TẬp hợp kết quả giải quyếT, trả LỜI Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri gửi tới kỳ HỌp thứ 11, quốc hội khoá XI bộ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN



tải về 1.47 Mb.
trang6/21
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.47 Mb.
#20046
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21

15/ Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị: “Xã Quang Trung, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng là xã thuộc khu vực 3, đời sống của nhân dân trong xã rất khó khăn, còn 3/7 xóm chưa có điện. Hiện nay xã chỉ được hưởng phụ cấp khu vực là 0,3, đề nghị Nhà nước xét tăng mức phụ cấp khu vực lên 0,5”

Trả lời (tại Công văn số 1603/BNV-TL ngày 05/6/2007):

Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-Cp ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chcs, viên chức và lực lượng vũ trang, Bộ Nội vụ, Bộ lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Uỷ ban Dân tộc đã ban hành Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTB&XH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005 hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực, trong đó tại điểm a, khoản III của Thông tư này quy định: “Trên nguyên tắc quản lý theo lãnh thổ, các cơ quan, đơn vị đóng tại địa phương có văn bản gửi Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân huyện), Uỷ ban nhân dân huyện có trách nhiệm đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, cân đối tổng hợp, sau đó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh có văn bản gửi Bộ Nội vụ xem xét, quyết định.”.

Theo các quy định trên khi nhận được văn bản của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ Nội vụ sẽ trao đổi thống nhất với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Uỷ ban Dân tộc để xem xét, trả lời.

16/ Cử tri tỉnh Tuyên Quang kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ điều chỉnh mức hưởng phụ cấp khu vực cho những người hưởng lương ở thị trấn Vĩnh Lộc, xã Thổ Bình, Hồng Quang (huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang). Hiện nay, mức phụ cấp khu vực của thị trấn Vĩnh Lộc là 0,2; Thổ Bình, Hồng Quang là 0,3. Mức phụ cấp này thấp hơn so với một số khu vực có cùng điều kiện kinh tế - xã hội trong tỉnh.”

Trả lời (tại Công văn số 1601/BNV-TL ngày 05/6/2007):

Căn cứ vào ý kiến của Bộ lao động Thương binh và Xã hội tại Công văn số 187/BLĐTB&XH-TL ngày 17/01/2007, của Bộ Tài chính tại Công văn số 955/BTC-PC ngày 18/01/2007 và của Uỷ ban Dân tộc tại Công văn số 26/UBDT-TCCB ngày 12/01/2007, Bộ Nội vụ đã có Công văn số 291/BNV-TL ngày 31/01/2007 (kèm theo) trả lời Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về mức phụ cấp khu vực đối với 15 xã, thị trấn thuộc tỉnh Tuyên Quang (trong đó có thị trấn Vĩnh Lộc, xã Thổ Bình và xã Hồng Quang) với nội dung như sau: “Căn cứ vào mức phụ cấp khu vực hiện hưởng của các địa bàn xung quanh thì mức phụ cấp khu vực đối với 15 xã, thị trấn nêu tại Công văn số 3225/UBND-VX ngày 01/12/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã đảm bảo tương quan, vì vậy giữ nguyên như quyết định hiện hành.



17/ Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ công nhận huyện Tây Giang là huyện biên giới vì có 8/10 xã có đường biên giới giáp ranh với nước CHDCND Lào. 

Trả lời (tại Công văn số 1775/BNV-CQĐP ngày 20/6/2007):

Sau khi nghiên cứu nội dung trên, để có cơ sở trả lời Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam, Bộ Nội vụ đã đề nghị Ban Biên giới Bộ Ngoại giao căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình nghiên cứu, xem xét và cho ý kiến bằng văn bản về nội dung trên.

Ngày 19/6/2007 Ban Biên giới Bộ Ngoại giao đã có Công văn số 177/BNG-PT khẳng định: huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam là huyện biên giới (Bộ Nội vụ xin gửi kèm Công văn số 177/BNG-PT).

Do có sự điều chỉnh địa giới hành chính theo quy định tại Nghị định số 72/2003/NĐ-CP ngày 20/6/2003 của Chính phủ, trong đó huyện Tây Giang được thành lập trên cơ sở tách ra từ huyện Hiên gồm 10 xã, trong đó có 8 xã có đường biên giới đất liền giáp với Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.

Do đó, Bộ Nội vụ đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam tiến hành lập hồ sơ đề nghị Bộ Quốc phòng nghiên cứu bổ sung vào danh sách các xã, huyện, tỉnh biên giới theo đúng tên địa danh, đơn vị hành chính hiện tại.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
1/ Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị: Cử tri cho rằng bỏ kỳ thi tốt nghiệp Tiểu học và Trung học cơ sở làm cho học sinh bê trễ học hành dẫn đến chất lượng giảm sút

Trả lời: (Công văn 7110/BC-BGCĐT ngày 10/7/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Điều 31, Luật Giáo dục 2005 quy định:

- Học sinh học hết chương trình tiểu học có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Hiệu trưởng trường tiểu học xác nhận trong học bạ việc hoàn thành chương trình tiểu học.

- Học sinh học hết chương trình trung học cơ sở có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) cấp bằng trung học cơ sở.

Luật Giáo dục 2005 quy định bỏ kỳ thi tốt nghiệp tiểu học và trung học cơ sở, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang áp dụng nhiều biện pháp để chỉ đạo chặt chẽ việc thực hiện chương trình, từng bước khắc phục tình trạng học sinh thiếu tích cực trong học tập, giáo viên đánh giá kết quả học tập thiếu chặt chẽ. Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 “Về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục”, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.

Việc thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ đã và đang tạo ra chuyển biến tích cực trong nhận thức của giáo viên, học sinh và được xã hội ủng hộ. Tình trạng tiêu cực trong kiểm tra đánh giá, bệnh thành tích được giải quyết, đánh giá đúng thực chất trình độ học sinh thì việc tình trạng bê trễ trong học tập do giảm bớt các kỳ thi sẽ từng bước được khắc phục.



2/ Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị: Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nghiên cứu, cho phép những học sinh thi tốt nghiệp phổ thông trung học, nếu thi hỏng môn nào thì năm sau thi lại môn đấy, không nên buộc học sinh phải thi lại từ đầu.

Trả lời: (Công văn 7110/BC-BGCĐT ngày 10/7/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Điều 8, Quy chế thi tốt nghiệp bổ túc trung học phổ thông hiện hành quy định:

1. Thí sinh dự thi đủ các môn thi quy định trong kỳ thi, nếu không tốt nghiệp, không bị kỷ luật huỷ kết quả cả kỳ thi thì những môn thi đạt từ điểm 5 trở lên được bảo lưu (gọi là điểm bảo lưu) cho các kỳ thi tổ chức trong năm tiếp ngay sau đó nếu có quy định thi môn đó.

2. Các thí sinh có điểm bảo lưu được dự thi một trong hai cách.

a. Thi tất cả các môn thi quy định trong kỳ thi.

b. Chỉ thị các môn thi không có điểm bảo lưu ở kỳ thi của năm ngay trước đó và môn thi mà kỳ thi trước không phải thi nhưng Bộ quy định trong kỳ thi này".

Điều khoản trên đây có phần trùng hợp với kiến nghị của cử tri nhưng chỉ dành riêng để xét tốt nghiệp cho các học viên bổ túc văn hoá, phù hợp với mục tiêu của ngành học Giáo dục thường xuyên được được quy định trong Luật Giáo dục; không dùng để xét tốt nghiệp cho đối tượng học sinh ngành học phổ thông.

Năm học 2006- 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT lần thứ 2 cho các đối tượng thí sinh dự thi lần thứ nhất nhưng chưa tốt nghiệp, phương thức bảo lưu điểm thi của thí sinh trong kỳ thi lần 1 cho kỳ thi lần 2 được xây dựng trên cơ sở mở rộng phạm vi áp dụng quy định nêu trên.

Trên thực tế, nội dung cơ bản trong kiến nghị nêu trên của cử tri đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo tính đến trong quá trình chỉ đạo, tổ chức các kỳ thi tốt nghiệp và sẽ được tiếp tục xem xét trong quá trình cải tiến thi và tuyển sinh theo tinh thần của Nghị quyết về Giáo dục của Quốc hội "thi cử gọn nhẹ, thiết thực, hiệu quả" đồng thời đảm bảo các mục tiêu giáo dục.

3/ Cử tri tỉnh Quảng Bình kiến nghị: Đề nghị Nhà nước có chế độ trợ cấp cho con em trong diện chính sách đủ điều kiện trong quá trình theo học đại học để thay bằng việc tăng thêm 30 điểm khi xét tuyển công chức. Như vậy mới khắc phục sự yếu kém của con em (thuộc diện chính sách) cả trong học tập cũng như năng lực công tác.

Trả lời: (Công văn 7110/BC-BGCĐT ngày 10/7/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Điều 33 Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đã ghi rõ:

1. Đối tượng được cấp học bổng chính sách:

- Sinh viên hệ cử tuyển;

- Học sinh trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú;

- Học viên trường dạy nghề dành cho thương binh, người tàn tật, người khuyết tật.

2. Đối tượng được trợ cấp, miễn, giảm học phí, ưu tiên trong tuyển sinh:

- Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh;

- Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, người có thành tích xuất sắc trong lao động, học tập, sản xuất, chiến đấu;

- Học sinh, sinh viên là con liệt sỹ, con thương binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con Bà mẹ Việt Nam anh hùng, con Anh hùng lực lượng vũ trang, con Anh hùng lao động, con của người có công giúp đỡ cách mạng, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; con của người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; con của người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế; con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 hoặc người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945.

- Người dân tộc thiểu số ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

- Người mồ côi không nơi nương tựa;

- Người tàn tật, người khuyết tật có khó khăn về kinh tế;

- Người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vượt khó học tập;

- Học sinh, sinh viên có gia đình thuộc diện hộ nghèo theo quy định chung của nhà nước.

- Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được Chính phủ giao trách nhiệm, thẩm quyền quy định về trợ cấp xã hội cho người học.



4/ Cử tri tỉnh Quảng Bình kiến nghị: Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định để các đơn vị cấp huyện có đăng ký loại trường, ngành nghề đào tạo cho con em dân tộc thiểu số ở các vùng núi; trên cơ sở đó để việc xét cử tuyển cấp huyện được chính xác, đáp ứng đúng nhu cầu.

Trả lời: (Công văn 7110/BC-BGCĐT ngày 10/7/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Sau Hội nghị tổng kết 15 năm thực hịên chế độ cử tuyển, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 Quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đắng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó quy định:

Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế – xã hội và nhu cầu của địa phương đề xuất chỉ tiêu cử tuyển theo ngành nghề, trình độ đào tạo; Bộ Giáo dục và Đào tạo theo thẩm quyền, chủ trì phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Uỷ ban Dân tộc xét và giao chỉ tiêu cử tuyển cho Uỷ ban nhân dân các tỉnh.

Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức tuyển chọn, đặt hàng đào tạo theo chế độ cử tuyển với các cơ sở giáo dục và quyết định cử người đi học theo đúng quy định. Kinh phí đào tạo người học theo chế độ cử tuyển do Uỷ ban nhân dân tỉnh chi trả trtực tiếp cho các cơ sở giáo dục theo cơ chế nhà nước đặt hàng và sau khi tốt nghiệp, tổ chức tiếp nhận và phân công công tác cho người được cử đi học theo chế độ cử tuyển.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp với Bộ Nội vụ, Uỷ ban Dân tộc, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, xây dựng Thông tư Liên bộ hướng dẫn thực hiện Nghị định 137/2006/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó hướng dẫn việc thực hiện chế độ cử tuyển từ cấp huyện.

5/ Cử tri tỉnh Hà Nam kiến nghị: Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần xem xét, chỉ đạo các địa phương, các trường trung học phổ thông trong việc phân ban. Hiện nay, giáo viên ở ban A thiếu, nhu cầu học ban A của học sinh cao dẫn tới sự mất cân bằng trong dạy và học.

Trả lời: (Công văn 7110/BC-BGCĐT ngày 10/7/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 09/12/2000 của Quốc hội và Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg ngày 11/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Chỉ thị số 25/2006/CT-TTg ngày 01/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện phân ban THPT, từ năm học 2006-2007, các địa phương trên toàn quốc bắt đầu thực hiện dạy học theo chương trình, sách giáo khoa mới ở cấp THPT.

Về chủ trương tổ chức phân ban ở THPT, tại phiên họp Hội đồng quốc gia giáo dục ngày 20/5/2005, Thủ tướng Phan Văn Khải, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Giáo dục lúc bấy giờ, đã kết luận: “Tổ chức dạy học phân hoá ở trung học phổ thông là cần thiết và phù hợp với xu thế chung của thế giới”.

Để triển khai nhiệm vụ này, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tổng kết công tác thí điểm phân ban trong thời gian qua, đồng thời đã hoàn thiện và ban hành Chương trình giáo dục phổ thông, tổ chức biên soạn sách giáo khoa, trực tiếp chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức dạy học phân ban. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Ban Khoa giáo Trung ương báo cáo trong Hội nghị tập huấn về chủ trương và phương án tổ chức dạy học phân ban ở cấp THPT, tập huấn cho toàn bộ Hiệu trưởng các trường THPT về tổ chức dạy học phân ban, phối hợp với các cơ quan thông tấn và báo chí tuyên truyền rộng rãi trên toàn quốc về tổ chức dạy học phân ban. Ngoài ra, Bộ cũng tổ chức biên soạn, phát hành và đưa lên mạng internet tài liệu Giúp học sinh lớp 9 chọn ban ở trường trung học phổ thông và tài liệu Hỏi đáp về phân ban trung học phổ thông, nhằm giúp học sinh, phụ huynh học sinh hiểu rõ về phân ban ở trường THPT.

Do nhu cầu sử dụng nhân lực của xã hội, hiện tượng học sinh có nguyện vọng theo học các môn khoa học tự nhiên ở trường THPT đã tăng trong những năm gần đây. Qua một năm thực hiện phân ban ở THPT, xu hướng này tiếp tục thể hiện. Đây là một vấn đề cần cần có sự tính toán đồng bộ giữa khả năng đào tạo của các trường đại học và điều kiện thực tế của các trường THPT. Trước mắt, để đáp ứng nhu cầu đó, trong hai tài liệu Giúp học sinh lớp 9 chọn ban ở trường Trung học phổ thôngHỏi đáp về phân ban Trung học phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn các trường THPT lựa chọn và tổ chức các ban trong trường dựa theo các tiêu chuẩn: chỉ tiêu tuyển sinh được giao hằng năm, tình hình đội ngũ giáo viên của nhà trường, cơ sở vật chất, yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực của địa phương. Về nguyên tắc phân ban, trường THPT không nhất thiết phải tổ chức cả 3 ban; đối với các truờng chưa có đủ điều kiện, có thể tổ chức 2 ban hoặc 1 ban. Việc quyết định tổ chức các ban trong trường THPT dựa vào cả khả năng tổ chức thực hiện của nhà trường và cả nguyện vọng của học sinh. Tuy nhiên, các trường đã quán triệt yêu cầu chung là cố gắng mở rộng cơ hội lựa chọn hình thức học tập phân hoá cho học sinh trong điều kiện cho phép.

Trong năm học 2006-2007, việc triển khai thực hiện chủ trương này bước đầu đã đạt kết quả thực hiện được mục tiêu đề ra, việc tổ chức phân ban và tổ chức dạy học bảo đảm thực hiện được yêu cầu chương trình, sách giáo khoa. Tuy nhiên, vẫn có những khó khăn nhất định, ví dụ như có tình trạng thiếu giáo viên một số môn khoa học tự nhiên, chậm cung cấp thiết bị dạy học, nhưng chỉ xảy ra ở một số nơi, chủ yếu ở vùng khó khăn. Việc thiếu giáo viên một số môn khoa học tự nhiên đã được khắc phục bằng phương án tăng tỷ lệ học sinh vào ban cơ bản ở những vùng này, thiết bị dạy học đã được Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố và các cơ quan quản lý giáo dục đôn đốc cung ứng trong năm học.



6/ Cử tri TP Hà Nội kiến nghị: Việc thực hiện phân ban cho học sinh thời gian qua không phát huy được tính hiệu quả. Vì vậy, Nhà nước cần xem xét lại việc thực hiện chương trình này.

Trả lời: (Công văn 7110/BC-BGCĐT ngày 10/7/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Thực hiện Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội về đổi mới Ch­ương trình giáo dục phổ thông, từ năm học 1999-2000 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức thí điểm phân ban ở cấp THPT. Quá trình tổ chức thí điểm phân ban lần này đã bộc lộ một số hạn chế như chưa làm rõ cơ sở khoa học và đòi hỏi thực tiễn của việc phân ban ở THPT để nâng cao nhận thức cho giáo viên, học sinh và toàn xã hội, việc phân thành 2 ban là quá cứng nhắc chưa phù hợp với thực tế đa dạng của các vùng miền, đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học phân ban.

Để giải quyết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thí điểm phân ban THPT, rút ra những ưu điểm và hạn chế bộc lộ qua quá trình thí điểm để trên cơ sở đó hoàn thiện phương án phân ban. Hội đồng Quốc gia Giáo dục đã họp nhiều lần thảo luận về chủ trương này để tham mưu cho Quốc hội và Chính phủ. Tại phiên họp Hội đồng quốc gia giáo dục ngày 20/5/2005, Thủ tướng Phan Văn Khải, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia giáo dục lúc bấy giờ, đã kết luận: “Tổ chức dạy học phân hoá ở trung học phổ thông là cần thiết và phù hợp với xu thế chung của thế giới”. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 25/2006/CT-TTg ngày 01/8/2006 về triển khai phân ban THPT từ năm học 2006-2007.

Trong tháng 6/2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Sơ kết một năm thực hiện đổi mới giáo dục trung học phổ thông, Hội nghị đã khẳng định mặc dù còn nhiều lúng túng trong việc triển khai phân ban, đặc biệt là đầu năm học và còn hạn chế, thiếu sót trong quá trình triển khai thực hiện chương trình phân ban lớp 10 THPT, nhưng cho đến nay, có thể khẳng định chúng ta đã vượt qua được những khó khăn, vướng mắc ban đầu và đã hoàn thành xuất sắc chương trình phân ban lớp 10 THPT, được đông đảo giáo viên, học sinh đồng tình, hưởng ứng và xã hội ủng hộ.

Những vấn đề khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình phân ban THPT cũng đã được bàn bạc dân chủ từ cơ sở để giải quyết. Với sự chuẩn bị chu đáo hơn từ Bộ đến các địa phương chúng ta có thể yên tâm bước vào năm thứ 2 triển khai chương trình phân ban THPT.

7/ Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, xây dựng lại các tiêu chuẩn phổ cập trung học phù hợp với Luật Giáo dục năm 2005. Đồng thời, bố trí tỉnh Phú Thọ làm điểm chỉ đạo công tác phổ cập bậc trung học khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc. Đồng thời, trong chương trình mục tiêu phổ cập, ưu tiên cho các tỉnh, thành phố hoàn thành sớm mục tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở (trước năm 2010) để các địa phương triển khai thực hiện phổ cập bậc trung học được thuận lợi.

Trả lời: (Công văn 7110/BC-BGCĐT ngày 10/7/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Luật Giáo dục năm 2005 đã quy định:

1. Giáo dục tiểu học và giáo dục THCS là các cấp học phổ cập. Nhà nước quyết định kế hoạch phổ cập giáo dục, đảm bảo các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục trong cả nước.

2. Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập.

3. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập.

Như vậy, mục tiêu phấn đấu phổ cập giáo dục trung học (đạt trình độ lớp 12 và tương đương) sau khi đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS (lớp 9) là một chủ trương lâu dài, Luật Giáo dục 2005 chưa quy định về phổ cập giáo dục trung học.

Để thực hiện chủ trương này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn số 3240/THPT ngày 23/4/2003 hướng dẫn thực hiện phổ cập giáo dục trung học, công văn này ban hành trước Luật Giáo dục 2005, nhưng không trái với quy định của Luật Giáo dục 2005. Theo đó, các tiêu chuẩn phổ cập giáo dục trung học được soạn thảo dựa trên các Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 7, thứ 8 và thứ 9; Nghị quyết Trung ương IV (khoá 7); Nghị quyết Trung ương II (khoá 8), Kết luận của Hội nghị Trung ương VI (khoá 9) và các Nghị quyết của Quốc hội, chính sách của nhà nước về phát triển giáo dục. Các tiêu chuẩn này, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các địa phương thực hiện và sẽ từ thực tế, hoàn thiện, bổ sung để trình Chính phủ ban hành bằng một văn bản quy phạm pháp luật.

Hiện nay, đã có 35 tỉnh, thành phố được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS. Các địa phương này còn phải phấn đấu củng cố vững chắc, duy trì kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục THCS, đồng thời, phấn đấu phổ cập giáo dục trung học ở những đơn vị cấp xã, cấp huyện có điều kiện nhất.



8/ Cử tri tỉnh TP Cần Thơ kiến nghị: Chương trình đào tạo hiện nay ở một số ngành nghề vẫn chưa sát với thực tế, nhiều khi kiến thức lạc hậu cách nay hàng chục năm nhưng không kịp chỉnh lý, bổ sung; sinh viên ra trường phải mất khá nhiều thời gian mới bắt nhịp được công việc thực tế.... Tình trạng khá đông sinh viên ra trường không tìm được việc làm phù hợp với ngành nghề chuyên môn được đào tạo ngày càng nhiều. Đây là một trong những sự lãng phí lớn và Bộ chủ quản nên nhanh chóng cải sửa.

Nói về giáo dục và đào tạo, hiện nay đồng bằng sông Cửu Long vẫn được xem là “vùng trũng” so với mặt bằng chung cả nước. Gần đây, sau khi có các Nghị quyết quan trọng của Bộ chính trị, Chính phủ.... Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những sự chuyển động rất đáng mừng tuy nhiên trong quá trình tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực này, cử tri yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo nên dựa trên điều kiện đặc thù của vùng mà có chiến lược phù hợp, không đào tạo tràn lan các ngành nghề không thực sự phù hợp dễ dẫn đến nạn “chảy máu chất xám” và gây lãng phí không đáng có.

Trả lời: (Công văn 7110/BC-BGCĐT ngày 10/7/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Trong những năm qua, chương trình đào tạo của các ngành nghề ở các trường đại học, cao đẳng đã từng bước được bổ sung, cập nhật phù hợp với xu thế phát triển của khoa học, công nghệ, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng cao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, một số chương trình đào tạo ở một số ngành nghề còn nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành; cơ sở vật chất của một số trường như trang thiết bị cho phòng học, phòng thí nghiệm, phòng lab, xưởng thực hành còn nhiều thiếu thốn, lạc hậu. Do vậy kỹ năng nghề nghiệp của một bộ phận sinh viên khi ra trường còn chưa đáp ứng được đòi hỏi của xã hội, không tìm kiếm được việc làm phù hợp với ngành nghề chuyên môn đã được đào tạo, phải đào tạo lại hoặc chuyển đổi nghề nghiệp, gây lãng phí cho bản thân sinh viên, gia đình và xã hội.

Để sớm khắc phục các tồn tại trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương:

- Tiếp tục chỉ đạo các Hội đồng tư vấn xây dựng chương trình khung giáo dục đại học hoàn thành công tác xây dựng chương trình khung trình độ đại học và cao đẳng, nhằm tạo mặt bằng chung về chất lượng giáo dục đại học. Đồng thời các chương trình khung phải được xây dựng theo xu hướng hội nhập giáo dục đại học khu vực và thế giới. Đến nay, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký ban hành 124 chương trình khung giáo dục đại học trình độ cao đẳng và đại học. Đang tổ chức biên tập 92 chương trình khung và năm 2007 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giao nhiệm vụ cho 8 Hội đồng tư vấn xây dựng chương trình khung của 8 Khối ngành xây dựng 50 chương trình khung trình độ đại học.

- Căn cứ vào chương trình khung, các trường đại học, cao đẳng xây dựng chương trình đào tạo của từng ngành học cụ thể để tổ chức giảng dạy trong trường mình. Các chương trình đào tạo phải đảm bảo tính khoa học, thực tiễn, cập nhật và liên thông, như Điều 41, Luật Giáo dục 2005 quy định.

- Thực hiện Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP của Chính phủ về Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng chọn lọc và đưa vào thí điểm đào tạo một số chương trình và giáo trình tiên tiến, hiện đại thuộc các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật – công nghệ và quản lý kinh tế đang được giảng dạy ở các trường đại học nước ngoài phù hợp với yêu cầu phát triển của Việt Nam. Trong năm 2006, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giao cho 9 trường đại học trọng điểm thí điểm đào tạo 10 chương trình tiên tiến đang được giảng dạy ở các trường đại học danh tiếng của Hoa Kỳ và Anh. Dự kiến đến năm 2010 sẽ mở rộng thí điểm đào tạo khoảng 40 chương trình tiên tiến.

- Từng bước triển khai công tác kiểm định chất lượng giáo dục nói chung và kiểm định chất lượng đối với từng trường đại học, cao đẳng nói riêng. Kết quả kiểm định chất lượng sẽ được công bố công khai để xã hội biết và giám sát.

Sau khi hoàn thành cơ bản đợt kiểm định thí điểm 20 trường đại học (năm 2005-2006), Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục triển khai kiểm định các trường đại học còn lại trong toàn hệ thống và dự kiến đến năm 2010 hoàn thành kiểm định vòng 1 tất cả các trường đại học.

- Các trường đại học, cao đẳng thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực, với phương châm “dạy cách học, phát huy tính chủ động, độc lập và sáng tạo của người học”. Chấm dứt tình trạng “đọc - chép” trên giảng đường đại học. Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, các phương tiện hỗ trợ giảng dạy hiện đại trong quá trình dạy và học. Tăng thời gian nghiên cứu, tự học và thảo luận đối với người học; giảm thời lượng lên lớp lý thuyết, tăng thực hành, thực tập.

- Các trường đại học, cao đẳng tổ chức biên soạn, biên dịch và xuất bản giáo trình đủ cho tất cả các môn học. Thực hiện việc liên kết giữa các trường để khai thác nguồn tư liệu mở, thư viện giáo trình điện tử và các nguồn tư liệu khác phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Dự kiến đến năm 2010 sẽ có khoảng 500 giáo trình và năm 2015 có khoảng 1000 giáo trình được đưa lên thư viện giáo trình điện tử để các trường khai thác, sử dụng chung.

- Xây dựng và thực hiện công tác qui hoạch, chuẩn hoá đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giảng viên đảm bảo về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và chuẩn hoá về trình độ đào tạo. Xây dựng và triển khai chương trình đào tạo 20.000 tiến sĩ giai đoạn 2007-2015, để phấn đấu đến năm 2010 đạt 100% giảng viên giảng dạy lý thuyết tại các trường đại học có trình độ thạc sĩ trở lên. Đến năm 2015 đạt 30% giảng viên các trường đại học, cao đẳng có trình độ tiến sĩ.

- Thực hiện phương châm: Đào tạo trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp để có việc làm, có nghề hiệu quả cho bản thân và xã hội, có nhân cách Việt Nam, tự tin và chủ động trong hội nhập. Hình thành các tổ chức và cơ chế để dự báo nhu cầu lao động trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và phối hợp các cơ sở giáo dục để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực qua đào tạo của các doanh nghiệp, các cơ quan một cách kịp thời.

- Triển khai đồng bộ, thực chất và có hiệu quả Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 8/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục và cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.

Về việc đào tạo nguồn nhân lực:

- Nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có trình độ Trung cấp chuyên nghiệp cho các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu do các trường trung cấp chuyên nghiệp, các trường đại học, cao đẳng trực thuộc các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long đảm nhận. Khi các trường đăng ký mở ngành đào tạo, UBND các tỉnh đã có công văn gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định nhu cầu và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, khi đó Bộ Giáo dục và Đào tạo mới chấp thuận cho phép các trường mở ngành đào tạo.

- Từ năm học 2006-2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng đề án đổi mới giao chỉ tiêu tuyển sinh, trong đó việc xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh cho các ngành đào tạo trung cấp chuyên nghiệp (bao gồm chỉ tiêu chính quy, chỉ tiêu vừa học vừa làm và chỉ tiêu cử tuyển) nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của địa phương hoàn toàn do các địa phương chủ động xây dựng trên cơ sở các tiêu chí đảm bảo chất lượng.

Như vậy, với cách làm trên đây các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long hoàn toàn chủ động trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực có trình độ trung cấp chuyên nghiệp cho địa phương, vì vậy sẽ khắc phục được tình trạng đào tạo tràn lan các ngành nghề không thực sự phù hợp với địa phương.

Những việc làm trên đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo đang từng bước khắc phục sự yếu kém của chương trình đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng và tiến tới hội nhập với chương trình đào tạo của các nước trong khu vực và thế giới.


Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 1.47 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương