TẬP ĐOÀN ĐIỆn lực việt nam



tải về 130.44 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích130.44 Kb.
#21234

TẬP ĐOÀN

ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________

_______________________________________


Số: 4514 /EVN-AT

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2013



CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH

thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”

--------
Thực hiện chỉ đạo của Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương tại văn bản số 396-CV/BCSĐ ngày 08/10/2013, chỉ đạo của Đảng uỷ Tập đoàn về thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18/9/2013 của Ban Bí thư về “đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”, Tổng giám đốc Tập đoàn ban hành kế hoạch của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc thực hiện chỉ thị của Ban Bí thư, cụ thể như sau:



I. Tình hình thực hiện công tác an toàn lao động của EVN

1. Công tác huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động:

Công tác huấn luyện đã được các đơn vị thực hiện theo đúng quy định của Thông tư số 37/2005/TT-LĐTBXH ngày 29/12/2005 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, bao gồm:

- Đối với người lao động do các Công ty đơn vị trực tiếp sử dụng lao động tổ chức thực hiện;

- Đối với người sử dụng lao động và người quản lý (kể cả người làm công tác an toàn của một sơ đơn vị) do các Sở LĐTBXH tổ chức thực hiện. Khi các Sở LĐTBXH không tổ chức huấn luyện vì số lượng học viên và thời gian tổ chức không phù hợp, các đơn vị này đã đề nghị EVN hỗ trợ tổ chức huấn luyện;

- Đối với người làm công tác an toàn ở cơ sở do các Tổng công ty tổ chức thực hiện.

2. Công tác trang bị dụng cụ an toàn, bảo hộ lao động:

Công tác trang bị dụng cụ an toàn, bảo hộ lao động đã được các đơn vị đảm bảo trang bị theo quy định, quản lý, nâng cao chất lượng dụng cụ, trang thiết bị lao động nhằm đảm bảo điều kiện an toàn cho người lao động.

3. Công tác kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động:

Hàng năm, Tổng Giám đốc đã phối hợp với BTV Công đoàn Điện lực Việt Nam, Bộ Công Thương, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức các đoàn kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động tại các đơn vị cơ sở để hướng dẫn thực hiện quy chuẩn, quy trình, quy phạm, chế độ, chính sách, văn bản nhà nước và các hoạt động hưởng ứng tuần lễ Quốc gia về an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ. Trong các năm 2011 và năm 2012, EVN đã phối hợp với Công đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức Hội thi thợ giỏi và Hội thi an toàn - vệ sinh viên giỏi cấp EVN nhằm tăng cường công tác an toàn, bảo hộ lao động, vệ sinh lao động tại các đơn vị.

4. Công tác hành lang an toàn lưới điện cao áp:

Các Công ty Điện lực, Công ty Truyền tải điện phối hợp với Sở Công Thương tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh/ thành phố đưa ra các quy chế, trình tự xử lý của từng địa phương, lập chương trình, kế hoạch cụ thể thực hiện.

5. Công tác quản lý thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động:

Công tác quản lý các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn được các đơn vị thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định của Thông tư 04/2008/TT-BLĐTBXH ngày 27/02/2008. Hàng năm các đơn vị đã thực hiện việc báo cáo thống kê, kiểm tra định kỳ các thiết bị nâng, thiết bị áp lực, tổ chức huấn luyện đào tạo, bồi huấn cho đội ngũ công nhân trực tiếp quản lý vận hành các thiết bị.

6. Tình hình tai nạn lao động:

Số liệu tai nạn lao động toàn EVN giai đoạn 1995 - 2012 như sau:



Năm

Số vụ

Số người

Tổng số

Theo mức độ TNLĐ

Theo loại TNLĐ

Nhẹ

Nặng

Chết

Điện

Ngã cao

Khác

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

1995

90

95

25

46

24

40

31

14

1996

60

64

23

32

11

25

47

22

1997

58

74

14

33

27

30

9

35

1998

50

55

16

34

5

19

8

30

1999

29

31

13

10

8

12

5

14

2000

37

38

10

23

5

18

5

15

2001

24

30

9

13

8

12

4

14

2002

24

27

13

11

3

19

6

2

2003

30

30

12

15

3

11

5

14

2004

21

25

10

8

7

14

5

6

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

2005

23

27

12

11

4

9

15

3

2006

18

22

9

10

3

18

1

2

2007

21

23

8

9

5

16

3

4

2008

23

25

12

8

5

9

10

6

2009

23

23

8

5

10

13

5

5

2010

24

28

13

6

9

13

5

10

2011

20

20

12

6

2

13

5

2

2012

17

18

6

7

5

12

4

2

Tính từ đầu năm 2013 đến nay, các đơn vị thuộc EVN đã để xảy ra 24 vụ tai nạn lao động làm chết 12 người, bị thương nặng 08 người, bị thương nhẹ 08 người trong đó có 02 vụ tai nạn chết người do yếu tố rủi ro.

7. Đánh giá công tác an toàn của EVN:



  1. Kết quả:

- Qua số liệu thống kê tai nạn lao động trong toàn EVN giai đoạn 1995 - 2012 cho thấy, tổng số tai nạn lao động nhìn chung giảm dần, nhiều nhất là năm 1995 có 95 người bị TNLĐ, ít nhất là năm 2012 có 18 người bị TNLĐ nhưng số tai nạn lao động chết người từ năm 1998 đến năm 2012 vẫn biến động lớn hàng năm trong khoảng từ 2 đến 10 người, trung bình là 5 người.

    • Qua các năm thực hiện công tác giảm thiểu vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp, tổng số vụ vi phạm trên toàn lưới điện của EVN hàng năm đều giảm hơn so với năm trước.

  1. Tồn tại - hạn chế:

    • Trong thời gian qua, mặc dù các đơn vị đã có nhiều cố gắng thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa tai nạn lao động, song hiệu quả chưa cao, chưa bền vững; số vụ tai nạn, đặc biệt là tai nạn chết người trong năm 2013 gia tăng; việc chấp hành khai báo, thống kê, báo cáo tai nạn lao động chưa tốt, vẫn còn hiện tượng che giấu, một số đơn vị khai báo không trung thực về tai nạn lao động; chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ, rõ nét trong công tác đảm bảo an toàn trong sản xuất.

    • Một số đơn vị, cá nhân thực hiện chưa đủ, đúng các biện pháp đảm bảo an toàn tại nơi làm việc. Trình độ chuyên môn kỹ thuật, an toàn và ý thức chấp hành kỷ luật lao động của một bộ phận người lao động còn yếu, kém, chưa thực hiện đúng quy trình, đặc biệt là quy trình an toàn điện dẫn đến các vi phạm gây mất an toàn.

II. Mục tiêu, nhiệm vụ công tác an toàn lao động

Nhằm khắc phục những hạn chế, tăng cường chủ động phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe cho người lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế theo tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ban Cán sự đảng Bộ Công thương, Đảng uỷ Tập đoàn, Tập đoàn Điện lực Việt Nam yêu cầu các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức:


    • Đẩy mạnh tuyên truyền, cụ thể hoá thành kế hoạch, chương trình hành động của đơn vị để mọi cán bộ, đảng viên, CNVC, lao động trong toàn Tập đoàn hiểu rõ mục đích, yêu cầu và biện pháp thực hiện đã được nêu rõ trong Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18/9/2013 của Ban Bí thư về “đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”; Chỉ thị số 4417/CT-EVN ngày 21/10/2009 của Tổng Giám đốc Tập đoàn về việc tăng cường thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn tai nạn lao động trong EVN và tai nạn điện trong nhân dân, thực hiện có hiệu quả các biện pháp để ngăn chặn triệt để tai nạn lao động.

    • Tập trung nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện công tác an toàn lao động, đặc biệt là tại hiện trường của các đơn vị công tác và công nhân trực tiếp để kịp thời chấn chỉnh, ngăn chặn TNLĐ ngay tại nơi phát sinh.

    • Tăng cường công tác tự kiểm tra đánh giá tại cơ sở về công tác an toàn lao động. Thực hiện nghiêm túc chế độ tổ sản xuất hoặc đơn vị công tác sinh hoạt đầu giờ làm việc về sản xuất - an toàn với thời gian hợp lý, nhanh gọn, hiệu quả.

    • Chuyên môn phối hợp với tổ chức Công đoàn trong đơn vị triển khai tuyên truyền rộng rãi cho công nhân lao động trực tiếp nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân trong quá trình lao động.

2. Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao hiểu biết, kỹ năng phòng tránh tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đảm bảo vệ sinh lao động cho người lao động:

- Tiếp tục đổi mới phương pháp huấn luyện, kiểm tra sát hạch về chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật và an toàn nhằm nâng cao kỹ năng làm việc, biện pháp phòng tránh tai nạn cho cán bộ công nhân viên tại các đơn vị trực tiếp sản xuất để đảm bảo tuyệt đối an toàn trong sản xuất, kinh doanh.

- Từng công nhân, đơn vị công tác, tổ, đội sản xuất phải nhận biết được các nguy cơ, rủi ro trong quá trình sản xuất, từ đó đề ra các biện pháp phù hợp nhằm ngăn ngừa các yếu tố có thể gây mất an toàn.

3. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học-công nghệ trong sản xuất, sử dụng trang thiết bị đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động, cải thiện môi trường, điều kiện làm việc cho người lao động:



    • Đẩy mạnh việc cải tạo lưới điện, đặc biệt là lưới điện trung và hạ áp để vừa nâng cao độ tin cậy cung cấp điện vừa tạo môi trường lao động an toàn cho người công nhân lao động.

    • Tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cho người lao động.

    • Thường xuyên rà soát các quy định, hướng dẫn về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động để sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tế công việc.

4. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý về an toàn lao động, vệ sinh lao động:

    • Kiên quyết xử lý nghiêm những cán bộ quản lý, người lao động không thực hiện đúng, thực hiện không đầy đủ theo trình tự quy trình, biện pháp an toàn, biện pháp kỹ thuật đã được duyệt. Mỗi vụ tai nạn xảy ra cần làm rõ trách nhiệm của người quản lý, người lao động trong thời gian ngắn nhất; xem xét xử lý nghiêm đối với cán bộ lãnh đạo từ cấp tổ trưởng đến người đứng đầu đơn vị để xảy ra tai nạn lao động; xử lý nghiêm người đứng đầu đơn vị nếu che giấu, không khai báo hoặc khai báo không trung thực về tai nạn lao động.

    • Kiện toàn bộ máy làm công tác an toàn từ EVN đến các đơn vị trực tiếp sản xuất, tập trung xây dựng và củng cố đội ngũ cán bộ làm công tác an toàn, vệ sinh lao động tận tâm, gắn bó với công việc, có trách nhiệm cao và chuyên môn đáp ứng yêu cầu của công việc, phát huy tốt vai trò của an toàn vệ sinh viên tại tổ đội sản xuất.

    • Định kỳ hàng tháng phải sinh hoạt, kiểm điểm, đánh giá công tác an toàn và bảo hộ lao động tại các tổ đội sản xuất, lập sổ kiến nghị và sổ ghi biên bản kiểm tra về an toàn và bảo hộ lao động.

5. Tổ chức thực hiện:

Các đơn vị thuộc EVN, căn cứ thực tiễn sản xuất, kinh doanh, mỗi đơn vị phải ban hành và chỉ đạo tổ chức thực hiện thật tốt kế hoạch, chương trình hành động cụ thể, nhằm hướng đến sản xuất an toàn bền vững.

Ngày 05 hàng tháng, các đơn vị trực thuộc báo cáo đầy đủ tình hình thực hiện công tác an toàn lao động của đơn vị trong tháng trước về Tập đoàn để tổng hợp, xem xét, đánh giá và chỉ đạo kịp thời.

Để đảm bảo hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch và tạo chuyển biến rõ nét về công tác an toàn của toàn Tập đoàn trong thời gian tới, hướng đến An toàn vệ sinh lao động trong sản xuất, truyền tải và kinh doanh điện năng của Tập đoàn thực sự đáp ứng yêu cầu khi đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Tổng Giám đốc Tập đoàn yêu cầu lãnh đạo các đơn vị khẩn trương, nghiêm túc triển khai thực hiện kế hoạch này./.





Nơi nhận:

  • BTV Đảng uỷ, HĐTV (để b/c);

  • Các Phó TGĐ (để chỉ đạo);

  • Các đơn vị thành viên;

  • Văn phòng Đảng ủy EVN;

  • CĐĐVN;

  • Các ban Tập Đoàn;

  • Lưu VT, AT.



TỔNG GIÁM ĐỐC






Đã ký


Phạm Lê Thanh




tải về 130.44 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương