TẠp chí khoa họC, trưỜng đẠi học hồng đỨc số 10. 2012



tải về 2.69 Mb.
trang1/16
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích2.69 Mb.
#36665
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 10. 2012


PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI

THÔNG QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ
Cao Thị Cúc1

TÓM TẮT


Hoạt động chơi đóng vai theo chủ đề là một trong những con đường cơ bản nhằm phát huy tính tích cực cho trẻ mẫu giáo. Kết quả nghiên cứu thực trạng biểu hiện tính tích cực của trẻ 5 - 6 tuổi trong quá trình chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề ở 5 trường mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hoá cho thấy, tuy phần lớn trẻ tỏ ra thích thú với hoạt động chơi nhưng còn nhiều trẻ tham gia chơi một cách thụ động, ít sáng kiến và dễ bị phân tán bởi các tác động bên ngoài. Để phát huy tính tích cực của trẻ thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề, giáo viên mầm non cần nhận thức đúng đắn về những cơ sở hình thành tính tích cực và có biện pháp tác động phù hợp đến trẻ trong quá trình tổ chức, hướng dẫn trẻ chơi.

Từ khoá: Tính tích cực, trò chơi đóng vai theo chủ đề

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong sự nghiệp giáo dục ở nước ta hiện nay, phát huy tính tích cực (TTC) trong hoạt động nói chung là phương hướng trọng tâm của tư tưởng đổi mới. Nâng cao TTC, tính độc lập trong hoạt động là yêu cầu cơ bản để đảm bảo mục đích đào tạo những con người tự chủ, năng động, sáng tạo. Có thể coi TTC như một điều kiện, đồng thời là kết quả của sự phát triển nhân cách thế hệ trẻ.

TTC cần được hình thành từ lứa tuổi nhỏ, đặc biệt là vào giai đoạn mẫu giáo lớn nhằm chuẩn bị cho trẻ thích ứng nhanh chóng với những hình thức học tập mới mẻ, đa dạng một cách hiệu quả khi vào tiểu học. Theo các nhà tâm lý- giáo dục trẻ em, có thể phát huy TTC cho trẻ mẫu giáo (MG) thông qua nhiều hoạt động, trong đó vui chơi (mà trung tâm là trò chơi đóng vai theo chủ đề) giữ vai trò là con đường cơ bản nhất.

Hiện nay, các trường mầm non (MN) ở nước ta đang triển khai thực hiện đổi mới chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ, hướng vào việc xem trẻ là chủ thể của quá trình giáo dục, từ đó phát huy cao độ tính tích cực, chủ động và sáng tạo của trẻ trong các hoạt động. Theo đó, hoạt động vui chơi nói chung, trò chơi đóng vai theo chủ đề (TCĐVTCĐ) nói riêng cũng được đổi mới cả về hình thức và phương pháp tổ chức. Tuy nhiên, thực tế công tác giáo dục trẻ ở các trường MN trên địa bàn thành phố Thanh Hoá cho thấy, do nhận thức của giáo viên về vấn đề này chưa đầy đủ nên trong quá trình thực hiện còn thiếu sự thống nhất, phương pháp hướng dẫn hoạt động chơi của trẻ chưa phù hợp, môi trường hoạt động, cơ sở vật chất còn nghèo nàn…đã dẫn đến việc trẻ chơi không thực sự hứng thú, say mê, hạn chế tính tích cực, chủ động, độc lập và sáng tạo của trẻ. Để khắc phục tình trạng này cần có sự nghiên cứu một cách cơ bản về quá trình tổ chức cho trẻ chơi trò chơi ĐVTCĐ, trên cơ sở đó tìm ra những biện pháp phát huy TTC của trẻ trong khi chơi một cách hiệu quả.

2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU



2.1. Thực trạng mức độ biểu hiện TTC của trẻ 5 - 6 tuổi trong quá trình chơi TCĐVTCĐ ở một số trường MN thành phố Thanh Hoá

Với mục tiêu đánh giá thực trạng biểu hiện TTC của trẻ 5 - 6 tuổi trong quá trình chơi TCĐVTCĐ ở một số trường MN trên địa bàn thành phố Thanh Hoá hiện nay, chúng tôi đã tiến hành quan sát quá trình chơi của 148 trẻ ở 5 lớp MG lớn của các trường MN: trường MN Đông Sơn, trường MN Đông Hương, trường MN Đông Vệ, trường MN Quảng Thắng, trường MN thực hành - Đại học Hồng Đức.

Chúng tôi đánh giá TTC của trẻ thông qua 5 tiêu chí sau:

+ Tiêu chí 1: Trẻ chủ động, tự nguyện tham gia vào các trò chơi.

+ Tiêu chí 2: Trẻ có kỹ năng “đóng vai” thành thạo.

+ Tiêu chí 3: Trẻ chơi độc lập, hứng thú, say mê.

+ Tiêu chí 4: Trẻ thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo khi chơi.

+ Tiêu chí 5: Trẻ chủ động hợp tác, chia sẻ với bạn, biết khắc phục những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình chơi.

Mỗi tiêu chí trên có 4 mức độ biểu hiện: tốt, khá, trung bình, yếu.

Chúng tôi quan sát nhiều lần (2-3 lần/tuần) quá trình trẻ chơi trong các nhóm chơi ở góc phân vai và ghi biên bản về mức độ biểu hiện TTC của mỗi trẻ. Để đảm bảo tính chính xác và khách quan của quá trình quan sát, chúng tôi chỉ ghi vào biên bản khi biểu hiện về TTC của trẻ theo các tiêu chí trên được lặp lại trong ít nhất 2 lần chơi phù hợp với một mức độ nhất định (tốt, khá, trung bình, yếu).

Kết quả thu được như sau:


Các tiêu chí



Mức độ

Tốt (%)

Khá (%)

Trung bình (%)

Yếu (%)

Tiêu chí 1

10

20,4

64,5

5,1

Tiêu chí 2

7,8

22,6

65,6

4,0

Tiêu chí 3

5,5

33,2

51,8

9,5

Tiêu chí 4

0,5

32,1

55,4

12,0

Tiêu chí 5

1,2

27,5

56,6

14,7

Thực trạng biểu hiện TTC ở trẻ 5 - 6 tuổi trong quá trình chơi TCĐVTCĐ

Kết quả trên chứng tỏ rằng, trong các hoạt động chơi ĐVTCĐ mà chúng tôi quan sát được, đa số trẻ có biểu hiện TTC ở mức độ trung bình. Cụ thể là:



- Tiêu chí 1 (TTC thể hiện trong việc trẻ chủ động, tự nguyện tham gia vào các trò chơi): Số trẻ tự nguyện, hăng hái tham gia vào trò chơi, chủ động bàn bạc ý kiến với bạn, chủ động nhận vai mà mình thích chỉ chiếm khoảng 30%; 54,5% trẻ tuy vui vẻ nhận vai chơi mà nhóm chơi phân công nhưng lại không chủ động bàn bạc, trao đổi với bạn. Đặc biệt, vẫn còn 5,1% số trẻ được quan sát còn bị động nhận vai do sự phân công của người khác.

- Tiêu chí 2 (TTC thể hiện ở kỹ năng “đóng vai” thành thạo): Nhờ những kinh nghiệm mà trẻ đã thu nhận được trong quá trình chơi TCĐVTCĐ ở lớp MG bé và MG nhỡ, đa số trẻ (96%) đã thực hiện được những yêu cầu cơ bản của vai chơi, việc mô phỏng hành động của vai khá giống thật và theo trình tự phù hợp với thực tế. Bên cạnh đó vẫn còn một số trẻ (4%) mới chỉ thể hiện được một mặt nào đó của vai chơi, còn bị bạn nhắc nhở trong quá trình chơi. Nhìn chung, sự kết hợp linh hoạt, hợp lý giữa hành động, lời nói, thái độ qua vai chơi còn chưa cao. Trẻ đã biết phản ánh hiểu biết của mình về cuộc sống xã hội vào vai chơi nhưng sự phản ánh đó còn máy móc, chưa phong phú, sinh động.

- Tiêu chí 3 (TTC thể hiện ở sự hứng thú, say mê, độc lập của trẻ trong quá trình chơi): Thực tế quan sát các giờ tổ chức hoạt động vui chơi ở lớp MG lớn cho thấy, tuy trẻ chủ động nhận vai chơi, có kỹ năng chơi phù hợp với vai mà mình đảm nhận nhưng việc duy trì hứng thú lâu dài đối với vai chơi lại không cao. Có đến 9,5% số trẻ bị phân tán chú ý trong khi chơi nhiều lần, nhiều trẻ bỏ dở vai chơi của mình khi bị thu hút bởi các nhóm chơi khác, chỉ khi các bạn cùng chơi nhắc nhở hoặc cô giáo đi đến trò chuyện với trẻ, tạo tình huống chơi mới...thì trẻ mới tập trung trở lại vào trò chơi. Phần lớn số trẻ đã hoàn thành vai chơi dù không thực sự thích thú, rất ít trẻ có biểu hiện tiếc nuối khi giờ chơi kết thúc.

- Tiêu chí 4 (TTC thể hiện ở mức độ sáng tạo của trẻ khi tham gia vào trò chơi): Những trẻ thể hiện được khả năng sáng tạo về nhiều mặt (tìm kiếm vật thay thế khi đồ chơi thiếu; có sáng kiến để mở rộng nội dung chơi, làm phong phú hành động chơi...) không nhiều (chỉ chiếm 32,6%). Vẫn có đến 12% trẻ bị phụ thuộc vào bạn cùng chơi mà không đưa ra được sáng kiến nào.

- Tiêu chí 5 (TTC thể hiện ở sự chủ động hợp tác, chia sẻ với bạn, biết khắc phục những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình chơi): Phần lớn trẻ đã biết trao đổi với bạn, có thái độ vui vẻ, hợp tác cùng nhau trong quá trình chơi. Tuy nhiên, rất ít trẻ thực sự chủ động quan tâm đến các vai chơi khác, đa số trẻ chỉ tích cực giao tiếp với bạn khi có sự gợi ý, khích lệ của giáo viên. Quan sát trẻ chơi trong góc phân vai cho thấy, còn có một số trẻ (chiếm 14,7%) rất ít hoặc không có sự bàn bạc, trao đổi với bạn trong quá trình chơi, những trẻ này thường lặng lẽ thực hiện công việc được giao mà không trò chuyện, chia sẻ cùng các bạn khác trong nhóm. Chẳng hạn, trong trò chơi “Nấu ăn”, trò chơi “Bán hàng”..., có những trẻ tự đi “mua hàng” (nhưng không trao đổi với “người bán hàng” mà chỉ chọn hàng để vào giỏ, đưa “tiền” rồi về); khi “nấu ăn” cùng các bạn trẻ cũng không bàn bạc, chia sẻ ý tưởng về các “món ăn” mà lặng lẽ “nấu” theo ý mình...

Nhìn chung, qua quá trình quan sát hoạt động vui chơi của trẻ 5 - 6 tuổi ở 5 trường mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hoá, chúng tôi nhận thấy, tuy phần lớn trẻ tỏ ra thích thú với TCĐVTCĐ nhưng còn nhiều trẻ tham gia vào hoạt động chơi một cách thụ động, trẻ dễ bị phân tán bởi các tác động bên ngoài, ít có sáng kiến trong quá trình chơi.

Chúng tôi cho rằng, hiệu quả của việc tổ chức hoạt động vui chơi đối với quá trình giáo dục trẻ phát triển toàn diện nói chung và việc phát huy TTC ở trẻ nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có thể kể đến một số yếu tố cơ bản như:

- Môi trường chơi (đồ dùng đồ chơi, diện tích góc chơi, cách sắp xếp không gian chơi trong góc...);

- Vốn kinh nghiệm của trẻ về chủ đề chơi, nội dung chơi;

- Phương pháp tổ chức, hướng dẫn trẻ chơi của giáo viên mầm non (GVMN);

- Thái độ của GVMN với trẻ, “bầu không khí” của lớp học...

Qua quá trình quan sát trẻ chơi, kết hợp với nghiên cứu kế hoạch tổ chức hoạt động vui chơi của GVMN và cùng họ trao đổi, trò chuyện về việc tổ chức, hướng dẫn TCĐVTCĐ, chúng tôi nhận thấy các yếu tố kể trên ở một số trường mầm non thành phố Thanh Hoá vẫn chưa được đảm bảo đầy đủ. Đa số GVMN được hỏi đều thừa nhận rằng, trẻ MG lớn tuy có kỹ năng “đóng vai” thành thạo hơn trẻ MG bé và MG nhỡ nhưng khi chơi TCĐVTCĐ trẻ lại không thực sự hứng thú, chưa say mê “hoà mình” vào vai chơi. Nội dung chơi của trẻ rất ít được đổi mới mà thường lặp đi, lặp lại trong suốt cả tuần. Điều này đã tạo ra sự nhàm chán ở trẻ. Chẳng hạn, với chủ đề “Trường mầm non”, ở góc Phân vai trẻ chỉ chơi một số trò chơi đã quá quen thuộc từ lớp MG bé và MG nhỡ như: nấu ăn; bán hàng; bác sỹ khám bệnh... Nội dung chơi của trẻ cũng rất ít được mở rộng và nâng cao. Bên cạnh đó, GVMN lại chưa chú ý đúng mức đến việc tạo ra các tình huống chơi mới để khuyến khích ý tưởng sáng tạo của trẻ, chưa có sự tác động phù hợp để giúp trẻ làm phong phú nội dung chơi. Một số giáo viên còn có những cử chỉ, lời nói...thể hiện thái độ áp đặt đối với trẻ. Điều này khiến trẻ cảm thấy bị “điều khiển”, dẫn tới không còn sự thân thiết, cởi mở với cô giáo khi chơi. Ngoài ra, đồ chơi ở góc phân vai ít và thiếu sự đa dạng, số trẻ trong lớp quá đông nhưng diện tích phòng học lại không đủ lớn đã làm hạn chế khả năng chơi linh hoạt và sáng tạo của trẻ.



2.2. Những kiến nghị nhằm phát huy TTC của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua TCĐVTCĐ

Để xây dựng được những biện pháp hiệu quả nhằm phát huy TTC của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua TCĐVTCĐ cần thiết phải có quá trình nghiên cứu một cách hệ thống, trên diện rộng nhằm đánh giá chính xác thực trạng mức độ biểu hiện TTC ở trẻ và nguyên nhân của thực trạng đó. Kết quả khảo sát ở 5 lớp MG lớn thuộc các trường MN thành phố Thanh Hoá mới chỉ là đánh giá ban đầu về TTC của trẻ 5 - 6 tuổi. Dựa trên những đánh giá này, chúng tôi đưa ra một số đề xuất như sau:

1- Cần chỉ đạo tổ chức việc giáo dục trẻ MN theo hướng tích cực hoá hoạt động của trẻ, coi biểu hiện TTC ở trẻ là một trong những tiêu chí quan trọng khi đánh giá hiệu quả các hoạt động giáo dục trẻ MG ở trường MN (đặc biệt là hoạt động vui chơi).

2- Phát huy TTC của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động chơi ĐVTCĐ:

+ Thiết kế và sắp xếp góc Phân vai với đồ chơi đa dạng, phong phú, hấp dẫn, làm nổi bật ý tưởng của mỗi chủ đề để kích thích trẻ tích cực tham gia vào các trò chơi và linh hoạt, sáng tạo trong quá trình chơi;

+ Hình thành ở trẻ những biểu tượng đầy đủ, đúng đắn về cuộc sống xung quanh nhằm khơi gợi ở trẻ mong muốn chơi một cách say mê, giúp trẻ chủ động, độc lập trong quá trình chơi, thể hiện vai chơi thành thạo;

+ Giáo viên thường xuyên có những biện pháp tác động phù hợp để giúp trẻ duy trì hứng thú chơi, tích cực hoạt động phối hợp với bạn: tạo tình huống, gợi mở cho trẻ bày tỏ ý kiến của mình, lắng nghe ý kiến của bạn; khuyến khích trẻ tự tìm cách giải quyết những xung đột xảy ra trong quá trình chơi; điều chỉnh hoạt động phối hợp cùng nhau của trẻ khi chơi, đảm bảo để mỗi trẻ đều thấy được vai trò của mình trong nhóm chơi và tích cực hoàn thành nhiệm vụ đã được phân công...

+ Duy trì bầu không khí thân thiết, gắn bó, thẳng thắn, cởi mở...trong nhóm, lớp để tạo cho trẻ cảm giác an toàn, phấn khởi, tự tin, kích thích trẻ tích cực trải nghiệm, khám phá, mô phỏng thế giới xung quanh và nảy sinh các ý tưởng sáng tạo.



Tóm lại, việc phát huy TTC cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua TCĐVTCĐ chỉ thực sự mang lại hiệu quả cao khi GVMN nhận thức đúng đắn về những cơ sở hình thành TTC và có biện pháp tác động phù hợp đến trẻ trong quá trình tổ chức, hướng dẫn trẻ chơi nhằm góp phần hình thành ở trẻ khả năng hoạt động độc lập, tự chủ, tích cực, sáng tạo, chuẩn bị cho trẻ những điều kiện cần thiết để thích ứng với môi trường học tập mới ở trường tiểu học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Mikhailencô N., Ivancôva R. (1980), Giáo dục trẻ trong trò chơi. NXB. Giáo dục Matxcơva.

[2] Nguyễn Thị Hoà (2009), Phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi trong trò chơi học tập, NXB. ĐHSP Hà Nội.

[3] Kharlamov I.F. (1978), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào? Minxcơ.

[4] Nguyễn Ánh Tuyết (1987), Giáo dục trẻ mẫu giáo trong nhóm bạn bè, NXB. Giáo dục.

[5] Xôcôlôva N.Iu. (2001) Làm thế nào đ tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh?”, Tạp chí Giáo dục (Nga) №7.
PROMOTING ACTIVENESS FOR CHILDREN AT THE AGE OF 5 – 6 VIA THEME – BASED ROLE PLAYS

ABSTRACT


Theme-based activity is a role most basic way in promoting positive for preschoolers. Observe the play of children 5-6 years old in 5 kindergartens in Thanh Hoa city to see, most children enjoy the game plays on the themed. But also others participate passively, less innovative and easy to be distracted by the outside. To promote positive children through the game plays on the themed, teachers need awareness on the source of formation of positive and have measures impact children in the course of servants, guide chilren plays.

THỰC TRẠNG LÀM VIỆC ĐỘC LẬP VỚI SÁCH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC THEO PHƯƠNG THỨC

ĐÀO TẠO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

Hồ Thị Dung1

TÓM TẮT


Hoạt động học là một quá trình tiếp thu những kiến thức, rèn luyện kỹ năng và hình thành thái độ dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Hoạt động học bao gồm một hệ thống các kĩ năng học tập, trong đó làm việc với sách là một kỹ năng quan trọng, dù là học bất cứ môn học nào, bất cứ giai đoạn lứa tuổi nào. Sách là một phương tiện – tài liệu học tập quan trọng nhất đối với người học, giúp sinh viên chủ động trong quá trình học tập, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Đứng trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học đại học hiện nay theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của người học, đòi hỏi sinh viên phải thường xuyên làm việc độc lập với sách. Bài viết sau đây đi sâu nghiên cứu thực trạng làm việc độc lập với sách của sinh viên trường đại học Hồng Đức theo phương thức đào tạo tín chỉ làm cơ sở đề xuất qui trình làm việc với sách trong các loại giờ tín chỉ, giúp sinh viên chủ động trong quá trình tự học, nâng cao kết quả dạy học trong các nhà trường.

Từ khóa: Hoạt động học, làm việc với sách, đào tạo tín chỉ

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, các trường đại học thực hiện đào tạo theo phương thức tín chỉ với phương châm giảm giờ lí thuyết, tăng thực hành, thảo luận cho sinh viên (SV). Phương thức học tập này có tính mềm dẻo, tạo sự chủ động, tích cực trong học tập của SV. Những tri thức mà SV tiếp nhận được thông qua bài giảng không phải là duy nhất, đòi hỏi SV cần phải chủ động hơn trong việc tổ chức tự học, tự nghiên cứu. Ngoài ra, điều kiện học tập hiện nay của SV đã được cải thiện, năng lực học tập được nâng cao, động cơ học tập đã có những thay đổi, SV có xu hướng vượt ra khỏi chương trình giảng dạy và nội dung môn học bắt buộc để tìm kiếm tri thức sâu rộng. Một trong những nguồn tri thức phong phú nhất, phổ biến nhất, đáng tin cậy nhất là sách, báo, tạp chí và các tài liệu khác (chúng tôi gọi chung là sách.)

Trong dạy học tại các trường chuyên nghiệp, sách được coi là nguồn tài liệu quan trọng nhất đối với cả giảng viên (GV) và SV trong giảng dạy và học tập. SV có thể sử dụng sách là phương tiện học tập trong tất cả các khâu của quá trình học tập. Giáo viên sử dụng sách để tổ chức, hướng dẫn SV hoàn thành các nhiệm vụ học tập thông qua hoạt động làm việc độc lập với sách.

Như vậy, làm việc với sách (LVVS) là hoạt động học có liên quan đến rất nhiều khâu của quá trình học tập. Trong mối quan hệ tương tác giữa người học với sách, người học cần phải luôn luôn suy nghĩ độc lập, tưởng tượng và điều quan trọng là phải có được quan điểm riêng có cơ sở. LVVS được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc, khoa học theo những quy trình nhất định, sẽ rèn luyện cho người học những phẩm chất quan trọng như: tính nề nếp, ý thức kỉ luật, cần cù, chịu khó, phương pháp suy nghĩ dựa trên những căn cứ xác thực, khả năng phán đoán, dự báo. Những phẩm chất trên là hành trang quan trọng cho người học trong quá trình sống và học tập, lao động trong một xã hội luôn luôn đổi mới.

Qua thực tiễn hiện nay chúng tôi nhận thấy, sinh viên trong quá trình học tập đã có sự chủ động trong việc lập kế hoạch học tập cho bản thân, biết tìm các nguồn tài liệu phục vụ cho việc học tập của mình, song việc tổ chức nghiên cứu tài liệu và LVĐLVS chưa có hiệu quả. Sinh viên đọc tài liệu, song việc phân tích nội dung tài liệu, trình bày vấn đề, hệ thống hoá tri thức thu lượm được chưa tốt, chưa nắm được qui trình LVĐLVS. LVĐLVS của SV chưa được diễn ra thường xuyên, SV có thói quen đọc sách tùy tiện, qua loa, đại khái, hoặc các em học thuộc lòng, học vẹt những điều trong sách, chưa có ý thức tìm tòi phương pháp đọc sách có hiệu quả. Việc thực hiện các nhiệm vụ học tập còn tập trung chủ yếu ở một số SV có ý thức học tập, một bộ phận SV vẫn còn thụ động khi làm việc với sách, dẫn đến hệ quả tất yếu là thiếu hứng thú, SV không nắm vững nội dung của các loại tài liệu học tập.

Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng LVĐLVS của SV trường ĐHHĐ là cơ sở giúp nhà nghiên cứu tìm ra các nguyên nhân của thực trạng, từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng qui trình LVĐLVS của SV, góp phần nâng cao chất lượng tự học của SV trong các trường đại học hiện nay.

2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG LÀM VIỆC ĐỘC LẬP VỚI SÁCH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC THEO PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO TÍN CHỈ

2.1. Thực trạng nhận thức của GV, sinh viên về tầm quan trọng của vấn đề LVĐLVS ở trường ĐHHĐ

Tìm hiểu về thực trạng làm việc độc lập với sách (LVĐLVS) của sinh viên trường Đại học Hồng Đức, chúng tôi đã tiến hành điều tra 240 SV năm thứ nhất và 10 GV trường ĐHHĐ. Kết quả thu được như sau:



Bảng 1. Nhận thức về tầm quan trọng của LVĐLVS của SV trường ĐHHĐ

Đối tượng
Mức độ

GV

Sinh viên

Khoa TN

KhoaTL-GD

Khoa CNTT

Khoa MN

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Rất cần thiết

6

60

28

46,6

34

56,6

26

43,3

29

48,3

Cần thiết

4

40

30

50

26

43,4

32

53,3

30

50

Không cần thiết

0

0

2

3,4

0

0

2

3,4

1

1,7


tải về 2.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương