TẬp hợp kết quả giải quyếT, trả LỜI Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri gửi tới kỳ HỌp thứ 11, quốc hội khoá XI bộ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN


BAN THI ĐUA KHEN THƯỞNG TRUNG ƯƠNG



tải về 1.47 Mb.
trang17/21
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.47 Mb.
#20046
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21

BAN THI ĐUA KHEN THƯỞNG TRUNG ƯƠNG
1/ Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Đề nghị bổ sung nội dung “Tặng huy chương cho người phát hiện tham nhũng” vào Luật Thi đua khen thưởng.

Trả lời (Công văn số 1232/BTĐKT-VI ngày 28/6/2007 của Ban Thi đua khen thưởng Trung ương):

Luật Thi đua khen thưởng ngày 26/11/2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua khen thưởng ngày 14/6/2005 đã quy định 10 loại Huân chương, 04 loại Huy chương, 08 danh hiệu vinh dự nhà nước... và nhiều loại hình khen thưởng của bộ, ngành, địa phương như: Bằng khen, Huy hiệu, Kỷ niệm chương để tặng cho các tập thể, cá nhân có thành tích thường xuyên hoặc thành tích đột xuất, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Thành tích đấu tranh phòng, chống tham nhũng cũng như thành tích ở các lĩnh vực công tác khác đã được quy định chung trong tiêu chuẩn của các hình thức khen thưởng trên. Việc bổ sung vào Luật Thi đua, khen thưởng một loại Huy chương riêng cho người phát hiện tham nhũng, Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương xin ghi nhận ý kiến của cử tri tỉnh Tây Ninh để tổng hợp, báo cáo Chính phủ về những nội dung cần nghiên cứu, bổ sung sửa đổi Luật thi đua, khen thưởng.



2/ Cử tri huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Đề nghị Trung ương xét khen thưởng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” cho huyện Tây Giang vì đã có nhiều công lao trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ, đóng góp sức người, sức của góp phần vào thắng lợi của cách mạng.

Trả lời (Công văn số 1232/BTĐKT-VI ngày 28/6/2007 của Ban Thi đua khen thưởng Trung ương):

Nhiều năm qua, Nhà nước ta đã xem xét và quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho hàng ngàn tập thể, cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong 02 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (khen thưởng kháng chiến chống Pháp được triển khai thực hiện từ năm 1960 và khen thưởng kháng chiến chống Mỹ triển khai thực hiện từ năm 1980). Đến nay, việc xét tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong 02 cuộc kháng chiến đã cơ bản được giải quyết; tại văn bản số 42-CV/TW ngày 03/10/2006, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có kết luận: “Đồng ý tiếp tục xét tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân đối với cá nhân đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong các cuộc kháng chiến mới được các địa phương, đơn vị phát hiện; quá trình xem xét phải cân nhắc chặt chẽ, chính xác về tiêu chuẩn, việc xem xét này kết thúc vào ngày 30/4/2007; không xét tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang đối với tập thể”.



3/ Cử tri tỉnh Bạc Liêu kiến nghị: Đề nghị Nhà nước tặng thưởng Huân, huy chương cho người có công với cách mạng từ năm 2000 đến nay nhưng tiền trợ cấp chưa được giải quyết, yêu cầu xem xét, sớm giải quyết.

Trả lời (Công văn số 1232/BTĐKT-VI ngày 28/6/2007 của Ban Thi đua khen thưởng Trung ương):

Việc thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng đã được Nghị định 28/CP ngày 29/4/1995 và Nghị định 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ quy định đối tượng, mức đãi ngộ cụ thể và giao cho ngành Lao động – thương binh – xã hội hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Đề nghị cử tri liên hệ với Phòng Lao động – thương binh – xã hội hoặc Sở Lao động – thương binh và xã hội để được xem xét, giải quyết.



4/ Cử tri tỉnh Hoà Bình kiến nghị: Đề nghị Nhà nước quan tâm có chính sách cấp lại Huân, Huy chương, Bằng tổ quốc ghi công cho các đối tượng tham gia kháng chiến đã được cấp nhưng do điều kiện khách quan (mất, lũ lụt cháy nhà thất lạc hoặc mới nhận giấy báo tử…) để các đối tượng này được hưởng chế độ chính sách của nhà nước theo quy định.

Trả lời (Công văn số 1232/BTĐKT-VI ngày 28/6/2007 của Ban Thi đua khen thưởng Trung ương):

Thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ về việc cấp lại các hiện vật khen thưởng (văn bản số 6400/TCCp ngày 15/11/1994 của Văn phòng Chính phủ), sau khi có hướng dẫn số 24-TĐKT ngày 3/3/1995, Viện Thi đua khen thưởng Nhà nước (trước đây) và Ban Thi đua khen thưởng Trung ương đã thường xuyên cấp đổi lại Huân chương, Huy chương, Bằng Huân chương, Huy chương cho các tập thể, cá nhân (trong đó có nhiều trường hợp thuộc tỉnh Hoà Bình). Đối tượng có nhu cầu cấp lại hiện vật khen thưởng cần liên hệ với chính quyền địa phương (qua hệ thống thi đua khen thưởng các cấp) để xem xét, hướng dẫn thủ tục. Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương sẽ xem xét, giải quyết theo đề nghị của UBND các tỉnh, thành phố, các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương.

Riêng Bằng Tổ quốc ghi công, các trường hợp cần cấp lại thực hiện theo Thông tư 02/2007/TT-BLĐTBXH ngày 16/1/2007 của Bộ Lao động – thương binh và xã hội, Sở Lao động- thương binh và xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm căn cứ hồ sơ gốc viết Bằng Tổ quốc ghi công, lập tờ trình và danh sách trình Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố để trình Thủ tướng Chính phủ cấp lại Bằng. Các trường hợp cấp mới, Ban thi đua – Khen thưởng Trung ương sẽ tiến hành xem xét, giải quyết trên cơ sở xét duyệt và đề nghị các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, các tập đoàn kinh tế Nhà nước, tổng công ty 91 và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Cử tri có nhu cầu tìm hiểu thêm về thủ tục xin liên hệ với cơ quan Lao động – thương binh và xã hội ở địa phương để được giải đáp.

5/ Cử tri tỉnh Quảng Bình kiến nghị: Đề nghị Nhà nước sớm công nhận thị trấn Quy Đạt (đơn vị hành chính tách ra từ xã Quy Hoá) là thị trấn anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Trả lời (Công văn số 1232/BTĐKT-VI ngày 28/6/2007 của Ban Thi đua khen thưởng Trung ương):

Tại văn bản số 42-CV/TW ngày 3/10/2006, Ban Bí thư Trung ương đã cho ý kiến “đồng ý cấp Bằng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho các đơn vị hành chính (tỉnh, huyện, xã) được chia tách từ đơn vị hành chính trước đây đã được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Bộ Quốc phòng xem xét, phối hợp với Ban Thi đua – khen thưởng Trung ương để triển khai thực hiện; đề nghị UBND tỉnh Quảng Bình báo cáo Thủ tướng Chính phủ (qua Bộ Quốc phòng) để thực hiện.



6/ Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Đề nghị Nhà nước nghiên cứu thêm hình thức khen thưởng “Kỷ niệm chương Trường Sơn” tặng thưởng các đối tượng vượt Trường Sơn vùng với nhân dân miền Nam chống Mỹ cứu nước.

Trả lời (Công văn số 1232/BTĐKT-VI ngày 28/6/2007 của Ban Thi đua khen thưởng Trung ương):

Theo quy định tại Điều 69, Luật Thi đua khen thường, tên Kỷ niệm chương, tên Huy hiệu, đối tượng và tiêu chuẩn tặng Kỷ niệm chương, Huy hiệu do bộ, ban, ngành, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội quy định. Như vậy, Luật thi đua khen thưởng không ban hành cụ thể tên Kỷ niệm chương, đối tượng tặng Kỷ niệm chương. Ban Thi đua – khen thưởng Trung ương ghi nhận ý kiến đề nghị của cử tri, trao đổi với các bộ, ngành có liên quan về vấn đề này.



BỘ VĂN HOÁ - THÔNG TIN
1/ Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Đề nghị Bộ Văn hoá Thông tin có quy định thống nhất trong việc treo cờ Đảng, cờ Nước tại hội nghị; tổ chức hội thảo ở các cơ quan từ Trung ương đến địa phương, chọn một loại hoa làm Quốc hoa cho đất nước.

Trả lời (Công văn số 2243/BVHTT-VP ngày 20/6/2007 của Bộ Văn hoá - Thông tin):

+ Về quy định treo Đảng kỳ, Quốc kỳ tại các hội nghị:

Ngày 09/8/2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định 154/2004/NĐ-CP về Nghi thức nhà nước trong tổ chức mít tinh, lễ kỷ niệm; trao tặng và đón nhận danh hiệu vinh dự nhà nước, Huân chương, Huy chương, Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 4, Nghị định số 154/2004/NĐ-CP quy định về trang trí buổi lễ:

- Tổ chức trong hội trường.

Điểm a, Khoản 1, Điều 4 quy định: “Quốc kỳ hoặc Quốc kỳ và cờ Đảng treo trên phông hậu hoặc trên cột cờ về phía bên trái của sân khấu; Quốc kỳ ở bên phải, cờ Đảng ở bên trái (nhìn từ phía hội trường lên)”.

Điểm h, Khoản 1, Điều 4 quy định: “Bên ngoài hội trường treo Quốc kỳ ở vị trí trang trọng, cờ trang trí, băng khẩu hiệu, tạo cảnh quan phù hợp với buổi lễ”.

- Tổ chức ngoài trời:

Điểm b, Khoản 2, Điều 4 quy định: “Lễ đài được thiết kễ vững chắc, bài trí tương tự như trong hội trường. Quốc kỳ treo trên cột cao trước lễ đài. Quanh lễ đài có cờ trang trí, băng rôn, khẩu hiệu phù hợp”.

Như vậy, việc treo Quốc kỳ, Đảng kỳ tại các buổi lễ quan trọng đã được Chính phủ quy định thống nhất. Tuy nhiên, việc treo Quốc kỳ, Đảng kỳ tại các hội nghị như thế nào cần được xem xét thận trọng, bởi lẽ:

- Quốc kỳ, Đảng kỳ là biểu tượng quốc gia, việc sử dụng các biểu tượng này phải đảm bảo sự tôn nghiêm, trang trọng;

- Số lượng hội nghị được tổ chức nhiều, quy mô, tính chất của các hội nghị đa dạng, với sự tham gia của nhiều thành phần khác nhau…

Do đó, việc treo Quốc kỳ, Đảng kỳ tại các hội nghị nói chung cần được tiếp tục nghiên cứu, khảo sát thực tiễn trước khi có quy định thống nhất. Trong khi chưa có văn bản quy định cụ thể, tại các hội nghị có treo Quốc kỳ, Đảng kỳ, có thể vận dụng các quy định tại Nghị định số 154/2004/NĐ-CP như đã nêu trên.

+ Về việc tổ chức Hội thảo chọn một lại hoa làm Quốc hoa cho đất nước:

Về việc này, Bộ Văn hoá - Thông tin đang chỉ đạo các cơ quan chức năng có văn bản báo cáo Bộ Chính trị , Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ xin chủ trương để Bộ tiến hành xây dựng các quy định về nếp sống văn hoá như: Nghi lễ quốc gia, Lễ phục, Quốc hoa, xây dựng thương hiệu Rượu Việt Nam báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

2/ Cử tri tỉnh Quảng Bình kiến nghị: Đề nghị nên thống nhất mô hình Trung tâm văn hoá - Thể dục thể thao ở cấp huyện, không nên để cho các huyện có mô hình tổ chức khác nhau.

Trả lời (Công văn số 2244/BVHTT-VP ngày 20/6/2007 của Bộ Văn hoá - Thông tin):

Ngày 31/10/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 271/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hoá thông tin cơ sở đến năm 2010. Khoản 1, Điều 1, quy định vê đối tượng quy hoạch như sau:

- Trung tâm Văn hoá - thông tin hoặc Nhà văn hoá trung tâm, Trung tâm Thông tin – Triển lãm cấp tỉnh.

- Trung tâm Văn hoá, Trung tâm Văn hoá - Thể thao cấp huyện.

- Nhà Văn hoá cấp xã, Nhà văn hoá thôn, làng, ấp, bản.

- Cung Văn hoá, Nhà Văn hoá thuộc các Bộ, ngành, lực lượng vũ trang (các thiết chế tín ngưỡng tôn giáo, các trung tâm, các khu vực vui chơi, giải trí chuyên biệt không thuộc phạm vi, đối tượng của Quy hoạch này).

Quyết định số 271/2005/QĐ-TTg cũng nêu rõ mục tiêu, nội dung, giải pháp và nguồn vốn để triển khai thực hiện Quy hoạch và phấn đấu đến năm 2010 có 80% thiết chế văn hoá - thông tin cấp huyện đạt chuẩn quốc gia.

Ngày 13/9/2005, Bộ trưởng BộVăn hoá - Thông tin đã ban hành Quyết định số 49/2005/QĐ-BVHTT về việc ban hành Quy chế mẫu tổ chức và hoạt động của Trung tâm Văn hoá - Thông tin cấp huyện. Nội dung Quy chế đã nêu rõ:

+ Vị trí, chức năng, đối tượng phục vụ, nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Văn hoá - Thông tin cấp huyện;

+ Cơ cấu tổ chức của Trung tâm;

+ Cơ chế hoạt động của Trung tâm

3/ Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: Đề nghị Nhà nước xem xét, có chính sách hỗ trợ để triển khai xây dựng mỗi thôn một nhà văn hoá thông qua hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm để người dân nông thôn có nơi tụ họp, sinh hoạt cộng đồng.

Trả lời (Công văn số 2245/BVHTT-VP ngày 20/6/2007 của Bộ Văn hoá - Thông tin):

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến việc xây dựng các thiết chế văn hoá ở cơ sở nhất là ở vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, số làng, thôn, ấp, bản của cả nước quá lớn, với gần 90.000 làng, thôn, ấp, bản, buôn, khu phố…, trong điều kiện kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, Nhà nước không đủ kinh phí để đầu tư xây dựng toàn bộ mà chỉ hỗ trợ được một phần. Hướng giải quyết trước mắt chủ yếu phải huy động từ ngân sách địa phương và đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân. Một số địa phương đã đẩy mạnh và làm tốt công tác xã hội hoá để huy động các nguồn lực cùng tham gia đóng góp xây dựng thiết chế văn hoá làng, thôn, ấp, bản, buôn, khu phố như: Nam Định, Tuyên Quang, Nghệ An, Thái Bình, Bắc Giang, Quảng Nam, Đắk Lắk, Tiền Giang…

Tính đến hết năm 2006, cả nước đã có 39.000 làng, thôn, ấp, bản có Nhà văn hoá chiếm khoảng 43%; 4.120 xã trên tổng số 10.986 xã, phường, thị trấn có Nhà văn hoá, bằng 38%. Đáng chú ý là để xây dựng số lượng nhà văn hoá trên có sự đóng góp to lớn của nhân dân, với tổng số tiền xây dựng lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Để tạo cơ chế, chính sách và điều kiện cho việc phát triển hệ thống nhà văn hoá ở làng, thôn, bản, Bộ Văn hoá - Thông tin đã tham mưu để Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 271/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế Văn hoá - Thông tin cơ sở đến năm 2010. Theo nội dung Quy hoạch đối tượng là các Trung tâm văn hoá thông tin hoặc nhà văn hoá trung tâm, trung tâm thông tin – triển lãm cấp tỉnh; Trung tâm văn hoá, Trung tâm văn hoá - thể thao cấp huyện; Nhà Văn hoá hoặc Trung tâm văn hoá - thông tin cấp xã; nhà văn hoá thôn, làng, ấp, bản…

Mục tiêu cụ thể về xây dựng Nhà văn hoá làng, thôn, ấp, bản của Quy hoạch đến năm 2010 đó là 70% số làng, thôn, ấp, bản, buôn có thiết chế Văn hoá - thông tin cơ sở đạt chuẩn quốc gia. Việc xây dựng hệ thống Nhà văn hoá phải nằm trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hàng năm của các địa phương. Các nhà văn hoá được xây dựng phải tiêu biểu cho bản sắc văn hoá dân tộc vùng miền và thuận tiện cho nhân dân tham gia các hoạt động văn hoá - thông tin; cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dùng đồng bộ, phù hợp yêu cầu phục vụ cho các hoạt động văn hoá cử quần chúng ở cơ sở.

Việc xây dựng Nhà văn hoá ở cơ sở được nhân dân tự nguyện đóng góp và có sự hỗ trợ của Nhà nước từ Trung ương đến cấp tỉnh và cấp huyện. Trong chương trình Mục tiêu quốc gia về văn hoá từ năm 2000 – 2010, hàng năm Bộ Văn hoá - Thông tin đều có hỗ trợ các địa phương phát triển hệ thống Nhà văn hoá thôn, làng, ấp, bản… Trong Quy hoạch Phát triển hệ thống thiết chế văn hoá thông tin cơ sở đến năm 2010 của các tỉnh, thành phố trong cả nước đều có kế hoạch hỗ trợ cho mỗi thôn, bản từ 10.000.000 đồng trở lên cho một Nhà văn hoá, phấn đấu đến năm 2010 hoàn thành kế hoạch.

4/ Cử tri tỉnh Quảng Bình kiến nghị: Đề nghị Chính phủ có văn bản phân cấp quản lý thống nhất trong cả nước đối với Đài phát thanh – truyền hình cấp huyện, đồng thời có sự tách bạch rõ ràng giữa các đài huyện chỉ có truyền thanh, phát thanh và các đài huyện có thêm hệ thống phát lại truyền hình trung tâm và hệ thống truyền hình các cụm xã vì hiện nay có đài huyện do tỉnh quản lý, có đài huyện phân cấp về cho huyện quản lý và chưa tách bạch về biên chế và kinh phí hoạt động nên đã gây khó khăn cho các đài huyện hoạt động.

Trả lời (Công văn số 2246/BVHTT-VP ngày 20/6/2007 của Bộ Văn hoá - Thông tin):

Cả nước có hiện nay có hơn 600 đài phát thanh, truyền thanh cấp huyện, với cơ cấu mỗi huyện có một đài phát thanh, truyền thanh. Các đài phát thanh, truyền thanh cấp huyện hầu hết đều nằm ở trung tâm hành chính huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Tuy nhiên, do việc đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất cho các đài cấp huyện còn khó khăn, chỉ có số ít các đài cấp huyện được trang bị tốt, nên nhìn chung các đài cấp huyện trong cả nước tuy nhiều về số lượng nhưng hiệu quả hoạt động chưa tương xứng.

Hiện nay, Bộ Văn hoá - Thông tin đã trình Chính phủ Dự thảo Quy hoạch phát triển hệ thống phát thanh, truyền thanh, truyền hình các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến năm 2010 và những năm tiếp theo. Theo đó, việc phân cấp quản lý nhà nước đối với các đài phát thanh – truyền hình địa phương được thực hiện như sau:

- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý đài phát thanh – truyền hình cấp tỉnh.

- Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh quản lý đài phát thanh – truyền hình cấp huyện.

- Uỷ ban dân dân cấp xã, phường quản lý trạm truyền thanh xã, phường.

Trong Dự thảo này, Bộ Văn hoá - Thông tin cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động phát thanh, truyền thanh, truyền hình địa phương như: thống nhất mô hình quản lý và hoạt động của các đài cấp huyện; xây dựng cơ chế, chính sách thích hợp để huy động các nguồn tài chính hợp pháp hỗ trợ hoạt động của các đài phát thanh, truyền thanh, truyền hình địa phương, đặc biệt là các đài cấp huyện; nguồn vốn đầu tư và phát triển của đài phát thanh, truyền thanh, truyền hình địa phương do ngân sách địa phương thực hiện, đối với những địa phương khó khăn, ngân sách Trung ương hỗ trợ một phần.

5/ Cử tri tỉnh Điện Biên kiến nghị: Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên có đề án trình Chính phủ về bảo tồn khu thiên nhiên Mường Nhé. Đề nghị Chính phủ sớm phê duyệt đề án để khu bảo tồn thiên nhiên được bảo vệ.

Trả lời (Công văn số 2247/BVHTT-VP ngày 20/6/2007 của Bộ Văn hoá - Thông tin)

Việc phê duyệt Dự án bảo tồn khu thiên nhiên Mường Nhé thuộc thẩm quyền xem xét, quyết định của Chính phủ, Bộ Văn hoá - Thông tin sẽ có ý kiến về các vấn đề liên quan theo chức năng, thẩm quyền của Bộ khi Chính phủ yêu cầu

Do đến nay, Bộ Văn hoá - Thông tin chưa nhận được tài liệu, văn bản liên quan đến Dự án bảo tồn Khu thiên nhiên Mường Nhé, nên không có cơ sở để xem xét, có ý kiến.

6/ Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị: Đề nghị Chính phủ sớm phê duyệt dự án tôn tạo và nâng cấp khu di tích lịch sử Pác Pó, tỉnh Cao Bằng để tương xứng với giá trị lịch sử.

Trả lời (Công văn số 2248/BVHTT-VP ngày 20/6/2007 của Bộ Văn hoá - Thông tin):

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm, tại Công văn số 3502/VPCP-VX, ngày 4/7/2006 về việc giao Bộ Văn hoá - Thông tin chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức thẩm định Đề án bảo tồn, tôn tạo và phát huy Khu di tích lịch sử Pác Pó, tỉnh Cao Bằng. Sau khi nhận được Tờ trình số 87/TTr-UBND ngày 18/1/2007 của UBND tỉnh Cao Bằng trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề án bảo tồn, tôn tạo và phát huy Khu di tích lịch sử Pác Pó, tỉnh Cao Bằng; Bộ Văn hoá - Thông tin đã tổ chức thẩm định Đề án bảo tồn, tôn tạo và phát huy Khu di tích lịch sử Pác Pó, tỉnh Cao Bằng.

Trên cơ sở ý kiến đóng góp bằng văn bản của các Bộ, ngành liên quan, ngày 2/4/2007, Bộ Văn hóa – Thông tin đã có văn bản thẩm định số 1111/BVHTT-DSVH đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án trên (kèm theo dự thảo Quyết định phê duyệt dự án).

Căn cứ Quyết định phê duyệt Dự án của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hoá - Thông tin đề nghị UBND tỉnh Cao Bằng phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để triển khai thực hiện dự án đạt hiệu quả.



BỘ TƯ PHÁP
1/ Cử tri các tỉnh, thành phố Đà Nẵng, Bình Định, Cao Bằng kiến nghị: Đề nghị Nhà nước có biện pháp phổ biến, tuyên truyền các văn kiện gia nhập mà Việt Nam cam kết khi tham gia vào tổ chức WTO cho cán bộ công chức, các tầng lớp nhân dân, nhất là lớp trẻ và doanh nhân để kịp thời nắm bắt và xây dựng định hướng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Trả lời (Công văn số 2904/BTP-VP ngày 4/7/2007 của Bộ Tư pháp):

Ngày 27/2/2007, Chính phủ đã có Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Theo chương trình này, một trong những nhiệm vụ chủ yếu của Chính phủ là công tác tuyên truyền và phố biến thông tin về WTO. Cụ thể là: “Sử dụng đa dạng các kênh thông tin và các phương tiện truyền thông, các lớp tập huấn để phổ biến các cơ hội, thách thức khi Việt Nam ra nhập WTO, cũng như nội dung các cam kết cụ thể cho các đối tượng có liên quan (cơ quan nhà nước, chủ thể sản xuất kinh doanh, hiệp hội ngành nghề) nhằm nâng cao hiểu biết về nội dung cam kết cũng như các công việc phải làm. Định hướng thông tin phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, kịp thời chấn chỉnh thông tin sai lệch về tác động của WTO. Sử dụng các phương tiện truyền thông để hỗ trợ các doanh nghiệp nắm vững chính sách phát triển kinh tế – xã hội chủ nước ta và các quy tắc, luật lệ của WTO”. Chính phủ đã giao việc thực hiện nhiệm vụ này cho các bộ, ngành có liên quan, trong đó giao Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, Bộ Văn hoá Thông tin, Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam là cơ quan chủ trì thực hiện.

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp, để phố biến, tuyên truyền các văn kiện gia nhập mà Việt Nam cam kết khi tham gia vào tổ chức WTO, Bộ Tư pháp đã tổ chức biên soạn Đặc san tuyên truyền pháp luật với chủ đề “ Chuyên đề thông tin về tổ chức thương mại thế giới (WTO)” với các tư liệu cần thiết cho việc nghiên cứu và phổ biến pháp luật về WTO. Cuốn đặc san này được gửi tới tổ chức pháp chế các bộ, ngành; Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh, huyện; các báo cáo viên pháp luật để làm tài liệu thực hiện tuyên truyền, phổ biến rộng rãi cho cán bộ, nhân dân.

Ngoài ra, trong hướng dẫn công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2007 của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Chính phủ đối với các bộ, ngành, địa phương cũng nhấn mạnh việc tuyên truyền, phổ biến rộng rãi cho cán bộ, nhân dân.

Ngoài ra, trong hướng dẫn công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2007 của Hội đồng phối hợp công tác giáo dục pháp luật của Chính phủ đối với các bộ, ngành, địa phương cũng nhấn mạnh việc tuyên truyền, phố biến các quy định của pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế, các cam kết của Việt Nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới nhằm phục vụ cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước và xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2007 và các năm tiếp theo.

2/ Cử tri thành phố Đà Nẵng kiến nghị: Việc thi hành án tồn đọng quá nhiều, đặc biệt là án dân sự, kinh tế gây ảnh hưởng không tốt đến lòng tin, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà nguyên nhân là do thiếu chấp hành viên và tinh thần trách nhiệm chưa cao nên cử tri đề nghị Cục thi hành án tăng thêm lực lượng chấp hành viên và tăng cường công tác giáo dục phẩm chất đạo đức để việc thi hành án được nghiêm minh, đúng pháp luật.

Trả lời (Công văn số 2904/BTP-VP ngày 4/7/2007 của Bộ Tư pháp):

Công tác thi thành án dân sự những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực, đội ngũ chấp hành viên, cán bộ thi hành án tăng cả về số lượng và chất lượng, tỷ lệ thi hành án năm sau cao hơn năm trước. Năm 2006 thi hành xong tăng 26.867 việc so với 2005, thu được 1.686 tỷ 404 triệu 294 ngàn đồng, đạt 26,97% (tăng só với năm 2005 là 22 tỷ 418 triệu 542 ngàn đồng). Sáu tháng đầu năm 2007 (56/64 tỉnh báo cáo), đã thi hành xong 92.075 việc (đạt 27,9% trên số việc có điều kiện thi hành), thu được 862.275.011.000 đồng (7,46% trên số tiền có điều kiện thi hành).

Tuy nhiên, hạn chế, tồn tại lớn nhất trong công tác thi hành án dân sự hiện nay vẫn là số lượng vụ việc thi hành án tồn đọng tuy có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ đáng kể. Tính đến ngày 31/3/2007, toàn quốc còn 280.871 việc chưa thi hành xong, trong đó có 135.602 việc tồn đọng do nguyên nhân khách quan (chưa có điều kiện thi hành) nên cơ quan thi hành án không thể thi hành được (chiếm 48,27 %), thể hiện ở các dạng:

- Người phải thi hành án ốm hoặc chưa xác định được nơi cư trú hoặc vì lý do chính đáng khác không thể thực hiện nghĩa vụ mà theo bản án, quyết định người đó phải tự mình thực hiện: 24.425 việc;

- Người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn việc thi hành án: 1.004 việc;

- Người phải thi hành các khoản nộp ngân sách nhà nước, không có tài sản hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản đó không đủ chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc có tài sản nhưng tài sản thuộc loại không được kê biên: 18.299 việc;

- Có tranh chấp về tài sản kê biên mà đang được Toà án thụ lý, giải quyết: 4.561 việc;

- Người phải thi hành án được Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản: 1.258 việc;

- Việc thi hành án tạm đình chỉ do có kháng nghị của Toà án, Viện kiểm sát: 94 việc;

- Trả lại đơn yêu cầu thi hành án do người phải thi hành án không có tài sản hoặc có quyết định đình chỉ thi hành án: 3.569 việc;

- Lý do khác: 82.197 việc (án tuyên không rõ ràng hoặc không phù hợp với thực tế: 3.944 việc, các cơ quan chức năng chưa thống nhất ý kiến xử lý: 8.041 việc, tài sản kê biên hợc phải giao chưa xử lý được: 55.732 việc, tạm ngừng thi hành án để giải quyết khiếu nại: 14.479 việc).

Bên cạnh đó, vẫn còn 135.602 việc thi hành án có điều kiện thi hành nhưng chưa thi hành xong, trong đó có nguyên nhân từ phía cơ quan thi hành án chưa tích cự tổ chức thi hành án, thậm chí có sai phạm, tiêu cực trong quá trình thi hành án và do sự quá tải công việc của một số cơ quan thi hành án có lượng án quá lớn. Hiện tại, cả nước chỉ có 2.476 chấp hành viên/7060 biên chế, nên tính bình quân mỗi chấp hành viên thường xuyên phải đảm đương một khối lượng công việc rất cao (trên 20 việc/người/tháng), cá biệt có nơi hơn 100 việc/người/tháng (riêng ở Đà Nẵng hiện có 28 chấp hành viên/99 biên chế, nhưng 06 tháng đầu năm 2007 thụ lý 9.164 việc, nên bình quân mỗi chấp hành viên phải thi hành 54,5 việc/người/tháng. Số việc đã thi hành xong là 1.562 việc, bình quân mỗi chấp hành viên thi hành xong 9,29 việc/người/tháng).

Trước tình hình trên, Bộ Tư pháp đã thực hiện nhiều biện pháp để tăng cường số lượng chấp hành viên, khắc phục tình trạng thiếu thủ trưởng cơ quan thi hành án hoặc cơ quan thi hành án chỉ có một chấp hành viên và chú trọng giáo dục đạo đức nghề nghiệp chấp hành viên; xử lý nghiêm những người có sai phạm, tiêu cực trong quá trình thi hành án. Song, một thực tế chưa thể khắc phục ngay đó là một số cán bộ trẻ tuy đã được đào tạo nghề nhưng ít kinh nghiệm thực tiễn, một số cán bộ có kinh nghiệm thực tiễn lại chưa được đào tạo căn bản về chuyên môn nghiệp vụ “lịch sử để lại”, nên vẫn chưa khắc phụ được tình trạng thiếu thủ trưởng cơ quan thi hành án và chấp hành viên.

Việc chưa khắc phụ tình trạng thiếu Thủ trưởng cơ quan thi hành án hoặc cơ quan thi hành án chỉ có một chấp hành viên về mặt khách quan do ở những nơi này không có nguồn để tuyển dụng công chức vào làm việc tại cơ quan thi hành án, không có người đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm chấp hành viên theo quy định tại Điều 13 Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004 (có trình độ cử nhân luật trở lên và có chứng chỉ đào tạo về nghiệp vụ thi hành án); thậm chí, nếu có được tuyển dụng công chức hoặc được bổ nhiệm chấp hành viên thì họ lại không muốn về công tác ở những vùng núi cao, vùng đồng bào dân tộc hoặc vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo (những nơi không tuyển dụng đủ số lượng, chưa có Trưởng thi hành án dân sự hoặc đơn vị thi hành án chỉ có 01 chấp hành viên thường là những đơn vị ở vùng núi cao, vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo).

Mặt khác, còn có nguyên nhân do chế độ chính sách khi điều động chấp hành viên cấp tỉnh xuống làm Trưởng thi hành án dân sự cấp huyện còn bất cập (vì sự chênh lệch quá lớn giữa mức lương chấp hành viên cấp tỉnh và cấp huyện) nên chưa khuyến khích được chấp hành viên cấp tỉnh về công tác tại có quan thi hành án cấp huyện. ở địa phương, mặc dù được phân bổ biên chế cán bộ thi hành án nhưng lại không tuyển được người (nhất là ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa và các tỉnh phía Nam); số lượng cán bộ thi hành xin chuyển công tác, xin nghỉ việc có xu hướng gia tăng vì công tác thi hành án rất khó khăn, phức tạp nhưng chế độ chính sách còn nhiều bất cập, đặc biệt là chưa có chế độ đãi ngộ thoả đáng cho những người làm việc tại các cơ quan thi hành án ở huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa; sinh viên tốt nghiệp đại học luật không muốn làm công tác thi hành án vì công việc vất vả, thu nhập thấp, ngại va chạm. Vì vậy, tình trạng quá tải công việc của chấp hành viên và cán bộ thi hành án chậm được khắc phục, tác động xấu tới hiệu quả công tác thi hành án dân sự.

Nhằm đẩy mạnh công tác thi hành án dân sự, góp phần đảm bảo việc thi hành án được nghiêm minh, đúng pháp luật, đầu năm 2007, Bộ Tư pháp đã chỉ đạo: tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy của các cơ quan thi hành án dân sự địa phương; xây dựng đề án bổ sung biên chế cho cơ quan thi hành án dân sự đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, nhằm tương ứng việc tăng thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện, tăng cường số lượng chấp hành viên, giáo dục phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ thi hành án với các biện pháp cụ thể như:

- Về kiện toàn bộ máy nhân sự cho cơ quan thi hành án dân sự: năm 2007, ưu tiên tập trung củng cố tổ chức bộ máy của thi hành án dân sự cấp tỉnh, nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh , Hà Nội và một số địa phương khác nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập trong công tác quản lý, chỉ đạo công tác thi hành án dân sự. Ngoài việc đưa ra các giải pháp để thực hiện đủ biên chế của các cơ quan thi hành án, Bộ Tư pháp còn đề nghị các địa phương phải hạn chế đến mức tối đa việc cho cán bộ, công chức của cơ quan thi hành án dân sự thuyên chuyển công tác. Đối với chấp hành viên, chuyên viên và kế toán, nếu trong trường hợp đặc biệt cần phải cho thuyên chuyển công tác thì Giám đốc Sở Tư pháp phải báo cáo xin ý kiến Bộ Tư pháp trước khi ra quyết định.

- Về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chấp hành viên và thủ trưởng cơ quan thi hành án: những địa phương nào còn có tình trạng cơ quan thi hành án chỉ có 01 chấp hành viên và không có thủ trưởng cơ quan thi hành án thì Giám đốc Sở Tư pháp cần yêu cầu Trưởng Thi hành án dân sự cấp tỉnh khẩn trương đề xuất các giải pháp khắc phục, phấn đấu đến hết năm 2007 phải khắc phục xong tình trang cơ quan thi hành án không có thủ trưởng hoặc chỉ có 01 chấp hành viên.

- Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thi hành án: Bộ Tư pháp tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cho chấp hành viên, thủ trưởng cơ quan thi hành án. Song song với việc đào tạo nguồn chấp hành viên (mỗi năm đào tạo khoảng 300 người, dự kiến 03 năm sẽ có đủ nguồn chấp hành viên để bổ nhiệm), phối hợp với Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh để đào tạo lý luận chính trị cho cán bộ quản lý cơ quan thi hành án dân sự; tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyên đề cho thủ trưởng các cơ quan thi hành án dân sự địa phương (bao gồm cả cấp tỉnh và cấp huyện); mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho một số đối tượng là chấp hành viên đã được bổ nhiệm lâu năm; mở lớp tập huấn nghiệp vụ về công tác tổ chức cho cán bộ được giao phụ trách công tác tổ chức của các cơ quan thi hành án v.v.

- Các cơ quan thi hành án dân sự địa phương phải chủ động báo cáo cấp trên, chính quyền quan tâm, phân bổ chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, quản lý nhà nước cho cán bộ chủ chốt của cơ quan thi hành án. Ngoài việc học tập chuyên môn, nghiệp vụ, từng chấp hành viên, cán bộ thi hành án phải chủ động, tích cực tự nghiên cứu, học tập để nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ v.v.

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của thủ trưởng cơ quan thi hành án nhằm nâng cao trách nhiệm của chấp hành viên, cán bộ thi hành án trong việc thực hiện nhiệm vụ công vụ. Tăng cường kiểm tra và chấn chỉnh kịp thời đối với những trường hợp cán bộ, công chức vi phạm phẩm chất đạo đức (nhất là tình trạng chấp hành viên vi phạm pháp luật, đạo đức nghề nghiệp). Kiên quyết xử nghiêm khắc đối với những trường hợp cán bộ, chấp hành viên, Thủ trưởng cơ quan thi hành án có biểu hiện nhũng nhiễu, tiêu cực, cố tình chậm chế, kéo dài việc thi hành án.

Bộ Tư pháp cũng đã đề ra các biện pháp cụ thể để bảo đảm chế độ, chính sách cho chấp hành viên, cán bộ thi hành án, tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của cơ quan thi hành án, cũng như các giải pháp hoàn thiện thể chế, chỉ đạo nghiệp vụ, giải quyết tồn đọng và khiếu nại về thi hành án dân sự. Năm 2007, phấn đấu giải quyết một bước căn bản số án dân sự tồn đọng, đạt chỉ tiêu 75% về việc và 55% về tiền được thi hành xong hoàn toàn trong số án có điều kiện thi hành.



Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 1.47 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương