Trợ giúp Tìm kiếm trên Web



tải về 184.81 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu08.09.2017
Kích184.81 Kb.
#32980



Trợ giúp Tìm kiếm trên Web




 

Dưới đây là trả lời cho các câu hỏi thường gặp nhất của chúng tôi. Bạn có thể tìm thêm nội dung trợ giúp mở rộng bằng các ngôn ngữ sau:

Tiếng Anh (Mỹ)
Deutsch
Español
Français
Italiano
Magyar
Nederlands
Polski
Português (Brasil)
Русский

中文 (繁體)
中文(简体)
日本語
한국어
עברית
Svenska
Türkçe
ภาษาไทย

Câu hỏi thường gặp (FAQ)

Sử dụng Tìm kiếm trên Web

  1. Làm thế nào để tôi tìm thấy những gì tôi đang tìm kiếm bằng tìm kiếm trên Google?

  2. Làm thế nào tôi có thể sử dụng Google để tìm kiếm ai đó mà tôi đã mất liên lạc với họ?

  3. Làm thế nào tôi có thể làm Google nhận ra dấu câu trong truy vấn tìm kiếm của tôi?

  4. Google có hỗ trợ tìm kiếm bằng ký tự đại diện không?

  5. Làm thế nào tôi có thể giới hạn kết quả tìm kiếm của tôi cho các trang đến từ một quốc gia hay tên miền cụ thể?

  6. Làm thế nào để tôi đặt Google làm trang chủ của tôi?

Cá nhân hoá iGoogle

  1. Tại sao email của tôi xuất hiện tại đầu trang?

  2. iGoogle là gì?

  3. iGoogle làm việc với các trình duyệt nào?

  4. Làm thế nào để tôi cá nhân hoá iGoogle?

  5. Tôi có thể cá nhân hoá trang iGoogle của tôi mà không cần đăng nhập không?

  6. Tôi có thể xem trang iGoogle của tôi trên điện thoại hoặc thiết bị di động của tôi không?

  7. Làm thế nào để tôi sử dụng các tab trên trang iGoogle của tôi?

  8. Trang iGoogle của tôi không hoạt động đúng. Tôi nên làm gì?

Thông tin trong các Kết quả Tìm kiếm của chúng tôi

  1. Tôi không thể tìm thấy trang ưa thích của tôi trong các kết quả tìm kiếm. Google tìm và thêm các trang web vào chỉ mục của mình như thế nào?

  2. Làm thế nào để Google xác định những trang nào sẽ trả lại cho các từ khoá cụ thể và thứ tự mà chúng xuất hiện?

  3. Google thu thập thông tin web thường xuyên như thế nào?

  4. Google có bao giờ chèn thêm truyện cười hoặc gửi thông báo bằng cách thay đổi thứ tự kết quả của mình hay không?

  5. Làm thế nào tôi có thể thay đổi nội dung của một trang web xuất hiện trong các kết quả tìm kiếm của Google?

  6. Google có thể xoá thông tin của tôi khỏi các kết quả tìm kiếm không?

  7. Làm thế nào để tôi xoá trang web đã lỗi thời?

  8. Tôi nên làm gì nếu tôi tìm thấy số an sinh xã hội hoặc số thẻ tín dụng của tôi trong các kết quả tìm kiếm của Google?

  9. Làm thế nào để tôi liên hệ với webmaster của trang web?

  10. Làm thế nào để tôi tìm thấy URL của trang web mà tôi muốn xoá khỏi các kết quả tìm kiếm của Google?

Gỡ rối cho Tìm kiếm trên Web

  1. Làm thế nào để tôi xoá danh sách thả xuống của các tìm kiếm trước đây của tôi?

  2. Làm thế nào tôi có thể sửa các vấn đề kỹ thuật mà tôi vừa mời gặp?

  3. Tại sao tôi không thể kết nối đến Google? Làm thế nào để tôi sửa lỗi này?

  4. Máy tính của tôi dường như có suy nghĩ: các thanh công cụ khác thường, cửa sổ bật lên, chuyển hướng đến các trang web lạ. Điều gì đang xảy ra?

  5. Tôi nên làm gì nếu một trang web trong kết quả tìm kiếm của Google đã tải các chương trình độc hại xuống máy tính của tôi?

  6. Tại sao một số kết quả tìm kiếm của tôi ghi là "Trang web này có thể gây hại cho máy tính của bạn?"



Sử dụng Tìm kiếm trên Web

1. Làm thế nào để tôi tìm thấy những gì tôi đang tìm kiếm bằng tìm kiếm trên Google?

Chúng tôi luôn cố gắng để giúp bạn dễ dàng tìm thấy những gì bạn tìm kiếm với Google. Mặc dù chúng tôi không cung cấp hỗ trợ tìm kiếm được cá nhân hoá, chúng tôi có thể cung cấp nhiều mẹo để giúp bạn tìm kiếm một cách có chiến lược hơn.



Mẹo #1: Chọn từ khoá một cách thông minh. Hãy chọn những từ gợi tả, cụ thể.

  • Hãy tìm kiếm: Vancouver 2010 Olympics thay vì Olympics

  • Hãy tìm kiếm : thống kê bóng đá 2004 thay vì bóng đá


Mẹo #2: Sử dụng ngoặc kép để có một kết hợp chính xác.

  • Khi bạn đóng ngoặc kép cho truy vấn tìm kiếm của bạn, bạn sẽ thu được các kết quả cho thuật ngữ chính xác mà bạn đã nhập với trật tự mà bạn đã nhập chúng.

  • Hãy tìm kiếm: "robot thân thiện" thay vì robot thân thiện


Mẹo #3: Hãy dùng thử một trong số các tính năng tìm kiếm của chúng tôi.



Để có kết quả tính toán, hãy tìm kiếm phương trình

Ví dụ: 5+2*2






Để có tình trạng chuyến bay, hãy tìm kiếm số hiệu chuyến bay

Ví dụ: united 134


Mẹo #4 (có thể không có ở ngôn ngữ của bạn): Tìm hiểu thêm về tìm kiếm trên Google bằng cách xem:

  • Danh sách đầy đủ của Các Tính năng Tìm kiếm

  • Danh sách Các Toán tử Nâng cao

  • Trang Tìm kiếm Nâng cáoMẹo Tìm kiếm Nâng cao

quay lại đầu trang ↑

 

2. Làm thế nào tôi có thể sử dụng Google để tìm ai đó mà tôi đã mấy liên lạc với họ?



Hãy bắt đầu với một tìm kiếm cơ bản trên Google. Chúng tôi tự hào trả lại các kết quả chính xác và có liên quan trên các tìm kiếm tên, và chúng tôi khuyên bạn nên gõ tên được sử dụng nhiều nhất trong ngoặc kép (ví dụ: [ "Winston Churchill" ] ) trong hôp tìm kiếm Google tại www.google.com

Vẫn chưa tìm thấy những gì bạn tìm kiếm? Bạn có thể tìm thêm mẹo về việc tinh chỉnh kỹ thuật tìm kiếm của bạn bằng cách truy cập các hướng dẫn Khái niệm cơ bản về Tìm kiếm Tìm kiếm Nâng cao của chúng tôi bằng một trong các thứ tiếng được hiển thị ở đầu trang này.

quay lại đầu trang ↑

 

3. Làm thế nào để tôi làm Google nhận ra dấu câu trong truy vấn tìm kiếm của tôi?



Google không nhận ra cá ký tự đặc biệt chẳng hạn dấu than, dấu hỏi, hoặc ký hiệu @. Các loại ký tự này phổ biến đến nỗi nếu cho chúng vào tìm kiếm có thể làm chậm tốc độ của kết quả tìm kiếm rất nhiều. Ngoài ra, việc sử dụng dấu câu trên web không nhất quán (ví dụ: không có cách thức rõ ràng nào để phân định Mr. và Mr) đến nỗi nếu cho chúng vào truy vấn thường có hại hơn là có lợi cho sự liên quan của kết quả tìm kiếm của bạn.

Tuy chúng tôi hiện không đưa ra cách để bắt Google nhận ra tất cả các ký tự đặc biệt, chúng tôi hiểu rằng nhiều thuật ngữ tìm kiếm hữu ích có chứa các ký tự đó. Chúng tôi tạo ngoại lệ cho các thuật ngữ như C++ và $10, và chúng tôi đang nghiên cứu cách để cho phép các thuật ngữ tìm kiếm như C/net.



quay lại đầu trang ↑

 

4. Google có hỗ trợ tìm kiếm bằng ký tự đại diện không?



Có, ký tự đại diện trong truy vấn tìm kiếm của Google có thể được xác định bằng dấu hoa thị, và sẽ kết hợp với một hoặc nhiều từ đầy đủ.

Ví dụ: tìm kiếm cho [ nấu ăn * lớp ] sẽ trả lại các kết quả cho tất cả các cụm từ sau (và nhiều hơn):



      • "lớp nấu ăn ở trường"

      • "lớp nấu ăn và nếm rượu"

Một công dụng phổ biến của dấu hoa thị là điền vào chỗ trống cho truy vấn trả lời câu hỏi: [ dù được phát minh bởi * ]. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nhiều hơn một dấu hoa thị trong một tìm kiếm duy nhất, chẳng hạn [ vitamin * is good for * ].

Xin vui lòng lưu ý rằng tìm kiếm bằng ký tự đại diện chỉ thích hợp cho các từ hoặc cụm từ đầy đủ; hiện tại, Google không hỗ trợ tìm kiếm mà trong đó dấu hoa thị biểu thị một phần hoặc đuôi của từ: [ [ flower * classes ] sẽ không khớp với "flowerful classes." Tuy nhiên, chúng tôi có sử dụng công nghệ trả về gốc từ (stemming) – khi thích hợp, Google sẽ không chỉ tìm kiếm thuật ngữ tìm kiếm của bạn, mà còn tìm kiếm các từ tương tự với một số hoặc tất cả các thuật ngữ đó. Ví dụ: nếu bạn tìm kiếm [ pet lemur dietary needs ], Google cũng sẽ tìm kiếm [ pet lemur diet needs ] và các biến thể khác có liên quan của các thuật ngữ của bạn.

quay lại đầu trang ↑

 

5. Làm thế nào tôi có thể giới hạn kết quả tìm kiếm của tôi cho các trang đến từ một quốc gia hoặc tên miền cụ thể?



Có một số cách để giới hạn tìm kiếm của bạn cho một quốc gia hoặc tên miền cụ thể. Chúng tôi đã liệt kê bốn khả năng có thể có dưới đây:

- Sử dụng trường "Tên miền" trên trang Tìm kiếm Nâng cao tại http://www.google.com/advanced_search. Trường này cho phép bạn tìm kiếm trang web cụ thể (chẳng hạn Google.com) hoặc tên miền cấp 1 (chẳng hạn .edu).

- Nối thêm vào thuật ngữ tìm kiếm của bạn bằng phần giới hạn của tên miền trong hộp tìm kiếm của Google. Để làm như vậy, hãy sử dụng toán tử site: được nối thêm bởi tên miền bạn chọn. Toán tử site: thích hợp cho cả tên miền web và tên miền cấp 1. Ví dụ:

- music site:uk


- lemur site:org
- enrollment site:edu
- ranking site:google.com

- Chọn quốc gia từ trình đơn thả xuống ngôn ngữ trên trang Công cụ Ngôn ngữ của chúng tôi tại http://www.google.com/language_tools

- Chọn để chỉ tìm kiếm các trang web đến từ một trong trang web cụ thể theo quốc gia của chúng tôi bằng cách nhấp vào nút radio tương ứng. Ví dụ: bạn có thể chọn “các trang từ Vương quốc Anh” khi bạn tiến hành tìm kiếm trên www.google.co.uk. Trong khi tất cả trang web trong chỉ mục của chúng tôi trả lại các tìm kiếm được giới hạn trên "web," chúng tôi lấy ra một số trang web có liên quan cho mỗi giới hạn theo quốc gia. Khi tìm kiếm các trang web đến từ một quốc gia cụ thể, hãy ghi nhớ rằng các trình thu thập thông tin của chúng tôi xác định quốc gia phù hợp với trang web theo các yếu tố như vị trí địa lý mà trang web được lưu trữ, địa chỉ IP của trang web, và giới hạn về tên miền của nó.

quay lại đầu trang ↑

 

6. Làm thế nào để tôi đặt Google làm trang chủ của tôi?



Thật dễ dàng để đặt Google làm trang chủ của bạn. Chỉ cần nhấp vào liên kết "Đặt Google làm Trang chủ của Bạn!" xuất hiện dưới hộp tìm kiếm trên Google.com.

Nếu bạn không thấy liên kết này và bạn đang sử dụng Microsoft Internet Explorer, xin vui lòng làm theo các hướng dẫn dưới đây để thiết lập Google làm trang chủ mặc định của bạn:

1. Chọn "Tools," rồi "Internet Options."
2. Nhấp vào tab "General".
3. Dưới "Home page," gõ http://www.google.com/ trong trường "Address".
4. Nhấp vào "OK"

Để biết thêm thông tin, xin vui lòng truy cập vào http://www.google.com/options/defaults.html (chỉ bằng tiếng Anh). Nếu bạn cần hướng dẫn cho trình duyệt khác, chúng tôi đề nghị bạn tham khảo trung tâm trợ giúp trực tuyến của trình duyệt của bạn.

quay lại đầu trang ↑

 

Cá nhân hoá iGoogle



1. Tại sao địa chỉ email của tôi xuất hiện tại đầu trang?

Nếu bạn đã đăng nhập vào Tài khoản Google của bạn, địa chỉ email được liên kết với tài khoản của bạn sẽ được hiển thị tại góc trên bên phải của trang đó. Địa chỉ email của bạn sẽ không còn hiển thị nữa khi bạn đăng xuất khỏi tài khoản của bạn.

Nếu bạn chia sẻ máy tính và không muốn người khác truy cập vào Tài khoản Google của bạn, hãy chắc chắn luôn luôn đăng xuất khỏi Tài khoản Google của bạn khi bạn sử dụng máy tính xong. Để đăng xuất, hãy nhấp vào liên kết "Đăng xuất" ở phía trên bên phải của trang. (Thao tác này sẽ giúp bạn đăng xuất, ngay cả khi bạn đã đánh dấu tuỳ chọn "Hãy nhớ thông tin của tôi..." khi bạn đăng nhập.)

Nếu bạn đã đăng xuất và vẫn thấy các thông tin cá nhân trên một số dịch vụ của Google, thì việc xoá cookie của trình duyệt sẽ giải quyết điều này. (Xin vui lòng lưu ý rằng việc này cũng sẽ xoá các cài đặt đã lưu của bạn cho các trang web mà bạn đã truy cập trước đó.)

Để xoá cookie khi sử dụng IE, chỉ cần làm theo các bước sau:

1. Chọn "Tools" > "Internet Options" > "General" một lần nữa.


2. Dưới đầu đề "Temporary Internet files," nhấp vào "Delete Cookies..."
3. Nhấp vào "OK" cho lời nhắc "Delete all cookies in the Temporary Internet Files folder?".
4. Nhấp vào "OK" để thoát ra.

Nếu bạn đang sử dụng Mozilla Firefox, xin vui lòng làm theo các bước sau để xoá cookie:

1. Mở Mozilla Firefox.
2. Nhấp vào "Tools" > "Options" > "Privacy."
3. Nhấp vào "Cookies" > "Clear."
4. Chọn "OK" để thoát ra.

Nếu bạn cần hướng dẫn cho trình duyệt khác với Microsoft Internet Explorer hoặc Mozilla Firefox, chúng tôi đề nghị bạn tham khảo trung tâm trợ giúp trực tuyến của trình duyệt của bạn.



quay lại đầu trang ↑

 

2. iGoogle là gì?



Google cung cấp khả năng để tạo trang iGoogle được cá nhân hoá cho phép bạn truy cập nhanh vào các thông tin chủ yếu từ Google và trên web. Trên trang web tự thiết kế này, bạn có thể chọn và tổ chức nội dung như:

- các thông báo Gmail mới nhất của bạn


- các tiêu đề từ Google News và các nguồn tin tức hàng đầu khác
- dự báo thời tiết, giá cổ phiếu, và lịch chiếu phim
- các dấu trang để truy cập nhanh vào các trang web ưa thích của bạn từ bất kỳ máy tính nào
- phần nội dung tìm từ trên web của riêng bạn

Tìm hiểu cách tạo trang iGoogle của riêng bạn.

quay lại đầu trang ↑

 

3. iGoogle làm việc với các trình duyệt nào?



iGoogle tương thích với các trình duyệt sau:

- IE 5.5+ (Windows)


- Firefox 0.8+ (Windows, Mac, Linux)
- Safari 1.2.4+ (Mac)
- Netscape 7.1+ (Windows, Mac, Linux)
- Mozilla 1.4+ (Windows, Mac, Linux)
- Opera 8+ (Windows, Mac, Linux)

Để có đầy đủ chức năng của iGoogle, chúng tôi khuyên bạn nên có phiên bản mới nhất của trình duyệt. Xin vui lòng lưu ý rằng bạn sẽ cần phải kích hoạt JavaScript để xem và chỉnh sửa trang iGoogle của bạn. Để có hướng dẫn về việc kích hoạt JavaScript, xin vui lòng tham khảo trang trợ giúp của trình duyệt của bạn.

quay lại đầu trang ↑

 

4. Làm thế nào để tôi cá nhân hoá iGoogle?

Bạn có thể cá nhân hoá trang iGoogle của bạn mà đăng nhập hoặc không đăng nhập vào Tài khoản Google của bạn:

Cá nhân hoá không cần đăng nhập: Xin vui lòng đọc thông tin và hướng dẫn của chúng tôi về việc cá nhân hoá trang iGoogle của bạn mà không cần đăng nhập vào Tài khoản Google. Hãy ghi nhớ rằng các cài đặt cá nhân của bạn sẽ chỉ khả dụng trên máy tính mà bạn thực hiện chúng.

Cá nhân hoá khi đã đăng nhập vào Tài khoản Google của bạn: Nếu bạn đang sử dụng nhiều máy tính hoặc bạn chia sẻ máy tính với ai đó khác, bạn có thể cần đăng nhập vào Tài khoản Google của bạn trước khi cá nhân hoá trang iGoogle của bạn. Khi bạn đã tạo Tài khoản Google và đã đăng nhập, hãy làm theo các bước dưới đây để cá nhân hoá trang iGoogle của bạn:

1. Truy cập trang chủ Google và nhấp vào liên kết "iGoogle" ở góc trên bên phải trang đó.



2. Mở thư mục iGoogle bằng cách nhấp vào "Thêm công cụ" ở góc trên bên phải. Việc này sẽ cho phép bạn thêm các tiện ích từ thư mục vào trang iGoogle của bạn.



3. Khi tiện ích xuất hiện trên trang iGoogle của bạn, hãy nhấp vào mũi tên chỉ xuống và chọn "Chỉnh sửa cài đặt" để điều chỉnh cài đặt của tiện ích.



4. Để di chuyển tiện ích lên trang iGoogle của bạn, chỉ cần nhấp vào thanh màu xanh của tiện ích và kéo nó đến vị trí ưa thích của bạn.





quay lại đầu trang ↑

 

 



5. Tôi có thể cá nhân hoá trang iGoogle của tôi mà không cần đăng nhập không?

Có, bạn có thể cá nhân hoá trang iGoogle của bạn mà không cần đăng nhập vào Tài khoản Google:



  1. Nhấp vào liên kết "Thêm công cụ" và thêm nội dung từ thư mục vào trang iGoogle của bạn.

  2. Khi bạn đã thêm tiện ích vào trang iGoogle của bạn, hãy nhấp vào mũi tên chỉ xuống và chọn "Chỉnh sửa cài đặt" để điều chỉnh các cài đặt của tiện ích.

  3. Kéo và thả tiện ích để sắp xếp trang theo cách bạn muốn.

Bất kỳ thay đổi nào bạn thực hiện cho trang iGoogle của bạn khi không đăng nhập sẽ được nhớ trên máy tính mà bạn thực hiện thay đổi trên đó.

Đăng nhập hay không đăng nhập -- sự khác biệt trong kinh nghiệm iGoogle của bạn:

  • Việc đăng nhập vào Tài khoản Google của bạn cho phép các cài đặt của bạn được nhớ trên mọi máy tính hoặc trên một máy tính mà tại đó nhiều người dùng có thể thực hiện thay đổi. Nếu bạn không đăng nhập, trang iGoogle của bạn sẽ chỉ khả dụng trên máy tính đó và thay đổi bạn thực hiện khi đăng nhập sẽ không được chuyển sang phiên bản khi đăng xuất. Việc xoá cookie của trình duyệt cũng sẽ xoá các cài đặt được thực hiện khi bạn không đăng nhập.

  • Các tiện ích nhất định, chẳng hạn Gmail, Bookmarks, và Lịch sử Tìm kiếm, không khả dụng nếu bạn không đăng nhập vào Tài khoản Google được liên kết với các dịch vụ này.

quay lại đầu trang ↑

 

6. Tôi có thể xem trang iGoogle của tôi trên điện thoại hoặc thiết bị di động không?



Có. Việc xem trang iGoogle của bạn bằng điện thoại hoặc PDA của bạn là một cách dễ dàng để truy cập hộp thư Gmail của bạn, các đề mục tin tức, thời tiết địa phương, giá cổ phiếu, và các thông tin khác mà bạn muốn có từ trên web. Phiên bản dành cho điện thoại di động của trang web của bạn có giao diện thân thiện với điện thoại, giao diện này dễ đọc và điều hướng. Nó hiển thị tất cả các phần giông như bạn thấy trên máy tính của bạn, ngoại trừ các tiện ích nhất định của bên thứ ba, mà có thể yêu cầu giao diện đa phương tiện. Để biết thêm thông tin, xin vui lòng truy cập vào http://mobile.google.com/personalized/promo.html (bằng tiếng Anh).

quay lại đầu trang ↑

 

7. Làm thế nào để tôi sử dụng các tab trên trang iGoogle của tôi?



Khi bạn truy cập vào trang iGoogle, bạn sẽ thấy tab "Trang chủ" và liên kết "Thêm tab" ở cạnh trái của trang dưới hộp tìm kiếm của Google. Nếu bạn chưa thêm tab nào khác, tất cả tiện ích của bạn sẽ xuất hiện trên tab "Trang chủ".

Bạn có thể có tối đa sau tab trên trang iGoogle của bạn. Để thêm tab khác, chỉ cần nhấp vào liên kết "Thêm tab". Bạn có thể đổi tên tab bằng cách nhấp vào tab để chọn nó, nhấp vào tên hiện tại của tab, và nhập tên mới cho nó.

Bạn có thể thêm các tiện ích mới vào mỗi tab trên trang iGoogle hoặc di chuyển các tiện ích từ tab này sang tab khác. Để di chuyển một tiện ích sang tab khác, hãy nhấp vào tên tiện ích và kéo nó sang tên của tab mà bạn muốn nó xuất hiện trên đó. Khi con trỏ đặt trên tên của tab mong muốn và tên của tab đó được làm nổi bật, hãy thả tiện ích xuống.

Để xoá tab, hãy nhấp vào tab đó để chọn nó, nhấp vào tên tab, rồi nhấp vào từ "delete" xuất hiện bên cạnh tên tab. Xin vui lòng lưu ý rằng nếu bạn xoá tab, bạn cũng xoá bất kỳ tiện ích nào trên tab đó. Nếu bạn muốn giữ các tiện ích này, chúng tôi đề nghị ban nên di chuyển chúng sang tab khác trước khi xoá tab không mong muốn.



quay lại đầu trang ↑

 

8. Trang iGoogle của tôi không hoạt động đúng. Tôi nên làm gì?



Nếu bạn gặp vấn đề với trang iGoogle của bạn, đây là một số bước để thử:

XOÁ BỘ NHỚ CACHE CỦA RÌNH DUYỆT VÀ XOÁ COOKIE


Việc dọn dẹp bộ nhớ cache và xoá cookie có thể giải quyết nhiều vấn đề. Để xem hướng dẫn, xin vui lòng nhấp vào đây. Xin lưu ý rằng xoá cookie có thể giải quyết vấn đề của bạn, việc đó cũng sẽ xoá các cài đặt đã lưu của bạn cho các trang web mà bạn đã truy cập trước đây.

VÔ HIỆU HOÁ CÁC TIỆN ÍCH BỔ SUNG CHO TRÌNH DUYỆT


Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ chương trình bổ sung cho trình duyệt nào, hãy thử vô hiệu hoá tạm thời các tiện ích này trong trường hợp một trong số chúng can thiệp vào trang iGoogle của bạn. Để có hướng dẫn chúng tôi đề nghị bạn tham khảo các tệp trợ giúp của trình duyệt của bạn.

CÀI ĐẠT LẠI JAVA


Có thể là việc cài đặt Java trên máy tính của bạn đã bị ngẫu nhiên hỏng (bị hỏng). Để cài đặt lại Java, hãy ghé thăm http://www.java.com và nhấp vào nút "Tải Java xuống Miễn phí" ở gần đầu trang.

THIẾT LẬP LẠI TRANG IGOOGLE CỦA BẠN


Việc cài đặt lại trang iGoogle của bạn sẽ hoàn nguyên nó trở lại cấu hình mặc định, đồng thời xoá bất kỳ nội dung nào bạn đã thêm. Việc cài đặt lại trang web của bạn đặc biệt có ích nếu bạn gặp khó khăn khi xoá một tiện ích cụ thể, hoặc nếu tiện ích làm cho trình duyệt của bạn tự ý tắt ngay khi bạn truy cập iGoogle.

Để cài đặt lại trang iGoogle của bạn, hãy truy cập vào http://www.google.com/ig/resetprefs.html và nhấp vào nút "Cài đặt lại các tuỳ chọn đăng nhập". Xin lưu ý rằng bạn sẽ phải đăng nhập để làm việc này; nếu bạn cần đăng nhập trước khi yêu cầu, bạn có thể làm như vậy tại https://www.google.com/accounts/Login



quay lại đầu trang ↑

 

Thông tin trên các Kết quả Tìm kiếm của chúng tôi



1. Tôi không thể tìm thấy trang web ưa thích của tôi trong các kết quả tìm kiếm. Google tìm và thêm các trang web vào chỉ mục của mình như thế nào?

Google là công cụ tìm kiếm tự động hoàn toàn sử dụng phần mềm gọi là "spider" (trình thu thập thông tin) để thu thập thông tin trên web thường xuyên, đi theo các siêu liên kết từ trang này sang trang khác để tìm các trang web và thêm vào chỉ mục của chúng tôi. Nếu bạn muốn có thông tin sâu sắc hơn về công nghệ tìm kiếm của Google, xin vui lòng xem http://www.google.com/technology/index.html (chỉ bằng tiếng Anh).

Mặc dù Google thu thập thông tin của hàng tỷ trang web, không thể tránh khỏi việc một số trang web bị sót. Khi Google để sót một trang web, thường là vì một trong các lý do sau:

- Trang web đó không được kết nối tốt qua nhiều liên kết đến các trang khác trên web.


- Trang web đó được khởi chạy sau khi lần thu thập thông tin mới nhất của Google.
- Thiết kế của trang web gây khó khăn cho Google để thu thập nội dung của nó một cách hiệu quả.
- Trang web đã tạm thời không khả dụng khi chúng tôi cố gắng thu thập thông tin của nó.

Xin vui lòng lưu ý rằng việc được nội dung trong các kết quả tìm kiếm của Google là miễn phí; chúng tôi không chấp nhận thanh toán cho việc để được đưa vào trong chỉ mục của chúng tôi. Chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ vào việc cho phép tính dân chủ của web để xác định nội dung đưa vào và xếp hạng các trang web trong các kết quả tìm kiếm của chúng tôi. Nếu bạn muốn có thêm thông tin về những gì mà chúng tôi coi là giải pháp có thể chấp nhận được cho các trang web trong chỉ mục của chúng tôi, xin vui lòng truy cập vào Nguyên tắc cho Webmaster của chúng tôi (có thể sẵn có bằng ngôn ngữ của bạn) tại http://www.google.com/support/webmasters/bin/answer.py?answer=35769 (có thể không sẵ có bằng ngôn ngữ của bạn).



quay lại đầu trang ↑

 

2. Làm thế nào để Google xác định trang web nào trả lại cho các từ khoá cụ thể và thứ tự mà chúng xuất hiện?



Vị trí trang web trong các kết quả tìm kiếm của chúng tôi dựa trên một số yếu tố, được giải thích chi tiết hơn tại http://www.google.com/technology/index.html (chỉ bằng tiếng Anh). Chúng tôi không chỉ định từ khoá cho trang web một cách thủ công.

Xin vui lòng yên tâm rằng chúng tôi liên tục làm việc để cải thiện các thuật toán để cung cấp nhiều kết quả có liên quan nhất cho truy vấn của bạn.



quay lại đầu trang ↑

 

3. Google thu thập thông tin trên web thường xuyên như thế nào?



Các rô bốt của Google thu thập thông tin trên web theo một chu kỳ thường xuyên và lập chỉ mục hàng tỷ trang web. Tất cả trang web mới, các thay đổi cho trang web hiện tại, và các liên kết chết sẽ được lưu ý sau lần thu thập thông tin tiếp theo của chúng tôi, mà sẽ sớm hoàn thành. Bởi vì chúng tôi tập hợp quá nhiều thông tin trong mỗi lần thu thập, quá trình cập nhật là hoàn toàn tự động. Chúng tôi không thể thực hiện các thay đổi một cách thủ công cho mỗi trang web.

quay lại đầu trang ↑

 

4. Google có bao giờ chèn truyện cười hoặc gửi thông báo bằng cách thay đổi thứ tự của các kết quả của nó không?



Không. Thỉnh thoảng, khi một trang web đặc biệt là đề tài chú ý của công chúng, các trang web khác sẽ bắt đầu liên kết đến nó. Việc này có thể làm tăng tầm quan trọng của nó do được hiệu chỉnh bởi phần mềm xếp hạng của chúng tôi, phần mềm này gán một giá trị PageRank một phần dựa trên việc ai liên kết đến một trang nhất định. Việc xếp hạng cao hơn trong các kết quả của Google có thể dẫn đến sự quan tâm nhiều hơn, mà có thể dẫn đến nhiều liên kết hơn, và cứ tiếp tục như thế.

Tác động một mặt của việc không sử dụng quan điểm biên tập để xác định thứ hạng của các kết quả là ở chỗ những sự việc bất thường sẽ thường xuyên xảy ra. Chúng tôi coi các trường hợp như vậy là cơ hội để chúng tôi tìm hiểu thêm về cách web hoạt động và cách để cải tiến các thuật toán của chúng tôi cho tất cả tìm kiếm trong tương lai.



quay lại đầu trang ↑

 

5. Làm thế nào tôi có thể thay đổi nội dung của trang web xuất hiện trong các kết quả tìm kiếm của Google?



Google tập hợp và tổ chức thông tin được xuất bản trên web; chúng tôi không kiểm soát nội dung của các trang web này. Nếu bạn lo lắng về nội dung của một trang web cụ thể trên các kết quả tìm kiếm của chúng tôi, chúng tôi đề nghị bạn trực tiếp liên hệ với webmaster của trang web đó. Để có thêm thông tin về Điều khoản Dịch vụ của chúng tôi, xin vui lòng truy cập vào http://www.google.com/terms_of_service.html

quay lại đầu trang ↑

 

6. Google có thể xoá thông tin của tôi khỏi các kết quả tìm kiếm không?



Chúng tôi muốn hỗ trợ bạn, nhưng thông tin trong các kết quả tìm kiếm của chúng tôi trên thực tế nằm trên các trang web khả dụng công khai của bên thứ ba. Để xoá thông tin của bạn khỏi các kết quả tìm kiếm của chúng tôi, bạn sẽ cần phải liên hệ với webmaster của trang web bên thứ ba này.

Khi webmaster của trang web không phải của Google xoá thông tin của bạn hoặc không cho Google đưa trang này vào chỉ mục của chúng tôi, các kết quả tìm kiếm của chúng tôi sẽ tự động phản ánh thay đổi này sau lần tiếp theo chúng tôi thu thập thông tin về trang web đó. Nếu webmaster thực hiện các thay đổi này và bạn cần chúng tôi tiến hành việc xoá bản sao trong bộ nhớ cache, xin vui lòng gửi yêu cầu của bạn bằng cách sử dụng công cụ yêu cầu xoá trang web của chúng tôi (bằng tiếng Anh).



quay lại đầu trang ↑

 

7. Làm thế nào để tôi xoá một trang web lỗi thời?



Nếu trang web trả lại đúng lỗi 404 thông qua các đầu đề http, bất kỳ ai cũng có thể xoá nó khỏi chỉ mục của Google bằng cách sử dụng công cụ yêu cầu xoá trang web (bằng tiếng Anh). Các trang web lỗi thời không trả lại đúng lỗi 404 thường bị loại khỏi chỉ mục của chúng tôi khi các trang khác ngừng liên kết đến chúng.

Để có thêm thông tin về lỗi 404, xin vui lòng xem http://www.google.com/support/webmasters/bin/answer.py?answer=35307 (có thể không sẵn có bằng ngôn ngữ của bạn).



quay lại đầu trang ↑

 

8. Tôi nên làm gì nếu tôi tìm thấy số thẻ an sinh xã hội hoặc số thẻ tín dụng của tôi trong các kết quả tìm kiếm của Google?



Chúng tôi công nhận tầm quan trọng của việc hạn chế truy cập vào các thông tin cá nhân, và chúng tôi coi đây là thông tin hữu ích mà mọi người cần biết khi thông tin cá nhân của họ bị công khai trên web. Nếu bạn tìm thấy một trang web trong các kết quả tìm kiếm của chúng tôi hiển thị số thẻ an sinh xã hội, số thẻ tín dụng, hoặc số tài khoản ngân hàng của bạn, xin vui lòng gửi yêu cầu xoá bằng cách sử dụng công cụ yêu cầu xoá trang web của chúng tôi (bằng tiếng Anh). Chúng tôi sẽ liên hệ với công ty lưu trữ trang web đó để yêu cầu rằng trang web đó phải được xoá ra khỏi web.

Như bạn có thể biết, Google là sự phản ánh của web. Mặc dù chúng tôi tập hợp và tổ chức thông tin được xuất bản trên web, chúng tôi không kiểm soát bản thân thông tin đó và không kiểm soát việc truy cập vào nó. Bởi vì thông tin được xoá khỏi Google không có nghĩa là nó không còn khả dụng trên web. Thay vì vậy, chúng tôi khuyến khích bạn đảm bảo rằng thông tin cá nhân của bạn được xoá khỏi web hoàn toàn.



quay lại đầu trang ↑

 

9. Làm thế nào để tôi liên hệ với webmaster của trang web?



Có một số cách để liên hệ với webmaster của trang web. Đầu tiên, bạn có thể tìm liên kết "Liên hệ với chúng tôi" hoặc địa chỉ email cho webmaster trên bản thân trang đó. Thông tin liên hệ này có thể là dễ tìm thấy nhất từ trang chủ của trang web đó. Thông thường bạn có thể truy cập trang chủ bằng cách xoá mọi thông tin phía sau .com, .net hoặc .edu. Ví dụ: thay vì tìm kiếm trên http://www.google.com/press/funfacts.html, bạn nên xoá "/press/funfacts.html" và truy cập vào http://www.google.com

Thứ hai, bạn có thể gửi biệt hiệu cho webmaster bằng email. Ví dụ, đối với www.google.com, bạn có thể gửi email đến webmaster@google.com.

Thứ hai, tìm kiếm Whois cũng cung cấp thông tin liên hệ của webmaster. Tìm kiếm trên Google cho [ whois ] sẽ cung cấp cho bạn nhiều dịch vụ tìm kiếm Whois miễn phí. Trên dịch vụ tìm kiếm Whois mà bạn chọn, hãy nhập URL của trang web để tìm thông tin liên hệ của webmaster.

Cuối cùng, nếu bạn không thể liên hệ được với webmaster, bạn có thể thử liên hệ với công ty lưu trữ trang web đó để được hỗ trợ.



quay lại đầu trang ↑

 

10. Làm thế nào để tôi tìm thấy URL của trang web mà tôi muốn xoá khỏi các kết quả tìm kiếm của Google?



Xin vui lòng làm theo các hướng dẫn thích hợp dưới đây để định vị URL của trang web xuất hiện trong các kết quả Tìm kiếm trên Web của Google hoặc hình ảnh xuất hiện trong các kết quả Tìm kiếm Hình ảnh của Google.

Tìm kiếm trên Web của Google:



  1. Hãy gõ truy vấn của bạn trong hộp tìm kiếm của Google và nhấp vào "Tìm kiếm trên Google."

  2. Trên trang kết quả, nhấp phải (Ctrl+nhấp đối với người dùng Mac) lên tiêu đề của kết quả cần tìm.

  3. Chọn “Copy shortcut” (Internet Explorer) hoặc “Copy link location” (Firefox) từ trình đơn xuất hiện.

  4. Nhấp phải lên trường “URL trang web hoặc hình ảnh” trong công cụ yêu cầu xoá trang web và chọn “Paste.”

Tìm kiếm Hình ảnh trên Google:

  1. Gõ truy vấn của bạn trong hộp tìm kiếm của Google và nhấp vào "Tìm kiếm Hình ảnh."

  2. Trên trang kết quả, nhấp vào hình nhỏ của hình ảnh cần tìm.

  3. Tại đầu trang xuất hiện, nhấp phải (Ctrl+nhấp đối với người dùng Mac) lên liên kết “Xem hình kích thước đầy đủ”.

  4. Chọn “Copy shortcut” (Internet Explorer) hoặc “Copy link location” (Firefox) từ trình đơn xuất hiện.

  5. Nhấp phải lên trường “URL trang web hoặc hình ảnh” trong công cụ yêu cầu xoá trang web và chọn “Paste.”

quay lại đầu trang ↑

 

Gỡ rối Tìm kiếm trên Web



1. Làm thế nào để tôi xoá danh sách thả xuống của các tìm kiếm trước đây của tôi?

Bạn có thể xoá lịch sử tìm kiếm trên Google của bạn khỏi hộp tìm kiếm của Google, Thanh công cụ Google, hoặc trình duyệt của bạn. Dưới đây chúng tôi đã đưa ra các hướng dẫn cho tất cả ba phương pháp. Nếu bạn không chắc bạn muốn xoá hộp nào, hãy nhấp lên vùng được đánh số dưới đây để chuyển trang và xem hướng dẫn.

 

 

 



Xoá lịch sử trình duyệt của bạn

 



 

Cũng như lịch sử hộp tìm kiếm trên Google của bạn, lịch sử tìm kiếm hiển thị trong thanh địa chỉ trên trang chủ Google được lưu trữ bởi trình duyệt của bạn, chứ không phải bởi Google. Các hướng dẫn dưới đây là để xoá và/hoặc vô hiệu hoá lịch sử tìm kiếm của bạn trong các trình duyệt thông dụng. Nếu trình duyệt của bạn không được liệt kê, chúng tôi đề nghị bạn tham khảo trung tâm hỗ trợ trực tuyến của nó.

Microsoft Internet Explorer


  1. Đi tới trình đơn "Tools".

  2. Chọn "Internet Options" và tab "General".

  3. Nhấp vào nút "Clear History". Để vô hiệu hoá hoàn toàn chức năng lịch sử, hãy cài đặt "Days to keep pages in history" thành không ("0").

  4. Nhấp vào "OK" để thoát ra.

MSN

  • Nếu bạn đang sử dụng Microsoft Network (MSN), các thay đổi được thực hiện trong Internet Explorer (IE) sẽ có hiệu lực trong trình duyệt MSN của bạn. Sau khi thực hiện các thay đổi trong IE, bạn sẽ cần phải đăng xuất rồi trở lại MSN để thay đổi có hiệu lực.

Mozilla Firefox

  1. Đi tới trình đơn "Tools".

  2. Chọn "Options" > "Privacy" > "History."

  3. Nhấp vào "Clear." Để vô hiệu hoá hoàn toàn chức năng lịch sử, hãy cài đặt "Remember visited pages for the last X days" thành không ("0").

  4. Nhấp vào "OK" để thoát ra.

Safari

  1. Nhấp vào "History" trên trình đơn đầu trang.

  2. Nhấp vào "Clear History" ở cuối trình đơn.

 

quay lại đầu trang ↑

 




Xoá lịch sử Thanh Công cụ Google

 



 

Để xoá lịch sử tìm kiếm của bạn khỏi hộp thả xuống trên Thanh Công cụ Google:



  1. Nhấp vào biểu tượng của Google trên Thanh Công cụ để truy cập trình đơn thả xuống.

  2. Chọn tuỳ chọn "Xoá Lịch sử Tìm kiếm.

Nếu bạn muốn vô hiệu hoá hoàn toàn lịch sử tìm kiếm của Thanh Công cụ của bạn, xin vui lòng nhấp vào nút "Tuỳ chọn" trên Thanh Công cụ của bạn và bỏ chọn hộp bên cạnh "Lịch sử tìm kiếm thả xuống."

Nếu bạn đã cài đặt Google Toolbar 4.0, bạn có thể xoá lịch sử tìm kiếm của Thanh Công cụ của bạn bằng cách bắt đầu nhập một thuật ngữ tìm kiếm vào hộp tìm kiếm của Thanh Công cụ của bạn. Khi lịch sử tìm kiếm thả xuống của bạn xuất hiện, chỉ cần nhấp vào liên kết "Xoá Lịch sử".

Xin vui lòng lưu ý rằng việc này chỉ xoá lịch sử tìm kiếm khỏi Thanh Công cụ Google, hoàn toàn tách biệt với lịch sử tìm kiếm được lưu trữ bởi trình duyệt của bạn.

Nếu ban đã làm theo các bước này và thông tin vẫn xuất hiện trong hộp tìm kiếm của Than Công cụ khi bạn gõ, xin vui lòng xem http://www.google.com/support/bin/answer.py?answer=45847 bằng một trong các ngôn ngữ được hiển thị tại đầu trang này để có hỗ trợ thêm.

 

quay lại đầu trang ↑

 




Xoá lịch sử hộp tìm kiếm trên Google của bạn

 



 

Lịch sử tìm kiếm hiển thị trong hộp tìm kiếm trên trang chủ Google được lưu trữ bởi trình duyệt của bạn, chứ không phải bởi Google. Các hướng dẫn dưới đây là để vô hiệu hoá lịch sử tìm kiếm này trong các trình duyệt phổ biến nhất. Nếu trình duyệt của bạn không được liệt kê, chúng tôi đề nghị bạn tham khảo trung tâm hỗ trợ trực tuyến của nó.

Microsoft Internet Explorer


  1. Đi tới trình đơn "Tools".

  2. Chọn "Internet Options" và tab "Content".

  3. Trong khu vực "Personal information", chọn "AutoComplete."

  4. Nhấp vào "Clear Forms." Bạn cũng có thể bỏ chọn hộp "Forms" trong cửa sổ này để ngăn không cho thông tin này được lưu giữ trong tương lai.

  5. Nhấp vào "OK" để thoát ra.

Ngoài ra, bạn có thể xoá từng mục nhập khỏi lịch sử tìm kiếm của bạn bằng cách sử dụng phím mũi tên Xuống để đánh dấu một tìm kiếm trước đó, rồi nhấn phím Delete một lần.

MSN


  • Nếu bạn đang sử dụng Microsoft Network (MSN), các thay đổi được thực hiện trong Internet Explorer (IE) sẽ có hiệu lực trong trình duyệt MSN của bạn. Sau khi thực hiện các thay đổi trong IE, bạn sẽ cần phải đăng xuất rồi trở lại MSN để thay đổi có hiệu lực.

Mozilla Firefox

  1. Đi tới trình đơn "Tools".

  2. Chọn "Options" > "Privacy" > "Saved Form Information."

  3. Nhấp vào "Clear" và bỏ chọn hộp.

  4. Nhấp vào "OK" để thoát ra.

Safari

  1. Đi tới trình đơn "Safari" và chọn "Preferences."

  2. Từ các trình đơn bật lên, chọn "Autofill."

  3. Đi tới dòng "Other forms" và chọn nút "Edit".

  4. Từ danh sách các trang web mà tính năng AutoFill hiện đang áp dụng cho chúng, hãy chọn "Google.com" > "Remove" > "Done."

 

quay lại đầu trang↑

2. Làm thế nào tôi có thể sửa một vấn đề kỹ thuật mà tôi vừa mới gặp phải?

Việc xoá bộ nhớ cache của trình duyệt của bạn có thể giải quyết một số vấn đề mà bạn có thể gặp khi sử dụng Google hoặc các trang web khác trên web. Dưới đây bạn sẽ tìm thấy hướng dẫn để xoá bộ nhớ cache của bạn trong Internet Explorer (IE) 6, IE7, Mozilla Firefox 1.5 và cũ hơn, và Mozilla Firefox 2.0:

IE6:


1. Mở IE và nhấp vào trình đơn "Tools".
2. Chọn "Internet Options."
3. Nhấp vào tab "General" nếu nó chưa được chọn.
4. Dưới đầu đề "Temporary Internet files," nhấp vào "Delete Files..." (Lưu ý rằng có thể mất đến 30 phút để xoá lịch sử bộ nhớ cache của bạn.)
5. Nhấp vào "OK."

IE7:


1. Mở IE7 và nhấp vào trình đơn "Tools".
2. Chọn "Internet Options."
3. Nhấp vào tab "General" nếu nó chưa được chọn.
4. Nhấp vào nút "Delete...".
5. Dưới đầu đề "Temporary Internet files," nhấp vào "Delete Files..." (Lưu ý rằng có thể mất tới 30 để máy tính của bạn xoá lịch sử bộ nhớ cache.)
6. Nhấp vào "OK" để thoát ra.

Firefox 1.5 hoặc cũ hơn:

1. Mở Mozilla Firefox.
2. Nhấp vào "Tools" > "Options" > "Privacy."
3. Nhấp vào "Cache" > "Clear."
4. Chọn "OK" để thoát ra.

Firefox 2.0:

1. Mở Mozilla Firefox.
2. Nhấp vào "Tools" > "Options" > "Advanced."
3. Nhấp vào tab "Network".
4. Dưới đầu đề "Cache", nhấp vào nút "Clear Now".
5. Nhấp vào "OK" để thoát ra.

Nếu việc xoá bộ nhớ cache của bạn không giải quyết được vấn đề, bạn cũng có thể phải xoá cookie. (Xin vui lòng lưu ý rằng tuy việc xoá cookie có thể giải quyết vấn đề, việc đó cũng sẽ xoá các cài đặt được lưu của bạn cho các trang web mà bạn đã truy cập trước đây.) Để xoá cookie, xin vui lòng làm theo các bước sau cho trình duyệt của bạn:

IE6:

1. Chọn "Tools" > "Internet Options" > "General" một lần nữa.


2. . Dưới đầu đề "Temporary Internet files," nhấp vào "Delete Cookies..."
3. Nhấp vào "OK" cho lời nhắc "Delete all cookies in the Temporary Internet Files folder?".
4. Nhấp vào "OK" để thoát ra.

IE7:


1. Nhấp vào "Tools" > "Internet Options" > "General" một lần nữa.
2. Nhấp vào nút "Delete...".
3. Dưới đầu đề "Cookies," nhấp vào "Delete cookies..."
4. Nhấp vào "Yes" cho lời nhắc "Delete all cookies in the Temporary Internet Files folder?".
5. Nhấp vào "Close" để thoát ra.

Firefox 1.5 or earlier:

1. Mở Mozilla Firefox.
2. Nhấp vào "Tools" > "Options" > "Privacy."
3. Nhấp vào "Cookies" > "Clear."
4. Chọn "OK" để thoát ra.

Firefox 2.0:

1. Nhấp vào "Tools" > "Options" > "Privacy."
2. Dưới đầu đề "Private Data", nhấp vào nút "Clear Now".
3. Nhấp vào "OK" để thoát ra.

Nếu bạn cần hướng dẫn cho một trình duyệt khác ngoài Microsoft Internet Explorer hoặc Mozilla Firefox, chúng tôi đề nghị bạn tham khảo trung tâm hỗ trợ trực tuyến của trình duyệt của bạn.



quay lại đầu trang ↑

 

3. Tại sao tôi không thể kết nối đến Google? Làm thế nào để tôi sửa lỗi này?



Nếu bạn gặp khó khăn khi kết nối đến Google, đây là một số việc bạn có thể thử:

- Khởi động lại máy tính.

- Xác minh rằng bạn có thể vào các trang web khác trên internet. Chẳng hạn, hãy thử kết nối đến www.netscape.com hoặc www.redhat.com.

- Thoát ứng dụng trình duyệt của bạn, khởi chạy lại, và sau đó thử kết nối đến www.google.com.

- Xoá bộ nhớ cache của trình duyệt của bạn, và xoá cookie. Xin lưu ý rằng trong khi việc xoá cookie có thể giải quyết vấn đề này, việc đó cũng sẽ xoá các cài đặt được lưu cho các trang web mà bạn đã truy cập vào trước đây.

- Nếu bạn đang truy cập Google từ đằng sau một chương trình tường lửa, proxy, hoặc chương trình chống vi rút, hãy vô hiệu hoá chương trình đó và thử kết nối đến Google. Nếu một trong các chương trình này được định cấu hình không đúng, nó có thể gây ra các vấn đề khi bạn truy cập các trang web trên internet. Nếu việc vô hiệu hoá chương trình này giải quyết được vấn đề, chúng tôi khuyên bạn nên tham khảo trung tâm hỗ trợ trực tuyến của chương trình đó để được hỗ trợ.

- Nếu bạn đang ở trên một mạng máy tính, người khác trên mạng lưới của bạn có thể truy cập Google hay không? Nếu bạn đang ở một trường học hoặc một loại tổ chức tương tự, các ứng dụng bảo mật mạng lưới có thể ngăn cản bạn truy cập các trang web nhất định trên web.

- Có thể là bộ nhớ cache DNS của bạn đã lỗi thời. Bạn có thể xoá bộ nhớ cache DNS của bạn bằng cách chạy lệnh "ipconfig /flushdns" từ MS-DOS. Để làm như vậy, hãy chọn "Start" > "Programs" > "Accessories" > "Command Prompt." Gõ "ipconfig /flushdns" (không có dấu ngoặc kép), và nhấn Enter.

- Việc xoá tệp lưu trữ của bạn có thể giải quyết vấn đề này. Nếu bạn dùng Windows, bạn có một tệp gọi là "Hosts" trong thư mục C:\WINDOWS (đối với Windows 98) hoặc thư mục C:\WINDOWS\system32\drivers\etc (đối với Windows XP, Windows NT hoặc Windows 2000). Nếu bạn tìm thấy một mục nhập cho Google, xin vui lòng xoá nó đi. Địa chỉ IP của Google thay đổi qua thời gian, do đó địa chỉ IP lỗi thời được lưu trong bộ nhớ cache trên máy tính của bạn có thể tạo ra vấn đề khi bạn thử truy cập Google.

- Bạn có phiên bản mới nhất của trình duyệt không? Nếu không, việc tải nó xuống có thể giải quyết vấn đề.

- Nếu bạn đang dùng Windows, bạn có các bản cập nhật và vá lỗi mới nhất từ Microsoft không? Nếu không, bạn có thể tải chúng tại đây: http://windowsupdate.microsoft.com/

- Bạn đã tải xuống bất kỳ phần mềm miễn phí nào trước đây không? Phần mềm độc hại thường được đóng gói kèm các tải xuống miễn phí khác mà bạn không biết. Nếu bạn nghi ngờ đây có thể là vấn đề, xin vui lòng xem thông tin và các hướng dẫn của chúng tôi để dọn dẹp hệ thống của bạn.

Nếu bạn vẫn gặp khó khăn trong việc kết nối đến Google sau khi làm theo các hướng dẫn này, xin vui lòng xem http://www.google.com/support/bin/answer.py?answer=13216 bằng một trong các ngôn ngữ được hiển thị tại đầu trang này.

quay lại đầu trang ↑

 

4. Máy tính của tôi dường như có suy nghĩ: các thanh công cụ khác thường, cửa sổ bật lên, chuyển hướng đến các trang web lạ. Điều gì đang xảy ra?



Các hành vi lạ chẳng hạn như chuyển hướng không mong muốn, quảng cáo bật lên, các kết quả tìm kiếm của Google bị thay đổi, có thêm các thanh công cụ trình duyệt không mong muốn hoặc các thanh tìm kiếm bên cạnh, và tốc độ chậm là các triệu chứng của phần mềm độc hại đã được cài đặt trên máy tính của bạn. Phần mềm này thường có thể được đóng gói kèm các tải xuống miễn phí mà bạn không biết.

Chúng tôi cam kết tiến hành các biện pháp để giải quyết những cuộc tấn công vào khả năng kiểm soát máy tính của riêng bạn. Để tìm hiểu thêm về lập trường của chúng tôi, xin vui lòng đọc Nguyên tắc Phần mềm của chúng tôi tại http://www.google.com/corporate/software_principles.html (chỉ bằng tiếng Anh).

Nếu bạn nghĩ rằng phần mềm không mong muốn được cài đặt trên máy tính của bạn, chúng tôi đề nghị bạn dùng một số chương trình nổi tiếng dưới đây để phát hiện và xoá các ứng dụng đó. Xin vui lòng nhớ rằng chúng tôi không có mối liên hệ nào với các công ty này và không thể nhận xét về hiệu quả của họ. Tuy nhiên chúng tôi có thể cho bạn viết rằng việc dùng thử tất cả các chương trình này thường tạo ra sự khác biệt, nếu có các phiên bản mới nhất.

Lavasoft Ad-Aware: http://www.lavasoft.com/products/ad-aware_se_personal.php


Spybot Search and Destroy: http://www.safer-networking.org/en/download/index.html
MacScan: http://macscan.securemac.com/download.html (dành cho người dùng Mac)

Nếu các chương trình này không giải quyết được vấn đề, xin vui lòng xem http://www.google.com/support/bin/answer.py?answer=10366 bằng một trong các ngôn ngữ được hiển thị tại đầu trang này để được hỗ trợ thêm.

Nếu bạn cảm thấy đã bị lừa đảo khi bạn cài đặt một chương trình tạo cửa sổ bật lên hoặc sửa đổi trình duyệt của bạn, bạn có thể cần gửi khiếu nại tại http://stopbadware.org/home/get_involved (chỉ bằng tiếng Anh). Ngoài ra, Uỷ ban Thương mại Liên bang (FTC) sẽ xử lý các khiếu nại về các vụ việc lừa đảo hoặc gian lận trong kinh doanh tại Hoa Kỳ.

Để gửi khiếu nại, hãy truy cập vào https://rn.ftc.gov/pls/dod/wsolcq$.startup?Z_ORG_CODE=PU01, gọi số 1-877-FTC-HELP, hoặc viết thư theo địa chỉ:

Uỷ ban Thương mại Liên bang
CRC-240
Washington, D.C. 20580

Nếu khiếu nại của bạn chống lại một công ty tại quốc gia khác với Hoa Kỳ, xin vui lòng gửi đơn tại http://www.econsumer.gov/



quay lại đầu trang ↑

 

5. Tôi nên làm gì nếu một trang web trong các kết quả tìm kiếm của Google đã tải các phần mềm độc hại xuống máy tính của tôi?



1. Xoá các phần mềm độc hại đó khỏi máy tính của bạn: Nếu bạn lo lắng rằng bạn đã vô tình cài một số phần mềm độc hại trên máy tính của bạn, xin vui lòng đọc gợi ý để dọn dẹp hệ thống của chúng tôi.

2. Báo cáo về trang web đó:

  • Hãy gửi báo cáo spam (bằng tiếng Anh) để báo cho chúng tôi về bất kỳ trang web nào vi phạm Nguyên tắc Webmaster của chúng tôi (bao gồm việc cài đặt các phần mềm không mong muốn trên máy tính của bạn, có thể không có sẵn bằng ngôn ngữ của bạn). Chúng tôi lấy làm tiếc rằng bạn gặp phải các sự cố với một trang web trong các kết quả tìm kiếm của chúng tôi, và báo cáo của bạn sẽ giúp chúng tôi cải thiện chất lượng của các kết quả của chúng tôi. Tuy chúng tôi không hành động cho từng trang web riêng lẻ do kết quả của các báo cáo này, xin vui lòng yên tâm rằng các báo cáo được gửi trực tiếp đến các kỹ sư của chúng tôi, là những người sử dụng thông tin đó để tạo ra những cải tiến quy mô rộng cho hệ thống của chúng tôi.

  • Hãy gửi khiếu nại cho StopBadware.org (chỉ bằng tiếng Anh) nếu bạn cảm thấy bị lừa đảo khi bạn cài đặt một chương trình tạo cửa sổ bật lên hoặc sửa đổi trình duyệt của bạn. StopBadware.org cung cấp cho người dùng các công cụ và thông tin để giúp ngăn chặn lây lan và ảnh hưởng của phần mềm gián điệp xấu trên các máy tính của họ và trên internet.

quay lại đầu trang ↑

 

6. Tại sao một số kết quả tìm kiếm của tôi ghi là "Trang web này có thể gây hại cho máy tính của bạn?"



Chúng tôi muốn người dùng của chúng tôi cảm thấy an toàn khi họ tìm kiếm trên web, và chúng tôi liên tục cố gắng để xác định các trang web nguy hiểm và tăng cường sự bảo vệ cho người dùng. Thông điệp cảnh báo này xuất hiện với các kết quả tìm kiếm mà chúng tôi xác định là các trang web có thể cài đặt phần mềm độc hại trên máy tính của bạn:



Nếu bạn nhấp vào tiêu đề của kết quả đó, bạn sẽ được xem lời cảnh báo hơn là được đưa đến trang web cần tìm ngay lập tức:



Bạn có thể chọn để tiếp tục đến trang web đó với rủi ro của riêng mình bạn. Tuy nhiên, xin vui lòng lưu ý rằng phần mềm độc hại thường được cài đặt mà bạn không biết hoặc không được bạn cho phép khi bạn truy cập các trang web này, và có thể chứa các chương trình xoá dữ liệu trên máy tính của bạn, ăn cắp thông tin cá nhân chẳng hạn mật khẩu và số thẻ tín dụng, hoặc thay đổi các kết quả tìm kiếm của bạn. Để biết thêm thông tin về các loại trang web này, xin vui lòng truy cập StopBadware.org (chỉ bằng tiếng Anh).

Nếu một trong các trang web này tải các phần mềm xấu xuống máy tính của bạn, xin vui lòng đọc thông tin bổ sung của chúng tôi để báo cáo về các trang web đó và xoá phần mềm đó khỏi hệ thống của bạn.

Nếu bạn là quản trị viên của trang web mà chúng tôi đã xác định với thông điệp cảnh báo này, xin vui lòng truy cập các hướng dẫn (có thể không có sẵn bằng ngôn ngữ của bạn) trong Trung tâm Trợ giúp cho Webmaster của chúng tôi.

quay lại đầu trang ↑





tải về 184.81 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương