TẬp hợp kết quả giải quyếT, trả LỜI Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri gửi tới kỳ HỌp thứ 11, quốc hội khoá XI bộ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN



tải về 1.47 Mb.
trang1/21
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.47 Mb.
#20046
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21



PHẦN I
TẬP HỢP KẾT QUẢ

GIẢI QUYẾT, TRẢ LỜI Ý KIẾN, KIẾN NGHỊ

CỦA CỬ TRI GỬI TỚI KỲ HỌP THỨ 11, QUỐC HỘI KHOÁ XI

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
1/ Cử tri các tỉnh An Giang, Hải Dương kiến nghị: “Đề nghị Nhà nước nên nghiên cứu lại mô hình phát triển Hợp tác xã dịch vụ vì như hiện nay các Hợp tác xã gặp rất nhiều khó khăn trong huy động vốn để hoạt động. Hiện chưa có cơ chế nào cho Hợp tác xã được vay vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác việc tách ra nhiều Hợp tác xã dịch vụ điện, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp… như hiện nay là rất lãng phí.”

Trả lời (tại Công văn số 1386/BNN-HTX ngày 22/5/2007):

1. Sau khi có Luật Hợp tác xã năm 2003, Chính phủ đã ban hành 4 nghị định về:hướng dẫn thi hành Luật Hợp tác xã, đăng ký kinh doanh cho Hợp tác xã, mẫu điều lệ cho Hợp tác xã và chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã, hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển Hợp tác xã… Những văn bản đã ban hành, nhất là các nghị định, thông tư bước đầu giải quyết được một số khó khăn cho Hợp tác xã về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, một mức độ về tài chính, tín dụng…

Thi hành Luật Hợp tác xã và các chính sách về phát triển Hợp tác xã đã đạt được kết quả bước đầu về cơ chế tổ chức, quản lý và nội dung hoạt động, thích ứng dần với cơ chế thị trường; đặc biệt, một số Hợp tác xã đã cố gắng bước đầu hướng dẫn, tổ chức xã viên sản xuất, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, góp phần tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; tăng cường mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ cho kinh tế xã viên. Song hiệu quả hoạt động của Hợp tác xã không phụ thuộc vào mô hình, hiện đã có rất nhiều Hợp tác xã dịch vụ hoạt động tốt kinh doanh tổng hợp cả đầu vào và đầu ra cho xã viên. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tiến hành tổng điều tra, khảo sát Hợp tác xã nông nghiệp trong toàn quốc: có 34,6% số Hợp tác xã khá làm dịch vụ có hiệu quả nhưng vẫn còn tới 25,8% số Hợp tác xã yếu kém hoạt động dịch vụ chưa có hiệu quả, nguyên nhân chủ yếu là do cán bộ quản lý yếu kém, Hợp tác xã không còn vốn quỹ, xã viên không tự nguyện góp vốn…

Để khắc phục tình trạng trên, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ kế hoạch và đầu tư chủ trì phối hợp với các bộ, ngành có liên quan, các địa phương xây dựng định hướng chiến lược phát triển Hợp tác xã giai đoạn 2006 – 2010 (văn bản số 2067/VPCP-NN ngày 20/4/2005). Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cử 01 đồng chí Phó cục trưởng Cục hợp tác và Phát triển nông thôn tham gia xây dựng chiến lược phát triển Hợp tác xã. Đến nay, bản dự thảo chiến lược phát triển Hợp tác xã dang được hoàn thiện báo cáo Chính phủ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã khảo sát, báo cáo Ban Bí thư và Chính phủ thực trạng và giải pháp phát triển Hợp tác xã nông nghiệp; đồng thời chỉ đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tháo gỡ 10 điểm khó khăn cho Hợp tác xã nông nghiệp như: việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất cho Hợp tác xã, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hợp tác xã, đóng bảo hiểm cho cán bộ Hợp tác xã, xử lý nợ đọng cho Hợp tác xã, hỗ trợ Hợp tác xã tham gia các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng chương trình phát triển kinh tế tập thể…

2. Về cơ chế cho Hợp tác xã vay vốn, hiện chưa có cơ chế riêng cho Hợp tác xã, nhưng Hợp tác xã có thể vay vốn dưới hai hình thức:

- “Đối với Hợp tác xã làm dịch vụ cung ứng vật tư, cây, con giống để sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, có hiệu quả, có hợp đồng tiêu thụ, thì các tổ chức tín dụng cho vay đến 100 triệu đồng không áp dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản” theo hướng dẫn tại Thông tư số 03/2003/TT-NHNN ngày 24/02/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

- Đối với Hợp tác xã kinh doanh, dịch vụ các sản phẩm khác thì phải áp dụng biện pháp bảo đảm tài sản như các doanh nghiệp. Tuy nhiên, tài sản của Hợp tác xã nông nghiệp phần lớn là các công trình thuỷ lợi, đất sử dụng chưa được cấp giất chứng nhận quyền sử dụng đất do đó không đem đi thế chấp được, vì thế thường không vay được vốn của các tổ chức tín dụng.

3. Về việc tách ra nhiều Hợp tác xã dịch vụ điện, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp.

Hiện nay nhiều địa phương đã tách Hợp tác xã nông nghiệp thành Hợp tác xã điện, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp theo chủ trương, chỉ đạo của ngành điện. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhiều lần khuyến cáo các địa phương căn cứ theo Luật Hợp tác xã năm 2003 (Hợp tác xã được kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm) những Hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động dịch vụ điện, chấp hành đầy đủ các điều kiện đảm bảo an toàn về điện thì không nên tách thành Hợp tác xã điện riêng. Một số tỉnh Hợp tác xã nông nghiệp làm dịch vụ điện rất có hiệu quả như Nam Định, Hà Tây…



2/ Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị:Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công nghiệp có Thông tư liên tịch hướng dẫn quy định rõ phạm vi, nội dung công việc, trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp giữa từng ngành trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các chính sách phát triển ngành nghề nông thôn đã được quy định tại các Quyết định số 132/2000/QĐ-CP, Nghị định số 134/2004/NĐ-CP, Nghị định số 66/2006/NĐ-CP”.

Trả lời (tại Công văn số 1488/BNN-CB ngày 31/5/2007):

Để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân, ngày 07/7/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn. Theo quy định tại Điều 13 của Nghị định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hướng dẫn thi hành Nghị định này. Một số bộ, ngành liên quan khác như: Kế hoạch và đầu tư, Tài chính, Văn hoá Thông tin, Tài nguyên và Môi trường, Lao động Thương binh và Xã hội, Thương mại, Khoa học và Công nghệ, Công nghiệp, Thuỷ sản, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này theo chức năng và thẩm quyền.

Thực hiện sự phân công của Chính phủ tại Điều 13 của NGhị định và để thống nhất trong việc thực hiện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định, trong đó quy định nội dung, tiêu chí, thủ tục công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống và hướng dẫn nội dung xây dựng quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn. Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 113/2006/TT-BTC ngày 28/12/2006 hướng dẫn một số nội dung về ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện Nghị định tại các địa phương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao cho Cục Chế biên nông lâm sản và nghề muối phối hợp với cơ quan có liên quan thuộc Bộ Công nghiệp đề xuất xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành Nghị định, trong đó sẽ tập trung xác định rõ phạm vi, nội dung công việc, trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp giữa các ngành có liên quan ở địa phương trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phát triển ngành nghề nông thôn.



3/ Cử tri tỉnh Hà Giang kiến nghị: “Nghiên cứu khảo sát nguồn nước cho 4 huyện vùng cao của tỉnh, hỗ trợ xi măng để làm công trình vệ sinh để nhân dân đảm bảo nước ăn trong mùa khô và ăn ở hợp vệ sinh, đây là vấn đề lớn theo nhu cầu của huyện vùng cao.”

Trả lời (tại Công văn số 1465/BNN-TL ngày 29/5/2007):

1. Trong nhiều năm, nhất là gần đây, tỉnh Hà Giang cùng các bộ, ngành liên quan đã sử dụng nhiều nguồn vốn, kỹ thuật khảo sát, thăm dò, kết hợp với kinh nghiệm dân gian để điều tra đánh giá lượng nước mặt, trữ lượng nước ngầm, tìm các giải pháp kinh tế kỹ thuật phù hợp với thực tế nhằm khai thác nước phục vụ đời sống và sản xuất của bà con nông dân ở 4 huyện vùng núi cao đá vôi của tỉnh. Kết quả cụ thể như sau:

- Nguồn nước mặt trong mùa khô rất khan hiếm, nhiều sông suối nhỏ hầu như không có dòng chảy, thậm chí khô cạn. Một số suối có nước nhưng lượng nhỏ, địa hình phức tạp, việc đầu tư xây dựng công trình khai thác nước tốn kém và không hiệu quả.

- Nguồn nước ngầm không nhiều. Từ năm 2003 đến nay, tỉnh đã khoan 49 lỗ khoan thăm dò nhưng hầu hết không có nước. Một số lỗ khoan có nước được khai thác, nhưng sau một thời gian lượng nước suy giảm nhanh chóng (trừ 4 lỗ khoan ở Đồng Văn đang còn hoạt động).

2. Ngoài việc bà con nông dân tự tìm nguồn nước và giải pháp khắc phục, trong những năm qua với sự hỗ trợ của các bộ, ngành, tổ chức quốc tế, tỉnh Hà Giang đã huy động nhiều nguồn lực và giải pháp để từng bước giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt, ăn ở hợp vệ sinh và đảm bảo vệ sinh môi trường cơ bản như:

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tiến hành lập quy hoạch chi tiết và đang chuẩn bị phê duyệt quy hoạch cho 4 huyện vùng cao nhằm giải quyết tổng thể cấp nước cho dân sinh và phát triển các ngành kinh tế khác.

- Từ năm 1996 đến 2006 đã sử dụng 143,9 tỷ đồng để xây dựng 363 hệ cấp nước tự chảy, đào 26 giếng, 02 “hồ treo” Xà Phìn, Tà Lủng, 33.000 bể và 3.168 lu để cấp nước cho 280.644 người (49,34% số dân). Ngoài ra còn hỗ trợ cho mỗi hộ gia đình 1 triệu đồng và 700 kg xi măng để tự xây bể chứa nước và tấm lợp để xoá nhà tạm.

- Đang triển khai các thủ tục để xây dựng 30 “hồ treo” khác trong năm 2007 – 2008 với kinh phí 90 tỷ đồng. Tỉnh cũng huy động nguồn vốn thuộc các chương trình mục tiêu khác để thăm dò nước ngầm và xây dựng công trình cấp nước; năm 2007 dự kiến dành 15 tỷ đồng, trong đó có 9,8 tỷ đồng từ nguồn vốn trung ương thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (Chương trình MTQG NS&VSMTNT) ở những vùng khó khăn nước sinh hoạt cho bà con nông dân.

- Song song với việc giải quyết nước sinh hoạt, tỉnh cũng đang triển khai thực hiện mục tiêu vệ sinh nông thôn trong Chương trình MTQGNS&VSMTNT theo chính sách Nhà nước hỗ trợ xi măng, sắt thép và tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, nhân dân đóng góp vật tư, vật liệu khác và công sức. Đến nay toàn tỉnh đã có 2011 hố xí và 1331 chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh với giá trị ước tính 3791,4 triệu đồng (Nhà nước 1934 triệu đồng).

Chương trình MTQGNS&VSMTNT giai đoạn 2006 – 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 277/2006/QĐ-TTg ngày 11/12/2006, trong đó có những dự án tập trung giải quyết nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn, ưu tiên vùng núi cao, xã xôi hẻo lánh.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan chủ quản thường trực Chương trình) sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong ban chủ nhiệm Chương trình MTQGNS&VSMTNT nghiên cứu, cân đối các nguồn vốn của Chương trình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định và ưu tiên cấp kinh phí cho tỉnh Hà Giang tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp để đạt được các mục tiêu của chương trình.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh kiểm tra giám sát, phối hợp với các đoàn thể, Hội đồng nhân dân và chính quyền các cấp của tỉnh vận động bà con nông dân có ý thức tiết kiệm nước sinh hoạt, ăn ở hợp vệ sinh, giữ gìn vệ sinh môi trường, khai thác các công trình cấp nước và vệ sinh hiệu quả bền vững.



4/ Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị: Đề nghị Nhà nước cần có chính sách riêng về thực hiện mục tiêu chương trình nước sạch cho các tỉnh miền núi như: trên địa bàn tỉnh Cao Bằng còn có rất nhiều xóm, xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng núi đá vôi khó khăn về nước sinh hoạt. Đặc biệt là vùng cao lục khu huyện Hà Quảng bao gồm 11 xã vùng cao, có diện tích tự nhiên là 25.883 ha (=53% diện tích của huyện), với 116 xóm hành chính, 3.422 hộ, 18.077 nhân khẩu dân tộc thiểu số là vùng đặc biệt khó khăn về nước sinh hoạt, chủ yếu trông chờ vào nước mưa tự nhiên, tình trạng nhân dân địa phương vượt biên sang Trung Quốc lấy nước sinh hoạt vẫn diễn ra, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự khu vực biên giới. Mặc dù trong những năm vừa qua, cả Trung ương và địa phương đã quan tâm đầu tư rất nhiều cho vùng này, nhưng nhân dân vẫn còn rất nhiều khó khăn. Tại kỳ họp thứ 9 và thứ 10, cử tri Cao Bằng đều kiến nghị và đã có trả lời của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhưng cử tri thấy chưa thoả đáng và tiếp tục kiến nghị Nhà nước cần có những biện pháp đầu tư mang tính chiến lược lâu dài hơn, như đầu tư đường ống dẫn nước bằng sắt và xây các bể chứa có dung tích lớn rồi dẫn nước từ huyện Trà Lĩnh sang hoặc bơm nước từ Suối Lê Nin lên và dẫn đến các xã, xóm thì mới đáp ứng được nhu cầu. Về xây dựng bể lu chứa nước, qua thực tế sử dụng nhân dân thấy không phù hợp, vì chứa được ít nước mà lại chiếm nhiều diện tích, do đó nguyện vọng của cử tri là nên xây bể vuông để chứa nước là hợp lý hơn.”

Trả lời (tại Công văn số 1464/BNN-TL ngày 29/5/2007):

1. Chương trình Mục tiêu quốc gia nước sách và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 1999 – 2005 và 2006 – 2010 (Chương trình) có những dự án tập trung giải quyết nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn, ưu tiên vùng núi cao xa xôi hẻo lánh.

Một số chương trình khác như 134, 135, Chiến lược phát triển tuyến kinh tế xã hội tuyến biên giới Việt Trung đến năm 2010 v.v… cũng đã tập trung vào công trình nước sách ở khu vực này.

2. Việc đầu tư xây dựng cung cấp nước sạch

- Trước năm 1999, ở khu vực này có 5.938 bể gia đình, 77 bể hốc đá, 01 hệ thống tự động chảy, 01 hệ bơm dẫn, 02 hồ vải địa kỹ thuật địa hình. Hầu hết các loại công trình này là của hộ hoặc nhóm hộ gia đình. Tuy nhiên, đến nay một số đã xuống cấp, hoạt động không hiệu quả, do xây dựng đã lâu, do dân tự quản và không đủ kinh phí duy tu, sửa chữa.

- Sau năm 1999 khu vực này được đầu tư một dự án cấp nước với tổng kinh phí 28,8 tỷ đồng. Tính đến năm 2003 đã xây dựng được 13.333 lu chứa nước, 3.199 bộ máng hứng nước, 13 bể hốc đá, 07 hồ vải địa kỹ thuật và 02 hệ tự chảy với số vốn được thực hiện 14,5 tỷ đồng (Nhà nước cấp 13,5 tỷ đồng); những công trình được xây dựng xong đã nâng khả năng cấp nước lên 24 lít/người/ngày/6 tháng mùa khô cho 19.162 người (85% dân số khu vực). Tuy nhiên, do nguồn vốn hạn hẹp nên một số công trình lớn trong dự án chưa được thực hiện như: 04 hồ vải địa kỹ thuật, trạm bơm Tổng Cọt…

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp thu và sẽ nghiên cứu các ý kiến đóng góp của cử tri về việc đầu tư xây dựng công trình dẫn nước và các bể chứa nước hộ gia đình. Bộ sẽ giao cho các cơ quan chuyên môn trao đổi với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan của tỉnh Cao Bằng về những ý kiến này một cách nghiêm túc. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin cung cấp tới cử tri một số thông tin có liên quan sau:

- Theo báo cáo, thời kỳ 1997 – 1998, đã có khảo sát và tính toán sơ bộ như cử tri nêu, nhưng khó khả thi vì mùa khô tại Trà Lĩnh không đủ nguồn nước; nếu bơm từ suối Lê Nin thì giá thành đắt (khoảng 63 tỷ đồng), phải bơm nhiều bậc, không có nguồn thu để duy tu bảo dưỡng vận hành hàng năm (khoảng 500 triệu đồng). Mặt khác, cần nghiên cứu để tiếp tục đầu tư sửa chữa và xây mới một số hồ vải địa kỹ thuật tại các điểm cho phép để trữ nước, cải thiện việc cấp nước cho khu vực này.

- Về xây bể chứa nước (qua tổng kết của Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn Cao Bằng) có giá thành cao gấp đôi lu chứa cùng thể tích, hiện tượng rò rỉ ở bể chứa xảy ra nhiều. Tuy nhiên, việc xây bể hay lu cần tuỳ thuộc vào địa hình và đất ở của từng hộ gia đình.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh kiểm tra giám sát, phối hợp với các đoàn thể, Hội đồng nhân dân và chính quyền các cấp của tỉnh vận động bà con nông dân có ý thức tiết kiệm nước sinh hoạt, ăn ở hợp vệ sinh, giữ gìn vệ sinh môi trường, khai thác các công trình cấp nước và vệ sinh hiệu quả bền vững.



5/ Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị: Đối với việc xây dựng các công trình thuỷ lợi ở miền núi cần xác định lại hệ số thấm của từng khu vực cụ thể. Hiện nay, hệ số quốc gia là 1,15 áp dụng đối với địa hình núi đã vôi như ở tỉnh Cao Bằng là không phù hợp vì trên thực tế hệ số thấm luôn ở mức cao hơn nhiều lần. Do đó, thường có hiện tượng kênh mương sau khi xây dựng kiên cố xong thì ở khu vực cuối mương không đủ cung cấp nước tưới. Đề nghị nghiên cứu, xem xét tăng hệ số thấm lên 1,5.”

Trả lời (tại Công văn số 1451/BNN-KHCN ngày 29/5/2007):

Khi thiết kế các công trình thuỷ lợi nói chung và kênh mương nói riêng, các đơn vị tư vấn phải tính toán lượng tổn thất nước (do thấm, rò rỉ, bốc hơi…) cho từng dự án cụ thể, không quy định hệ số thấm bắt buộc nào cho tất cả các loại công trình và các loại địa chất khác nhau. Đối với các công trình thuỷ lợi xây dựng ở miền núi, qua khu vực có khả năng mất nước lớn như qua vùng núi đá vôi cần phải có các biện pháp công trình để chống thấm, chống rò rỉ và phải tính toán sao cho đủ cấp nước cho cả khu vực cuối kênh. Trong tiêu chuẩn thiết kế hệ thống kênh tưới (tiêu chuẩn thiết kế) TCVN 4118-85, cũng quy định tổn thất trên hệ thống kênh mương phải tính cụ thể cho từng loại kênh.

Trong câu hỏi trên chúng tôi hiểu cử tri muốn nói về hệ số tưới dùng để thiết kế hệ thống kênh mương và công trình đầu mối; chúng tôi xin trả lời như sau: hệ số tưới để thiết kế công trình thuỷ lợi phải thông qua tính toán cụ thể, phụ thuộc vào loại cây trồng, địa chất, khí tượng, thuỷ văn (tính toán lượng bốc hơi mặt lá, lượng bốc hơi mặt nước, số ngày nắng trong năm, độ ẩm không khí, thổ nhưỡng…). Trường hợp không có điều kiện tính toán thì hiện nay, một số đơn vị tư vấn thường lấy từ 1,15 đến 1,2; những vùng đặc thù thì có thể lấy cao hơn nữa. Như vậy về nguyên tắc, hệ số tưới phải được xác định thông qua tính toán, nếu không có điều kiện tính toán thì đơn vị tư vấn đề xuất trên cơ sở rút kinh nghiệm từ các công trình xây dựng, các luận cứ xác đáng và do chủ đầu tư quyết định.

6/ Cử tri tỉnh Quảng Bình kiến nghị: “Đề nghị tăng phụ cấp cho khuyến nông viên (nay chỉ 210.000 đồng/tháng là quá thấp.”

Trả lời (tại Công văn số 1449/BNN-KHCN ngày 29/5/2007):

Theo Nghị định số 56/2005/NĐ-CP ngày 26/4/2005 của Chính phủ về khuyến nông, khuyến ngư, thì phụ cấp cho khuyến nông viên tại cơ sở do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.

Tuy vậy, ý kiến của cử tri tỉnh Quảng Bình về lương của cán bộ khuyến nông viên 210.000 đồng/tháng là rất thấp. Kinh nghiệm của một số tỉnh như Hoà Bình, Bắc Ninh… giải quyết vấn đề bất cập trên bằng cách trả lương theo mức lương tối thiểu của bậc cán bộ được đào tạo là 450.000 đồng/tháng.

Rất mong Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình xem xét, vận dụng cho phù hợp với quy định chung và thực tế địa phương để tạo điều kiện thuận lợi cho khuyến nông viên thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.



7/ Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: “Đề nghị Trung ương đầu tư xây dựng tại khu vực miền Trung một trung tâm nghiên cứu khoa học về nông nghiệp tương tự như ở miền Bắc và miền Nam để hỗ trợ có hiệu quả cho sự phát triển của nông thôn, nông nghiệp, nông dân.”

Trả lời (tại Công văn số 1448/BNN-KHCN ngày 29/5/2007):

Thực hiện Quyết định số 220/2005/QĐ-TTg ngày 09/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, gồm 10 viện là Trung tâm thành viên, trong đó đại diện cho khu vực miền Trung là:

1. Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp tại Bắc Trung Bộ, đóng tại thành phố Vinh, Nghệ An (do PGS.TS Phạm Văn Chương làm Viện trưởng).

2. Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ, đóng tại thành phố Quy Nhơn, Bình Định (do TS Nguyễn Minh Tâm làm Viện trưởng).

Cả hai viện này hiện đang được Nhà nước và các dự án hợp tác quốc tế đầu tư khoảng 61 tỷ đồng (Viện bắc Trung Bộ 30 tỷ, Viện Nam Trung Bộ khoảng 31 tỷ) để xây dựng cơ sở vật chất và tiềm lực khoa học.

Ngoài hai viện trên còn có một số đơn vị nghiên cứu khác thuộc Bộ như Trung tâm Chăn nuôi miền Trung thuộc Viện Thú y (tại thành phố Nha Trang, Khánh Hoà). Bộ Công nghiệp cũng có Viện Nghiên cứu cây bông (tại Ninh Thuận) cũng đã được xây dựng cơ sở vật chất khá tốt nghiên cứu về cây bông, nho và một số cây trồng nông nghiệp khác phục vụ cho sản xuất nông nghiệp miền Trung và Tây Nguyên.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận thấy các đơn vị trên có đủ tiềm năng nghiên cứu và hơn nữa lại đang được đầu tư nâng cao năng lực về cơ sở vật chất và con người để có đủ điều kiện phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn trong vùng.

8/ Cử tri tỉnh Thanh Hoá kiến nghị: Đề nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sớm xem xét trình Chính phủ phương án giải quyết dứt điểm những tồn tại của chương trình phát triển cây cà phê chè tại Thanh Hoá theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 2654/VPCP-NN ngày 18/5/2005 của Văn phòng Chính phủ về việc đánh giá lại tình hình thực hiện chương trình phát triển 40.000 ha cà phê chè Arabica.”

Trả lời (tại Công văn số 1440/BNN-TT ngày 29/5/2007):

Những năm 1990 – 1995 cà phê có thị trường rộng rãi và giá cà phê đang ở mức cao, đặc biệt là cà phê chè. Trong năm 1996, Tổng công ty Cà phê Việt Nam đã cùng với Quỹ phát triển Pháp (CFD) tiến hành nghiên cứu khả thi dự án phát triển 100.000 ha cà phê chè ở Việt Nam, trong đó giai đoạn đầu (1997 – 2001) là 40.000 ha, nhằm khai thác tiềm năng đất đai, khí hậu của các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. Tổng công ty Cà phê Việt Nam đã báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước khi trình Dự án phát triển cà phê chè lên Chính phủ phê duyệt. Dự án trên đã được Vụ thẩm định thuộc Bộ Kế hoạch và đầu tư tổ chức thẩm định.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Dự án phát triển 40.000 ha cà phê chè đến năm 2001 theo Quyết định số 172/1997/QĐ-TTg ngày 24/3/1997 và giao Tổng Công ty cà phê Việt Nam tổ chức thực hiện. Văn phòng Chính phủ có Công văn số 6455/HTQT ngày 16/12/1997 thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn: giao Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty cà phê Việt Nam thành lập Ban quản lý dự án và uỷ quyền cho Tổng công ty cà phê Việt Nam thẩm định, phê duyệt các dự án thành phần. Mỗi tỉnh tham gia dự án phát triển cà phê chè đều có Ban quản lý dự án để điều hành thực hiện chỉ tiêu được giao. Trưởng Ban quản lý dự án ở tỉnh đồng thời là uỷ viên Ban quản lý dự án trung ương.

Dự án được triển khai ở 15 tỉnh: phía Nam (Tây Nguyên, duyên hải miền Trung), phía Bắc (Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Hoà Bình, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn) trong đó có tỉnh Thanh Hoá.

Theo báo cáo của Tổng Công ty cà phê Việt Nam đã có 10 tỉnh trong số 15 tỉnh phía Bắc không tham gia thực hiện dự án. Đến tháng 6/2005, diện tích trồng mới cà phê chè thực hiện được 13.386,02 ha đạt 33,4% kế hoạch, trong đó có 7.627,74 ha cây phát triển tốt và trung bình (57%); 2537,31 ha cây phát triển xấu (19,0%) và 3.220,97 ha cây mất trắng (24%). Theo Tổng Công ty cà phê Việt nam, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là:

- Tổ chức quản lý điều hành các dự án từ trung ương đến địa phương có nhiều hạn chế.

- Cây cà phê chè đồi hỏi đầu tư lớn, kỹ thuật trồng trọt nghiêm ngặt, song các địa phương bố trí chủ yếu cho đồng bào các dân tộc ít người (chiếm khoảng 80% số hộ) thực hiện, trong khi đa số đồng bào dân tộc là người nghèo, trình độ dân trí cũng như kỹ thuật sản xuất còn thấp.

- Suất đầu tư ban đầu từ vốn vay ODA cho cà phê trong ba năm đầu thời kỳ kiến thiết cơ bản quá thấp (tối đa 15 triệu đồng/ha), trong khi đó vốn đầu tư theo quy trình sản xuất khoảng 25 – 30 triệu đồng, trong khi người dân không có vốn đối ứng để thâm canh.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 2654/VPCP-NN ngày 18/5/2005 về việc đánh giá thực hiện chương trình. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Công văn số 1394/BNN-KH ngày 09/6/2005 gửi các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng Công ty cà phê Việt Nam; Công văn số 1435/BNN-KH ngày 14/6/2005 gửi Uỷ ban nhân dân các tỉnh về kiểm tra, đánh giá lại, kiểm điểm làm rõ trách nhiệm trong việc thực hiện chương trình phát triển 40.000 ha cà phê chè, tỉnh Thanh Hoá đã có báo cáo gửi về Bộ.

Nhằm làm rõ hơn nội dung báo cáo các tỉnh để có cơ sở trình Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Công văn số 2041/BNN-KH ngày 16/8/2005 đề nghị các tỉnh báo cáo bổ sung tình hình thực hiện Chương trình phát triển 40.000 ha cà phê chè, trong đó yêu cầu tỉnh Thanh Hoá bổ sung hồ sơ thiên tai năm 1999-2000 dẫn đến tình trạng mất trắng 362 ha cà phê chè và làm rõ trách nhiệm các cơ quan, cá nhân trong tỉnh dẫn đến tình trạng diện tích cà phê chè sinh trưởng kém ngày càng lớn (2002 – 2005) dẫn đến mất trắng toàn bộ diện tích. Đồng thời Bộ chỉ đạo Tổng Công ty cà phê Việt Nam có đề xuất xử lý công nợ đối với các dự án phát triển cà phê chè vay vốn ODA theo đúng quy định của Nhà nước. Hiện nay, Tổng Công ty cà phê Việt Nam đang phối hợp với Ngân hàng phát triển Việt Nam (cơ quan được Bộ Tài chính uỷ quyền cho vay lại) xem xét tổng thể toàn bộ chương trình, làm rõ về tài chính (Công văn số 321/TCT-KHCH/CV ngày 18/4/2007) để báo cáo Bộ trình Thủ tướng Chính phủ xử lý dứt điểm các dự án, trong đó có tỉnh Thanh Hoá.



Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 1.47 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương