TỈnh yên bái số: 1002/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 64.24 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích64.24 Kb.
#2612

UỶ BAN NHÂN DÂN

TỈNH YÊN BÁI


Số: 1002/QĐ-UBND



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Yên Bái, ngày 13 tháng 7 năm 2009



QUYẾT ĐỊNH

Ban hành quy định cụ thể nội dung, mức chi hỗ trợ

cho công tác xoá mù chữ phổ cập giáo dục Tiểu học

và phổ cập giáo dục Trung học cơ sở của tỉnh Yên Bái.



CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Nghị định số 88/2001/NĐ-CP ngày 22/11/2001 của Chính phủ về việc thực hiện phổ cập giáo dục Trung học cơ sở;

Căn cứ Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư chương trình phát triển kinh tế - xã hội và các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi giai đoạn 2006-2010; Quyết định số 163/2006/QĐ-TTg ngày 11/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn hoàn thành cơ bản mục tiêu chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa (chương trình 135 giai đoạn 1999-2005); Quyết định số 113/2007/QĐ-TTg ngày 20/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các xã hoàn thành mục tiêu chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới vùng sâu, vùng xa giai đoạn 1999-2005, bổ sung các xã, thôn bản vào diện đầu tư của chương trình 135 giai đoạn II và xã vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo vào diện đầu tư của chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010; Quyết định số 69/2008/QĐ-TTg ngày 28/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt bổ sung danh sách các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, an toàn khu vào diện đầu tư chương trình 135 giai đoạn II và danh sách các xã ra khỏi diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II; Quyết định số 01/2008/QĐ-UBDT ngày 11/01/2008 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc về việc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II.

Căn cứ Thông tư liên tịch số 125/2008/TTLT-BTC-BGD&ĐT ngày 22/12/2008 của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo đến năm 2010;

Căn cứ Quyết định số 241/QĐ-UBND ngày 04/3/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường học Mầm non và phổ thông tỉnh Yên Bái giai đoạn 2008-2011”;

Căn cứ Văn bản số 68/TT-HĐND ngày 02/7/2009 của Thường trực HĐND tỉnh Yên Bái về việc Qui định nội dung, mức chi hỗ trợ cho công tác xoá mù chữ, phổ cập giáo dục Tiểu học và phổ cập giáo dục Trung học cơ sở;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình liên Sở số 24/SGD&ĐT-STC ngày 24 /4/2009 về việc ban hành Quy định cụ thể nội dung, mức chi hỗ trợ cho công tác xoá mù chữ phổ cập giáo dục Tiểu học và phổ cập giáo dục Trung học cơ sở của tỉnh Yên Bái,



QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định cụ thể nội dung, mức chi hỗ trợ cho công tác xoá mù chữ, phổ cập giáo dục Tiểu học và phổ cập giáo dục Trung học cơ sở của tỉnh Yên Bái”.

Điều 2. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Tài chính, theo chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tổ chức triển khai, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nội dung, định mức chi hỗ trợ cho công tác xoá mù chữ, phổ cập giáo dục Tiểu học và phổ cập giáo dục Trung học cơ sở theo quy định hiện hành và quy định ban hành kèm theo Quyết định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan đơn vị: Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.










KT.CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Thị Thanh Trà






UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH YÊN BÁI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




QUY ĐỊNH

Nội dung, mức chi hỗ trợ cho công tác xoá mù chữ, phổ cập giáo dục

Tiểu học và phổ cập giáo dục Trung học cơ sở của tỉnh Yên Bái.

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1002/QĐ-UBND ngày 13/7/2009

của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái )
Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

1. Quy định này quy định cụ thể nội dung và mức chi áp dụng đối với học viên, giáo viên, cán bộ quản lý, trưởng thôn, bản và các đối tượng khác tham gia công tác xoá mù chữ, phổ cập giáo dục Tiểu học và phổ cập giáo dục Trung học cơ sở của tỉnh Yên Bái.

2. Quy định này không áp dụng đối với học sinh học bậc Trung học cơ sở thực hiện phổ cập giáo dục Trung học cơ sở đã được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định tại Thông tư số 22/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BGD&ĐT ngày 10/8/2005 của liên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 62/2005/QĐ-TTg ngày 24/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ thực hiện phổ cập giáo dục Trung học cơ sở.

Điều 2. Nguồn kinh phí

Kinh phí chi hỗ trợ cho công tác xoá mù chữ, phổ cập giáo dục Tiểu học, phổ cập giáo dục Trung học cơ sở theo quy định này được sử dụng từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo và chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Ngân sách cấp tỉnh hàng năm.



Điều 3. Các huyện, thị xã, thành phố có 100% số xã, phường, thị trấn đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ, phổ cập giáo dục Tiểu học và phổ cập giáo dục Trung học cơ sở không mở các lớp phổ cập và chống mù chữ, thì kinh phí được sử dụng chi cho công tác quản lý để giữ vững và nâng cao chất lượng xoá mù chữ, phổ cập giáo dục Tiểu học và phổ cập giáo dục Trung học cơ sở.
Chương II

NỘI DUNG VÀ MỨC CHI
Điều 4. Các nội dung chi và mức chi hỗ trợ tại cấp tỉnh

1. Nội dung chi

a) Chi mua sách giáo khoa cho giáo viên, học viên xoá mù chữ, phổ cập giáo dục Tiểu học và phổ cập giáo dục Trung học cơ sở.

b) Chi hội nghị, hội thảo, in ấn phẩm tài liệu, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên toàn tỉnh.

c) Chi cho công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ; điều tra, thu thập dữ liệu, kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục; tổng hợp điều tra xoá mù chữ, phổ cập giáo dục Tiểu học và phổ cập giáo dục Trung học cơ sở tại cấp tỉnh.

c) Chi khen thưởng cho các tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xoá mù chữ, phổ cập giáo dục Tiểu học và phổ cập giáo dục Trung học cơ sở của cấp tỉnh.

d) Chi quản lý điều hành chương trình.

2. Mức chi các nội dung trên được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.



Điều 5. Các nội dung chi và mức chi tại cấp huyện

1. Chi công tác xoá mù chữ

a) Chi công tác quản lý, chỉ đạo điều hành tại cấp huyện, xã, phường, thị trấn và tại các cơ sở giáo dục không quá 30% tổng mức kinh phí được phân bổ về huyện, gồm:

- Chi tổ chức hội nghị, phổ biến triển khai kế hoạch, sơ kết, tổng kết.

- Chi khen thưởng của cấp huyện, xã, phường, thị trấn và các cơ sở giáo dục trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo.

- Chi mở lớp bồi dưỡng tập huấn về xoá mù chữ, sau xoá mù chữ cho giáo viên và cán bộ quản lý.

- Chi công tác phí cho những người trực tiếp tham gia kiểm tra, thanh tra hoạt động xoá mù chữ, các thành viên của hội đồng kiểm tra nghiệm thu kết quả phổ cập giáo dục.

Mức chi tập huấn, công tác phí, tổ chức hội nghị, chi khen thưởng... theo các nội dung trên được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

b) Chi học phẩm cho giáo viên (bằng hiện vật) như: Giấy soạn bài, sổ điểm, phấn... của giáo viên cho cả 3 mức học: Mức chi 40.000 đồng/ 1 lớp (mỗi lớp có từ 10 đến 20 học viên).

c) Chi học phẩm học viên cho cả 3 mức học (bằng hiện vật): Mức chi: 45.000 đồng/1 học viên (mức chi của 01 mức học là 15.000 đồng/01 học viên).

d) Chi trả thù lao giáo viên giảng dạy

- Đối với giáo viên thuộc biên chế ngành giáo dục, mức chi thù lao tính theo số giờ thực dạy vượt định mức giờ chuẩn và được thanh toán trả lương làm thêm giờ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 50/2008/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 09/9/2008 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

- Đối với những người ngoài biên chế của ngành giáo dục, nếu có đủ tiêu chuẩn và năng lực giảng dạy, có nhu cầu và tình nguyện tham gia giảng dạy các lớp xoá mù chữ thì thực hiện ký hợp đồng với Phòng Giáo dục và Đào tạo, mức chi thù lao theo hợp đồng tương đương với mức lương giáo viên trong biên chế có cùng trình độ đào tạo, thâm niên công tác dạy cùng cấp học, lớp học (được hưởng hệ số lương ngạch bậc và phụ cấp khu vực theo quy định hiện hành).

2. Chi cho công tác phổ cập giáo dục Tiểu học và phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi

a) Chi cho công tác quản lý, chỉ đạo điều hành tại cấp huyện, cấp xã, phường, thị trấn và các cơ sở giáo dục không quá 35% kinh phí được phân bổ về huyện, bao gồm:

- Chi tổ chức hội nghị, phổ biến triển khai kế hoạch sơ kết, tổng kết.

- Chi khen thưởng tại cấp huyện, cấp xã và các cơ sở giáo dục trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo.

- Chi mở lớp bồi dưỡng tập huấn về phổ cập giáo dục Tiểu học cho giáo viên và cán bộ quản lý.

- Chi công tác phí cho những người trực tiếp tham gia kiểm tra, thanh tra hoạt động phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, các thành viên của Hội đồng kiểm tra nghiệm thu kết quả phổ cập giáo dục.

- Chi cho công tác điều tra, khảo sát thu thập dữ liệu.

Mức chi tập huấn, công tác phí, tổ chức hội nghị, điều tra khảo sát, khen thưởng... theo các nội dung trên được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

b) Chi thù lao giáo viên giảng dạy trong 4 tháng/1 lớp.

- Đối với giáo viên thuộc biên chế ngành giáo dục, mức chi thù lao tính theo số giờ thực dạy vượt định mức giờ chuẩn và được thanh toán trả lương làm thêm giờ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 50/2008/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 09/9/2008 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

- Đối với những người ngoài biên chế của ngành giáo dục, nếu có đủ tiêu chuẩn và năng lực giảng dạy, có nhu cầu và tình nguyện tham gia giảng dạy các lớp phổ cập giáo dục Tiểu học thì thực hiện ký hợp đồng với Phòng Giáo dục và Đào tạo, mức chi thù lao theo hợp đồng tương đương với mức lương giáo viên trong biên chế có cùng trình độ đào tạo, thâm niên công tác dạy cùng cấp học, lớp học (được hưởng hệ số lương ngạch bậc và phụ cấp khu vực theo quy định hiện hành).

c) Chi học phẩm cho học viên, học sinh (bằng hiện vật) gồm: Giấy (hoặc vở), bút, mực và một số văn phòng phẩm khác. Mức chi: 40.000 đồng/1 học sinh/1 lớp.

d) Chi học phẩm cho giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp phổ cập giáo dục Tiểu học (bằng hiện vật). Mức chi: 50.000 đồng/1 giáo viên/1 lớp.

3. Chi cho công tác phổ cập giáo dục Trung học cơ sở

a) Chi cho công tác quản lý, chỉ đạo điều hành tại cấp huyện, xã, thị trấn và tại các cơ sở giáo dục không quá 20% kinh phí được phân bổ về huyện, bao gồm:

- Chi tổ chức hội nghị, phổ biến triển khai kế hoạch, sơ kết, tổng kết.

- Chi khen thưởng cấp xã và các cơ sở giáo dục trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo.

- Chi mở lớp bồi dưỡng tập huấn về phổ cập giáo dục Trung học cơ sở cho giáo viên và cán bộ quản lý.

- Chi công tác phí cho những người trực tiếp tham gia kiểm tra, thanh tra hoạt động phổ cập giáo dục Trung học cơ sở, các thành viên của Hội đồng kiểm tra nghiệm thu kết quả phổ cập giáo dục.

- Chi cho công tác điều tra, khảo sát thu thập dữ liệu.

Mức chi tập huấn, công tác phí, tổ chức hội nghị, điều tra khảo sát, khen thưởng... theo các nội dung trên được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

b) Chi thù lao giáo viên dạy các lớp bổ túc Trung học cơ sở (thời gian một lớp học bảo đảm không dưới 6 tháng).

- Đối với giáo viên thuộc biên chế ngành giáo dục, mức chi thù lao tính theo số giờ thực dạy vượt định mức giờ chuẩn và được thanh toán trả lương làm thêm giờ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 50/2008/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 09/9/2008 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

- Đối với những người ngoài biên chế của ngành giáo dục, nếu có đủ tiêu chuẩn và năng lực giảng dạy, có nhu cầu và tình nguyện tham gia giảng dạy các lớp phổ cập giáo dục Trung học cơ sở thì thực hiện ký hợp đồng với Phòng Giáo dục và Đào tạo, mức chi thù lao theo hợp đồng tương đương với mức lương giáo viên trong biên chế có cùng trình độ đào tạo, thâm niên công tác dạy cùng cấp học, lớp học (được hưởng hệ số lương ngạch bậc và phụ cấp khu vực theo quy định hiện hành).

c) Chi học phẩm cho giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp phổ cập giáo dục Trung học cơ sở (bằng hiện vật). Mức chi 15.000 đồng/1 giáo viên/1 môn/1 lớp (chương trình bổ túc Trung học cơ sở hiện hành gồm 7 môn học bắt buộc).

d) Chi học phẩm học viên (bằng hiện vật) gồm: Giấy (hoặc vở), bút, mực và một số văn phòng phẩm khác. Mức chi 45.000 đồng/1 học viên/1 lớp.

đ) Học viên thuộc các xã đặc biệt khó khăn về kinh tế xã hội theo quy định của Thủ tướng Chính phủ học các lớp bổ túc Trung học cơ sở để phổ cập giáo dục Trung học cơ sở ngoài mức chi học phẩm theo quy định trên được hỗ trợ thêm chi phí học tập là 50.000 đồng/1 học sinh/1 tháng (học viên đã được hưởng chi phí học tập 50.000 đồng/1 học sinh/1 tháng thì không được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định tại Thông tư số 22/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BGD&ĐT ngày 10/8/2005 của liên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo).

e) Trưởng thôn, bản thuộc các xã đặc biệt khó khăn về kinh tế xã hội theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tham gia hoạt động vận động trẻ em trong độ tuổi phổ cập ra lớp, duy trì sỹ số lớp học trong suốt quá trình học tập được hỗ trợ 40.000 đồng/1 người/1 tháng.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 6. Trách nhiệm của các cơ quan đơn vị

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

a) Chỉ đạo hướng dẫn kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác xoá mù chữ, phổ cập giáo dục Tiểu học và phổ cập giáo dục Trung học cơ sở trên phạm vi toàn tỉnh theo quy định đảm bảo chất lượng, hiệu quả thực hiện xoá mù chữ, phổ cập giáo dục Tiểu học và phổ cập giáo dục Trung học cơ sở.

b) Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan chức năng trong việc xây dựng, phân bổ dự toán và quản lý kinh phí chi thực hiện nhiệm vụ xoá mù chữ, phổ cập giáo dục Tiểu học và phổ cập giáo dục Trung học cơ sở của địa phương theo quy định.

c) Hàng năm tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ xoá mù chữ, phổ cập giáo dục Tiểu học và phổ cập giáo dục Trung học cơ sở.

2. Sở Lao động Thương binh và Xã hội

Chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ phổ cập giáo dục cơ sở theo quy định tại Thông tư số 22/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BGD&ĐT ngày 10/8/2005 của liên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 62/2005/QĐ-TTg ngày 24/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ thực hiện phổ cập giáo dục Trung học cơ sở.

3. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng kinh phí chi hỗ trợ công tác xoá mù chữ, phổ cập giáo dục Tiểu học và phổ cập giáo dục Trung học cơ sở theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Ngân sách Nhà nước và Quy định này.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính cân đối, bố trí nguồn lực thực hiện xoá mù chữ, phổ cập giáo dục Tiểu học và phổ cập giáo dục Trung học cơ sở theo quy định.

5. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện xoá mù chữ, phổ cập giáo dục Tiểu học và phổ cập giáo dục Trung học cơ sở tại các xã, thị trấn và các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý bảo đảm chất lượng, hiệu quả và tiến độ thực hiện theo quy định.

b) Báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo về tình hình thực hiện nhiệm vụ xoá mù chữ, phổ cập giáo dục Tiểu học và phổ cập giáo dục Trung học cơ sở trên địa bàn theo quy định.

6. Các xã, phường, thị trấn và các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ xoá mù chữ, phổ cập giáo dục Tiểu học và phổ cập giáo dục Trung học cơ sở.

a) Thực hiện nhiệm vụ xoá mù chữ, phổ cập giáo dục Tiểu học và phổ cập giáo dục Trung học cơ sở theo quy định, đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

b) Sử dụng kinh phí chi xoá mù chữ, phổ cập giáo dục Tiểu học và phổ cập giáo dục Trung học cơ sở theo đúng chế độ tài chính hiện hành và Quy định này.

c) Định kỳ báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan chức năng về tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ xoá mù chữ, phổ cập giáo dục Tiểu học và phổ cập giáo dục Trung học cơ sở.



Điều 7. Tổ chức thực hiện

1. Quy định này có hiệu lực thi hành theo hiệu lực thi hành của Quyết định ban hành.



2. Các quy định trước đây về nội dung, mức chi cho công tác xoá mù chữ, phổ cập giáo dục Tiểu học và phổ cập giáo dục Trung học cơ sở của tỉnh Yên Bái do các cơ quan nhà nước của tỉnh Yên Bái ban hành trái với Quy định này đều được bãi bỏ./.





KT.CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Thị Thanh Trà




tải về 64.24 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương