TẬp san hiệp sống tin mừng tháng 12. 2015 TƯ liệu học tập của hiệp hội thánh mẫu lưu hành nội bộ NỘi dung



tải về 392.06 Kb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích392.06 Kb.
#17121
  1   2   3   4   5
TẬP SAN HIỆP SỐNG TIN MỪNG

Tháng 12.2015

TƯ LIỆU HỌC TẬP CỦA HIỆP HỘI THÁNH MẪU

Lưu hành nội bộ

NỘI DUNG

TẬP SAN HIỆP SỐNG TIN MỪNG THÁNG 12 2015
I. LINH ĐẠO HIỆP HỘI THÁNH MẪU: LÁ THƯ LM GIÁM HUẤN TH 12: SỐNG NĂM THÁNH LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT 2016

II. TƯ LIỆU HỌC SỐNG NHÂN BẢN: TỰ TRỌNG NHƯNG ĐỪNG TỰ ÁI.

III.TƯ LIỆU HIỆP SỐNG TIN MỪNG THÁNG 12/2015:

- 01 HSTM CN I VỌNG C- TỈNH THỨC SẴN SÀNG ĐÓN CHÚA ĐẾN.

- 02 HSTM CN 2 VỌNG C - DỌN TÂM HỒN ĐÓN CHÚA ĐẾN.

- 03 HSTM CN 3 VỌNG C - CẢM THÔNG CHIA SẺ ĐỂ ĐÓN CHÚA.

- 04 HSTM CN 4 VỌNG C – QUẢNG ĐẠI CHO ĐI HƠN NHẬN LÃNH.

IV.TƯ LIỆU HUẤN LUYỆN HUYNH TRƯỞNG: TIÊU CHUẨN VÀ NHIỆM VỤ CỦA TRƯỞNG GIA ĐÌNH SỐNG ĐỜI KITÔ.

V.THƯ GIÃN: ĐỪNG THỬ THÁCH CHÚA.

VI.SINH HOẠT HIỆP SỐNG:

1)THÔNG TIN LIÊN HỘI HIỆP HỘI THÁNH MẪU

2)SINH HOẠT LIÊN ĐOÀN BÁC ÁI HHTM

3)SINH HOẠT LIÊN ĐOÀN GIA ĐÌNH HHTM

4)SINH HOẠT LIÊN ĐOÀN GIỚI TRẺ HHTM

I. LINH ĐẠO HIỆP HỘI THÁNH MẪU

LÁ THƯ LINH MỤC GIÁM HUẤN THÁNG 12.2015

SỐNG NĂM LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT

1. Năm Thánh Lòng Thương Xót của Giáo hội Công giáo

Trong Thư mục vụ gửi Công đồng Dân Chúa sau Hội nghị thường niên kỳ II/2015, các giám mục Việt Nam nhắc lại rằng Năm Thánh Lòng Thương Xót này trùng với “Năm Tân Phúc-Âm-hóa đời sống xã hội” của Giáo hội tại Việt Nam (2016) và kêu gọi các tín hữu sốt sắng đón nhận lòng thương xót của Chúa qua bí tích Giao hoà, tha thứ cho nhau và làm hoà với nhau, đồng thời quan tâm giúp đỡ những người bị gạt ra bên lề xã hội và những ai đang đau khổ về tinh thần cũng như thể xác. Mỗi người Công giáo phải trở thành nhân tố tích cực trong việc xây đắp nền văn minh tình thương và văn hóa sự sống.



2. Tông sắc Dung mạo lòng thương xót (Misericordiae Vultus)

Ngày 11-04-2015, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành tông sắc Dung mạo lòng thương xót, công bố Năm Thánh Lòng Thương Xót, kéo dài từ ngày 8-12-2015, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, đến ngày 20-11-2016, lễ Chúa Kitô, Vua vũ trụ. Tông sắc thực sự là một tổng hợp thần học về lòng thương xót, đồng thời trình bày hướng đi của Năm Thánh. Lòng thương xót không phải là một từ ngữ trừu tượng, nhưng là từ ngữ diễn tả dung nhan Thiên Chúa cũng như đời sống và hành động của Chúa Giêsu, đồng thời là phương cách thể hiện tính khả tín của Giáo Hội.



3. Cửa Thương Xót

Trong Năm Thánh, Đức thánh cha Phanxicô yêu cầu mỗi giáo phận mở Cửa Thương Xót, giúp các tín hữu cảm nghiệm được lòng thương xót của Cha trên trời như sau: “Vào Chúa nhật III Mùa Vọng, tôi tuyên bố rằng trong mọi Giáo hội địa phương, tại Nhà thờ chính tòa – nhà thờ mẹ của các tín hữu trong miền đó – hoặc, thay vào đó là nhà thờ khác có ý nghĩa đặc biệt, Cửa Thương Xót sẽ được mở trong suốt Năm Thánh. (Tông sắc Dung mạo lòng thương xót, số 3).



4. Khẩu hiệu và logo Năm Thánh

Khẩu hiệu và logo Năm Thánh đi chung với nhau, cung cấp một tổng hợp nội dung Năm Thánh như sau: “Thương xót như Chúa Cha (x. Lc 6,36). Đây là lời mời gọi sống lòng thương xót theo gương Cha trên trời, dạy chúng ta đừng xét đoán và kết án, nhưng hãy tha thứ và yêu thương tha nhân (x. Lc 6,37-38).



5. Hiệp Hội Thánh Mẫu sống năm lòng Chúa thương xót:

Trong Năm Thánh này, mỗi hội viên Hiệp Hội Thánh Mẫu cần siêng năng đến với Chúa Giêsu Thánh Thể bằng việc dự lẽ và rước lễ hằng ngày, năng dự các buổi Học Sống Lời Chúa hằng tuần tại nhà hội, và làm Giờ Thánh “Cùng Mẹ Thờ Chúa” hằng tháng. Nội dung các buổi học xoay quanh đề tài về lòng Chúa Thương Xót, để mỗi người cảm nghiệm được tình thương vô biên của Chúa, và chia sẻ tình thương cho tha nhân, nhất là những người đau khổ, bệnh tật, và tội lỗi lạc xa Chúa. Mỗi ngày hội viên cũng đọc kinh Năm thánh Lòng Thương Xót để xin Chúa thương xót ta và giúp ta sống lòng thương xót ấy như Người đã dạy: “Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương” (Mt 5,7) .



6. Kinh Năm Thánh Lòng Thương Xót (Đức GH Phanxicô soạn).

Lạy Chúa Giêsu Kitô/ Chúa dạy chúng con phải có lòng thương xót như Cha trên trời,/ và ai thấy Chúa là thấy Chúa Cha./ Xin tỏ cho chúng con thấy dung nhan của Chúa/ và chúng con sẽ được cứu độ.

Ánh mắt đầy yêu thương của Chúa đã giải thoát ông Dakêu / và thánh Matthêu khỏi ách nô lệ bạc tiền; / làm cho người đàn bà ngoại tình và thánh Mađalêna / không còn tìm hạnh phúc nơi loài thụ tạo; / cho thánh Phêrô khóc lóc ăn năn sau khi chối Chúa, / và hứa ban thiên đàng cho kẻ trộm có lòng hối cải./ Xin cho chúng con được nghe những lời Chúa đã nói với người phụ nữ Samaria,/ như thể Chúa đang nói với mỗi người chúng con:/ “Nếu con nhận ra hồng ân của Thiên Chúa!”/

Chúa chính là gương mặt hữu hình của Chúa Cha vô hình,/ Đấng biểu lộ quyền năng của Ngài/ trước hết bằng sự tha thứ và lòng thương xót:/ Xin làm cho Hội Thánh phản chiếu gương mặt hữu hình của Chúa trên trái đất này./Chúa là Đấng phục sinh vinh hiển./ Chúa đã muốn các thừa tác viên của Chúa/ cũng mặc lấy sự yếu đuối/ để có thể cảm thông với những người mê muội lầm lạc,/ xin làm cho tất cả những ai tiếp cận với các ngài/ đều cảm thấy họ đang được Thiên Chúa quan tâm,/ yêu mến và thứ tha./

Xin sai Thần Khí Chúa đến xức dầu thánh hiến mỗi người chúng con,/ để Năm Thánh Lòng Thương Xót này/ trở thành năm hồng ân của Chúa cho chúng con;/ và để Hội Thánh Chúa, với lòng hăng say mới,/ có thể mang Tin Mừng đến cho người nghèo,/ công bố sự tự do cho các tù nhân/ và những người bị áp bức,/ trả lại ánh sáng cho kẻ mù lòa./

Lạy Chúa Giêsu,/ nhờ lời chuyển cầu của Đức Maria,/ Mẹ của lòng thương xót,/ xin ban cho chúng con những ơn chúng con đang cầu xin./ Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị cùng Chúa Cha/ và Chúa Thánh Thần đến muôn đời. - Amen.

Nhà thờ Thánh Mẫu TW ngày 25 tháng 11 năm 2015

LM TỔNG GIÁM HUẤN HIỆP HỘI THÁNH MẪU
Đaminh ĐINH VĂN VÃNG

II. TƯ LIỆU THỰC TẬP NẾP SỐNG NHÂN BẢN :

HÃY TỰ TRỌNG NHƯNG ĐỪNG TỰ ÁI

1.LỜI CHÚA: Chúa phán: Vậy tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em hãy làm cho người ta" (Mt 7,12).

2.CÂU CHUYỆN:

Chuyện 1:

Một bác nông dân nghèo khó, quanh năm chân lấm tay bùn làm ruộng mà nhà vẫn chẳng đủ ăn. Một hôm bác tâm sự với mấy người bạn như sau:

"Gia đình tôi có một đứa con trai. Hai vợ chồng cố gắng ăn tằn hà tiện lấy tiền cho thằng con ăn học hết cấp 3. Sau đó do không thi đậu đại học nên nó phải ở nhà phụ giúp tôi lo việc đồng áng. Thương tình em họ làm ruộng không có tương lai, anh họ đang làm giám đốc một doanh nghiệp nhỏ, đã sẵn sàng cho con tôi vào miền Nam học việc. Khi mới vào làm do chưa thạo việc, nên thằng con tôi đã được anh họ giám đốc tận tình chỉ bảo. Nhưng nhiều lúc ham chơi, nó đã bê trễ công việc khiến anh tức giận mắng rằng: "Chú muốn làm với anh thì phai làm đàng hòang. Còn nếu không thì đi kiếm việc khác mà làm". Câu nói của anh khiến con tôi bị chạm tự ái. Nó cho rằng mình bị xúc phạm nên ngay hôm ấy, dọn đồ đi nơi khác kiếm việc, đến nay đang phải đi làm phu khuân vác cho người ta rất khổ cực"..

Khi nghe xong câu chuyện nhà bác, mọi người trong phòng đều thở dài. Hầu như ai cũng cho rằng anh con trai của bác quyết định bỏ đi là đúng. Một người phát biểu: "Nếu là tôi, có lẽ tôi cũng không thèm ở lại chỗ của người anh giám đốc làm gì !". Người khác lại chêm vào: "Hắn ta đã nói như thế thì dù có các vàng tôi cũng không thèm ở lại !"....



Chuyện 2 :

Hôm ấy, nhóm tôi tổ chức nấu cơm từ thiện cho bệnh nhân nghèo của một bệnh viện ung bướu ở gần nhà. Anh trưởng nhóm có mời một "thủ lĩnh" nhiều kinh nghiệm phục vụ nấu ăn đến làm "quân sư" cho nhóm tình nguyện chúng tôi. Trong khi mọi người lo làm các món ăn thì anh "thủ lĩnh" chỉ đứng bên ngòai quan sát . Lúc thì anh ta nhắc các bạn nam khi luộc rau vừa chín tới phải lấy ra ngay, tránh cho rau đổi màu nát nhũn bị mất chất chất vitamin. Lúc thì anh ta chạy tới chỗ gói nem nhắc chị em phải gói sao cho vừa đủ cho từng suất ăn. Anh ta nhắc nhở nhiều đến nỗi mọi người đều hết sức căng thẳng.

Kết thúc buổi nấu cơm, anh "thủ lĩnh" phê bình món canh chưa ngon vì hơi bị nhạt, phê bình nhóm gói nem vẫn gói dư quá nhiều gây lãng phí. Khi bạn trưởng nhóm tổng kết chương trình thì anh "thủ lãnh" chen ngang: "Bắt đầu buổi họp thì phải làm gì nào?". Bạn trưởng nhóm ấp úng: "Dạ, phải giới thiệu thành phần tham dự buổi họp và cho biết chủ đề buổi họp ạ". Rồi anh hỏi đến bản báo cáo dự trù kinh phí và bản kê khai tài chính khiến bạn trưởng nhóm lúng túng vì không chuẩn bị. Anh ta bảo, việc minh bạch tài chính là điều hết sức quan trọng trong các chương trình từ thiện. Sau đó anh lại làm một bài giáo huấn nữa khiến cho mọi người trong nhóm nhìn nhau ngán ngẩm.

Tưởng là sau vụ đó bạn trưởng nhóm sẽ cạch mặt anh "quân sư" đó. Nhưng không ngờ, hai anh em vẫn bám lấy nhau như hình với bóng. Khi được hỏi lý do thì bạn trưởng nhóm vui vẻ giải thích: "Tuy anh ấy có hơi kỹ tính, nhưng anh ấy là một thủ lĩnh giỏi và dày dạn kinh nghiệm, mình cần phải học hỏi nơi anh ấy nhiều nữa mới giỏi lên được". Cuối cùng bạn ấy chốt lại để nhắc nhở chung nhóm tình nguyện chúng tôi: "Một khi tham gia công tác tình nguyện phục vụ thì các bạn không được tự ái. Nếu cứ giữ thói tự ái thì chúng ta sẽ chẳng làm gì được đâu".



Chuyện 3:

Hồi trước, ở gần nhà tôi mới mở một cửa hàng khung nhôm kính. Ông chủ cửa hàng là người rất khó tính, mấy anh thợ mà làm sai một chút là bị mắng ngay. Một hôm, có một anh thợ sang quán nhà tôi ngồi uống nước, mọi người trong quán liền đổ xô đến góp ý: "Mày hay bị chủ mắng như thế mà chịu được sao? Nếu là tao, tao đã bỏ đi chỗ khác từ lâu rồi". Người khác thì khuyên: "Thiếu gì chỗ làm mà chú phải chui đầu vào làm ở chỗ đó"... Nghe mọi người góp ý khuyên bảo, nhưng anh thợ làm khung nhôm chỉ cười, cuối cùng anh ta mới giải thích như sau: "Ông ấy tuy hơi khó tính một chút nhưng là thợ giỏi đó. Với lại ông ấy dạy đám thợ chúng em rất nhiệt tình". Cuối cùng anh kết luận: "Theo em nghĩ: Đi làm mà tự ái quá thì làm sao giỏi được phải không các bác ?"



3. THẢO LUẬN: 1) Tự trọng và tự ái giống và khác nhau thế nào về mức độ và hậu quả gây ra ? 2) Bạn sẽ làm gì để thực tập tính tự trọng và tránh thói tự ái trong giao tiếp xã hội ?

4. SUY NIỆM:

1) Phân biệt tự trọng và tự ái: Tự trọng với tự ái có vẻ giống nhau vì đối tượng nhắm tới đều là bản thân mỗi người, đều muốn được người khác quý mến tôn trọng mình. Nhưng tự trọng và tự ái lại hòan tòan khác biệt với nhau: Tự trọng là một đức tính tốt khi ta cố bảo vệ phẩm chất, tư cách và danh dự của mình hầu tránh khỏi bị kẻ khác khinh thường và nhờ đó tự trọng mang lại may lành hạnh phúc cho ta. Còn tự ái là thói xấu do quá đề cao "cái tôi" của mình nên dễ bị tức giận khi thấy mình bị người nào coi thường hoặc đánh giá thấp, và lập tức phản ứng chống lại kẻ ấy. Tự ái thường gây ra hậu quả không tốt, có thể dẫn đến phạm tội ác và bị tù tội nếu ta không làm chủ được nó.

Như trường hợp anh con trai của bác nông dân trong cậu chuyện 1 đã cảm thấy bị chạm tự ái khi anh họ là giám đốc quở trách, nên tức giận bỏ anh đi tìm việc ở nơi khác. Hậu quả là bản thân anh ta bị thiệt thòi phải đi làm thuê kiếm sống không có tương lai, lại còn làm mất đi tình cảm anh em. Còn bạn trưởng nhóm trong câu chuyện 2 do có lòng khiêm tốn, nên đã học được nhiều bài học quý giá cho bản thân nhờ tiếp thu những lời chỉ giáo tận tình của "thủ lĩnh". Riêng anh thợ làm khung nhôm nhờ do bíết dẹp bỏ tính tự ái tự cao để kiên trì học việc mà hy vọng sau này sẽ có điều kiện trở nên thợ giỏi việc và sớm mở được một cửa hàng cho riêng mình.



2) Tự trọng và tự ái tuy khác nhau nhưng lại liên quan mật thiết với nhau: Để giữ được lòng tự trọng thì trước tiên người ta phải biết kềm chế tính tự ái, biết khiêm tốn tiếp thu lời khuyên của người khác để bản thân ngày một hoàn thiện hơn. Một người yêu mình và cố bảo vệ thanh danh là một con người "tự trọng". Sự tự trọng giúp chúng ta tránh làm điều xấu để khỏi bị người khác khinh thường và quyết tâm làm điều tốt để được người khác kính trọng. Còn thái độ "thượng tôn hạ đạp" ("nâng bi" cấp trên và khinh thuờng cấp dưới) là tự đánh mất phẩm hạnh và giá trị của mình.

3) Tránh thói "sĩ diện hão": Mặt trái của tính tự trọng là thói "sĩ diện hão". Thực vậy, nếu không biết tự trọng, người ta sẽ trở nên "mặt dày mày dạn", không còn nhạy cảm trước những lời phê bình góp ý của tha nhân, để mặc sức lặn ngụp trong vũng bùn tội lỗi; sẵn sàng làm những việc tán tận lương tâm mà chẳng hổ thẹn áy náy chút nào. Người tự trọng và bảo vệ danh dự của mình là một người có "sĩ diện". Tuy nhiên, nếu quá đáng lại thành "sĩ diện hão" và "tự ái vặt", nghĩa là quá bảo vệ thứ "danh dự" không có thực và nổi giận vì những lý do không đâu. Tự ái cao đồng nghĩa với kiêu ngạo tự đưa mình lên, thể hiện qua sự thiếu nhẫn nhịn tha nhân, dễ phản ứng chống lại kẻ nào dám xúc phạm đến mình. Hạng người này cũng cần cấp thời sửa đổi để tránh hậu quả khôn lường.

Tóm lại: Phàm là người thì ai cũng có tự ái và sự tự ái ấy sẽ theo chúng ta suốt đời. Hơn nữa, hình như càng làm lớn thì tự ái của người ta lại càng cao lên. Nếu không được kiềm chế, thì với quyền lực trong tay, kẻ tự ái cao sẽ dễ lạm dụng quyền bính để trả thù đàn áp người bất đồng ý kiến. Còn những va chạm tự ái trong cách đối nhân xử thế thường xảy ra giữa nhóm chúng bạn hay giữa những người đang làm việc chung, cũng cần được kiểm sóat để tránh những hậu quả nghiêm trọng. Câu chuyện sau đây cho thấy điều ấy:

Một hôm một nhóm bạn trẻ rủ nhau đến hàng quán gần nhà lai rai. Khi rượu bắt đầu tác dụng, thì một anh trong bọn nổi hứng mang chai rượu đến rót mời từng người cụng ly. Chẳng may hôm ấy một anh "cơ thể bất an" đã từ chối khiến anh kia bị chạm tự ái vì cho rằng mình bị coi thường. Anh ta hất ly rượu đang cầm vào mặt kẻ coi thường mình và hai người đấm đá nhau túi bụi. Trong các bạn cùng nhóm có kẻ vốn ác cảm với anh kia nên nói "đốc" vào: "Đánh bỏ mẹ nó đi cho tao!" khiến kẻ vừa bị "chạm nọc" càng quyết ăn thua đủ. Cũng may anh cả có uy tín đến sau đã kịp thời hòa giải khiến sự việc không đến mức gây hậu quả nghiêm trọng. Nguyên nhân đánh lộn mất tình đòan kết trong nhóm chính là thói tự ái cao, cần sớm được khắc phục nếu muốn nhóm tồn tại lâu dài.

5. LỜI CẦU:

Lạy Chúa Giê-su. Xin cho chúng con biết luôn ứng xử với tinh thần tự trọng để gây thiện cảm với tha nhân. Xin cho chúng con tránh thói tự ái cao, để khỏi gây ra hậu quả nguy hại. Xin cho chúng con biết ý thức lời người xưa dạy: "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân" và lời Chúa dạy: "Vậy tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em hãy làm cho người ta" (Mt 7,12). Xin cho chúng con biết luôn sống khiêm tốn thể hiện qua thái độ nhẫn nhịn chịu đựng lẫn nhau, và quyết tâm thực tập nếp sống nhân bản "Hãy tự trọng nhưng đừng tự ái" để nên con thảo của Chúa Cha và nên chứng nhân tình thương của Chúa trước mặt người đời.- AMEN.



LM ĐAN VINH - HHTM

III. TƯ LIỆU HỌC SỐNG LỜI CHÚA THÁNG 12

HIỆP SỐNG TIN MỪNG

CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG C

Gr 33,14-16 ; 1Tx 3,12-4,2 ; Lc 21,25-28.34-36

TỈNH THỨC VÀ SẴN SÀNG ĐÓN CHÚA ĐẾN

I.HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Lc 21,25-28.34-36

(25) Khi ấy Đức Giê-su phán cùng các môn đệ rằng: “Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Dưới đất, muôn dân sẽ lo lắng hoang mang trước cảnh biển gào sóng thét. (26) Người ta sợ đến hồn xiêu phách lạc, chờ những gì sắp giáng xuống địa cầu, vì các quyền lực trên trời sẽ bị lay chuyển. (27) Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến. (28) Khi những biến cố ấy bắt đầu xảy ra, anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc”. (34) Vậy anh em phải đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em, (35) vì ngày ấy sẽ ập xuống trên mọi dân cư khắp mặt đất. (36) Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người.

2. Ý CHÍNH:

Bài Tin mừng hôm nay là một phần trong diễn từ cánh chung của Đức Giê-su và được viết theo lối văn khải huyền (x. Lc 21,5-36). Trong đó Đức Giê-su cho biết sẽ có những điềm lạ trên trời dưới đất, tiên báo việc Con Người sẽ đến trên đám mây, đầy quyền uy cao cả. Người cũng dạy các tín hữu phải tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để chờ đón ngày ấy. Cần tránh sa đà vào các đam mê, để khi Chúa đến bất ngờ, họ sẽ không lo bị phạt, và có thể đứng vững trước mặt Đức Ki-tô Thẩm Phán.



3. CHÚ THÍCH:

- C 25-26: + Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các vì sao: Người Do thái thời xưa quan niệm không gian có ba tầng: Trời, đất và biển. Qua câu này, Đức Giê-su muốn dùng những hình ảnh có tính khải huyền, để diễn tả sự can thiệp dứt khoát của Thiên Chúa trên vũ trụ mà Ngài sắp giải thoát chúng khỏi sự dữ (x. Rm 8,19). Vì thế sự rung chuyển của ba tầng trời là dấu chỉ báo hiệu sự sụp đổ của chúng trong ngày tận thế (x. Kh 21,1-8).

- C 27-28: + Con Người: Đức Giê-su tự xưng là Con Người, vì danh hiệu này thể hiện đúng sứ mệnh Thiên Sai của Người. Danh hiệu Con Người có hai ý nghĩa khác nhau nhưng bổ túc cho nhau: Một là: “Người tôi tớ của Đức Gia-vê” sẽ phải chịu đau khổ để đền tội thay cho nhân loại (x. Mc 8,31); Hai là “Chúa Con sẽ được đưa lên trời ngự bên hữu Chúa Cha” (x. Tv 110,1), và sẽ tái lâm đến trên mây trời vào ngày tận thế, để trở thành Thẩm Phán tối cao xét xử thế gian và thiết lập một “Vương quyền vĩnh cửu” (x. Đn 7,13-14). +Ngự trên đám mây: Mây được coi như xa giá của Thiên Chúa. Câu này cho biết Đức Ki-tô sẽ ngự đến trong uy quyền và vinh quang giống như Thiên Chúa. +Anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên: Trong ngày đó, thái độ của các tín hữu sẽ là “đứng thẳng” và “ngẩng đầu lên” trong niềm hy vọng và vui mừng vì sắp nhận được ơn cứu độ. Trong Tân ước, cứu độ không những ám chỉ cuộc Tử nạn và Phục sinh của Đức Giê-su thực hiện trên núi Sọ (x. Rm 3,24-26), mà còn ám chỉ công trình Người sẽ hoàn tất vào lúc cuối thời, khi Người quang lâm và làm cho mọi xác phàm được sống lại (x. Lc 21,28).

- C 34-35: + Đề phòng: Đồng nghĩavớp cảnh giác. Đức Giê-su nhắn nhủ các tín hữu phải luôn cảnh giác vì tính cách bất ngờ của ngày tận thế. +Chiếc lưới bất thần chụp xuống: Giờ chết của mỗi người hay ngày tận thế chung toàn nhân lọai ví như chiếc lưới bất thần chụp xuống như người thuyền chài lưới bắt cá. Việc chụp lưới này mang ý nghĩa không ai tránh thoát được.

- C 36: + Hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn: Tỉnh thức là không mê ngủ, là luôn ở tư thế “thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn” để chu toàn bổn phận được trao phó (x. Lc 12,35-48). Tỉnh thức còn là sự trung tín với Chúa. Cầu nguyện luôn nghĩa là cầu nguyện không ngừng (x. Lc 18,1), không nhàm chán hay nản chí (x. Lc 18,1). Cầu nguyện luôn là cách biểu hiện một đức tin mạnh mẽ sống động. +Đứng vững trước mặt Con Người: Nếu biết tỉnh thức và cầu nguyện không ngừng thì các tín hữu sẽ được cứu khỏi cơn gian nan thử thách sắp xảy đến và có thể đứng vững được trước toà phán xét.



4. CÂU HỎI: 1) Sự rung chuyển của ba tầng trời là dấu chỉ tiên báo điều gì sắp xảy đến? 2) Trong Thánh Kinh từ ngữ “Con Người” mang ý nghĩa thế nào? 3) Tại sao Đức Giê-su lại tự xưng là Con Người? 4) Tỉnh thức khác với ngủ mê ra sao? 5) Làm sao có thể cầu nguyện luôn khi phải lo quá nhiều công việc hằng ngày?

II.SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa” (Lc 21,34).

2. CÂU CHUYỆN: CON TÀU TI-TA-NIC

Đêm 15.04.1912 các báo đài trên thế giới đồng loạt đưa tin về con tàu Ti-ta-nic nổi tiếng bị đắm. Bấy giờ tàu này đang chạy trên vùng Bắc Đại tây dương đụng phải tảng băng ngầm, khiên thành tàu bị lủng một miếng lớn và nước ào vào các khoang hầm tàu. Mấy tiếng đồng hồ sau thì con tàu đã bị gãy ra làm đôi và chìm xuống lòng biển, mang theo phần lớn hành khách và toàn bộ thủy thủ đoàn.

Ti-ta-nic là một con tàu vĩ đại: dài 271 mét, rộng 28 mét, cao 22 mét với 8 tầng đầy đủ tiện nghi. Trên tàu có phố chợ, hồ bơi, sân chơi thể thao, rạp hát, vườn bông, nhà hàng... Số hành khách có mặt trên tàu khi gặp nạn vào khoảng 1500 người. Hầu hết hành khách là các người có địa vị cao trong xã hội như các ông hoàng bà chúa, chính khách, đại phú gia, nghệ sĩ, thương gia... Con tàu Ti-ta-nic khi hạ thủy đã được người ta đánh giá là an toàn tuyệt đối, có thể thách thức trước mọi thời tiết. Nhưng trong thực tế khi mới khởi hành được mấy ngày thì tàu đã gặp tai nạn thảm khốc nhất trong lịch sử hàng hải thế giới từ trước đến nay.

3. SUY NIỆM:

Gần đây, trong dịp kỷ niệm biến cố đắm tàu Ti-ta-nic, một tạp chí tôn giáo kia, sau khi nhắc lại thảm họa, đã nêu ra một câu hỏi để độc giả suy nghĩ như sau: “Giả như chúng ta có mặt trên con tàu Ti-ta-nic khi nó đang bị chìm, thì chúng ta có tiếp tục vui chơi ăn uống khiêu vũ... mà quên rằng mình sắp chết chìm hay không?”. Câu hỏi này phù hợp với câu nói của Đức Giê-su mà Hội thánh đề nghị các tín hữu suy nghĩ trong Mùa Vọng này như sau: “Anh em phải đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em” (Lc 21,34).



1) Cái chết thường đến bất ngờ : Lời Chúa hôm nay cũng nói đến sự bất ngờ này như sau: “Anh em phải đề phòng, kẻo ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em” (Lc 21,34). Nơi khác Chúa cũng nói: “Anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến... Anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến” (Mt 24,42.44).

2) Nhưng không hoàn toàn bất ngờ: Vì Chúa vẫn thương yêu chúng ta. Người luôn ban cho chúng ta nhiều tín hiệu báo trước về cái chết, để chúng ta kịp thời chuẩn bị. Mỗi khi thấy một người chết vì bệnh tật hay bị tai nạn... là một tín hiệu Chúa gửi tới để nhắc ta về cái chết của mỗi chúng ta. Khi ta không may bị tai nạn xe nhẹ, bị trơn trượt té ngã … Khi phát hiện ra mấy sợi tóc bạc xuất hiện trên đầu, một chiếc răng sâu phát đau phải đi nhổ, đôi mắt ngày càng mờ đi phải cắt kiếng, tay chân bị thấp khớp sưng tấy lên khiến việc đi lại khó khăn, hay một cơn đau tim nhẹ xuất hiện... là những tín hiệu cho thấy sức khỏe mình bắt đầu suy yếu và tiên báo thần chết đang đến gần hơn ! Chúng ta không nên cố tình bịt tai nhắm mắt trước những tín hiệu ấy, nhưng hãy tìm hiểu ý nghĩa của nó và chuẩn bị tâm hồn sẵn sàng đón chờ giờ chết đến bất cứ lúc nào.

Каталог: sites -> default -> files -> Documents
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin giáo xứ jeanne d’arc (NGÃ SÁU) : 116a hùng Vương, Phường 9, Quận 5
Documents -> GIÁo xứ jeanne d’arc (NGÃ SÁU) : 116a hùng Vương, Phường 9, Quận : 38557616.  Giờ Thánh Lễ
Documents -> Ban biên tập báo mẹ hiềN
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc (NGÃ SÁu chợ LỚN) : 116a hùng Vương, Phường 9, Quận 5
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc
Documents -> KÕt cÊu bª t ng Vµ bª t ng cèt thÐp L¾p ghÐp
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc
Documents -> Ban biên tập báo mẹ hiềN
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin giáo xứ jeanne d’arc (NGÃ SÁU) : 116a hùng Vương, Phường 9, Quận 5

tải về 392.06 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương