TP. hcm: "Bêu" tên cơ sở thu vượt mức trần công chứng



tải về 48.53 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu01.10.2016
Kích48.53 Kb.
#32515

BỘ TƯ PHÁP

VĂN PHÒNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Hà Nội, ngày 29 tháng 3 năm 2016



ĐIỂM TIN BÁO CHÍ NGÀY 28/3 ĐẾN SÁNG NGÀY 29/3/2016

Trong ngày 28/3 đến đầu giờ sáng ngày 29/3/2016, một số báo đã có bài phản ánh những thông tin liên quan đến công tác tư pháp như sau:



I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC TƯ PHÁP

1. Báo Pháp luật Plus đưa tin: Bắt đầu chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, hôm qua (28/3), đoàn Văn phòng Bộ Tư pháp Lào do ông Vi Lắt – Phìu On, Phó Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp Lào làm trưởng đoàn đã làm việc với Văn phòng Tổng Cục THADS và Học viện Tư pháp nhằm chia sẻ, học hỏi những kinh nghiệm liên quan đến lĩnh vực tư pháp nói chung và công tác văn phòng nói riêng.

Cảm ơn sự tiếp đón nhiệt tình từ phía Việt Nam, ông Vi Lắt – Phìu On đánh giá cao những kinh nghiệm, trao đổi trong các buổi làm việc và mong muốn hai nước sẽ có thêm nhiều hoạt động giao lưu, trao đổi thông tin để mối quan hệ hợp tác truyền thống lâu đời giữa hai nước sẽ ngày càng đạt được nhiều thành tựu trong ngành tư pháp.



2. Báo Infonet có bài: TP.HCM: "Bêu” tên cơ sở thu vượt mức trần công chứng. Bài báo phản ánh: Mới đây UBND TP.HCM đã ban hành mức trần thù lao công chứng trên địa bàn và cho biết sẽ có hiệu lực từ ngày 1/4 tới. Ngoài ra, trong vòng 20 ngày kể từ khi có hiệu lực, các tổ chức hành nghề công chứng phải tự điều chỉnh và xác định mức thù lao đối với từng loại việc (không được vượt quá mức trần trong quy định). Sau thời gian trên, những nơi nào thu cao hơn mức trần sẽ bị xử lý bằng cách buộc nộp lại số tiền đã thu vượt, đồng thời công khai trên các trang thông tin của Sở Tư pháp, Sở Tài chính, Cục thuế. UBND TP.HCM cũng yêu cầu các tổ chức hành nghề công chứng phải niêm yết công khai tại trụ sở và báo cáo về Sở Tư pháp để nơi này quản lý. Quyết định cũng quy định tổ chức hành nghề có trách nhiệm quản lý, sử dụng thù lao công chứng và thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước.

3. Báo Pháp luật Việt Nam có bài: Mở rộng đối tượng được trợ giúp pháp lý? Bài báo phản ánh: Đây là một trong những nội dung dự kiến trong Dự án Luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi). Nội dung này tiếp tục nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến tại hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về trợ giúp pháp lý diễn ra 28/3 do Bộ Tư pháp tổ chức với sự hỗ trợ của một số tổ chức Liên Hợp quốc.

Chuyên gia người Israel Davida Witztum cho biết, Luật TGPL dân sự của Israel được ban hành vào năm 1972, từ đó đến nay một số quy định đã được sửa đổi nhằm mở rộng diện được TGPL. Cụ thể, trong những năm qua, hoạt động của Cơ quan TGPL của Bộ Tư pháp (đảm nhiệm thực hiện TGPL trong những vấn đề dân sự cho những người nộp đơn không đủ điều kiện tài chính, những người được quy định trong Luật) được mở rộng. Theo đó, bao gồm cả TGPL cho bệnh nhân tâm thần trong các giao dịch pháp lý, tham gia tố tụng dân sự cho các nạn nhân của nạn buôn bán người và đại diện cho người chưa thành niên nước ngoài trước Tòa án thẩm định giam giữ.

Đến từ Văn phòng Luật sư công - Cộng hòa Philippines, Trưởng Văn phòng Persida Rueda Acosta chia sẻ, nhiệm vụ chính của Văn phòng là TGPL miễn phí cho người nghèo khó. Tuy nhiên, Văn phòng có thể cung cấp TGPL cho các trường hợp khách hàng không phải người nghèo khi được tòa chỉ định và trong tình thế khẩn cấp cũng như cung cấp dịch vụ pháp lý tình nguyện cho nạn nhân các vụ hình sự.

4. Báo Tầm nhìn có bài: Sai tố tụng, tòa ‘chữa cháy’ bằng thông báo… sai hơn. Bài báo phản ánh: Bản án sai tên nguyên đơn, sau 5 năm không có bên nào có động thái thi hành bản án, bất ngờ tòa ra quyết định thi hành án khi bản án đã hết hiệu lực. Điều ‘kỳ lạ’ hơn khi tòa ra thông báo ‘đổ’ cho nguyên đơn là do ‘trình độ pháp luật thấp nên khai sai tên’(?!)

Ngày 13/7/2010, TAND huyện Vĩnh Thuận (tỉnh Kiên Giang) xét xử và tuyên án vụ “Yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn dân sự là bà Nguyễn Thị Vân và bị đơn là bà Mạch Kim Loan (cả hai bên điều ngụ huyện Vĩnh Thuận). Bản án tuyên cùng ngày xét xử và sau đó thì phía bị đơn dân sự kháng cáo toàn bộ bản án.

Trong các ngày 22 và 29/9/2010, TAND tỉnh Kiên Giang đã xét xử phúc thẩm, bản án tuyên vào ngày 29/9/2010, qua đó buộc hai bên là bà Nguyễn Thị Vân và bà Mạch Kim Loan có trách nhiệm thực thi phán quyết của tòa. Trớ trêu thay, cả hai bản án của 2 cấp tòa tỉnh Kiên Giang đã tuyên sai tên bà Nguyễn Thị Vân (tên của bà này theo Chứng minh Nhân dân lại là Nguyễn Thị Dân).

Để ‘chữa cháy’, ngày 01/10/2015 (tức hơn 5 năm sau), TAND tỉnh Kiên Giang có Thông báo sửa chữa, bổ sung bản án phúc thẩm ngày 29/9/2010, qua đó TAND tỉnh Kiên Giang cho rằng “Trong quá trình giải quyết vụ việc, do bà Nguyễn Thị Dân không hiểu biết pháp luật nên đã ghi tên mình là Nguyễn Thị Vân (tên thường gọi). Thông báo của TAND tỉnh Kiên Giang đính chính rằng “tên của bà Nguyễn Thị Vân trong bản án là Nguyễn Thị Dân”.

Ngày 05/10/2015, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Vĩnh Thuận đã có Quyết định số 04/QĐ-CCTHA do Chi cục trưởng Nguyễn Văn Giờ ký tên. Trong khi đó, sau hơn 5 năm, Chi cục Thi hành án huyện Vĩnh Thuận lại ra Quyết định thi hành án và tên của người không đúng với bản án. Theo nội dung Quyết định, Chi cục cho rằng xét đơn thi hành án của bà Nguyễn Thị Dân và căn cứ vào bản án ngày 29/9/2010 cùng Thông báo sửa chữa (tên bà Vân thành Dân). Quyết định thi hành án cũng nói rõ giao cho Chấp hành viên Phạm Bá Văn tổ chức thực hiện việc cưỡng chế và thời hạn Quyết định này có giá trị ngay ngày Chi cục thi hành án ban hành (tức ngày 5/10/2015).

Luật sư Võ Đức Toàn (Đoàn luật sư TP HCM) sau khi xem xét toàn bộ hồ sơ vụ án đã cho rằng liên quan tới việc sai tên nguyên đơn dân sự trong vụ án, đây là sơ suất tới hai cấp tòa, điều này không thể chấp nhận được trong tố tụng. Để giai quyết sai phạm trong tố tụng vụ án, luật sư Võ Đức Toàn nói rằng, chỉ có một cách duy nhất là hủy toàn bộ bản án, xét xử lại.

Tuy nhiên, trả lời câu hỏi trách nhiệm thuộc về ai? Luật sư Toàn cho rằng mấu chốt là cái Quyết định thi hành án ‘trễ ngày’ của ông Nguyễn Văn Giờ. “Đúng ra khi nhận đơn đề nghị thi hành án, ông Giờ phải phát hiện ra án hết hiệu lực, đằng này ông lại ký Quyết định thi hành án luôn, nên dẫn đến thêm hệ lụy”, Luật sư Võ Đức Toàn “kết lại” vụ sai phạm tố tụng này.

5. Báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh có bài: Án có hiệu lực, chấp hành viên bảo chờ án khác. Bài báo phản ánh: Án có hiệu lực thì phải giao con cho người mẹ, dù tòa thụ lý đơn kiện thay đổi quyền nuôi con của người cha.

Người mẹ ngày đêm mong mỏi đón đứa con trai về sống chung theo phán quyết trước đó tòa đã tuyên. Thế nhưng dù bản án đã có hiệu lực hơn sáu tháng, Chấp hành viên (CHV) vẫn chưa thi hành án (THA) mà yêu cầu phải chờ kết quả của bản án “thay đổi quyền nuôi con” của người cha. Đó là hoàn cảnh mà chị Nguyễn Thị Chinh - đường Lê Văn Lương, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM đang gặp phải. Chị Chinh trình bày: Đầu năm 2010, chị và anh L. cưới nhau. Thời gian đầu chung sống, cả hai rất hạnh phúc và có với nhau hai đứa con trai. Tuy nhiên, đến đầu năm 2015 vợ chồng xảy ra mâu thuẫn nên chị Chinh nộp đơn xin ly hôn tại TAND huyện Nhà Bè. Tháng 6-2015, tòa xét xử sơ thẩm và ra quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn giữa vợ chồng chị Chinh. Về con chung, tòa tuyên chị Chinh nuôi con nhỏ chưa đủ 36 tháng và anh L. nuôi một đứa hơn năm tuổi.

Không đồng ý với bản án sơ thẩm, anh L. kháng cáo lên TAND TP.HCM, đề nghị tòa cho anh tiếp tục chung sống với chị Chinh để vợ chồng cùng nuôi dạy con cái trưởng thành. Đồng thời, anh L. đưa ra nguyện vọng nếu ly hôn thì anh sẽ là người nuôi trực tiếp hai đứa con. Tuy nhiên, chị Chinh vẫn kiên quyết xin được ly hôn. Tòa phúc thẩm bác đơn kháng cáo của anh L. và giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Tháng 12-2015, Chi cục THA huyện Nhà Bè ra quyết định THA đối với bản án phúc thẩm của TAND TP.HCM. Ngày 13-1, CHV đã tổ chức việc giao nhận con nhưng anh L. thông báo đứa con chị Chinh được nuôi đang bị bệnh và xin hoãn lại. Ngày 29-1, hết thời gian xin tạm hoãn nhưng CHV vẫn không thực hiện THA với lý do anh L. có đơn khởi kiện thay đổi quyền nuôi con và đã được tòa nhận đơn.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Hoàng Ân (CHV thụ lý THA), Chi cục THA dân sự huyện Nhà Bè, cho biết: Tại điểm d Điều 48 Luật THADS quy định về những trường hợp tạm hoãn THA có nêu: Tài sản kê biên có tranh chấp đã được tòa án thụ lý để giải quyết. “Trong vụ việc này, tôi đang phân vân con cái có được xem là tài sản hay không; nếu có thì việc anh L. có đơn yêu cầu thay đổi quyền nuôi con và anh đã đóng án phí sẽ được xem là đang tranh chấp. Hơn nữa, việc THA giao con nếu thực hiện nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ nên chúng tôi phải cân nhắc. Vụ THA giao con cho chị Chinh có tiếp tục hay không thì phải xin ý kiến chỉ đạo của Chi cục trưởng và sẽ thực hiện theo chỉ đạo”.

II- PHẢN HỒI CHÍNH SÁCH


1. Trang thiennhien.net có bài: Đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về ATTP: Còn chờ Thông tư hướng dẫn. Bài báo phản ánh: Từ ngày 05/12/2015, Nghị định số 105/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường bắt đầu có hiệu lực. Đây là văn bản pháp luật quy định đầy đủ và rõ ràng nhất về nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Cảnh sát môi trường từ trước đến nay. Tuy nhiên, do chưa có Thông tư hướng dẫn nên việc thực thi pháp luật của lực lượng chuyên trách này vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong lĩnh vực an toàn thực phẩm (ATTP).

Tuy nhiên, theo các cán bộ Cục Cảnh sát môi trường, vướng mắc lớn nhất hiện nay là sau gần 4 tháng Nghị định 105 có hiệu lực, Bộ Công an vẫn chưa ban hành Thông tư hướng dẫn cụ thể về quy trình, trình tự, thủ tục tiến hành việc kiểm tra vi phạm hành chính và các biểu mẫu liên quan trong quá trình xử lý vi phạm về ATTP. Đây là lý do cơ bản khiến Cảnh sát môi trường chưa thể chủ trì việc kiểm tra hành chính về lĩnh vực ATTP. Ngoài ra, một số khó khăn liên quan đến cơ sở vật chất của các đơn vị trực thuộc lực lượng Cảnh sát môi trường như: không có trụ sở riêng biệt, không có nhà kho để chứa tang vật vi phạm, phương tiện vận chuyển hàng hóa vi phạm… cũng rất đáng lưu tâm. Đây là trở ngại không hề nhỏ và nó sẽ trở thành vấn đề rất lớn khi Cảnh sát môi trường chính thức được giao quyền trực tiếp chủ trì việc kiểm tra, bắt giữ hàng hóa vi phạm về ATTP và tài nguyên khoáng sản.



2. Báo Diễn đàn Doanh nghiệp có bài: Doanh nghiệp FDI khó có thể kinh doanh vận tải. Bài báo phản ánh: Như thông tin mà DĐDN đã đưa, các DN FDI sẽ không được kinh doanh vận tải nếu không đáp ứng được đủ điều kiện theo qui định tại Nghị định 86/2014NĐ-CP.

Tiếp tục thực hiện theo lộ trình tại Nghị định 86, Bộ GTVT ra Văn bản số 1822/BGTVT-VT và Công văn số 2512/SGTVT-VTĐB của Sở GTVT TP HCM về việc tăng cường tuyên truyền và triển khai thực hiện các quy định đối với xe ôtô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 07 tấn đến dưới 10 tấn. Như vậy, theo lộ trình, tất cả các DN kinh doanh vận tải có hoạt động vận chuyển hàng hóa kể cả các DN kinh doanh vận tải gián tiếp tuy không phải là hoạt động kinh doanh vận tải thông thường, vẫn phải đăng ký và xin cấp phép. Điều đó đặt dấu chấm hết đối với các DN FDI, ngoại trừ các trường hợp nêu trên nhưng phải đáp ứng đủ các tiêu chí tại Nghị định?.



3. Báo Hải quan online có bài: Quy định chỗ để xe ô tô ở chung cư: Lo đầu cơ, ép giá. Bài báo phản ánh: Quyền mua bán, chuyển nhượng chỗ để xe ô tô tại các tòa nhà chung cư được quy định tại Thông tư 02/TT-BXD về Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư đang gây ra nhiều băn khoăn, lo ngại.

Theo Thông tư 02/TT-BXD ngày 15-2-2016 của Bộ Xây dựng về Quy chế quản lý sử dụng chung cư mới được ban hành, từ ngày 2-4-2016 tới đây, chủ sở hữu căn hộ chung cư được quyết định mua hoặc thuê chỗ để xe ôtô và có quyền chuyển nhượng, cho thuê lại chỗ để xe. Quy định cho phép mua, bán và cấp sổ đỏ cho chỗ để ô tô ở chung cư có mục đích đảm bảo quyền lợi của người mua, tuy nhiên, nhiều người dân cũng như các chuyên gia lại bày tỏ lo ngại về việc khó kiểm soát các vấn đề phức tạp phát sinh, biến tướng khi thực hiện quy định này như đầu cơ, ép giá...

Nhiều ý kiến cho rằng, khi mua bán, chuyển nhượng chỗ để xe ô tô sẽ này sinh vấn đề khu vực hầm sẽ có nhiều chủ sở hữu, gồm người ở chung cư đã mua chỗ để xe ô tô, người ở chung cư không được mua chỗ để xe ô tô, người ở ngoài chung vào mua chỗ để xe, chủ đầu tư và sẽ gây ra việc khó kiểm soát.

III- THÔNG TIN KHÁC

1. Báo điện tử Chính phủ đưa tin: Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2016.

- Chính sách với công dân khi đăng ký nghĩa vụ quân sự:

Theo Nghị định số 13/2016/NĐ-CP ngày 19/02/2016 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục đăng ký và chế độ, chính sách của công dân trong thời gian đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự có hiệu lực từ 08/04/2016, công dân đang làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước trong thời gian thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự; khám, kiểm tra sức khỏe theo lệnh gọi của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện được hưởng nguyên lương, phụ cấp hiện hưởng và tiền tàu xe đi, về theo chế độ quy định hiện hành của pháp luật.



- Quy định thi hành một số điều Bộ luật Lao động:

Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 3/2/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có hiệu lực từ 1/4/2016.

Nghị định quy định cụ thể về người lao động nước ngoài là người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp, tình nguyện viên, chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành và lao động kỹ thuật; xác định công việc được sử dụng người lao động nước ngoài; người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động; cấp giấy phép lao động; cấp lại giấy phép lao động; thu hồi giấy phép lao động, trục xuất người lao động nước ngoài.

- Quy định việc mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung:

Quyết định số 08/2016/QĐ-TTg ngày 26/2/2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung có hiệu lực từ 1/4/2016.

Quyết định quy định cụ thể về nguồn kinh phí mua sắm tập trung; áp dụng cách thức thực hiện mua sắm tập trung; danh mục tài sản mua sắm tập trung; trách nhiệm của đơn vị mua sắm tập trung; lộ trình áp dụng mua sắm tập trung; quản lý, sử dụng nguồn thu, kinh phí tiết kiệm được thông qua mua sắm tập trung; công khai mua sắm tập trung.

- Thủ tục biên phòng điện tử tại các cảng biển:

Quyết định 10/2016/QĐ-TTg ngày 03/03/2016 quy định thực hiện thủ tục biên phòng điện tử tại các cảng biển do Bộ đội Biên phòng thuộc Bộ Quốc phòng quản lý có hiệu lực từ 18/04/2016.

Việc thực hiện các thủ tục biên phòng cảng biển phải đảm bảo sự bình đẳng, an toàn, công khai, minh bạch, nhanh chóng, thuận tiện và tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về giao dịch điện tử và xuất nhập cảnh phù hợp với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.

- Mức bồi thường bảo hiểm bắt buộc 100 triệu đồng/người/vụ:

Theo Thông tư 22/2016/TT-BTC ngày 16/2/2016 có hiệu lực từ 1/4/2016, mức trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm đối với thiệt hại về người do xe cơ giới gây ra là 100 triệu đồng/1 người/vụ. Cùng với đó, mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật) gây ra là 50 triệu đồng/1 vụ tai nạn.

Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng (kể cả rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô hoặc máy kéo) gây ra là 100 triệu đồng/1 vụ tai nạn.

2. Báo Thanh niên có bài: Malaysia đề xuất 'chứng nhận ASEAN' về an toàn thực phẩm. Bài báo phản ánh: Bộ trưởng Y tế Malaysia vừa cho biết nước này sẽ đề xuất một chứng chỉ an toàn thực phẩm cho toàn cộng đồng ASEAN, giúp chuẩn hóa chất lượng thực phẩm sản xuất và cung ứng từ các nước trong khu vực cho thị trường thế giới.

Malaysia sẽ chính thức đề xuất sáng kiến này tại Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN sắp diễn ra tại Brunei. Nếu được thông qua, đây sẽ là bước tiến quan trọng thể hiện tinh thần gắn kết của toàn khu vực trong thời kỳ hội nhập, đồng thời là đòn bẩy kinh tế giúp nâng cao uy tín của Đông Nam Á trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm, thế mạnh của ASEAN.



3. Báo Vietnam Plus đưa tin: Một phụ nữ Việt Nam thoát án tử hình treo cổ tại Malaysia. Bài báo phản ánh: Theo truyền thông Malaysia, một phụ nữ Việt Nam đã thoát án tử hình do bị cáo buộc buôn lậu 2,1kg ma túy đá (methamphetamine) tại sân bay Quốc tế Penang vào năm 2011.

Ngày 28/3, Tòa án Liên bang Malaysia đã hủy bỏ án tử hình bằng hình thức treo cổ đối với Nguyễn Thanh Ngọc Tuyết, 28 tuổi. Tuy nhiên, người này vẫn phải lĩnh án 20 năm tù giam do sở hữu ma túy.



4. Báo Giao thông có bài: Cảnh sát Hà Lan bắt nghi phạm âm mưu khủng bố Paris. Bài báo phản ánh: Theo AFP ngày 28/3 dẫn nguồn tin từ Bộ trưởng Nội vụ Pháp cho biết, cảnh sát Hà Lan đã bắt giữ một người đàn ông Pháp 32 tuổi tại TP Rotterdam do nghi ngờ người này có liên quan đến hoạt động lên kế hoạch tấn công khủng bố.

Theo Văn phòng công tố Paris cho biết, đối tượng bị bắt giữ được cho là liên quan đến nghi phạm người Pháp Reda Kriket, bị bắt tại Paris tuần trước do âm mưu lên kế hoạch tấn công khủng bố. Bên cạnh đó, một đối tượng khác cũng bị bắt tại Bỉ do liên quan đến vụ việc.



5. Báo Petrotimes đưa tin: Nhật Bản vẫn duy trì án tử hình. Hai án tử hình đã được thi hành tại Nhật Bản hồi cuối tuần qua, Bộ trưởng Tư pháp của nước này Mitsuhide Iwaki cho biết tại một cuộc họp báo.

Các tổ chức nhân quyền quốc tế đã kêu gọi Nhật Bản bãi bỏ án tử hình với lý do nhân đạo. Người bị kết án có thể phải mất nhiều năm chờ đợi ngày ra pháp trường, và chỉ được biết đến điều này vào buổi sáng của ngày thi hành án. Nhật Bản hành quyết tử tù bằng biện pháp treo cổ. Theo các cuộc thăm dò ý kiến, đa số người dân trong nước (85%) ủng hộ việc bảo lưu hình phạt tử hình.

Trên đây là thông tin báo chí ngày 28/3 đến đầu giờ sáng ngày 29/3/2016, Văn phòng Bộ xin báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, chỉ đạo./.

Nơi nhận:

- Bộ trưởng (để báo cáo);

- Các Thứ trưởng (để báo cáo);

- Lưu: LTQHCC.



VĂN PHÒNG BỘ






Каталог: cacchuyenmuc -> ttdh -> Lists -> DiemTinBaoChi -> Attachments
Attachments -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 48.53 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương