TỈnh yên bái số: 1603/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 34.93 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích34.93 Kb.
#9516

ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH YÊN BÁI

Số: 1603/QĐ-UBND




CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Yên Bái, ngày 04 tháng 10 năm 2010


QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt bổ sung chỉ tiêu và kinh phí đặt hàng

đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Yên Bái năm 2010



CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân sửa đổi ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/20106 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” ban hành theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 44/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 29/3/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi bổ sung Thông tư liên tịch số 102/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 20/8/2007 hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với một số dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo;

Căn cứ Công văn số 1269/LĐTBXH-TCDN ngày 22/4/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc thông báo bổ sung kinh phí năm 2010 thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg;

Căn cứ Công văn số 5782/BTC-NSNN ngày 10/5/2010 của Bộ Tài chính về việc bổ sung kinh phí thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 10/2010/QĐ-UBND ngày 12/4/2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quy định đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực đào tạo, dạy nghề, đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ công chức, viên chức tỉnh Yên Bái;

Căn cứ Quyết định 562/QĐ-UBND ngày 26/4/2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt chỉ tiêu kế hoạch và kinh phí đào tạo nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên tỉnh Yên Bái năm 2010;

Căn cứ Quyết định số 1199/QĐ-UBND ngày 28/7/2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc giao kế hoạch vốn thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2010, tỉnh Yên Bái;
Xét đề nghị của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 122/TTr-SLĐTBXH-STC-SKHĐT ngày 23/9/2010 về việc đề nghị phê duyệt bổ sung chỉ tiêu và kinh phí đặt hàng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Yên Bái năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt bổ sung chỉ tiêu và kinh phí đặt hàng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Yên Bái năm 2010. Cụ thể như sau:

1. Chỉ tiêu, nghề đào tạo

- Tổng số: 3.484 người, trong đó:



+ Lao động nông thôn thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công vói cách mạng, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác: 1.160 người

+ Lao động thuộc diện hộ nghèo: 992 người;

+ Lao động thuộc hộ có thu nhập tối đa bằng 150% hộ nghèo: 240 người;

+ Lao động nông thôn khác: 1.092 người.

- Các nghề đào tạo:

+ Trồng trọt - chế biến nông sản: 964 người;

+ Chăn nuôi - thú y: 955 người;

+ Nuôi thuỷ sản nước ngọt: 175 người;

+ Bảo vệ thực vật: 30 người;

+ Trồng, chế biến cây thuốc nam: 30 người;

+ Sản xuất mây tre song đan : 120 người;

+ Chế biến gỗ: 60 người;

+ Thêu - dệt thổ cẩm: 80 người;

+ May: 255 người;

+ Mộc dân dụng: 30 người;

+ Điện dân dụng: 230 người;

+ Kỹ thuật xây dựng: 300 người;

+ Sửa chữa xe máy: 170 người;

+ Y tá thôn bản: 30 người;

+ Sửa chữa thiết bị máy nông cụ: 30 người;

+ Gò hàn: 25 người.

(Chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo)

2. Kinh phí đào tạo nghề

a) Tổng kinh phí: 5.608.260.000 đồng, trong đó:

- Hỗ trợ từ kinh phí bổ sung để thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg năm 2010 (đã giao tại Quyết định 1199/QĐ-UBND ngày 28/7/2010): 4.000.000.000 đồng;

- Hỗ trợ từ kinh phí Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo (đã giao tại Quyết định 562/QĐ-UBND ngày 26/4/2010): 1.608.260.000 đồng, gồm:

+ Kinh phí chưa phân bổ chờ điều chỉnh bổ sung định mức kinh phí để phân bổ đợt 2 theo Thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg: 1.500.260.000 đồng;

+ Kinh phí không triển khai thực hiện năm 2010: 108.000.000 đồng.

* Phân bổ theo các nội dung chi như sau:

- Kinh phí đào tạo nghề: 5.348.260.000 đồng, chia ra:

+ Lao động nông thôn thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công vói cách mạng, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác: 2.095.750.000 đồng;

+ Lao động thuộc diện hộ nghèo: 1.608.260.000 đồng;

+ Lao động thuộc hộ có thu nhập tối đa bằng 150% hộ nghèo: 244.800.000 đồng;

+ Lao động nông thôn khác: 1.399.450.000 đồng người.

- Kinh phí chi khác: 260.000.000 đồng, chia ra:

+ Kinh phí công tác quản lý, kiểm tra, giám sát dạy nghề cho lao động nông thôn của các huyện, thị xã, thành phố: 180.000.000 đồng;

+ Kinh phí công tác kiểm tra, giám sát dạy nghề cho lao động nông thôn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư: 60.000.000 đồng;

+ Kinh phí chi phụ cấp lưu động cho giáo viên dạy nghề (đối với giáo viên thường xuyên phải xuống thôn, bản thuộc vùng cao có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn để dạy nghề với thời gian từ 15 ngày trở lên): 20.000.000 đồng.



(Chi tiết tại các Phụ lục 1, 2 kèm theo)

b) Sử dụng kinh phí

- Định mức kinh phí hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn theo chính sách Quyết định 1956/QĐ-TTg năm 2010 của tỉnh được xây dựng trên cơ sở định mức dạy nghề cho lao động nông thôn hiện hành của tỉnh, được điều chỉnh bổ sung thêm tiền ăn cho học viên, tiền đi lại cho học viên, thù lao giáo viên theo chính sách của Quyết định 1956/QĐ-TTg. Cụ thể:

+ Lao động nông thôn thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công vói cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác: được hưởng tiền ăn 15.000 đồng/người/ngày học, hỗ trợ tiền đi lại 50.000 đồng/người/tháng đối với những người ở cách xa lớp học 15km trở lên.

+ Lao động thuộc hộ có thu nhập tối đa bằng 150% hộ nghèo: được hưởng tiền ăn 10.000 đồng/người/ngày học, hỗ trợ tiền đi lại 30.000 đồng/người/tháng đối với những người ở cách xa lớp học 15km trở lên.

+ Lao động nông thôn khác: được hưởng tiền ăn 10.000 đồng/người/ngày học.

+ Giáo viên, người dạy nghề (cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao) được trả tiền công giảng dạy với mức 25.000 đồng/giờ.

- Năm 2010, kinh phí tổ chức lớp học (không tính chi tiền ăn, đi lại cho học viên, thù lao giáo viên) chưa được điều chỉnh bổ sung tăng thêm do để đảm bảo định mức kinh phí hỗ trợ cho các nhóm đối tượng học nghề không vượt quá định mức kinh phí hỗ trợ học nghề theo Quyết định 1956/QĐ-TTg.

(Chi tiết tại Phụ lục 2 kèm theo)

- Kinh phí thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn dư cuối năm 2010 do chưa hoàn thành nhiệm vụ đào tạo nghề được chuyển sang năm 2011 sử dụng và thanh quyết toán theo quy định.



Điều 2. Phân công trách nhiệm thực hiện.

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Tổng hợp nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn của các huyện, thị xã, thành phố trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt, hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố ký hợp đồng đặt hàng đào tạo nghề; kiểm tra, giám sát tình hình tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh.

Tổng hợp kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn của toàn tỉnh còn dư cuối năm 2010 do chưa hoàn thành nhiệm vụ đào tạo nghề trình Uỷ ban nhân dân tỉnh để chuyển sang năm 2011.

2. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát theo chức năng, nhiệm vụ được giao.



3. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Là chủ đầu tư trực tiếp đặt hàng các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh để tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 10/2010/QĐ-UBND ngày 12/4/2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về đặt hàng dạy nghề.

Trực tiếp quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đúng quy định hiện hành của Ngân sách Nhà nước, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả nguồn ngân sách được cấp, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Báo cáo Sở Lao động- Thương binh và Xã hội kinh phí còn dư năm 2010 đề nghị chuyển sang năm 2011 sử dụng và thanh quyết toán.

Tổ chức thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, ký kết hợp đồng đặt hàng đào tạo nghề với các cơ sở dạy nghề đóng tại địa bàn và các cơ sở của tỉnh tham gia tổ chức các lớp dạy nghề tại địa bàn; chỉ đạo lồng ghép các chương trình dạy nghề cho người lao động trên địa bàn cho phù hợp, tránh tình trạng chồng chéo về dạy nghề; tăng cường triển khai mở các lớp dạy nghề tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biết khó khăn của địa phương.

Quản lý, kiểm tra, giám sát tình hình dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn theo phân cấp quản lý.

Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 10/12/2010 để Sở tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh theo quy định.

Giao cho Ủy ban nhân dân huyện Yên Bình đặt hàng Trung tâm Chữa bệnh- Giáo dục- Lao động xã hội để tổ chức 02 lớp dạy nghề xây dựng cho 60 lao động là dân tộc thiểu số là các học viên đang cai nghiện tại Trung tâm theo chỉ tiêu Trung tâm đã được giao và xin điều chỉnh năm 2010.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh Yên Bái; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.








KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Thị Thanh Trà



tải về 34.93 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương