To telephone set HÀ NỘI – 2011 Mục lục



tải về 161.23 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích161.23 Kb.
#7250
T

CVN T I Ê U C H U Ẩ N Q U Ố C G I A


TCVN xxxx:2011

(Xuất bản lần 1)

CHẤT LƯỢNG TRUYỀN DẪN ĐIỆN THOẠI – GẮN KẾT

THIẾT BỊ TRỢ THÍNH VỚI MÁY ĐIỆN THOẠI

Telephone transmission quality - Coupling hearing aid

to telephone set


HÀ NỘI – 2011



Mục lục

1 Phạm vi áp dụng 5

2 Tài liệu viện dẫn 5

3 Thuật ngữ và định nghĩa 5

4 Ký hiệu và thuật ngữ 3

5 Cường độ từ trường xung quanh ống nghe của tổ hợp cầm tay ghép với thiết bị trợ thính 3

5.1 Giới thiệu 3

5.2 Đo cường độ từ trường và các giá trị khuyến nghị 4

5.2.1 Hiệu chuẩn mức thu âm 4

5.2.2 Mức cường độ từ trường 4

5.2.3 Độ tuyến tính của cường độ từ trường 5

5.2.4 Đo các đặc tính tần số 5

5.3 Cuộn đầu dò 5

5.3.1 Kích thước 5

5.3.2 Hiệu chuẩn cuộn đầu dò 6

5.3.3 Độ méo hài của cuộn đầu dò 6

6 Các đặc tính của máy điện thoại có khuếch đại hỗ trợ dùng cho người khiếm thính 7

6.1 Giới thiệu 7

6.2 Các đặc tính của bộ kích phát (Sending characteristics) 7

6.2.1 Độ nhạy kích phát 7

6.2.2 Đáp ứng tần số kích phát 7

6.3 Các đặc tính thu (Receiving characteristics) 8

6.3.1 Độ nhạy thu 8

6.3.2 Đáp ứng tần số thu 8

6.3.3 Khôi phục hoạt động bình thường của khuếch đại thu 9

6.4 Trắc âm 9

6.4.1 Hệ số trắc âm phía người nói STMR 10

6.4.2 Hệ số trắc âm phía người nghe LSTR: 10



7 Ghép điện giữa máy điện thoại với thiết bị trợ thính 10

7.1 Giới thiệu 10

7.2 Các đặc tính điện 10

7.2.1 Điểm kết nối trên máy điện thoại 10

7.2.2 Các đặc tính điện tại điểm kết nối 11

7.3 Kết nối với máy điện thoại 12

7.3.1 Kiểu loại bộ kết nối 12

7.3.2 Vị trí bộ nối 12

7.4 Các vấn đề về an toàn về điện 12

Phụ lục A 13

(Tham khảo) 13

A1. Đo bộ chuyển đổi âm - từ phát ra trường từ 13

A2. Các ví dụ về đặc tính tần số của thiết bị trợ thính ghép với máy điện thoại 14





Lời nói đầu

TCVN xxxx:2011 hoàn toàn tương đương với ITU-T P.370.

TCVN xxxx:2011 do Viện Khoa học kỹ thuật Bưu điện biên soạn, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.




T I Ê U C H U Ẩ N Q U Ố C G I A TCVN XXXX : 2011

C
hất lượng truyền dẫn điện thoại – Gắn kết thiết bị trợ thính với máy điện thoại


Telephone transmission quality - Coupling hearing aid to telephone set

1Phạm vi áp dụng


Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu kỹ thuật về chất lượng truyền dẫn điện thoại để ghép thiết bị trợ thính với máy điện thoại:

  • Cường độ từ trường xung quanh ống nghe của tổ hợp cầm tay của máy điện thoại ghép với thiết bị trợ thính.

  • Các đặc tính chất lượng điện - âm thanh của máy điện thoại của máy điện thoại có khuếch đại hỗ trợ dùng cho người khiếm thính.

  • Các đặc tính ghép điện của máy điện thoại với thiết bị trợ thính.

Tiêu chuẩn này cũng đưa ra phương pháp đo bộ chuyển đổi âm – từ giúp chuyển đổi tín hiệu đầu ra dạng âm của bộ thu của máy điện thoại thành từ trường, từ trường đó có thể được thu bởi cuộn thu nhận từ trường ở máy trợ thính.

2Tài liệu viện dẫn


Tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả sửa đổi, bổ sung (nếu có).

  • ITU-T Recommendation P.370 (08/1996) , Telephone transmission quality - Coupling hearing aids to telephone sets (Khuyến nghị P.370 (08/1996), Tiêu chuẩn kỹ thuật đối về chất lượng truyền dẫn điện thoại để ghép thiết bị trợ thính với máy điện thoại cố định).

3Thuật ngữ và định nghĩa


3.1

Mức cường độ từ trường (level of magnetic field strength)

Mức tối đa của cường độ từ trường và các dải giá trị được thể hiện trong 5.2.2. Đơn vị là ampe trên mét (A/m).



3.2

Mặt phẳng đo (plane of measument)

Mặt phẳng song song và cách ống nghe một khoảng 10 mm.



3.3

Mặt phẳng chuyển đổi (adapter plane)

Mặt phẳng được xác định tạo thành bởi các điểm kết nối của bề mặt phẳng dựa vào bề mặt của bộ chuyển đổi âm – từ đối diện với kết nối đến ống nghe.


4Ký hiệu và thuật ngữ


Ký hiệu

Tiếng Việt

Tiếng Anh

AGC

Điều khiển độ khuếch đại tự động

Automatic Gain Control

DRP

Điểm chuẩn trống tai

Drum Reference Point

ERP

Điểm chuẩn tai

Ear Reference Point

HATS

Bộ mô phỏng Torso and Head

Head and Torso Simulator

IEC

Hiệp hội điện quốc tế

International Electrotechnical Commission

IRS

Hệ thống chuẩn trung gian

Intermediate Reference System

ISDN

Mạng số dịch vụ tích hợp

Integrated Services Digital Network

LSTR

Tỷ số trắc âm phía người nghe

Listener Sidetone Rating

OLR

Hế số âm lượng tổng thể

Overall Loudness Rating

Pe

Mức áp suất âm tại ERP

Sound pressure level at the ERP

PSTN

Mạng điện thoại chuyển mạch công cộng

Public Switched Telephone Network

RLR

Hệ số âm lượng thu

Receiving Loudness Rating

SLR

Hệ số âm lượng phát

Sending Loudness Rating

STMR

Hệ số che trắc âm

Sidetone Masking Rating

TCL

Suy hao ghép thiết bị

Terminal Coupling Loss

5Cường độ từ trường xung quanh ống nghe của tổ hợp cầm tay ghép với thiết bị trợ thính

5.1Giới thiệu


Hệ thống cảm ứng từ trong tổ hợp cầm tay của máy điện thoại phát ra từ trường biến đổi, mà cuộn thu nhận cảm ứng của thiết bị trợ thính thể dò thấy từ trường này. Sự thu nhận tín hiệu âm thanh thông qua cuộn thu nhận cảm ứng giúp cải thiện tỉ lệ tín hiệu trên nhiều khi môi trường thu âm thanh bị suy giảm bởi nhiễu nền. Cường độ từ trường cho phép các cuộn thu cảm ứng trong thiết bị trợ thính làm việc hiệu quả phải đủ lớn để tạo ra một tỷ lệ tín hiệu trên nhiễu ở mức chấp nhận được nhưng cũng không được quá cao để có thể gây ra quá tải cho thiết bị trợ thính. Giá trị của cường độ từ trường được khuyến nghị trong tiêu chuẩn này được chọn sao cho các người nghe có thể phân biệt được rõ âm thanh. Thông tin về đo kiểm bộ chuyển đổi âm-từ phát ra từ trường được đề cập trong Phụ lục A.

5.2Đo cường độ từ trường và các giá trị khuyến nghị

5.2.1Hiệu chuẩn mức thu âm


Sử dụng cấu hình đo trong Hình 1 cho các máy điện thoại tương tự, Hình 2 cho các máy điện thoại số, mức công suất của bộ dao động sẽ được điều chỉnh để tạo ra một mức áp suất âm -14 dBPa (80 dBSPL) tại 1 000Hz. Mức công suất này sẽ được sử dụng để xác định mức và các đặc tính tần số của cường độ từ trường.



Hình 1 - Thiết lập mức áp suất âm Pe trong tai giả cho máy điện thoại tương tự.



Hình 2 - Thiết lập mức áp suất âm Pe trong tai giả cho máy điện thoại số.

5.2.2Mức cường độ từ trường


Đặt tâm của cuộn đầu dò đã hiệu chuẩn (xem 5.3) lên mặt phẳng đo và hướng nó vào một hướng bất kỳ sao cho ghép tốt nhất. Xác định cường độ từ trường tại 1 000Hz sử dụng mức công suất như trong 5.2.1.

Dải giá trị cường độ từ trường được khuyến nghị là: -17 đến -30 dB tương ứng với 1 A/m.

CHÚ THÍCH – Để có chất lượng như mong muốn thì thiết bị trợ thính có các cuộn thu từ trường chủ yếu được dùng để ghép với các vòng từ tính tuân theo IEC 118-4 thường yêu cầu cường độ trường thuộc phần trên của dải giá trị, tức là -17 đến -25 dB tương ứng với 1 A/m.

5.2.3Độ tuyến tính của cường độ từ trường


Với cuộn đầu dò được đặt ở vị trí như mô tả trong 5.2.2, tăng mức công suất tại 1 000Hz như trong 5.2.1 thêm 20 dB và đo kết quả cường độ từ trường.

5.2.4Đo các đặc tính tần số


Với cuộn đầu dò được đặt ở vị trí như mô tả trong 5.2.2 và mức công suất tại tần số 1 000 Hz như trong 5.2.1, thay đổi tần số từ 300Hz tới 5 000 Hz đối với máy điện thoại tương tự và đến giới hạn tần số trên đối với máy điện thoại kỹ thuật số (4 000 tới 7 000 Hz) là thích hợp và đo kết quả cường độ từ trường. Đặc tính tần số của cường độ từ trường sẽ phải có dạng như trong hình 3.


Hình 3 - Các đặc tính của cường độ từ trường

CHÚ THÍCH: Các đặc tính tần số mong muốn nằm trên các đường nét đứt (±3 dB). Dải đặc tính chấp nhận được nằm trên các đường nét liền.


5.3Cuộn đầu dò

5.3.1Kích thước


Để tối thiểu hóa suy hao phân giải khi đo cường độ từ trường, kích thước tối đa của cuộn đầu dò đã hiệu chuẩn khuyến nghị có giá trị như sau:

Phần lõi: chiều dài: 13,5 mm;

tiết diện: 1,5 x 2,5 mm.

Phần uốn cong: chiều dài: 11 mm;

tiết diện: 2,5 x 3,5 mm.

Phần uốn cong phải ngắn hơn phần lõi.

CHÚ THÍCH:

1 Từ trường có thể không đồng nhất ở các khoảng cách khác nhau theo độ dài của cuộn đầu dò. Sự có mặt của vật liệu lõi từ tính cũng có thể làm thay đổi hướng đường sức từ trường.

2 Cuộn đầu dò có thể được kết hợp với các thành phần hiệu chỉnh tần số để có thể thu được đáp ứng tần số phẳng trên dải tần số mong muốn.

5.3.2Hiệu chuẩn cuộn đầu dò


Để hiệu chuẩn cuộn đầu dò, cần một từ trường đồng nhất có cường độ xác định. Cường độ từ trường tại tâm của vòng hình vuông của một lượt có cạnh là “a” mét và mang dòng điện “i” Ampe được tính như sau:

A/m
Kích thước “a” phải lớn hơn hoặc bằng 0,5 m để đảm bảo rằng từ trường tại tâm là đủ tốt ở cả biên độ và hướng.

Trong thực tế, sẽ thuận lợi nếu tạo cuộn đầu dò gồm một số vòng để giảm dòng điện từ nguồn. Về cơ bản, các điều kiện dòng không đổi phải được duy trì trên dải tần số kiểm tra, ví dụ điều khiển cuộn đầu dò từ một bộ phát có trở kháng thấp thông qua một chuỗi các điện trở có trở kháng gấp ít nhất 100 lần trở kháng của cuộn đầu dò trên dải tần số mong muốn. Nếu dòng lái được giám sát trong cả quá trình hiệu chuẩn thì mọi thay đổi đều cần được quan tâm khi nhận giá trị độ nhạy của cuộn đầu dò.

Nơi tiến hành kiểm tra phải cách xa mọi vật liệu làm nhiễu từ trường hoặc các vật liệu khác có khả năng sinh ra dòng điện xoáy gây nhiễu từ trường.

Độ nhạy, là hàm của tần số cuộn đầu dò, phải được đo theo điện áp cảm ứng trên cả hai đầu của cuộn đầu dò với độ chính xác ± 0.5 dB. Điện áp này là chuẩn liên quan đến dòng điện áp vào trên mỗi mét và được sử dụng cho việc đo các yêu cầu như quy định trong 5.2.2.

Tổng độ méo hài của từ trường phải nhỏ hơn 1%.

5.3.3Độ méo hài của cuộn đầu dò


Tổng độ méo hài của cuộn đầu dò phải nhỏ hơn 2% khi đo cường độ trường tối đa +2 dB tương đương với 1 A/m.

6Các đặc tính của máy điện thoại có khuếch đại hỗ trợ dùng cho người khiếm thính

6.1Giới thiệu


Nội dung của điều này đưa ra yêu cầu đối với các máy điện thoại có khuếch đại đầu thu để trợ giúp người khiếm thính. Nhóm người có thể sử dụng máy điện thoại có tính năng khuếch đại đầu thu hỗ trợ là những người bị mất thính lực ở mức độ vừa trong dải 35 dB tới 80 dB. Khi thiết lập các giá trị số học trong tiêu chuẩn này, cần lưu ý đến một thực tế là các mức áp suất âm thanh tại tai trong khi đàm thoại có thể cao hơn tới 30 dB so với các mức áp suất âm thanh tại tai của các cuộc trò chuyện đối mặt trực tiếp thông thường (với khoảng cách 1 m).

Khuếch đại đầu thu hỗ trợ có thể được kết hợp với các chức năng bổ trợ khác, như ghép cảm ứng hoặc các thiết bị bổ trợ đặt trong tai, được cung cấp riêng cho những người có nhu cầu đặc biệt.


6.2Các đặc tính của bộ kích phát (Sending characteristics)

6.2.1Độ nhạy kích phát


Khi người sử dụng đang nói, hệ số âm lượng phát (SLR) phải duy trì giá trị không đổi được thiết lập, giá trị danh định được khuyến nghị như sau:

  • SLR = 8 ± 3 dB với máy điện thoại số sử dụng tổ hợp cầm tay nối với mạng số liên kết đa dịch vụ (theo TCN 68-212:2002[16] - Yêu cầu điện thanh - Thiết bị đầu cuối số băng thoại (300-3400Hz) sử dụng tổ hợp cầm tay nối với mạng số liên kết đa dịch vụ ISDN);

  • SLR = 3 ± 4dB với máy điện thoại tương tự sử dụng tổ hợp cầm tay nối với mạng điện thoại công cộng PSTN (theo TCVN 8240:2009 [15] - Yêu cầu điện thanh - Thiết bị đầu cuối viễn thông - Thiết bị đầu cuối tương tự sử dụng tổ hợp cầm tay nối với mạng điện thoại công cộng (PSTN)).

Nếu chuyển mạch thoại được sử dụng để duy trì các ngưỡng suy hao ghép thiết bị (TCL) ổn định trong các điều kiện làm việc khó khăn thì suy hao chuyển mạch phải là giá trị nhỏ nhất được yêu cầu cho mục đích này, ví dụ gần bằng với giá trị được yêu cầu để bù cho mọi hình thức khuếch đại thu tăng cường được chọn.

6.2.2Đáp ứng tần số kích phát


Đáp ứng tần số kích phát phải được duy trì theo các yêu cầu như sau:

Yêu cầu Độ nhạy kích phát (từ MRP đến giao diện số) phải nằm trong mặt nạ giới hạn được xác định trong bảng (Các giá trị độ nhạy đều là giá trị tương đối và được tính bằng đơn vị dB).



  • Với máy điện thoại số sử dụng tổ hợp cầm tay nối với mạng số liên kết đa dịch vụ (theo TCN 68-212:2002[16]) có Bảng 1:

Tần số, Hz

Giới hạn trên, dB

Giới hạn dưới, dB

100

-12

-

200

0

-

300

0

-14

1 000

0

-8

2 000

4

-8

3 000

4

-8

3 400

4

-11

4 000

0

-

Bảng 1 - Toạ độ đường giới hạn độ nhạy phát với máy điện thoại số sử dụng tổ hợp cầm tay nối với mạng ISDN

  • Với máy điện thoại tương tự sử dụng tổ hợp cầm tay nối với mạng điện thoại công cộng PSTN (theo TCVN 8240:2009 [15]) có Bảng 2:




Tần số, Hz

Mức tương đối, dB

Giới hạn trên

100

-9




2 000

+4




4 000

+4




8 000

-13

Giới hạn dưới

300

-14




2 000

-6




3 400

-11

Bảng 2 - Toạ độ đường giới hạn độ nhạy phát với máy điện thoại tương tự sử dụng tổ hợp cầm tay nối với mạng PSTN

6.3Các đặc tính thu (Receiving characteristics)

6.3.1Độ nhạy thu


Về độ nhạy thu, khi không sử dụng khuếch đại hỗ trợ thì các yêu cầu về hệ số âm lượng thu (RLR) có giá trị danh định được khuyến nghị như sau:

  • RLR = 2 ± 3 dB với máy điện thoại số sử dụng tổ hợp cầm tay nối với mạng số liên kết đa dịch vụ ISDN (theo TCN 68-212:2002[16]);

  • RLR = -8 ± 4dB với máy điện thoại tương tự sử dụng tổ hợp cầm tay nối với mạng điện thoại công cộng PSTN (theo TCVN 8240:2009 [15])

Nếu sử dụng khuếch đại hỗ trợ thì RLR có thể được thiết lập âm hơn tới 20dB.

Có thể cho phép đặt giá trị RLR lớn hơn tới 15 dB so với các yêu cầu thông thường (giá trị được khuyến nghị khi không sử dụng khuếch đại hỗ trợ).


6.3.2Đáp ứng tần số thu


Khi không lựa chọn khuếch đại hỗ trợ thì đáp ứng tần số thu phải thỏa mãn các yêu cầu:

  • Với máy điện thoại số sử dụng tổ hợp cầm tay nối với mạng số liên kết đa dịch vụ (theo TCVN 8240:2009 [15]), yêu cầu độ nhạy thu (từ giao diện số đến ERP) phải nằm trong mặt nạ giới hạn được xác định bởi các điểm trong Bảng 3:




Tần số, Hz

Mức tương đối, dB

Giới hạn trên

100

-10




200

+2




4 000

+2




8 000

-15

Giới hạn dưới

300

-9




1 000

-7




3 400

-12

Bảng 3 - Toạ độ đường giới hạn độ nhạy thu với máy điện thoại tương tự sử dụng tổ hợp cầm tay nối với mạng PSTN


  • Với máy điện thoại số sử dụng tổ hợp cầm tay nối với mạng số liên kết đa dịch vụ ISDN (theo TCN 68-212:2002[16]), yêu cầu độ nhạy thu (từ giao diện số đến ERP) phải nằm trong mặt nạ giới hạn được xác định bởi các điểm trong Bảng sau:




Tần số, Hz

Giới hạn trên, dB

Giới hạn dưới, dB

100

-10

-

200

2

-

300

2

-9

2 000

2

-7

3 400

2

-12

4 000

2

-

8 000

-18

-

Bảng 4 - Toạ độ đường giới hạn độ nhạy thu với máy điện thoại số sử dụng tổ hợp cầm tay nối với mạng ISDN
Khi sử dụng khuếch đại hỗ trợ, dưới một số điều kiện nhất định và đối với người khiếm thính đặc biệt, thì cần xác định tần số phù hợp tương ứng.

CHÚ THÍCH: Trong thực tế, khi ghép với thiết bị trợ thính bằng cảm ứng từ hay âm học thì các tần số thấp thường bị mất, và khi ghép âm vào các ống nghe thông thường thì luôn có độ dốc từ 12 tới 18 dB/quãng tám tại các tần số bên dưới mức công hưởng cơ học ban đầu, tần số thường khoảng 1500 Hz. Xem Phụ lục I.


6.3.3Khôi phục hoạt động bình thường của khuếch đại thu


Lựa chọn A: Các máy điện thoại cho mọi người dùng

Tại thời điểm kết thúc cuộc đàm thoại, mọi sự khuếch đại hỗ trợ đã được chọn đều được hủy bỏ và các giá trị RLR danh định sẽ được khôi phục bằng hành động đặt tổ hợp cầm tay về đúng vị trí nghỉ của nó, hoặc một hành động tương đương.



Lựa chọn B: Các máy điện thoại sẽ chủ yếu được sử dụng bởi những người khiếm thính.

Để thuận lợi cho những người khiếm thính thường xuyên sử dụng điện thoại, các máy điện thoại loại này có thể được cung cấp khả năng khuếch đại hỗ trợ trong khi đàm thoại. Nếu lựa chọn này được sử dụng, thì cần thực hiện thêm các phép đo nhằm đảm bảo sự ổn định khi đạt đến độ khuếch đại cao nhất.


6.4Trắc âm


Yêu cầu: Phải đạt được các mức trắc âm (STMR, LSTR) được cho trong khuyến nghị G.121 khi không sử dụng khuếch đại hỗ trợ. Cụ thể như sau:

6.4.1Hệ số trắc âm phía người nói STMR


Các giá trị sau được khuyến nghị:

Với loại điện thoại 2 dây:

STMR = 7 – 12 dB: Dải giá trị tham chiếu.

STMR = 7 – 20 dB: Giới hạn trên;

STMR = 77 – 3 dB: Giới hạn dưới;

STMR = 77 – 1 dB: Thấp nhất, giới hạn ngoại lệ, như các đường dây thuê bao rất ngắn.

Với loại điện thoại 4 dây:

STMR = 15 ± 5 dB: Dải giá trị tham chiếu cho trường hợp đầu gần (near-end), trắc âm phụ đầu xa không đáng kể.

Thông thường giá trị điển hình STMR = 7 hay 8 dB tương ứng với độ suy hao âm trung bình từ miệng tới tai thông qua đường điện trắc âm là khoảng 0 dB.


6.4.2Hệ số trắc âm phía người nghe LSTR:


Mức trắc âm phía người nghe được xác định theo khuyến nghị trong A.1/G.111. Với một máy điện thoại thông thường có một mối quan hệ giữa trắc âm phía người nói và phía người nghe tương ứng. Với máy điện thoại với các microphone tuyến tính LSTR có giá trị điển hình giữa 1,5 và 4 dB, cao hơn so với STMR, độc lập với mức nhiễu. Với các bộ microphone cacbon sự khác nhau là phụ thuộc vào mức ồn của môi trường truyền âm, ngưỡng ảnh hưởng là đáng kể. Với mức ồn phòng 60 dB(A) thì sự khác nhau theo thứ tự 6 tới 8 dB. (Với các mức ồn khác và một số tổ hợp cầm tay khác được thiết kế khác nhau có thể là cao hơn tới 15 dB).

Khi có lựa chọn khuếch đại hỗ trợ, thì thường chỉ có thể duy trì được các mức trắc âm như trong khuyến nghị trên nếu các kỹ thuật chuyển mạch thoại được sử dụng.


7Ghép điện giữa máy điện thoại với thiết bị trợ thính

7.1Giới thiệu


Nội dung điều này đề cập khả năng ghép nối điện từ máy điện thoại tới thiết bị trợ thính. Các chỉ tiêu được đưa ra ở đây đều tương thích với IEC 118-6 bao gồm các đặc tính của các cổng đầu vào điện đối với thiết bị trợ thính.

7.2Các đặc tính điện


Các yêu cầu trong việc ghép nối điện giữa máy điện thoại và thiết bị trợ thính trình bày dưới đây về điều khiển âm lượng đều phải được thiết lập để cho tín hiệu đầu ra lớn nhất.

7.2.1Điểm kết nối trên máy điện thoại


Quy định điểm kết nối tới thiết bị trợ thính phải được lấy từ đường điện đến ống nghe của tổ hợp cầm tay sao cho đường trắc âm được ghép vào thiết bị trợ thính. Không được đưa tín hiệu vào mạng viễn thông từ điểm kết nối này.

7.2.2Các đặc tính điện tại điểm kết nối


Các đặc tính dưới đây được thiết lập dưới giả định rằng tải thông thường được áp bởi mạch đầu vào thiết bị trợ thính là trở kháng 2 000 Ω.

7.2.2.1Hiệu chuẩn mức âm thu


Sử dụng cấu hình đo trong Hình 1 cho máy điện thoại tương tự và hình 2 cho máy điện thoại số, mức công suất của bộ dao động sẽ được điều chỉnh để cho mức âm thanh là -14 dBPa tại 1 000 Hz tại ERP (điểm chuẩn tai). Mức công suất này sẽ được sử dụng cho việc đo trở kháng, độ nhạy và các đặc tính tần số được quy định dưới đây.

7.2.2.2Trở kháng


Suất trở kháng điện của nguồn giữa các tần số từ 300 tới 4 000 Hz phải nhỏ hơn 1 000 Ω đối với tất cả các thiết lập về điều khiển âm lượng (nếu có).

7.2.2.3Độ nhạy


Với mức công suất của bộ dao động được thiết lập như trong 7.2.2.1 ở trên, tại 1 000 Hz, tín hiệu điện đầu ra tại 1 000 Hz sẽ là -35 ± 5 dBV. Với mức điều khiển âm lượng (nếu có) được thiết lập ở mức nhỏ nhất, tín hiệu điện đầu ra phải nhỏ hơn từ 15 dB đến 30 dB so với tín hiệu đầu ra khi đặt mức điều khiển âm lượng cao nhất.

7.2.2.4Đặc tính tần số


Với mức công suất của bộ dao động được thiết lập như trong mục 7.2.2.1 ở trên, đáp ứng tần số tại điểm kết nối điện với điện thoại, khi chịu tải 2 kΩ, sẽ bằng độ nhạy tại 1 000 Hz ± 3dB trên dải 300 đến 4 000 Hz và ± 5 dB trên dải 100 đến 300 Hz cho tất cả các mức thiết lập về điều khiển âm lượng (nếu có).

7.2.2.5Tạp âm


Khi bộ dao động trong 7.2.2.1 được thay thế bằng một trở kháng 600 Ω thì mức tạp âm tại điểm kết nối điện phải nhỏ hơn -70 dBVp r.m.s.

7.2.2.6Tín hiệu ra tối đa


Khi bộ dao động trong 7.2.2.1 được thiết lập để cho ra +20 dBV r.m.s. thì tín hiệu ra tối đa tại điểm kết nối phải được giới hạn ở mức 0 dBV.

7.2.2.7Cách điện


Để tránh kết nối điện trực tiếp với mạng PSTN thì điểm kết nối phải được cách ly về điện bằng cách sử dụng, ví dụ, máy biến thế. Cách điện được sử dụng máy biến thế phải đáp ứng các yêu cầu của TCVN 6698-1:2000 - Lõi cuộn cảm và biến áp dùng trong viễn thông.

7.3Kết nối với máy điện thoại

7.3.1Kiểu loại bộ kết nối


Kết nối phải được thực hiện bằng một ổ cắm tương thích với một phích cắm tiếng, đồng trục cỡ nhỏ, loại 130-8 IEC, tuân thủ chuẩn IEC 268-11. Thông thường, ổ cắm phải có đường kính 3.5 mm. Hoặc, đối với các loại điện thoại có kích thước nhỏ như điện thoại kéo dài hoặc điện thoại di động thì phích phải có đường kính 2.5 mm.

7.3.2Vị trí bộ nối


Ổ cắm của bộ nối phải nằm ở vị trí dễ nhìn thấy và dễ cắm nhất trên điện thoại. Điều này có nghĩa là ổ cẵm phải nằm ở cạnh trước, mặt trên phía trước hoặc trên các mặt trước của vỏ máy con.

Ổ cắm phải nằm ở vị trí sao cho phích cắm và dây dẫn không gây trở ngại cho hoạt động thông thường của máy điện thoại, tức là các hoạt động như nhấc/đặt tổ hợp cầm tay, quay số, nhét tiền xu hoặc thẻ vào máy, hoặc các chức năng khác.

Với các máy điện thoại công cộng thì quan trọng là vị trí ổ cắm không được nằm trên bề mặt ngang vì rất dễ bị ảnh hưởng nếu các chất lỏng hoặc chất bẩn lọt vào.

Các máy điện thoại và máy điện thoại di động có tổ hợp cầm tay kéo dài không được có bộ nối trên tổ hợp cầm tay mà phải trên thân của máy con.

Với các máy điện thoại liền khối, điện thoại kéo dài và điện thoại di động không có tổ hợp cầm tay riêng thì ổ cắm phải nằm ở vị trí sao cho phích cắm và dây dẫn không gây cản trở đến hoạt động thông thường của thiết bị, tức là các hoạt động cầm, quay số, sạc điện, hoặc các chức năng khác.

7.4Các vấn đề về an toàn về điện


Các vấn đề về an toàn liên quan đến điểm kết nối phải thỏa mãn các yêu cầu của hệ thống quốc gia: TCVN 3144 - 79 Sản phẩm kỹ thuật điện - Yêu cầu chung về an toàn; TCVN 5699-1:1998 IEC 335-1:1991 An toàn đối với thiết bị điện gia dụng và các thiết bị điện tương tự.

Phụ lục A

(Tham khảo)

A1. Đo bộ chuyển đổi âm - từ phát ra trường từ


A.1.1 Thủ tục đo

Các bài đo được thiết lập tuân thủ tiêu chuẩn này.

Mức áp suất âm đầu ra bộ thu của máy điện thoại được đo trên tai giả khi không có bộ chuyển đổi âm-từ.

Các đặc tính của từ trường của bộ chuyển đổi âm từ được đo khi nó được mắc vào bộ thu điện thoại thực tế.

CHÚ THÍCH: Khi báo cáo kết quả đo cần ghi rõ loại điện thoại được sử dụng.

A.1.2 Các yêu cầu về từ trường

Từ trường sinh ra bởi bộ chuyển đổi âm-từ khi được lắp vào tổ hợp cầm tay phải thỏa mãn các yêu cầu về mức và đặc tính tần số như quy định trong 5.2.1 và 5.2.2.



A.1.3 Các đặc tính vật lý

Các đặc tính vật lý dự kiến của bộ chuyển đổi âm - từ như sau:



  • dễ đặt vào ống nghe và dễ tháo bỏ;

  • kết nối chắc chắn với ống nghe sao cho bộ chuyển đổi âm - từ và tổ hợp cầm tay có thể được dùng như một khối tích hợp;

  • ghép âm tốt tới ống nghe (xem CHÚ THÍCH);

  • bề mặt của bộ chuyển đổi âm - từ xác định mặt phẳng chuyển đổi phải phẳng hoặc có hình dạng dễ xác định mặt phẳng chuyển đổi;

  • mặt phẳng chuyển đổi phải gần song song với mặt phẳng của ống nghe;

  • Từ trường sinh ra bởi bộ chuyển đổi âm - từ phải có hướng sao cho việc ghép từ tới thiết bị trợ thính chỉ trong một phạm vi nhỏ tùy thuộc vào vị trí của thiết bị trợ thính.

A2. Các ví dụ về đặc tính tần số của thiết bị trợ thính ghép với máy điện thoại


Các hình từ I.1 tới I.9 được lấy từ [1] và minh họa các tín hiệu đến điểm chuẩn trống tai (DRP) của bộ mô phỏng Torso and Head (HATS). Hình I.2 thể hiện các đầu phát và thu IRS được nối trực tiếp với nhau và có OLR được xác định là 0 dB. Tất cả các hình khác minh họa các đặc tính tần số khi ghép một máy điện thoại của Tribune thuộc Viễn thông Anh với các thiết bị trợ thính khác nhau của Anh, (trừ khi ghi rõ dùng điện thoại Beocom) được điều khiển từ đầu phát IRS tương đương có suy hao phát sinh 10dB. Do vậy, “kết nối” có thể được gọi là “đặc trưng” có OLR xấp xỉ bằng 10 dB, tức là gần bằng mục tiêu dài hạn của ITU-T về OLR.

Cần lưu ý đặc biệt tới các đặc tính tần số sinh ra dưới tất cả các điều kiện về ghép.



Tín hiệu thoại:

Mức âm tại MRP

Suy hao

Mức âm tại ERP

89.3 dBSPL (âm sắc nguyên chất)

1.1 dB

88.2 dBSPL (1 kHz)

88.8 dBSPL (Tiếng nói)

5.5 dB

83.3 dBSPL (0.2 đến 4 kHz)


Phát



Thu

Luồng tiếng nói



Hình A.2.1: Suy hao luồng tiếng nói từ miệng tới tai của một kết nối thoại điển hình có OLR 10 dB và khoảng cách trực tiếp là một mét.


Khoảng cách trực tiếp 1 m

89.3dBSPL (Tiếng nói)

(100-8 000 Hz)



30.2 dB

59.1 dBSPL (Trường tự do)




29.0 dB

63.3 dBSPL (có các hiệu ứng room & head)

88.8 dBSPL (Tiếng nói)

(200-4 000 Hz)



28.9 dB

62.9 dBSPL

(có các hiệu ứng room & head)









Hình A.2.2: So sánh tiếng nói qua điện thoại và qua khoảng cách trực tiếp 1 mét



Hình A.2.3: Minh họa hiệu ứng ghép âm theo vị trí



Hình A2.4: Ghép âm trong thiết bị trợ thính (Classic)



Hình A.2.5: Ảnh hưởng của trở kháng âm thấp lên đáp ứng tần số


Hình A2.6: Ảnh hưởng của trở kháng âm thấp lên việc ghép vào thiết bị trợ thính BE51


Hình A2.7: Ghép cảm ứng của thiết bị trợ thính BE17 trên một kết nối điển hình


Hình A2.8: Ghép cảm ứng của thiết bị Classic trên một kết nối điển hình



Hình A2.9: Ghép cảm ứng của thiết bị trợ thính BE31 trên một kết nối điển hình

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] IEC Publication 118-6: 1984, Hearing aids – Part 6: Characteristics of electrical input circuits for hearing aids.

[2] ITU-T Recommendation P.10 (1993), Vocabulary of terms on telephone transmission quality and telephone sets.

[3] IEC Publication 118-4: 1981, Hearing aids – Part 4: Magnetic field strength in audio-frequency induction loops for hearing aid purposes.

[4] IEC Publication 118-1: 1995, Hearing aids – Part 1: Hearing aids with induction pick-up coil input.

[5] ITU-T Recommendation P.340 (1996), Transmission characteristics of hands-free telephones.

[6] ITU-T Recommendation G.121 (1993), Loudness Ratings (LRs) of national systems.

[7] IEC Publication 130-8: 1976, Connectors for frequencies below 3 MHz – Part 8: Concentric connectors for audio circuits in radio receivers.

[8] IEC Publication 268-11: 1987, Sound system equipment – Part 11: Application of connectors for the interconnection of sound system equipment.

[9] ITU-T Recommendation P.57 (1993), Artificial ears.

[10] CCITT Recommendation P.48 (1988), Specification for an intermediate reference system.

[11] TCVN 6398-7: 1999 ( ISO 31-7: 1992 ). Đại lượng và đơn vị. Phần 7: Âm học. _ Thay thế : TCVN 5557: 1991.

[12] TCVN 6775: 2000 ( IEC 651 : 1979/Amd. 1: 1993 ) Âm học. Máy đo mức âm.

[13] TCVN 5699-1:1998 IEC 335-1:1991 An toàn đối với thiết bị điện gia dụng và các thiết bị điện tương tự.

[14] TCVN 3144 - 79 Sản phẩm kỹ thuật điện. Yêu cầu chung về an toàn.

[15] TCVN 8240:2009 - Yêu cầu điện thanh - Thiết bị đầu cuối viễn thông - Thiết bị đầu cuối tương tự sử dụng tổ hợp cầm tay nối với mạng điện thoại công cộng (PSTN)).



[16] TCN 68-212:2002- Yêu cầu điện thanh - Thiết bị đầu cuối số băng thoại (300-3400Hz) sử dụng tổ hợp cầm tay nối với mạng số liên kết đa dịch vụ ISDN.





Каталог: Upload -> Store -> tintuc -> vietnam
vietnam -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
vietnam -> Kết luận số 57-kl/tw ngày 8/3/2013 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thôNG
vietnam -> Quyết định số 46-QĐ/tw ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng ký về Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII điều lệ Đảng khoá XI
vietnam -> Lời nói đầu 6 quy đỊnh chung 7
vietnam -> Mẫu số: 31 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ ttcp ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông việt nam viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN
vietnam -> Quy định số 173- qđ/TW, ngày 11/3/2013 của Ban Bí thư về kết nạp lại đối với đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng, kết nạp quần chúng VI phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng
vietnam -> RÀ soáT, chuyểN ĐỔi nhóm các tiêu chuẩn ngành phao vô tuyến chỉ VỊ trí khẩn cấp hàng hảI (epirb) sang qui chuẩn kỹ thuậT
vietnam -> HÀ NỘI 2012 MỤc lục mở ĐẦU 2 chưƠng tổng quan về DỊch vụ truy nhập internet cố ĐỊnh băng rộng tại việt nam 3

tải về 161.23 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương