TỈnh yên bái số: 890/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 48.98 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích48.98 Kb.
#26793

UỶ BAN NHÂN DÂN

TỈNH YÊN BÁI


Số: 890/QĐ-UBND



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc




Yên Bái, ngày 17 tháng 6 năm 2010

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt Điều lệ Hội Hữu nghị Việt - Pháp tỉnh Yên Bái

lần thứ nhất, nhiệm kỳ (2009 – 2013)



CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội;

Căn cứ Thông tư số 01/2004/TT-BNV ngày 15 tháng 01 năm 2004 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 88/2003/NĐ-CP, ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Yên Bái tại Tờ trình số 149/TTr-SNV, ngày 26 tháng 5 năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Điều lệ Hội Hữu nghị Việt - Pháp tỉnh Yên Bái đã được Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ (2009 - 2013) của Hội Hữu nghị Việt – Pháp tỉnh Yên Bái thông qua ngày 25 tháng 4 năm 2010.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ; Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt - Pháp và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.







CHỦ TỊCH
Hoàng Thương Lượng


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc




ĐIỀU LỆ

HỘI HỮU NGHỊ VIỆT - PHÁP TỈNH YÊN BÁI

Nhiệm kỳ 2009 - 2013

(Kèm theo Quyết định số 890/QĐ-UBND ngày 17 tháng 6 năm 2010

của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái)



Chương I

TÊN GỌI, TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH, PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI
Điều 1. Tên gọi của Hội

Tên của Hội: Hội Hữu nghị Việt - Pháp tỉnh Yên Bái.

Tên giao giao dịch quốc tế : French and Vietnamese Friendship

Association of Yen Bai province

Điều 2. Tôn chỉ Mục đích

Hội Hữu nghị Việt - Pháp tỉnh Yên Bái được thành lập với mục đích góp phần tăng cường sự hiểu biết giữa nhân dân tỉnh Yên Bái với tỉnh Val de Marne và các tỉnh thuộc Cộng hoà Pháp; củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác thân thiện nhiều mặt giữa 2 tỉnh, hai Nhà nước; đồng thời nhằm mục đích phát triển quan hệ rộng rãi với các tổ chức xã hội, các nhà doanh nghiệp, các nhân sĩ trí thức ở tỉnh Val de Marne và Cộng hòa Pháp vì lợi ích của nhân dân hai tỉnh, hai Nhà nước.



Điều 3. Phạm vi hoạt động, tư cách pháp nhân của Hội

1. Hội Hội hữu nghị Việt - Pháp tỉnh Yên Bái hoạt động trên địa bàn tỉnh Yên Bái;

2. Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng;

3. Cơ quan thường trực của Hội có trụ sở đặt tại Sở Y tế tỉnh Yên Bái,

Địa chỉ: Số 486 - đường Yên Ninh, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
Chương II

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA HỘI
Điều 4. Nhiệm vụ của Hội

1. Giới thiệu, thông tin cho các tầng lớp nhân dân tỉnh Yên Bái về lịch sử, đất nước, con người, nền văn hóa và những thành tựu xây dựng đất nước của nhân dân tỉnh Val de Marne, Cộng hòa Pháp cũng như về mối quan hệ truyền thống hữu nghị và sự hợp tác nhiều mặt giữa nhân dân hai tỉnh, hai Nhà nước;

2. Giới thiệu, thông tin cho các tầng lớp nhân dân tỉnh Val de Marne và các tỉnh thuộc Cộng hòa Pháp về lịch sử, đất nước, con người, nền văn hóa và những thành tựu xây dựng đất nước của nhân dân tỉnh Yên Bái; chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa của Việt Nam;

3. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến quyền lợi của Hội. Trao đổi kinh nghiệm, quan hệ chặt chẽ, thường xuyên với Trung ương Hội, quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các tổ chức của Hội với các tổ chức có liên quan trong và ngoài nước theo quy định của Pháp luật;

4. Thúc đẩy các hoạt động hữu nghị và hợp tác, giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, góp phần vào sự phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân hai tỉnh. Là tổ chức kêu gọi vận động nhằm thu hút các dự án, chương trình viện trợ nhân đạo, từ thiện của các tổ chức hoà bình, hữu nghị; các tổ chức và các nhà hảo tâm của tỉnh Val de Marne, Cộng hòa Pháp nhằm giúp đỡ các đối tượng nghèo, vùng khó khăn, bảo vệ môi trường, khắc phục hậu quả chiến tranh và thiên tai, góp phần thực hiện chủ trương xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế của tỉnh.

Điều 5. Quyền hạn của Hội

1. Bảo vệ lợi ích hợp pháp của các hội viên theo Điều lệ của Hội được pháp luật công nhận;

2. Tổ chức phối hợp giữa các hội viên vì lợi ích chung của Hội;

3. Nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; gây quỹ hội trên cơ sở hội phí và từ các nguồn từ các hoạt động khác theo quy định của Pháp luật;

4. Tham gia các tổ chức hội của Việt Nam và các hội quốc tế theo quy định của Pháp luật.
Chương III

NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI

Điều 6. Nguyên tắc tổ chức

1. Hội hữu nghị Việt - Pháp tỉnh Yên Bái là một tổ chức tự nguyện, tự quản, tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Các hoạt động của Hội phải tuân thủ theo đúng Điều lệ của Hội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh, Trung ương Hội và các quy định của pháp luật hiện hành;

2. Hội hữu nghị Việt - Pháp tỉnh Yên Bái hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương, dân chủ và thống nhất hành động.

Điều 7. Đại hội

1. Đại hội đại biểu hoặc đại hội toàn thể hội viên là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội;

2. Đại hội đại biểu hoặc đại hội toàn thể họp 5 năm một lần, có nhiệm vụ thảo luận báo cáo công tác nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Hội, thông qua phương hướng nhiệm vụ công tác, các Nghị quyết, xem xét sửa đổi Điều lệ và bầu Ban Chấp hành Hội;

3. Đại hội bất thường được triệu tập khi ít nhất có 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên Ban Chấp hành hoặc có ít nhất 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên chính thức đề nghị.



Điều 8. Bộ máy quản lý và điều hành Hội

Lãnh đạo của Hội được bầu thông qua bầu cử dân chủ và biểu quyết theo đa số (từ 2/3 trở lên) tại Đại hội; Lãnh đạo Hội gồm có:

1. Ban Chấp hành Hội; Ban Thường vụ Hội;

2. Chủ tịch và các Phó Chủ tịch;

3. Ban Kiểm tra; Thư ký Ban Chấp hành Hội.

Điều 9. Ban Chấp hành

1. Ban Chấp hành Hội bao gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Ban Chấp hành lãnh đạo mọi hoạt động của Hội giữa hai kỳ Đại hội, số lượng thành viên Ban Chấp hành do Đại hội quyết định. Ban Chấp hành họp ít nhất 1 lần trong năm.

2. Ban Chấp hành Hội có nhiệm vụ quyết định các chủ trương, biện pháp thi hành những Nghị quyết của Đại hội đề ra; chỉ đạo hội viên tham gia hoạt động Hội và tham gia các hoạt động của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Yên Bái.

Điều 10. Ban Thường vụ

1. Ban Thường vụ do Ban Chấp hành Hội gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch; Ban Thường vụ họp 6 tháng 1 lần;

2. Ban Thường vụ Hội có nhiệm vụ thay mặt Ban Chấp hành lãnh đạo, quản lý hoạt động của Hội; điều hành các kỳ họp của Ban Chấp hành; Thay mặt Ban Chấp hành phối hợp với các cơ quan quản lý ngành thực hiện các hoạt động đối nội, đối ngoại của Hội. Tham gia vào các hoạt động của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Yên Bái; Chỉ đạo chuẩn bị nội dung các kỳ họp Ban Chấp hành và tổ chức thực hiện các Nghị quyết của Đại hội, các Nghị quyết của Ban Chấp hành, cùng với Chủ tịch Hội điều hành các kỳ họp của Ban Chấp hành; Hướng dẫn các hội viên thực hiện các Nghị quyết của Hội; Giải quyết các khiếu nại, tố cáo, bảo vệ quyền lợi chính đáng của hội viên khi bị xâm phạm, giải quyết những vấn đề khó khăn của hội viên hay cơ sở hội trong việc thực hiện Điều lệ của Hội.

Điều 11. Chủ tịch và các Phó Chủ tịch

1. Chủ tịch Hội:

1.1. Lãnh đạo, quản lý mọi hoạt động của Hội; cùng với Ban Thường vụ điều hành các kỳ họp của Ban Chấp hành;

1.2. Thay mặt Ban Chấp hành phối hợp với các cơ quan quản lý ngành thực hiện các hoạt động đối nội, đối ngoại của Hội. Tham gia vào các hoạt động của Trung ương Hội và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Yên Bái.

2. Các Phó Chủ tịch Hội:

Giúp Chủ tịch trong công tác quản lý, điều hành Hội, thay mặt Chủ tịch chỉ đạo các hoạt động của Hội khi Chủ tịch Hội đi vắng và được uỷ quyền.



Điều 12. Ban Kiểm tra

1. Kiểm tra, giám sát các hoạt động của Hội và của tất cả các hội viên trong việc chấp hành Điều lệ; việc thực hiện các Nghị quyết, Quy chế quản lý kinh tế và tài chính của Hội;

2. Thông báo với Hội kết quả kiểm tra và kiến nghị với Ban Chấp hành những vấn đề cần được giải quyết;

3. Trưởng ban Kiểm tra và các thành viên của Ban kiểm tra đựơc dự các kỳ họp của Ban Chấp hành.



Điều 13. Thư ký

1. Giúp Ban Thường vụ chuẩn bị nội dung các kỳ họp và triệu tập các kỳ họp;

2. Giúp Ban Thường vụ và Ban Chấp hành theo dõi, giúp đỡ các tổ chức thành viên thực hiện các nghị quyết của Hội;

3. Quản lý tài sản, cơ sở vật chất, tài liệu và tài chính của Hội.


Chương IV

HỘI VIÊN – THÀNH VIÊN
Điều 14. Điều kiện trở thành hội viên – thành viên

Những tổ chức, công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Yên Bái tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện làm đơn xin gia nhập Hội và được Ban Thường vụ Hội đồng ý, sẽ được gia nhập Hội; các tổ chức sẽ trở thành thành viên và các cá nhân sẽ trở thành hội viên của Hội.



Điều 15. Các tổ chức thành viên và hội viên có nhiệm vụ

1. Tôn trọng tôn chỉ mục đích, chấp hành Điều lệ, nghị quyết của Hội;

2. Tham gia tích cực vào các hoạt động của Hội;

3. Tuyên truyền phát triển hội viên, bảo vệ danh dự và uy tín của Hội;

4. Đoàn kết, tương trợ với đồng nghiệp trong và ngoài Hội;

6. Đóng góp hội phí đầy đủ.



Điều 16. Quyền lợi của Hội viên

1. Hội viên có quyền được ứng cử, bầu cử vào Ban Chấp hành Hội, được thảo luận và biểu quyết mọi công việc của Hội. Hội viên được tham gia ý kiến xây dựng Hội, xây dựng phương hướng kế hoạch hoạt động của Hội.

2. Được Hội bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

3. Được xin ra khỏi Hội khi xét thấy không đủ điều kiện tiếp tục tham gia.



Điều 17. Thủ tục ra, vào Hội

Tổ chức và cá nhân muốn tham gia hoạt động hoặc xin ra khỏi Hội phải tự nguyện làm đơn xin đăng ký gia nhập hoặc thôi không tham gia Hội.


Chương V

TÀI CHÍNH CỦA HỘI
Điều 18. Các nguồn tài sản, tài chính

1. Nguồn thu:

1.1. Hội phí đóng góp của các hội viên (do Ban Chấp hành Hội quy định trên cơ sở đóng góp tự nguyện của hội viên);

1.2. Các khoản thu từ các hoạt động của Hội như dịch vụ, tư vấn, đào tạo, nghiên cứu, xuất bản…theo quy định của pháp luật;

1.3. Nguồn thu Ngân sách Nhà nước hỗ trợ (nếu có);

1.4. Nguồn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;

1.5. Các nguồn thu hợp pháp khác.

2. Các khoản chi:

2.1. Thông tin, giáo dục, truyền thông;

2.2. Tham quan học tập, chia sẻ kinh nghiệm;

2.3. Đào tạo, tập huấn cán bộ;

2.4. Mua sắm trang thiết bị văn phòng;

2.5. Chi phí thường xuyên cho hoạt động Văn phòng Hội (điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm…);

2.6. Chi thăm hỏi hiếu, hỷ đối với thành viên của hội và chi phí phát sinh khác.



Điều 19. Phương thức giải quyết tài sản, tài chính khi Hội giải thể.

Khi Hội giải thể, hoặc bị buộc giải thể việc thanh quyết toán tài chính của Hội được được thực hiện theo qui định của Pháp luật hiện hành.


Chương VI

KHEN THƯỞNG XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 20. Về khen thưởng

Những hội viên, cán bộ hội và tổ chức cơ sở hội có thành tích hoạt động công tác hữu nghị, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, hàng năm và mỗi kỳ Đại hội được Ban Chấp hành hội xét khen thưởng hoặc đề nghị các cấp có thẩm quyền khen thưởng theo quy định.



Điều 21. Xử lý vi phạm kỷ luật đối với hội viên

Hội viên vi phạm Điều lệ của Hội, làm tổn hại đến uy tín, danh dự và lợi ích của Hội, tùy theo mức độ vi sẽ bị thi hành kỷ luật từ hình thức khiển trách, cảnh cáo đến khai trừ ra khỏi Hội. Trường hợp có gây thiệt hại về vật chất, ngoài hình thức kỷ luật còn phải bồi thường theo quy định của Pháp luật.


Chương VII

CHẤP HÀNH ĐIỀU LỆ
Điều 22. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội

Khi sửa đổi hoặc bổ sung Điều lệ phải được Đại hội nhất trí thông qua và phải được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.



Điều 23. Hiệu lực thi hành

Điều lệ này gồm có 7 chương, 23 Điều, đã được Đại hội Đại biểu Hội hữu nghị Việt - Pháp tỉnh Yên Bái lần thứ nhất nhiệm kỳ 2009 - 2013 thông qua ngày 25 tháng 4 năm 2010 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái phê duyệt và được phép lưu hành theo quy định của pháp luật./.

tải về 48.98 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương