TẬp hợp kết quả giải quyếT, trả LỜI Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri gửi tới kỳ HỌp thứ 11, quốc hội khoá XI bộ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN


/ Cử tri tỉnh Tuyên Quang kiến nghị hai nội dung



tải về 1.47 Mb.
trang3/21
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.47 Mb.
#20046
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21

24/ Cử tri tỉnh Tuyên Quang kiến nghị hai nội dung:

- Đề nghị Bộ có văn bản quy định xếp loại nhóm gỗ Keo để các cơ quan chức năng có căn cứ xử lý đối với loại gỗ này.



- Đề nghị đổi mới mô hình quản lý rừng, chuyển thời gian khoán 5 năm như hiện nay lên 20 năm, thay đổi hình thức đầu tư như hiện nay sang đầu tư trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân trồng rừng, xây dựng quỹ bảo vệ và phát triển rừng.”

Trả lời (tại Công văn số 1409/BNN-LN ngày 24/5/2007):

1. Về quy định xếp loại nhóm gỗ Keo:

Về việc này Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản số 2834/BNN-LN ngày 30/10/2006 và văn bản số 20/BNN-LN ngày 04/01/2007 trả lời cho tỉnh Tuyên Quang về việc phân loại nhóm gỗ đối với Keo Lá tràm, Keo Tai tượng và Keo lai, trong đó đã thống nhất xếp gỗ Keo vào nhóm 6 trong bảng phân loại 8 nhóm gỗ hiện hành.

Tuy nhiên, để ban hành văn bản quy định về phân loại nhóm gỗ Keo cần phải có các kết quả nghiên cứu do các cơ quan chuyên môn thực hiện. Do đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao nhiệm vụ cho Vụ Khoa học công nghệ chủ trì phối hợp với Cục Lâm nghiệp, Viện Khoa học lâm nghiệp tiến hành ngay việc nghiên cứu phân loại nhóm gỗ cho các loài Keo để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

2. Về đổi mới mô hình quản lý rừng, chuyển thời gian khoán bảo vệ rừng từ 5 năm lên 20 năm:

Việc bảo vệ và phát triển rừng phải đảm bảo nguyên tắc quản lý rừng bền vững; kết hợp bảo vệ và phát triển rừng với khai thác hợp lý để sử dụng có hiệu quả tài nguyên rừng. Bảo vệ rừng là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Do nguồn ngân sách còn hạn hẹp, Nhà nước chỉ hỗ trợ khoán bảo vệ rừng trong 5 năm đầu, sau đó người dân được hưởng lợi theo Quyết định 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách này còn đang có những bất cập, vì vậy, Chính phủ đã chỉ đạo và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang sơ kết rút kinh nghiệm việc thực hiện Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg ngày 31/11/2005 về thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng buôn làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ các tỉnh tây nguyên và tổng kết 5 năm triển khai thực hiện để sửa đổi, bổ sung Quyết định 178/2001/QĐ-TTg cho phù hợp với tình hình sản xuất lâm nghiệp cơ sở.

Về thay đổi hình thức đầu tư như hiện nay sang đầu tư trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân trồng rừng: hiện nay tất cả các khoản chi trực tiếp về khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi rừng, trồng và chăm sóc rừng đều đến tay người dân thông qua hợp đồng với Ban quản lý dự án. Ban quản lý dự án cơ sở chỉ là cơ quan đầu mối, có nhiệm vụ hướng dẫn giúp đỡ người dân thực hiện theo đúng nội dung dự án được duyệt, lập và giao kế hoạch đến hộ gia đình, kiểm tra, nghiệm thu và tổng hợp báo cáo.

Về chủ trương hình thành Quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở trung ương và địa phương, hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng Nghị định trình Thủ tướng Chính phủ ban hành theo tinh thần của Luật Bảo vệ và phát triển rừng.



25/ Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: “Đề nghị Bộ nghiên cứu, có chính sách hỗ trợ người trồng tràm (vì cây tràm rớt giá chỉ còn 15 – 20 triệu/ha) để giúp Long An duy trì ổn định diện tích 60.000 ha rừng.”

Trả lời (tại Công văn số 1410/BNN-LN ngày 24/5/2007):

Nhằm quản lý và phát triển bền vững diện tích rừng Tràm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai các nội dung sau:

1. Giao Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam xây dựng đề án nghiên cứu khả thi về chế biến gỗ tràm tại Đồng bằng sông Cửu Long, tiến độ đến nay:

- Đã khảo sát tại 05 tỉnh: Long An, Cần Thơ, Cà Mau, Sóc Trăng, Kiên Giang.

- Đã ký biên bản ghi nhớ với hai tỉnh Long An, Sóc Trăng về đầu tư nhà máy chế biến gỗ tràm.

- Đang hoàn thiện nội dung của bản dự án nghiên cứu khả thi.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự kiến phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh Long An, Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JIBIC) tổ chức hội thảo quốc gia về Bảo vệ, phát triển và kinh doanh rừng Tràm ở Đồng bằng sông Cửu Long dự kiến trong tháng 6/2007 với các mục tiêu đặt ra để thảo luận là:

- Quy hoạch phát triển rừng Tràm ở Đồng bằng sông Cửu Long đáp ứng các mục tiêu về bảo vệ môi trường, xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế.

- Các chính sách thu hút và ưu đãi đầu tư phát triển và kinh doanh rừng Tràm.

3. Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đang kêu gọi và khuyến khích các tổ chức quốc tế, các công ty nước ngoài đến khảo sát để xây dựng nhà máy chế biến và hỗ trợ nghiên cứu, kỹ thuật để phát triển cây Tràm như tổ chức JICA, tập đoàn OI, tập đoàn Sumitômô của Nhật Bản.



26/ Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: “Về phân loại rừng phòng hộ theo Quyết định 186/2006/QĐ-TTg, đối tượng loại rừng phòng hộ vùng miền, khu vực chưa được đề cập. Trong thực tế, có trường hợp chức năng phòng hộ của rừng thuộc tỉnh này có thể không xung yếu nhưng lại có thể ảnh hưởng rất lớn (xung yếu) đối với các tỉnh, vùng miền khác. Do vậy, công tác quy hoạch và đầu tư sẽ không sát với yêu cầu thực tế. Đề nghị Chính phủ xem xét bổ sung loại hình rừng phòng hộ vùng miền, khu vực để có cơ chế đầu tư, quản lý phù hợp.”

Trả lời (tại Công văn số 1411/BNN-LN ngày 24/5/2007):

Theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, không có rừng phòng hộ vùng miền, khu vực mà rừng phòng hộ bao gồm: rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng lấn biển và rừng phòng hộ bảo vệ môi trường.

Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ tại Quyết định số 61/2005/QĐ-BNN để tiến hành xác định diện tích rừng phòng hộ theo 4 loại hình phòng hộ trên.

Trên cơ sở 3 loại rừng (đặc dụng, phòng hộ và sản xuất) đều có chức năng phòng hộ, căn cứ tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xác định lâm phận rừng phòng hộ quốc gia ở mức thích hợp để đảm bảo chức năng phòng hộ của rừng về an ninh môi trường, hạn chế thiên tai v.v... Căn cứ tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ và điều kiện thực tế của địa phương, các tỉnh tiến hành phân cấp và xác định diện tích rừng phòng hộ.

Theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng không có loại hình phòng hộ vùng, miền, khu vực, việc xây dựng lâm phận phòng hộ quốc gia dựa trên phân cấp phòng hộ lí thuyết theo tiêu chí kết hợp với yếu tố thực tế, điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội để xây dựng bản đồ phân cấp mức độ xung yếu, vì vậy đã tạo nên loại hình phòng hộ vùng miền, khu vực cho vùng, toàn quốc như phòng hộ theo lưu vực, vành đai biên giới…

ở địa phương, các tỉnh đầu tư và thực hiện qui chế quản lý đối với rừng phòng hộ theo các quy định hiện hành. ở cấp quốc gia, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan tham mưu cho Chính phủ trong việc đầu tư và quản lý toàn bộ hệ thống rừng phòng hộ toàn quốc, trong đó bao gồm rừng phòng hộ liên tỉnh, vùng, miền.



27/ Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: “Đề nghị điều chỉnh, bổ sung quy chế quản lý thực hiện Dự án hỗ trợ trồng rừng thuộc chương trình trồng mới 5 riệu ha rừng như quy định chủng loại cây không chỉ là 3 loại như trong quyết định 661, có chi phí quản lý dự án đối với việc phát triển trồng rừng cho sản xuất, tạm ứng vốn 70-80% trong việc hỗ trợ trồng rừng sản xuất ngay khi triển khai thực hiện.”

Trả lời (tại Công văn số 1412/BNN-LN ngày 24/5/2007):

Về chủng loại cây trồng: trong Quyết định 661 về cơ cấu cây trồng đối với 3 loại rừng:đặc dụng, phòng hộ và sản xuất không quy định cụ thể, tuỳ điều kiện từng nơi, từng vùng mà Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định cơ cấu cây trồng cho phù hợp với hệ sinh thái (đối với rừng đặc dụng); phù hợp với khí hậu đất đai và có chức năng phòng hộ tốt (đối với rừng phòng hộ), cho năng suất giá trị kinh tế cao, đáp ứng yêu cầu thị trường (đối với rừng sản xuất).

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành các Quyết định số 13/2005/QĐ-BNN ngày 15/3/2005 về “Danh mục giống cây lâm nghiệp chính”; Quyết định số 14/2005/QĐ-BNN ngày 15/3/2005 về “Danh mục giống cây lâm nghiệp được phép sản xuất kinh doanh”; Quyết định số 15/2005/QĐ-BNN ngày 15/3/2005 về “Danh mục giống cây lâm nghiệp phải áp dụng tiêu chuẩn ngành”; Quyết định số 16/2005/QĐ-BNN ngày 15/3/2005 về “Danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng sản xuất theo 9 vùng sinh thái lâm nghiệp”… Trong Quyết định số 13/2005/QĐ-BNN ngày 15/3/2005 về “Danh mục giống cây lâm nghiệp chính” có 3 loại là Bạch Đàn, Keo và Thống là những giống cây lâm nghiệp được trồng phổ biến, có số lượng lớn, giá trị kinh tế cao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố riêng trong danh mục giống cây lâm nghiệp chính. Mỗi loài có nhiều giống như Bạch Đàn có các giống urophylla, tereticomis, brassiana, bach đàn lai; cây Keo có các giống: Keo lai, Keo lưỡi liềm, Keo tai tượng, Keo lá tràm. Cây Thông có: thông Carabaea, thông nhựa, thông ba lá, thông mã vĩ… Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã bổ sung danh mục giống cây trồng chính tại Quyết định số 24/2007/QĐ-BNN ngày 09/4/2007, giống các loài được bổ sung là: Dầu rái, Sao đên, Chiêu liêu, Giổi xanh, Lát hoa, Re gừng, Sồi phảng, Huỳnh, Vạng trứng, Tếch, Quế, Mây nếp, Bạch đàn cloziana, bạch đàn pellita, Phi lao, Keo chịu hạn, Xoan chịu hạn, Đước, Vẹt tách, Tràm lá dài, Tràm cử, Tràm trắng, Trám đen…

Về chi phí quản lý dự dự án đối với việc phát triển trồng rừng cho sản xuất: theo Quyết định 210/2006/QĐ-TTg ngày 12/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ thì vốn quản lý là 10% vốn lâm sinh (chủ dự án 8%, cấp tỉnh 1,3%, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 0,7%), chủ dự án sử dụng vốn vay này phục vụ cho triển khai dự án 661 bao gồm cả dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất.

Về tạm ứng vốn hỗ trợ trồng rừng sản xuất của dự án 661 hiện tại thực hiện theo Thông tư số 43/2002/TT-BTC ngày 07/5/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, cấp phát vốn ngân sách nhà nước cho dự án 661 gồm 3 bước:

- Khi thủ tục đầy đủ, Kho bạc nhà nước cấp tạm ứng bằng 30% kế hoạch vốn năm của dự án.

- Dự án triển khai đạt tiến độ 50% năm, chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu các khối lượng công việc hoàn thành, Kho bạc nhà nước làm thủ tục ứng tiếp cho chủ đầu tư tối đa 40% kế hoạch vốn còn lại để chủ đầu tư tiếp tục triển khai thực hiện.

- Cuối năm, chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu các khối lượng công việc đã hoàn thành gửi Kho bạc nhà nước để làm thủ tục chuyển từ cấp phát tạm ứng sang cấp thanh toán và cấp phát bổ sung phần vốn kế hoạch còn lại.

Hiện nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách phát triển rừng sản xuất. Trong dự thảo có đề nghị hỗ trợ đầu tư, chủ rừng được phép ứng trước 70% kinh phí hỗ trợ ngay sau khi được giao kế hoạch để chuẩn bị giống và chuẩn bị hiện trường trồng rừng, phần còn lại được thanh toán vào cuối năm thứ 2 sau khi được nghiệm thu.

28/ Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị: “Tuyến kênh thuỷ lợi Cái Tàu – Sóc Tro đoạn đi ngang qua xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long hiện nay do tàu thuyền đi lại thường xuyên nên bị sạt lở nghiêm trọng, cử tri đã phản ánh nhiều lần để xin nhà nước khắc phục, tránh thiệt hại cho người dân nhưng vì đây là công trình thuộc quản lý của Trung ương, mức đầu tư và sửa chữa lớn nên đến nay vẫn chưa được khắc phục, đề nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quan tâm và có ý kiến giải quyết vấn đề này.”

Trả lời (tại Công văn số 1762/BNN-TL ngày 02/7/2007):

Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long về sạt lở của tỉnh trong năm 2006 cho thấy toàn tỉnh Vĩnh Long có 74 điểm sạt lở, trong đó điểm sạt lở trên kênh Xã Tàu – Sóc Tro (huyện Tam Bình) được xác định là điểm sạt lở nhỏ nhưng thường xuyên và nghiêm trọng. Một trong những nguyên nhân sạt lở được dự đoán là do các hoạt động giao thông thuỷ có tốc độ lớn.

Giải pháp đối phó với hiện tượng sạt lở trong toàn tỉnh Vĩnh Long mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện là phối hợp với chính quyền tỉnh thường xuyên tuyên truyền giúp dân cảnh giác với hiện tượng sạt lở, tổ chức di dân tái định canh định cư (hàng năm Chi cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn đã hỗ trợ di dời cho khoảng 300 hộ dân trên toàn tỉnh trên toàn tỉnh Vĩnh Long với tổng chi phí khoảng 300 – 500 triệu đồng). Đồng thời triển khai thi công các công trình kè chống sạt lở (kè sông Tiền, kè Cái Nhum với tổng số vốn là 85,5 tỷ đồng); trồng cỏ vetiver....

Riêng đối với khu vực sạt lở trên kênh Xã Tàu – Sóc Tro là 1 trong 4 điểm được đưa vào thực hiện dự án thử nghiệm trồng cỏ vetiver chống sạt lở bờ sông rạch.

Tuy nhiên đây chỉ là những biện pháp trước mắt, về lâu dài các giải pháp để khắc phục hoàn toàn hiện tượng sạt lở đã được đề xuất trong quy hoạch thuỷ lị Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020 (quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 84/2006/QĐ-TTg ngày 14/9/2006) với các công trình ưu tiên đầu tư giai đoạn 2006 – 2010:

- Kiên cố hoá kênh mương Vĩnh Long với tổng mức đầu tư là 84,4 tỷ đồng.

- Kè Tam Bình với tổng mức đầu tư ước tính 29 tỷ đồng.

Việc triển khai thực hiện các dự án ưu tiên trong khu vực nêu trên song song với công tác quản lý chặt chẽ các hoạt động khai thác lòng sông cho các mục đích sản xuất kinh doanh như: khai thác cát, hoạt động giao thông, nuôi trồng thuỷ sản... sẽ khắc phục được cơ bản hiện tượng sạt lở bờ ở khu vực này.



BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
1/ Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị: ‘Cử tri băn khoăn về việc Chính phủ thực hiện dự án đường sắt trên cao. Cử tri cho rằng với điều kiện như hiện nay thì dự án này là chưa phù hợp. Đề nghị xem xét lại về dự án trên nhằm tránh lãng phí tiền vay của nước ngoài”.

Trả lời (tại Công văn số 2948/BGTVT-CĐSVN ngày 17/5/2007):

Kết cấu hạ tầng giao thông là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội. Từ nay đến năm 2010 muốn đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển và đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp thì xâydựng kết cấu hạ tầng giao thông phải đi trước một bước. Trong hệ thống giao thông vận tải thống nhất, với những ưu điểm như: vận tải khối lượng lớn, an toàn, tiết kiệm đất, ít gây ô nhiễm môi trường…, giao thông vận tải đường sắt ngày càng đóng vai trò chủ đạo trong việc vận tải trên các hành lang kinh tế và đặc biệt là vận tải hành khách công cộng, giải quyết vấn đề ách tắc, ô nhiễm, tai nạn ngày càng bức thiết đối với giao thông đô thị.

Thực tế hiện nay Hà Nội đang đối mặt với các vấn đề nêu trên. Mật độ vận tải trên nhiều tuyến đường Hà Nội đã vượt từ 1,5 đến 2 lần năng lực và thường xuyên xảy ra ách tắc giao thông trong giờ cao điểm. Thành phố cũng đã cố gắng phát triển các tuyến xe buýt nhưng chỉ đáp ứng phần nhỏ nhu cầu giao thông công cộng. Việc mở rộng đường hầu hết gặp khó khăn do vấn đề giải phóng mặt bằng lớn, đòi hỏi kinh phí đền bù và tái định cư cao, thời gian xây dựng kéo dài… vì vậy, để đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng và giải quyết các vấn đề bức thiết của giao thông đô thị, xét về lâu dài chỉ có thể dựa vào phương thức vận tải khối lượng lớn là hệ thống đường sắt đô thị.

Trong quy hoạch chung của Thủ đô Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 108/1998/QĐ-TTg ngày 20/6/1998 đã xác định “Ưu tiên cho việc xây dựng hệ thống đường sắt đô thị để tạo nên những trục chính của mạng lưới vận tải hành khách công cộng của Thủ đô, bao gồm cả các tuyến đi trên cao và đi ngầm”, theo đó, đến năm 2020 sẽ xây dựng 8 tuyến đường sắt đô thị. Việc ưu tiên xây dựng đường sắt đô thị cũng được đề cập trong Quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 06/2002/QĐ-TTg ngày 07/01/2002 và chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020 (Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 206/2004/QĐ-TTg ngày 10/12/2004). Hiện nay Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã triển khai nghiên cứu và bắt đầu xây dựng tuyến số 4: Nhổn – Cầu Giấy – Ga Hà Nội. Ngoài ra, các tuyến số 1 (Yên Viên – Ngọc Hồi), số 2 (Hà Nội – Hà Đông), số 3 (Hà Nội – Sân bay Nội Bài), số 5 (khách sạn Daewoo – Láng Hoà Lạc) cũng đang được nghiên cứu và tìm nguồn vốn đầu tư.

Theo quy định của Luật Đường sắt số 35/2005/QH11 ngày 14/6/2005, các giao cắt giữa đường sắt đô thị và đường bộ phải tổ chức giao khác mức để bảo đảm giao thông được thông suốt và an toàn. Vì vậy, việc xây dựng đường sắt đô thị có thể đi trên mặt đất, đi trên cao hoặc đi ngầm đều được xem xét trong quá trình nghiên cứu trên nguyên tắc bảo đảm giao khác mức và tối thiểu chi phí.

Tóm lại Bộ Giao thông Vận tải cho rằng việc sớm xây dựng đường sắt đô thị là cần thiết và hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường và giảm thiểu tai nạn giao thông, góp phần phát triển bền vững thủ đô Hà Nội.



2/ Cử tri tỉnh Quảng Ninh kiến nghị: “Đề nghị mở rộng đường dẫn lên hai đầu cầu Bãi Cháy, vì hiện nay đường dẫn quá nhỏ không tương xứng với cầu và không đảm bảo an toàn giao thông.”

Trả lời (tại Công văn số 3198/BGTVT-KHĐT ngày 29/5/2007):

Đường dẫn lên hai đầu cầu Bãi Cháy đã được thi công đúng thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt và vừa đưa vào khai thác sử dụng. Bộ Giao thông Vận tải ghi nhận ý kiến của cử tri để tiếp tục xem xét trong quá trình khai thác, sử dụng và sẽ giao đơn vị quản lý, khai thác nghiên cứu tổ chức giao thông tại đây cho hợp lý để đảm bảo an toàn giao thông.



3/ Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: “Dự án xây dựng cầu Linh Cảm trên quốc lộ 15 A là dự án quan trọng phục vụ phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo cho các xã vùng ngoài đê của huyện Đức Thọ và để thông tuyến trên quốc lộ 15 A với tỉnh Nghệ An. Hiện nay dự án đã được Cục Đường bộ Việt Nam lập xong, đề nghị Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cho ứng vốn kế hoạch năm 2008 để khởi công công trình trong năm 2007 như thông báo số 664/TB-BGTVT ngày 25/12/2006 của Bộ Giao thông Vận tải.”

Trả lời (tại Công văn số 3197/BGTVT-KHĐT ngày 29/5/2007):

Hiện nay Cục Đường bộ Việt Nam (chủ đầu tư) đang hoàn tất các thủ tục theo quy định để phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Linh Cảm.

Sau khi dự án được duyệt, Bộ Giao thông Vận tải sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ ứng vốn để thi công.

4/ Cử tri tỉnh Quảng Bình kiến nghị: “Đề nghị Bộ Giao thông Vận tải quan tâm hỗ trợ đầu tư xây dựng cầu Trung Quán.”

Trả lời (tại Công văn số 3196/BGTVT-KHĐT ngày 29/5/2007):

Cầu Trung Quán nằm trên đường liên xã, hiện nay đang là bến đò. Việc xây dựng cầu Trung Quán là cần thiết để phát triển kinh tế xã hội của các xã trong khu vực.

Tỉnh Quảng Bình cần sớm cho tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư để làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo. Nếu ngân sách địa phương khó khăn đề nghị Tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin đưa vào chương trình mục tiêu để được hỗ trợ từ ngân sách trung ương.

5/ Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: “Đề nghị Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo các đơn vị chức năng của Bộ khảo sát, lắp đèn chiếu sáng vào ban đêm trên đoạn Quốc lộ I từ cầu Tân Huơng (xã Tân Hương, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) đến cầu Bến Chùa (xã Long An, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang), đây là đoạn đường đông dân cư, mật độ phương tiện giao thông khá dày, do không có đèn chiếu sáng vào ban đêm nên thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông.”

Trả lời (tại Công văn số 3810/BGTVT-CĐBVN ngày 20/6/2007):

Trong thời gian qua, tình hình mất an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ nói chung và trên các tuyến quốc lộ nói riêng vẫn còn diễn biến rất phức tạp và là vấn đề bức xúc được xã hội quan tâm; có nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó chủ yếu là ý thức chấp hành không tốt Luật Giao thông đường bộ của một số người điều khiển phương tiện. Việc đầu tư xây dựng hệ thống đèn chiếu sáng ngoài tác dụng hạn chế tai nạn giao thông về ban đêm rất hiệu quả, góp phần giữ gìn trật tự an ninh và tăng mỹ quan đô thị, mỹ quan của tuyến đường, nhất là những đoạn đông dân cư, mật độ phượng tiện quá dày như đoạn tuyến quốc lộ 1 từ cầu Tân Hương đến cầu Bến Chùa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang; tuy nhiên, công tác đầu tư xây dựng ban đầu và bảo trì, vận hành trong quá trình khai thác, sử dụng đòi hỏi phải có kinh phí lớn trong điều kiện vốn ngân sách dành cho công tác quản lý và bảo dưỡng thường xuyên đường quốc lộ rất hạn hẹp.

Thông cảm và chia sẻ với ngành giao thông vận tải đường bộ, trong thời gian vừa qua, một số địa phương đã chủ động phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải, triển khai phương án giao địa phương đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành và bảo trì hệ thống chiếu sáng trên đoạn quốc lộ đi qua nội thành, nội thị, khu dân cư đông người bằng nguồn ngân sách địa phương; sự phối hợp này đã thu được kết quả rất tốt trong việc đảm bảo an toàn giao thông cũng như công tác giữ gìn an ninh trật tự xã hội trên địa bàn dân cư. Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang xem xét, chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương nghiên cứu đầu tư xây dựng hệ thống chiếu sáng trên quốc lộ 1 đoạn từ cầu Tân Hương (xã Tân Hương, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) đến cầu Bến Chùa (xã Long An, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) bằng nguồn ngân sách của tỉnh như một số địa phương khác đã thực hiện.

6/ Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: “Đề nghị Bộ sớm đầu tư mở rộng Cảng sân bay hàng không Pleiku để các máy bay lớn như Airbus cất, hạ cánh được; đồng thời nâng cấp, mở rộng các tuyến Quốc lộ 19, 14, 25 trên địa bàn tỉnh Gia Lai nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động giao thông vận tải, góp phần thu hút đầu tư vào tỉnh, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh - quốc phòng trên địa bàn.

Đề nghị Bộ triển khai thực hiện dự án đầu tư mở rộng Quốc lộ 19, đoạn qua xã Đak Pơ, huyện Đak Pơ thuộc tỉnh Gia Lai (dự án này đã khảo sát từ năm 2005 đến nay chưa triển khai).”

Trả lời (tại Công văn số 3769/BGTVT-KHĐT và 3811/BGTVT-KHĐT ngày 20/6/2007):

- Trong những năm vừa qua, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về chính sách phát triển kinh tế, nhiệm vụ chính trị của khu vực Tây Nguyên, Cảng hàng không Pleiku thuộc tỉnh Gia Lai đã được chú trọng đầu tư nâng cấp hạ tầng bao gồm các công trình như nhà ga hành khách, đường hạ cất cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay cùng hệ thống công trình phục vụ kỹ thuận, quản lý điều hành bay. Hiện tại, các công trình này vẫn đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển hàng không của khu vực.

Để phục vụ việc phát triển vận tải hàng không toàn quốc, trong kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản các năm tới, Bộ Giao thông vận tải đã có danh mục kéo dài đường hạ cánh Cảng hàng không Pleiku với quy mô đầu tư có thể tiếp nhận được các máy bay như A320, A321. Thời điểm triển khai thực hiện dự án phụ thuộc vào việc cấp vốn ngân sách của Nhà nước. Bộ Giao thông vận tải sẽ quan tâm tới dự án này trong việc cân đối kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm.

- Việc nâng cấp mở rộng các tuyến quốc lộ 19, 14, 25 đạt tiêu chuẩn là một đòi hỏi chính đáng để đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của địa phương. Tuy nhiên, do ngân sách nhà nước hiện nay rất khó khăn, nên chưa triển khai nâng cấp và mở rộng được ngay. Thời gian vừa qua Bộ Giao thông Vận tải đã tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp dần bằng nhiều nguồn vốn khác nhau trên quốc lộ 19,14,25:



1. Quốc lộ 19:

- Dự án sửa chữa mặt đường thảm bê tông nhựa các đoạn cục bộ quốc lộ 19 đoạn từ Km 15 – Km 168 theo phương thức vay vốn đầu tư, thu phí hoàn vốn. Cục Đường bộ Việt Nam sẽ triển khai thi công vào cuối năm 2007.

- Dự án đoạn qua thành phố Pleiku dài 3,5 km, khởi công quý III năm 2007, hoàn thành vào đầu năm 2008, sử dụng nguồn trái phiếu Chính phủ.

- Dự án đoạn qua thị trấn Kon Dơng dài 4 km, đang triển khai thi công, phấn đấu hoàn thành vào cuối năm 2007, sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.

- Dự án đoạn Hàm Rồng đến biên giới dài 59 km, đang triển khai thi công, phấn đấu hoàn thành vào cuối năm 2007, sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.

- Dự án đoạn tránh An Khê dài 8 Km, đang triển khai lập dự án đầu tư để vay vốn của JIBIC Nhật Bản.

- Đoạn qua thị trấn Đăk Pơ dài 3,5 km, ngày 28/3/2007 Bộ Giao thông Vận tải đã thống nhất với Uỷ ban nhân dân tỉnh giao cho Cục Đường bộ Việt Nam phối hợp với Ban an toàn giao thông xử lý các điểm đen.

2. Quốc lộ 14:

- Dự án sửa chữa thảm mỏng đoạn km 518 – km 704 theo phương thức vay vốn đầu tư, thu phí hoàn vốn, đã hoàn thành vào đầu năm 2007.

- Dự án mở rộng đoạn qua Chư Sê dài 4 km, năm 2007 mới bố trí được vốn trái phiếu Chính phủ để triển khai thi công tiếp vào quý III năm 2007, sẽ hoàn thành vào đầu năm 2008.

- Dự án mở rộng đoạn qua thành phố Pleiku dài 11 km, đang triển khai thi công, sẽ hoàn thành vào đầu năm 2008.



3. Quốc lộ 25:

- Dự án mở rộng đoạn qua thị trấn Krông Pa dài 3 km, đã hoàn thành năm 2005.

- Dự án mở rộng đoạn qua thị trấn Ayunpa dài 3 km, đã cơ bản hoàn thành vào cuối năm 2006.

- Đoạn Km 25 – Km 80 và đoạn Km 83 – Km 123, Bộ Giao thông Vận tải đang chuẩn bị các thủ tục liên quan và làm việc với phía Nhật Bản để nâng cấp bằng vốn vay của JIBIC. Đồng thời, theo kiến nghị của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai, Bộ Giao thông Vận tải đã giao Cục Đường bộ Việt Nam tăng cường công tác sửa chữa, quản lý đảm bảo an toàn giao thông và trước mắt ưu tiên tìm kiếm nguồn vốn để triển khai thi công đoạn Km 99+500 – Km 111.



7/ Cử tri tỉnh Đăk Lăk kiến nghị: “Cử tri đề nghị Nhà nước quan tâm đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14 đoạn đi qua thành phố Buôn Ma Thuột (đoạn từ Đạt Lý đến cầu 14) nhằm giải quyết ách tắc giao thông, giảm thiểu tai nạn”.

Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 1.47 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương