ở Việt Nam cũng như trên thế giới từ Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Khổng giáo, Lão giáo… - Khách du lịch đến thăm Thánh thất Cao Đài không chỉ chiêm ngưỡng công trình kiến trúc, mà đặc biệt vào buổi lễ 12h00 khách được chứng kiến một nghi lễ tôn giáo trang nghiêm và mang đầy màu sắc văn hoá Việt Nam. Những chiếc áo dài trắng (cả đàn ông và đàn bà) chuyển động nhịp nhàng và đồng loạt trong âm vang bài thánh ca vốn lấy từ những làn điệu dân ca.
Каталог: uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 82.99 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương