Tpchaiphong cho biết cụ thể về vấn đề này?



tải về 51.86 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích51.86 Kb.
#15157
Tìm hiểu Bộ Luật Lao động năm 2102


  1. Được biết Quốc hội vừa ban hành Bộ luật Lao động mới, xin BBT Trang thông tin điện tử EVNTPCHAIPHONG cho biết cụ thể về vấn đề này?

Ngày 18-6-2012, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Bộ luật Lao động, Bộ Luật này thay thế Bộ luật Lao động đã được Quốc hội thông qua ngày 23-6-1994 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007) và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-5-2013.

  1. Bộ luật Lao động năm 2012 quy định như thế nào về thời gian thử việc và tiền lương trong thời gian thử việc? Có điểm gì mới so với quy định cũ?

Tại Điều 26 và Điều 28 Bộ luật Lao động năm 2012 đã quy định rõ về thời gian thử việc và tiền lương trong thời gian thử việc; theo đó:

  • Thời gian thử việc được căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 1 lần đối với một công việc và không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ; không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.

  • Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Như vậy, so với quy định tại Bộ luật Lao động năm 1994 thì Bộ luật Lao động mới đã nâng mức lương thử việc của người lao động trong thời gian thử việc từ mức ít nhất phải bằng 70% lên 85%; đồng thời quy định 3 mức thời gian thử việc (60 ngày, 30 ngày và 6 ngày) thay cho 2 mức là 60 ngày đối với lao động chuyên môn kỹ thuật cao và không được quá 30 ngày đối với lao động khác như trước đây.

  1. Bộ luật mới quy định những trường hợp nào thì hợp đồng lao động chấm dứt? Có điểm gì mới so với trước đây?

Theo Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2012, hợp đồng lao động chấm dứt trong các trường hợp sau:

  • Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn thì được gia hạn hợp đồng lao động đến hết nhiệm kỳ.

  • Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

  • Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

  • Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định.

  • Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

  • Người lao động chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

  • Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

  • Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định.

  • Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định.

  • Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

Như vậy, so với quy định tại Bộ luật Lao động năm 1994 thì Bộ luật Lao động mới đã bổ sung một số trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động, như: người lao động chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự; người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

  1. Việc nghỉ lễ, tết được Bộ luật Lao động mới quy định như thế nào?

Điều 115 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định:

  • Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

  • Tết Dương lịch 1 ngày (ngày 1-1 dương lịch);

  • Tết Âm lịch 5 ngày;

  • Ngày Chiến thắng 1 ngày (ngày 30-4 dương lịch);

  • Ngày Quốc tế lao động 1 ngày (ngày 1-5 dương lịch);

  • Ngày Quốc khánh 1 ngày (ngày 2-9 dương lịch);

  • Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 1 ngày (ngày 10-3 âm lịch).

Nếu những ngày nghỉ đó trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.

  • Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài ngày nghỉ lễ theo các ngày nêu trên còn được nghỉ thêm 1 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 1 ngày Quốc khánh của nước họ.

Như vậy, Bộ luật Lao động năm 2012 đã bổ sung thêm 1 ngày nghỉ tết âm lịch (từ 4 ngày lên 5 ngày), nâng tổng số ngày nghỉ lễ, tết trong một năm là 10 ngày.

  1. Bộ luật Lao động mới quy định những trường hợp nào người lao động được nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương?

Điều 116 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định:

  • Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau:

  • Kết hôn: nghỉ 3 ngày;

  • Con kết hôn: nghỉ 1 ngày;

  • Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 3 ngày.

  • Khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn, người lao động được nghỉ không hưởng lương 1 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động.

  • Ngoài ra, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Như vậy, Bộ luật Lao động năm 2012 đã mở rộng các trường hợp được nghỉ không hưởng lương của người lao động như: khi ông, bà nội - ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

  1. Quy định về vấn đề tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm có gì thay đổi không?

Tại Điều 97 Bộ luật Lao động năm 2012 đã quy định về vấn đề tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, theo đó:

  • Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

  • Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

  • Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

  • Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

  • Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

  • Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo các quy định nêu trên, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.

Như vậy, so với quy định cũ, Bộ luật Lao động năm 2012 đã bổ sung quy định người lao động khi làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc được trả lương theo quy định đối với các trường hợp làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.

  1. Việc bảo vệ thai sản đối với lao động nữ được Bộ luật Lao động mới quy định như thế nào?

Điều 155 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định việc bảo vệ thai sản đối với lao động nữ như sau:

  • Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi; đang mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

  • Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 7, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 1 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.

  • Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

  • Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động.

  • Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

  1. Việc nghỉ thai sản của lao động nữ được quy định như thế nào? Có điểm gì mới so với Bộ luật cũ?

Điều 157 quy định chế độ nghỉ thai sản của lao động nữ như sau:

  • Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.

  • Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

  • Hết thời gian nghỉ thai sản, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thỏa thuận với người sử dụng lao động.

  • Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 4 tháng. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Như vậy, Bộ luật Lao động năm 2012 đã quy định tăng thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, cụ thể thời gian nghỉ trước và sau khi sinh con của lao động nữ là 6 tháng, đồng thời bổ sung quy định cho phép lao động nữ có thể nghỉ trước sinh với thời gian không quá 2 tháng; bổ sung thời gian lao động nữ có quyền đi làm việc sớm mà điều này không có hại cho sức khỏe của họ. Ngoài ra, Bộ luật còn quy định, lao động nữ nghỉ sinh con trước ngày Bộ luật Lao động mới có hiệu lực (ngày 1-5-2013), mà đến ngày 1-5-2013 vẫn đang trong thời gian nghỉ sinh con theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, thì thời gian nghỉ thai sản được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động mới này.

  1. Bộ luật Lao động mới quy định thế nào về vấn đề bảo đảm việc làm cho lao động nữ nghỉ thai sản?

Vấn đề bảo đảm việc làm cho lao động nữ nghỉ thai sản được quy định tại Điều 158, theo đó lao động nữ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian nghỉ thai sản theo chế độ và thời gian nghỉ thêm không hưởng lương theo thỏa thuận với người sử dụng lao động (nếu có); trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.

  1. Việc sử dụng lao động là người chưa thành niên được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Điều 163 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định:

  • Không được sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc chỗ làm việc, công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của họ theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

  • Thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được quá 8 giờ trong 1 ngày và 40 giờ trong 1 tuần.

  • Thời giờ làm việc của người dưới 15 tuổi không được quá 4 giờ trong 1 ngày và 20 giờ trong 1 tuần và không được sử dụng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

  • Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề và công việc theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

  • Không được sử dụng người chưa thành niên sản xuất và kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần và các chất gây nghiện khác.

  • Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để người lao động chưa thành niên và người dưới 15 tuổi tham gia lao động được học văn hóa.

Như vậy, Bộ luật Lao động năm 2012 đã bổ sung nguyên tắc chung không được sử dụng người chưa thành niên sản xuất và kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần và các chất gây nghiện khác.

  1. Các công việc và nơi làm việc nào cấm sử dụng lao động chưa thành niên?

Điều 165 Bộ luật Lao động năm 2012 đã quy định cụ thể các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên:

  • Cấm sử dụng người chưa thành niên làm các công việc sau:

  • Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên;

  • Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ;

  • Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc;

  • Phá dỡ các công trình xây dựng;

  • Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại;

  • Lặn biển, đánh bắt cá xa bờ;

  • Công việc khác gây tổn hại cho sức khỏe, an toàn hoặc đạo đức của người chưa thành niên (theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định).

  • Cấm sử dụng người chưa thành niên làm việc ở các nơi sau:

  • Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm;

  • Công trường xây dựng;

  • Cơ sở giết mổ gia súc;

  • Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, phòng tắm hơi, phòng xoa bóp;

  • Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sức khỏe, sự an toàn và đạo đức của người chưa thành niên (theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định).

  1. Được biết Bộ luật Lao động năm 2012 đã bổ sung quy định về lao động là người giúp việc gia đình; xin cho biết cụ thể hơn về vấn đề này?

Bộ luật Lao động năm 2012 đã bổ sung quy định về lao động là người giúp việc gia đình nhằm điều chỉnh dạng quan hệ việc làm đang tồn tại trong thực tế và có xu hướng ngày càng phát triển như hiện nay.

Theo đó, đã quy định:



  • Lao động là người giúp việc gia đình là người lao động làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình. Các công việc trong gia đình bao gồm công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại (không theo hình thức khoán việc).

  • Người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình; thời hạn của hợp đồng lao động do hai bên thỏa thuận, trong đó ghi rõ trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, thời giờ làm việc hằng ngày, chỗ ở. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất kỳ khi nào nhưng phải báo trước 15 ngày.

  1. Người sử dụng lao động là người giúp việc gia đình có nghĩa vụ gì?

Tại Điều 181 quy định người sử dụng lao động là người giúp việc gia đình có nghĩa vụ:

  • Thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động.

  • Trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động tự lo bảo hiểm.

  • Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người giúp việc gia đình.

  • Bố trí chỗ ăn, ở sạch sẽ, hợp vệ sinh cho người giúp việc gia đình, nếu có thỏa thuận.

  • Tạo cơ hội cho người giúp việc gia đình được tham gia học văn hóa, học nghề.

  • Trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.

  1. Những hành vi nào bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động là người giúp việc gia đình?

Tại Điều 183 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định cấm các hành vi:

  • Ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với lao động là người giúp việc gia đình.

  • Giao việc cho người giúp việc gia đình không theo hợp đồng lao động.

  • Giữ giấy tờ tùy thân của người lao động.

Trên đây là những điểm mới cơ bản của Bộ Luật lao động năm 2012 so với Bộ Luật Lao động năm 1994. BBT xin gửi đến CBCNV Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng để cập nhật và thực hiện.

Trân trọng!

Luật sư Nguyễn Quang Khải
Каталог: resources
resources -> HƯỚng dẫn sử DỤng tài liệU Ôn tập thi thpt quốc gia môN: tiếng anh
resources -> KHỔ giấY, kiểu trình bày và ĐỊnh lề trang văn bảN a Khổ giấy
resources -> THỦ TƯỚng chính phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
resources -> CỦa chính phủ SỐ 01/2003/NĐ-cp ngàY 09 tháng 01 NĂM 2003
resources -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 205/2004/NĐ-cp ngàY 14 tháng 12 NĂM 2004 quy đỊnh hệ thống thang lưƠNG, BẢng lưƠng và chế ĐỘ phụ CẤp lưƠng trong các công ty nhà NƯỚC
resources -> CHÍnh phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập Tự do Hạnh phúc
resources -> QuyếT ĐỊnh của bộ TÀi chính số 32/2008/QĐ-btc ngàY 29 tháng 05 NĂM 2008 VỀ việc ban hành chế ĐỘ quản lý, TÍnh hao mòN
resources -> Ban tổ chức số 09-hd/btctw đẢng cộng sản việt nam

tải về 51.86 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương